Tết 2024 chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong thảo luận và người dùng không còn mặn mà với các chủ đề truyền thống, đặt marketers trước một thử thách lớn: "Làm thế nào để tạo chiến dịch Tết 2025 hiệu quả, giá trị và thực sự đột phá?". Khám phá những chia sẻ từ Buzzmetrics và DSquare để xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp và tạo dấu ấn trong dịp Tết sắp tới.
Thống kê từ Buzzmetrics đã phản ánh một bối cảnh tương đối thách thức về ngày Tết: Thảo luận về Tết 2024 đã giảm 47%, nhiều mối quan tâm của người dùng thay đổi, các thương hiệu cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đứng trước bối cảnh đó, làm sao để thương hiệu có thể “sống sót” và triển khai những chiến dịch Tết thực sự ý nghĩa? Hãy cùng Buzzmetrics và DSquare bật mí cho marketers bí kíp vượt vũ môn ngày Tết 2025 nhé!
Thông tin trong bài viết được tổng kết từ BuzzSpeak Tết 2025: Insights To Overcome Challenges of The New Tet do Buzzmetrics kết hợp với DSquare tổ chức.
Trong những năm trước đây, 8 ngày trước Tết thường được coi là thời điểm vàng cho các chiến dịch truyền thông do lượng thảo luận của người tiêu dùng tăng cao. Tuy nhiên, biểu đồ Tết 2024 cho thấy lượng thảo luận không còn tập trung mạnh vào những ngày cận Tết mà đã “dàn trải” đều hơn, làm biến mất đỉnh thảo luận quen thuộc. Sự thay đổi này cho thấy các chiến lược truyền thông Tết nên được triển khai sớm hơn, nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng từ trước đó.
Lần đầu tiên, chủ đề “đoàn viên” đã ra khỏi top 5 chủ đề Tết được thảo luận nhiều nhất, cho thấy lượng thảo luận về đoàn viên đã giảm đi đáng kể. Người dùng ít thể hiện sự háo hức, không còn muốn nhanh chóng quay về nhà khi Tết đến xuân về như năm trước mà thay vào đó lại là những suy nghĩ, tranh luận: “Tết có trở về không?”.
Những chủ đề truyền thống như dọn dẹp, đoàn tụ, lì xì không còn là mảnh đất quá hứa hẹn với marketers khi xu hướng thảo luận cũng giảm đi ít nhiều. Tuy nhiên, những chủ đề hướng tới cảm xúc như mong Tết, chán Tết, ước muốn ngày Tết lại có sự tăng trưởng tốt.
Có thể thấy rằng, người tiêu dùng đang mong muốn đơn giản hóa ngày Tết, tập trung vào sự vui vẻ và thư giãn thay vì cố gắng duy trì những hoạt động truyền thống. Điều này xuất phát từ 2 lý do:
(1) Điều kiện kinh tế, tài chính eo hẹp khiến người tiêu dùng khó có thể chuẩn bị cho một cái Tết hoành tráng như những năm trước đó
(2) Các hoạt động đặc trưng của ngày Tết dù mang ý nghĩa quan trọng nhưng trong bối cảnh khó khăn chung của xã hội vô hình trung mang đến những áp lực, mệt mỏi không mong muốn đối với người tiêu dùng.
Sự thay đổi trong thảo luận về chủ đề Tết cho thấy một sự dịch chuyển đáng chú ý trong tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng. Các thương hiệu nên cân nhắc kỹ lưỡng việc điều chỉnh chiến lược tiếp thị của mình. Thay vì tập trung vào những giá trị cũ, marketers nên khai thác những cảm xúc hiện tại của người tiêu dùng như mong muốn sự đơn giản, thoải mái, và tránh xa các áp lực không cần thiết. Điều này không chỉ giúp các chiến dịch Tết trở nên phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế và xã hội, mà còn tạo ra sự kết nối sâu sắc hơn với khách hàng trong dịp lễ quan trọng này. Đọc thêm Báo cáo “Xu hướng truyền thông mạng xã hội dịp Tết 2024: Tết nay có giống Tết xưa” để tìm hiểu thêm về sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và sử dụng mạng xã hội của người dùng.
Năm 2024, tổng lượng thảo luận về Tết có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2023, bên cạnh đó số lượng chiến dịch đến từ các thương hiệu và lượng thảo luận từ chiến dịch cũng giảm ít nhiều. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm đến từ việc các thương hiệu cắt giảm đầu tư cho chiến dịch Tết và người dùng có vẻ ít hứng thú đối với chủ đề Tết hơn. Tuy nhiên lượng thảo luận trung bình của những chiến dịch Tết lọt bảng xếp hạng BSI của Buzzmetrics lại tăng 26.8% (so với Tết 2023). Có thể thấy rằng, Tết đang ngày càng có sự phân hoá rõ rệt giữa các chiến dịch “top đầu” và các chiến dịch còn lại. Các chiến dịch “top đầu” chủ yếu khai thác các khía cạnh khác nhau của tận hưởng Tết, tiếp cận và truyền tải thông điệp thông qua các chủ đề chăm sóc gia đình, chăm sóc bản thân, công nhận những cống hiến năm qua và những hi vọng năm mới của người dùng mạng xã hội.
Trước bối cảnh thay đổi và khó khăn như vậy, thương hiệu nên chọn cho mình hướng đi như thế nào khi Tết 2025 sắp tới gần. Doanh nghiệp nên hay không tiếp tục đầu tư vào các chiến dịch truyền thông Tết?
Đối mặt với Tết “khó”, liệu rằng doanh nghiệp có cần đầu tư cho các chiến dịch truyền thông? Anh Lâm Trần - Strategy & Growth Director của DSquare đã đưa ra một số nghiên cứu dẫn chứng rằng: “Thị phần thị trường của thương hiệu sẽ được cải thiện ở những nơi các nhà quảng cáo đầu tư trong hoàn cảnh khó khăn.” Việc duy trì ngân sách cho truyền thông quảng cáo không nên bị ảnh hưởng bởi sự khó khăn của nền kinh tế. Theo báo cáo IPA (Institute of Practitioners in Advertising) mức độ đầu tư vào quảng cáo (SOV) cao hơn thị phần hiện tại (SOM), có nghĩa chỉ số ESOV (Excess Share of Voice) dương là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng thị phần của thương hiệu trong tương lai.
Bên cạnh đó, thương hiệu cũng có thể dựa trên ba yếu tố dưới đây để đi tìm câu trả lời cho việc có nên tiến hành chiến dịch truyền thông Tết cho thương hiệu của mình hay không.
Nếu thương hiệu cảm thấy ba yếu tố trên không thuyết phục, có thể không cần phải quan tâm ngày Tết. Nhưng nếu thương hiệu cảm thấy một trong ba yếu tố trên rất quan trọng, một bài toán khó đang được đặt ra: “Làm thế nào để tạo một chiến lược truyền thông Tết chạm tới người dùng và đem lại giá trị cho thương hiệu?”
Trong bối cảnh Tết ngày càng trở nên phức tạp với sự biến đổi của thị trường và thói quen tiêu dùng, các thương hiệu đang đối mặt với thách thức làm sao để tạo ra một chiến dịch Tết vừa đơn giản, vừa có giá trị lâu dài. Chính vì vậy, mô hình NSFW đã được tổng hợp để đưa ra một hướng dẫn cụ thể cho các thương hiệu có thể dựa vào để tạo một chiến dịch Tết hiệu quả - Đơn giản mà Giá trị.
N (Nostalgia): Hoài niệm. Đây là một trong những lý do làm Tết luôn cảm thấy gì đó màu nhiệm, bồi hồi. Đây là thời gian con người ta muốn quay lại một miền quá khứ tươi đẹp, cùng sum vầy, cùng nghe những bài nhạc Tết năm nào quen thuộc. Hiểu được điều này, thương hiệu có thể tự tin vượt qua áp lực lúc nào cũng phải insight mới, bài hát mới, mà làm sống lại những thứ không bao giờ thay đổi trong Tết.
S (Security): Sự an tâm - Một điều hiển nhiên là không cảm thấy an tâm về tương lai thì người dùng sẽ hạn chế mua sắm. Vậy việc cần làm của thương hiệu là tạo cho khách hàng cảm giác an tâm, không chỉ vậy, sẽ tốt hơn nếu có những hành động cụ thể để tăng sự đảm bảo về tương lai cho người tiêu dùng.
F (Funny): Tết buồn, làm content dzui có bị cho là phản cảm không? Câu trả lời là không hề nha. Sự thật rằng, những quảng cáo lan tỏa sự tích cực, hài hước thường dễ dàng lan tỏa và ghi dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng.
W (Worth): Tết khó khăn, đương nhiên là phải giảm giá chứ, nhưng giảm giá chứ đừng mất giá. Khi thực hiện các hoạt động khuyến mãi cho ngày Tết, thương hiệu cần chú ý để không làm mất đi các giá trị của thương hiệu trong cảm quan của người dùng.
Ngoài ra, các thương hiệu có thể tham khảo thêm về các chiến dịch Tết đã tạo được những điểm nhấn ấn tượng trong Tết 2024 tại báo cáo “Cập nhật tình hình cạnh tranh chiến dịch Tết trên mạng xã hội”
Buzzmetrics cung cấp gói giải pháp Tết Recall - Data Driven Success giúp thương hiệu đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch dựa trên dữ liệu có độ chính xác cao, hiểu thêm về ý nghĩa và cách tận dụng các chỉ số đo lường tại “Metrics và nghệ thuật tối ưu hoá chiến dịch Tết”.
Thống kê của Buzzmetrics cho thấy, 2024 chỉ sắp qua hai tháng nhưng đã ghi nhận sự xuất hiện của các social slang mới. Bên cạnh đó, các social slang cũ vẫn còn duy trì được sức nóng trên mạng xã hội. Hãy cùng Buzzmetrics điểm qua top các social slang làm mưa làm gió đầu năm 2024.
Thống kê của Buzzmetrics cho thấy, 2024 chỉ sắp qua hai tháng nhưng đã ghi nhận sự xuất hiện của các social slang mới. Bên cạnh đó, các social slang cũ vẫn còn duy trì được sức nóng trên mạng xã hội. Hãy cùng Buzzmetrics điểm qua top các social slang làm mưa làm gió đầu năm 2024.
Báo cáo nhanh về social slang của Buzzmetrics sẽ cung cấp:
“Trôn Trôn Việt Nam” về cơ bản là một slang cũ được làm mới, nổi lên trong dịp Tết Nguyên Đán. Xét mặt câu chữ, “trôn” là Việt Hóa của “troll” - một social slang du nhập từ nước ngoài và tồn tại ở Việt Nam hơn một thập kỷ. Nghĩa gốc của từ “troll” là cố tình chơi khăm người khác trong môi trường Internet. Xét về mặt nội dung, “Trôn Trôn Việt Nam” lấy ý tưởng từ “Just For Laughs Gags” - một chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng ở Mỹ. Phiên bản Việt Nam được các Tiktoker lan truyền theo một công thức sau:
(1) Tiktoker thực hiện một trò đùa khó đỡ với người khác
(2) Sau khi nạn nhân của trò đùa phản ứng lại, Tiktoker sẽ chỉ về hướng camera ẩn và nói “trôn Việt Nam”, ám chỉ những gì xảy ra trước đó chỉ là một tình huống giả định
Trong một số ngữ cảnh đời thường, “Trôn Trôn Việt Nam” lại trở thành câu chữa thẹn vui. Ví dụ: đầu năm đi làm trễ bị sếp “hỏi thăm”, đi học lại nhưng không quên làm bài tập Tết, vào quán mua đồ mà quên trả tiền...Các trang cộng đồng cũng tích cực sử dụng “Trôn Trôn Việt Nam” cho những câu chuyện hài hước, những trò “nghịch dại” của người nổi tiếng.
Tính từ đầu năm cho đến hiện tại, “Trôn Việt Nam” đã tạo ra khoảng 233,672 thảo luận, với TikTok là kênh lan tỏa chính (chiếm 66.36% tổng lượng thảo luận). “Trôn Việt Nam” cũng không phải trường hợp đầu tiên mà một cụm từ thông dụng được Việt hóa để trở thành social slang. Trước đó, mạng xã hội đã có:
- “Ét ô ét”, Việt hóa từ S.O.S
- “Quyền cha nà”, Việt hóa từ Gwenchana
- “Gét gô”, Việt hóa từ Let’s Go
- “Mai đẹt ti ni”, Việt hóa từ My destiny
Từ vựng mới trên mạng xã hội thường được sinh ra một cách rất bất ngờ. Đôi khi, tên riêng của một người có thể trở thành đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. Trong khoảng thời gian gần đây, nhiều người dùng thay vì dùng “tôi”, “mình”, “tao”, “tớ” thì lại dùng “bảnh”, ví dụ: “Bình luận đi, bảnh sẽ nói điều bảnh thích ở bạn.”
Social slang lấy cảm hứng từ Khá Bảnh - từng là hiện tượng mạng xã hội vài năm về trước với những đoạn phim ghi lại cuộc sống “yang lake”. Trong các cuộc nói chuyện, Khá Bảnh thường đề cập bản thân ở ngôi thứ ba. Một vài năm sau đó, phong cách nói chuyện của Khá Bảnh lại trở thành tiền đề cho một cách xưng hô mới.
Tính đến hiện tại, “Bảnh” như một đại từ nhân xưng đã thu về khoảng 206,492 thảo luận, với Facebook là nền tảng thảo luận chính. Khoảng thời gian cận Tết là thời điểm người dùng bắt đầu dùng social slang “Bảnh”.
“Ngoan Xinh Yêu”, một social slang được lan tỏa mạnh mẽ nhờ TikTok, dùng để gọi người khác một cách thân thương. Social slang đã nổi lên từ cuối năm trước. “Ngoan Xinh Yêu” có thể được dùng trong các bối cảnh sau:
Tính từ đầu năm cho đến hiện tại, “ngoan xinh yêu” đã thu về gần 354,455 thảo luận trên mọi nền tảng, với TikTok là nền tảng lan tỏa chính (chiếm 56.6% tổng lượng thảo luận). “Ngoan xinh yêu” còn có một số biến thể khác như “ngoan yêu xinh”, “yêu ngoan xinh”,... (các biến thể được tạo ra dựa trên việc hoán đổi trật tự giữa “ngoan”, “xinh” và “yêu”).
Tương tự như “ngoan xinh yêu”, “mấy ní” là một social slang dùng để gọi ai đó một cách thân thương. Đối tượng thường là bạn bè thân thiết, đồng nghiệp hoặc những người nhỏ tuổi hơn. “Mấy ní” có thể thay cho “mấy cậu”, “mấy bạn”, “mấy người” để tạo sự gần gũi, thu hẹp khoảng cách giữa người nói chuyện và đối phương, ví dụ:
Tính từ đầu năm cho đến hiện tại, “mấy ní” đã tạo ra 626,093 thảo luận, với Facebook và TikTok là hai nền tảng thảo luận chính (chiếm hơn 90% tổng lượng thảo luận). Các thương hiệu đồ ăn nhanh như POPEYES, Texas, MCDONALD’S đang tích cực tận dụng social slang này.
“Elm” là một social slang đã nổi lên từ tháng 10/2023 nhưng vẫn duy trì được sức nóng trong 2 tháng đầu năm 2024 với 284,593 thảo luận. Social Slang bắt đầu nổi lên từ kênh TikTok pamyeuoi nhưng lại có sức lan tỏa mạnh trên Facebook. Hiện tại, Facebook đang là nền tảng thảo luận chính với 57.96% tổng lượng thảo luận.
“Elm”, được cách điệu từ “Em”, thường được dùng trong 2 bối cảnh sau: (1) gọi ai đó một cách châm chọc và (2), đại từ xưng hô ngôi thứ nhất. Một số bình luận hay caption có dùng “Elm”:
“49 gặp 500” là một biến thể mới của “49 gặp 50”. Nếu “49 gặp 50” dùng để chỉ sự ngang ngửa, kẻ tám lạng người nửa cân thì “49 gặp 500” dùng để chỉ sự chênh lệch quá lớn, kẻ tám trăm lạng người nửa trăm cân. Một số ngữ cảnh vui mà “49 gặp 500” được sử dụng:
Tính từ đầu năm, “49 gặp 500” đã thu về gần 30 nghìn thảo luận, với Facebook chiếm 85% tổng lượng thảo luận. Một phần thảo luận liên quan đến những tình huống đối đáp giữa các nhân vật trong phim được người dùng hoặc các trang cộng đồng dẫn lại. Social slang nổi lên cùng với khoảng thời gian phát sóng của phim Marry My Husband.
Social slang vốn là lời thoại từ nhân vật Mai trong bộ phim cùng tên của Trấn Thành: “Em muốn yêu. Em gần 40 tuổi rồi.” Trong những ngày gần đây, nhiều trang cộng đồng và người dùng đã dùng social slang như một lời than thở về tình hình tài chính hoặc thể hiện mong muốn được đi chơi xa, ví dụ:
Có thể thấy, social slang ban đầu xuất hiện trong ngữ cảnh liên quan đến Tình Cảm, nhưng qua sự “cải biên” của người dùng, social slang lại trở nên phổ biến hơn trong các ngữ cảnh khác, mà nổi bật nhất là Tài Chính.
Chỉ trong hai ngày (21 và 22), “Em gần 40 tuổi rồi” đã tạo ra gần 8 nghìn thảo luận và trở thành một trong các Top Social Slangs của 48 giờ qua. Aeon Mall và Con Cưng là các thương hiệu đã nhanh chóng tận dụng social slang cho bài đăng social media.
Vào cao điểm mùa tiệc tùng cuối năm, tâm trạng mong chờ những ngày lễ liên tiếp sẽ thôi thúc mọi người chuẩn bị cho những phút chill cho bản thân mình.
“Đi chill”
“Bar chill”
“Nhạc lofi cực chill”
Vậy Chill là gì?
Tại Việt Nam, từ “chill” đã dần trở nên quen thuộc với giới trẻ sau bản hit “Bài này chill phết của ca sĩ Min và rapper Đen Vâu năm 2019. Cho đến hiện nay, “chill" đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các ấn phẩm văn hóa đại chúng cũng như trong lời nói hằng ngày.
Giữa bối cảnh suy thoái kinh tế, người trẻ đang phải đối mặt với nhiều áp lực hơn trong cuộc sống. Đối với họ, chill vừa là danh từ, động từ, và cả tính từ chỉ một trạng thái, một hành động, một điểm đến cho họ sự thư giãn và thoải mái, tạm lánh xa những bộn bề lo toan. Đặc biệt là mùa tiệc tùng cuối năm, tâm trạng mong chờ những ngày lễ liên tiếp sẽ thôi thúc mọi người chuẩn bị cho những phút chill cho bản thân mình.
Buzzmetrics đã phân tích thảo luận trên mạng xã hội về chủ đề chill và chọn ra những góc nhìn thú vị mà brand không nên bỏ qua.
Trong ba tháng của quý 3 năm 2023, trendline số lượng thảo luận về đề tài chill đã tăng vọt trong khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Đây chính là thời điểm cả nước “rạo rực" trước thềm concert Born Pink tại Hà Nội.
Cũng cùng thời điểm đấy, trên nền tảng Tiktok, hashtag #chill đã bùng nổ số lượng thảo luận bởi bài hát “Baby gọi cho anh” lọt top trending của nghệ sĩ trẻ UMIE.
Dưới cái nhìn của công chúng, định nghĩa của từ “chill” được gắn liền với những hoạt động và nơi chốn mang lại sự thư giãn và giải trí. Trong từ điển của khách hàng, top 3 hoạt động phổ biến nhất mang lại cảm giác chill lần lượt là nghe nhạc, nhâm nhi đồ uống, và thức ăn. Trong số 6 triệu thảo luận về chủ đề chill được phân tích, ba hoạt động này chiếm đến hơn 60% tổng số các hoạt động mà người tiêu dùng thực hiện khi chill.
Có thể nói, chill chính là khoảnh khắc đầy tiềm năng cho các ứng dụng stream nhạc và các thương hiệu F&B len lỏi vào thói quen của người tiêu dùng.
Các hoạt động khác cũng mang lại cảm giác chill như ngắm cảnh, tận hưởng thời tiết đẹp, du lịch, đọc sách,... cũng có thể là “mảnh đất màu mỡ" cho sự xuất hiện của âm nhạc và F&B.
Bởi chill là khoảnh khắc thư giãn, phần lớn người tiêu dùng chọn dành phút chill để ở một mình (55,1%). Ngoài ra, chill cùng những bạn bè, những người thân yêu, và cả thú cưng cũng mang lại sự thư giãn nhất định.
So với số liệu quý 4 năm ngoái, ta có thể thấy ở hiện tại, việc tận hưởng giây phút chill một mình hoặc cùng với thú cưng đang được ưa chuộng hơn hẳn. Mặt khác, số lượng thảo luận về đề tài chill ở quý 3/2023 cũng đã tăng hơn gấp đôi so với quý 4/2022, cho thấy đề tài này đang dần được quan tâm hơn.
Hình ảnh cô gái ngồi học bài bên cửa sổ với tên gọi thân thương “Lofi girl" đã trở thành một hiện tượng trên nền tảng YouTube, lập kỷ lục thời lượng livestream dài nhất trên nền tảng này. Trong suốt 20.843 giờ livestream liên tục trên, Lofi Girl thu hút trung bình 70.000 người xem tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Và Lofi Girl cũng chỉ là một ví dụ tiêu biểu trong số hàng nghìn những video stream dòng nhạc này trên mọi nền tảng, điều này đủ để nói lên sức hút của thể loại với giới trẻ hiện nay.
Không chỉ riêng “lofi chill”, rap cũng là dòng nhạc phổ biến thứ nhì khi nhắc đến những khoảnh khắc chill. Điều này là bởi sự xuất hiện của các rapper trẻ như Đen Vâu, Low G,... khiến dòng nhạc rap dễ nghe và nhẹ nhàng hơn, tiến gần hơn đến với khán giả đại chúng và được lựa chọn cho khoảnh khắc chill của họ.
“Đi cafe chill" là hoạt động yêu thích của giới trẻ khi tìm đến sự thư giãn. Cà phê không chỉ là thức uống khởi đầu một ngày làm việc tỉnh táo mà còn mang đến sự thư giãn cho những ngày nghỉ ngơi. Hiện nay, campaign của các thương hiệu cà phê phần đông vẫn đánh vào insight “khởi động ngày làm việc hiệu quả", trong khi ngách chill đang có nhiều hứa hẹn về tiềm năng tạo sự khác biệt. Để đánh giá cụ thể insight của người tiêu dùng ngách này, nghiên cứu UnA (Usage and Attitude) sẽ cho thương hiệu câu trả lời chính xác nhất.
Các loại bánh nói chung là món ăn được liên tưởng nhiều nhất khi nhắc đến chủ đề chill với gần 3500 lượt thảo luận. Theo sau đó là bbq, lẩu, và hải sản.
Các thương hiệu thuộc các ngành hàng khác nhau đang tích cực tận dụng chủ đề chill trong hoạt động mạng xã hội của họ. Trong đó, Bia Saigon Chill đang đứng đầu về số lượng thảo luận trên mạng xã hội về đề tài chill với 1,646 buzz.
Không chỉ gói gọn trên mạng xã hội, hãy cùng nhìn rộng ra toàn cảnh các chiến lược truyền thông đánh vào chủ đề chill. Đánh mạnh vào tâm lý thích nghe nhạc khi chill, mỗi thương hiệu đều có cách riêng để đưa sản phẩm hòa mình vào các chiến lược sử dụng âm nhạc. Từ quy mô lớn như đại nhạc hội đến product placement trong MV của nghệ sĩ indie, mỗi thương hiệu đều có những cách riêng biệt để đi vào đời sống chill của khách hàng.
Tiger - Đại nhạc hội Tiger Remix
Đại nhạc hội Tiger Remix diễn ra vào đêm countdown Tết 2023 tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ đã ghi nhận lượng khán giả đông kỷ lục lên đến hàng trăm nghìn người bởi sự xuất hiện bởi dàn nghệ sĩ đình đám, trong đó có nghệ sĩ Hàn Quốc CL.
Bia Saigon Chill - The Chill Fes
Dù quy mô nhỏ hơn Tiger Remix, sự kiện The Chill Fes bởi bia Saigon Chill vẫn gây được dấu ấn nhất định trong lòng người hâm mộ. The Chill Fes là một chuỗi sự kiện diễn ra tại các thành phố lớn, mang không gian chill đến gần hơn với khán giả khắp đất nước.
Trà Xanh 0° - Show Âm nhạc Không độ Chill & Cool
Show Âm nhạc Không độ Chill & Cool đã thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube khi làm mới lại những bài hát “vang bóng một thời", được sự hưởng ứng đông đảo của thế hệ trẻ. Với sự góp mặt của những nghệ sĩ trẻ có tên tuổi như Quang Trung, tlinh, Hoà Minzy, MONO,... Show Âm nhạc Không độ Chill & Cool đã thành công trở thành đưa thương hiệu gia nhập vào giây phút chill của giới trẻ yêu âm nhạc.
Trong tâm trí của người tiêu dùng, chill là giây phút họ đặt sự yên bình lên hàng đầu, tạm quên đi “thế sự” để tận hưởng cuộc sống. Vì thế, những chiến lược đưa thương hiệu vào phút chill của khách hàng cần thận trọng, không cắt ngang mạch cảm xúc thư giãn của người tiêu dùng. Nói cách khác, các chiến lược như pop-up ads, TVC, hay audio ads,... cần được lựa chọn địa điểm, thời điểm xuất hiện thật khéo léo.
Có thể nói, việc sử dụng quảng cáo cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng nếu thương hiệu muốn tiếp cận công chúng qua chủ đề chill. Mặt khác, để hòa mình vào làn sóng chill cùng khách hàng, thương hiệu nên tạo ra giá trị, sản phẩm, không gian, sự kiện,... đóng góp cho nhu cầu chill của họ.
Gen Alpha được dự đoán sẽ sớm trở thành nhóm tiêu dùng chủ chốt, mang đến nhiều thay đổi cho nền kinh tế của nền kinh tế và là nhóm đối tượng mục tiêu đầy triển vọng của các thương hiệu
Theo Mccrindle Research, trên toàn thế giới có khoảng 2.6 triệu trẻ em được sinh ra mỗi tuần và số lượng Gen Alpha sẽ đạt hơn 2 tỷ vào cuối năm 2024. Gen Alpha hay Thế hệ Alpha được dự đoán sớm sẽ là nhóm tiêu dùng chủ chốt, mang đến nhiều thay đổi cho nền kinh tế và là đối tượng mục tiêu đầy triển vọng của các thương hiệu.
Theo báo cáo của DKC, khoảng tiền Gen Alpha tại Mỹ tự chi tiêu cho bản thân trong một năm ước tính đạt khoảng $2,340. Lượng tiêu thụ hàng hóa đến từ thế hệ gen Alpha được dự báo sẽ ngày một tăng khi họ có toàn quyền tự chủ mua sắm trong tương lai. Còn ở hiện tại, tác động của thế hệ này đến việc tiêu thụ hàng hóa còn được thể hiện thông qua hành vi tiêu dùng của phụ huynh, chủ yếu là gen Y. Theo số liệu thống kê, có khoảng 49% ba mẹ của thế hệ Alpha bị ảnh hưởng bởi ý kiến con cái khi chi tiêu cho nhà cửa.
Đồng thời, Gen Alpha có một điểm nổi bật khi là thế hệ lớn lên cùng công nghệ giống như Gen Z. Ngay từ khi sinh ra, việc tiếp cận công nghệ của họ đã hoàn toàn khác so với những thế hệ trước. Theo Mccrindle Research, những đồ vật như Nokia 1100, điện thoại bàn, DVD, CD,... đã không còn xuất hiện trong tầm mắt của thế hệ này từ khi sinh ra, thay vào đó là những chiếc Iphone, Apple Watch, AI, 5G,... Từ bé, thế hệ Gen Alpha đã sớm được tiếp xúc với các công nghệ mới cũng như nền tảng mạng xã hội. Chính vì lẽ đó, Gen Alpha được xem là những “công dân số”, phát triển cùng với công nghệ.
Như vậy, các nền tảng mạng xã hội là một nơi tiềm năng để các thương hiệu có thể quan sát và theo dõi thế hệ này một cách trực quan. Vậy Gen Alpha tại Việt Nam đang làm gì trên mạng xã hội, họ sẽ có những đặc trưng như thế nào? Liệu rằng giữa 3 thế hệ Gen Alpha, Gen Y và Gen Z điểm tương đồng hay khác biệt gì các thương hiệu cần quan tâm không? Hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn về Gen Alpha qua bài viết này nhé!
Bên cạnh phân tích về Gen Alpha, Buzzmetrics cũng mang đến những báo cáo thị trường đa dạng theo các ngành, và theo các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm tại Kho Insight thị trường.
Thế hệ Alpha (Gen Alpha) là thuật ngữ nhân khẩu học do Mark Mccrindle đặt ra để miêu tả nhóm trẻ em có năm sinh từ năm 2010 đến năm 2024. Ông giải thích nguồn cơn của cái tên này là bởi Gen Alpha đánh dấu cho thế hệ đầu tiên của thế kỷ 21, khởi đầu của một điều gì đó mới mẻ, chứ không phải là sự trở lại của cái cũ. Vì thế, không có lý do nào để quay lại chữ A trong bảng chữ cái latinh như các thế hệ trước. Từ đó, tên gọi “Alpha” ra đời, đây là chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái tiếng Hy Lạp (α), mang ý nghĩa khởi đầu cho một kỷ nguyên mới.
Năm 2010, năm ra đời của Gen Alpha cũng đồng thời là năm mà chiếc iPad đầu tiên được ra mắt và mạng xã hội Instagram chính thức đi vào hoạt động. Đây là thế hệ lớn lên cùng công nghệ, có khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng cùng với lối sống, tư duy và nhận thức tiến bộ.
Bởi Gen Alpha được sử dụng mạng xã hội từ rất sớm, tâm tư và suy nghĩ của thế hệ này cũng được thể hiện qua mạng xã hội. Nhóm Gen Alpha từ 9 đến 13 tuổi đã có tiếng nói độc lập trên mạng xã hội.
Gen Alpha đã sớm có tiếng nói độc lập trên mạng xã hội. Cách tương tác trên mạng của Gen Alpha có khá nhiều điểm tương đồng so với Gen Z lẫn Gen Y khi cả ba thế hệ đều yêu thích việc tương tác bằng bình luận ở các fanpage và hội nhóm, trong đó fanpage là nơi có tỷ lệ tương tác cao nhất (73.9% ở Gen Alpha, 80,7% ở Gen Z và 64.4% ở Gen Y).
Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết hành vi thảo luận, giữa các thế hệ tồn tại những sự đặc trưng riêng so với nhau. Cụ thể thì Gen Alpha và Gen Y sẽ ưa thích việc tạo nội dung trên mạng xã hội; ngược lại, Gen Z lại là thế hệ chuộng việc follow các nội dung hơn.
(+) Ở trang cá nhân, việc tương tác của Gen Alpha và Gen Y nghiêng về việc tạo bài đăng hơn, trong khi Gen Z yêu thích việc bình luận hoặc share bài từ các nguồn khác. Nếu những câu hỏi về lối sống của Gen Z sẽ khó trả lời nếu chỉ nhìn vào trang cá nhân thì ở Gen Alpha và Gen Y điều đó sẽ ngược lại.
(+) Ở hội nhóm, Gen Alpha và Gen Z chỉ ưa chuộng cách tương tác thông qua bình luận. Còn ở Gen Y, ngoài cách bình luận, việc tự tạo bài đăng cũng được thế hệ này sử dụng nhiều để tương tác.
Tưởng chừng như Gen Alpha sẽ nhiều sự tương đồng về nguồn thảo luận với thế hệ Gen Z, nhưng hầu như các top fanpage thu hút sự thảo luận cao của Gen Alpha khá lại khác biệt. Cụ thể, ngoài các trang thông tin tổng hợp như Cao thủ, Theanh28 Entertainment, Gen Alpha cũng chăm chỉ để lại thảo luận trên các trang về tình yêu (Luv Sad) và game (Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến). Ngoài ra, top 5 những nguồn thảo luận phổ biến của Gen Alpha không ghi nhận sự xuất hiện của các page chiêm tinh như đối với Gen Z.
Còn về Gen Y, mối quan tâm của thế hệ này không có sự đồng nhất như ở Gen Alpha và Gen Z, mà phân tán theo từng nhóm. Tuy nhiên, các trang tin tức xã hội nhận được sự quan tâm cao ở hầu hết các nhóm, có thể kể đến như Chửi Thuê, Theanh28 Entertainment, Hóng Hớt Showbiz,...
Tuy Gen Alpha có thời gian gia nhập mạng xã hội chưa lâu, dữ liệu thu được từ 300 cuộc thảo luận của Gen Alpha trên Facebook cho thấy một số mối quan tâm nhất định của thế hệ này. Tương tự với Gen Z, Gen Alpha dành sự ưu tiên hàng đầu cho ba chủ đề tình cảm, meme, và thần tượng. Đối với gen Y, các chủ đề mà thế hệ này quan tâm khác biệt hoàn toàn so với gen Alpha và gen Z. Thế hệ này có sự phân hóa thành các nhóm nhỏ với sự quan tâm khác nhau. Ví dụ tiêu biểu như nhóm Độc thân sẽ quan tâm nhiều đến tin tức xã hội hay tình yêu, còn nhóm đã có con thì con cái sẽ là mối quan tâm hàng đầu của họ.
Khi đi sâu vào chi tiết, số liệu còn chỉ ra một điểm thú vị đáng lưu tâm, đó là dù Gen Alpha vẫn đang ở độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường, lượng thảo luận về chủ đề học đường chỉ chiếm 7.3%.
(+) Chủ đề Tình cảm: Theo đó, chủ đề được quan tâm nhất ở thế hệ này là tình cảm. Các thảo luận về chủ đề này xoay quanh việc tìm người yêu và bày tỏ tâm trạng và thắc mắc liên quan đến tình yêu. Ví dụ như “Tại sao online nhưng không nhắn tin cho nhau?” hay “Một khi thật lòng thích ai đó, thật khó để dừng lại…”
(+) Chủ đề Meme: Meme vẫn luôn là chủ đề hot đối với cả Gen Z và Gen Alpha, tuy nhiên, sở thích dùng meme ở cả hai thế hệ có sự khác nhau nhất định. Gen Alpha ưa chuộng sử dụng meme cap màn hình tin nhắn và meme người thật. Trong khi đó, sở thích dùng meme của Gen Z lại nghiêng về meme động vật và meme từ các bộ phim hoạt hình nổi tiếng như Tom & Jerry, cũng như các bộ phim hoạt hình Disney và Ghibli.
Gen Alpha là đã và đang có những động thái đầu tiên trên mạng xã hội. Dự kiến trong tương lai gần trong khoảng 3-5 năm tới, Gen Alpha sẽ là nhóm khách hàng quan trọng cho việc phát triển thương hiệu bởi sự năng động trên mạng xã hội.
Nhóm khách hàng này sẽ có nhiều điểm tương đồng với Gen Z bởi cả hai đều lớn lên cùng sự phát triển của công nghệ. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy một số điểm khác biệt nhất định về kênh và chủ đề thảo luận của hai thế hệ này, thể hiện những mối quan tâm và sắc thái khác nhau của mỗi thế hệ.
Phần lớn Gen Alpha được nuôi dạy bởi cha mẹ ở thế hệ Millennials và Gen Z. Các cuộc thảo luận về chủ đề Parenting (làm cha mẹ) của hai thế hệ này thể hiện nhiều quan điểm cởi mở và khác biệt so với các thế hệ trước. Điều này dự báo hệ tư tưởng, mối quan tâm và cách thể hiện bản thân của Gen Alpha sẽ có nhiều điều đặc biệt.
Hiện nay, Gen Alpha đã trở thành nhóm đối tượng khách hàng chủ lực của một số ngành hàng. Vì thế, từ bây giờ các thương hiệu đã rục rịch nghiên cứu và theo dõi hành vi, tâm lý của thế hệ này, đặc biệt là trên mạng xã hội để có những nước đi đón đầu phù hợp.
Trải qua các đợt bùng phát dịch, thanh toán không tiền mặt đang trở thành chủ đề thảo luận có tính tương tác cao trên mạng xã hội, thu hút hơn 2,6 triệu thảo luận được người dùng tạo ra trong vòng 3 tháng. Vậy người dùng sẽ tiết lộ điều gì qua 2,6 triệu thảo luận đó & liệu có cơ hội nào cho các thương hiệu liên quan tham gia giải quyết nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dùng
Trải qua các đợt bùng phát dịch, thanh toán không tiền mặt đang trở thành chủ đề thảo luận có tính tương tác cao trên mạng xã hội, thu hút hơn 2,6 triệu thảo luận được người dùng tạo ra trong vòng 3 tháng. Vậy người dùng sẽ tiết lộ điều gì qua 2,6 triệu thảo luận đó & liệu có cơ hội nào cho các thương hiệu liên quan tham gia giải quyết nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dùng
Xét trong khoảng thời gian từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 6, đường xu hướng thảo luận về thanh toán không tiền mặt có xu hướng đi ngang. Tại một số thời điểm, diễn biến thảo luận sẽ đột ngột thay đổi do sự bùng phát các thông tin tiêu cực. Có thể thấy, đây là chủ đề thảo luận khá nhạy với các tin tức, nhất là tin tiêu cực. Vì thế, các thương hiệu liên quan đến nhu cầu thanh toán không tiền mặt cần theo dõi thường xuyên diễn biến trên mạng xã hội để thương hiệu có thể kịp thời xử lý những biến cố bất ngờ.
Khi xét về đối tượng thảo luận, có thể thấy mặc dù thanh toán không tiền mặt đã trở nên phổ biến hơn sau dịch, nhưng nhóm sử dụng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ thảo luận nhiều nhất so với nhóm thanh toán không tiền mặt và nhóm sử dụng song song cả 2 hình thức (dùng cả hai phương thức thanh toán). Điều này cho thấy, trong tương lai, thương hiệu vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng nhóm khách hàng thanh toán không tiền mặt (bằng cách chuyển đổi từ nhóm người dùng tiền mặt). Vậy:
Báo cáo mới nhất của Buzzmetrics về thị trường thanh toán không tiền mặt sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi trên.
> Liên hệ Buzzmetrics để đọc báo cáo đầy đủ nhất về thị trường thanh toán không tiền mặt
Mặc dù xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ sau dịch bệnh, nhiều người dùng vẫn trung thành với phương thức dùng tiền mặt. Theo quan sát của Buzzmetrics, những rủi ro khi thanh toán không tiền mặt là e ngại lớn nhất của nhóm người dùng này. Đặc biệt là khi xuất hiện một tin tức tiêu cực (chuyển tiền nhầm, trừ tiền vô lý trong tài khoản) sẽ khiến nhóm người dùng này càng e ngại hơn. Bên cạnh đó, việc khiếu nại sẽ mất thời gian, đi qua các thủ tục phức tạp và có khả năng không được giải quyết triệt để. Như vậy, tính bảo mật sẽ là rào cản lớn nhất để người dùng cân nhắc phương thức không tiền mặt.
Lý do thứ hai khiến người dùng chưa muốn chuyển đổi sang phương thức mới là do thói quen và sở thích. Mặc dù rất ít chia sẻ trực tiếp về việc bản thân chỉ quen dùng tiền mặt, nhưng mỗi khi có cuộc tranh luận về xu hướng không tiền mặt, người dùng cho rằng tiền mặt là thói quen khó thay đổi của người Việt. Thậm chí, họ tỏ ra khó chịu trước những quan điểm chỉ muốn thanh toán không tiền mặt.
“Không tiền mặt là phương thức hiện đại, nhưng dùng tiền mặt đã là thói quen của người dùng và có những điểm mạnh riêng. Do đó, khi chạy truyền thông trên mạng xã hội, thương hiệu cần phải thực sự cân nhắc về mặt nội dung để tranh dẫn đến cuộc tranh cãi không hồi kết về tiền mặt và không tiền mặt.”
Hơn thế nữa, bản thân phương thức thanh toán không tiền mặt cũng có các hạn chế riêng. Đầu tiên là về tính phổ biến, khi hiện nay, phương thức này chưa được áp dụng tại các khu chợ truyền thống, các cửa hàng nhỏ lẻ. Đôi khi, thao tác chuyển khoản chậm và lỗi ứng dụng khiến quy trình thanh toán bị gián đoạn, ảnh hưởng tới trải nghiệm khách hàng tại các điểm bán trực tiếp. Với lý do này, người dùng lại càng muốn quay về với sử dụng tiền mặt.
Vậy, cơ hội nào để các sản phẩm không tiền mặt kết nối với nhóm người dùng?
Khi quan sát thảo luận, sẽ có hai tình huống mà họ thanh toán không tiền mặt. Đầu tiên là những tình huống bắt buộc như: Thanh toán lương,chuyển khoản số tiền lớn,qua trạm thu phí không dừng
Ngoài ra, họ vẫn sử dụng thanh toán không tiền mặt không thường xuyên khi có những chương trình khuyến mãi đặc biệt hấp dẫn khi mua hàng qua các ứng dụng trung gian.
Đây chính là những cơ hội để dần dần thuyết phục nhóm này từ từ thay đổi hành vi. Tuy nhiên, do không thường xuyên sử dụng phương thức mới, đa phần nhóm này sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình trải nghiệm. Các câu hỏi như: “Dùng thế nào” “Cài đặt ra sao” “App mã khuyến mãi ở đâu”... là những câu hỏi mặc dù cơ bản nhưng được nhóm này đặt ra rất thường xuyên. Và vì không quen sử dụng, họ lại cảm thấy bất tiện với thanh toán không tiền mặt. Chính điều này ngược lại củng cố hơn thói quen dùng tiền mặt của họ.
“Chương trình ưu đãi đặc biệt khi thanh toán qua các app trung gian là cơ hội để thương hiệu có thể kết nối với nhóm người dùng tiền mặt. Do đó, khi triển khai các chương trình này, thương hiệu cần có sự chuẩn bị chu đáo về mặt kiến thức để khách hàng có trải nghiệm tốt trong lần đầu thanh toán không tiền mặt.”
Tìm hiểu thêm: Theo dõi sức khỏe thương hiệu toàn diện trên social Media: Momo qua góc nhìn social listening
Đây là nhóm người dùng đã có những trải nghiệm với các tính năng và tiện ích mà thanh toán không tiền mặt đem lại. Thêm vào đó, họ có hiểu biết sâu về loại hình thanh toán này, do đó ảnh hưởng tới thảo luận trên mạng xã hội thông qua các bài viết chia sẻ kiến thức, bày tỏ ý kiến ủng hộ.
Một trong những điểm nổi bật của nhóm này là động lực của họ không chỉ đến từ các tiện ích trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng còn là các lợi ích về mặt kinh tế - xã hội. Đối với họ, thanh toán không tiền mặt cần được ưu tiên phát triển vì nó sẽ góp phần thúc đẩy xã hội đi lên, Do đó, khi thảo luận về lợi ích, họ thường nhấn mạnh bối cảnh phát triển mà thanh toán không tiền mặt mang lại. Không chỉ quan tâm trong nước, nhóm người dùng này còn quan tâm đến tình hình quốc tế và khu vực. Nhìn chung, việc tối ưu hóa thanh toán không tiền mặt, theo quan điểm của nhóm người dùng này, đi chung với câu chuyện “ích nước lợi nhà”, giúp cộng đồng và bản thân họ đạt được hình thái phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, tương tự nhóm người dùng tiền mặt, họ vẫn gặp phải rào cản về bảo mật thông tin cũng như tính phổ biến của phương thức mới. Bên cạnh đó, họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một sản phẩm thanh toán nổi bật trên thị trường.
“Trong bối cảnh người dùng đang không phân biệt được thế mạnh của các sản phẩm thanh toán, thương hiệu cần tối ưu hóa sự khác biệt của sản phẩm trong thị trường và tạo nên lợi thế cạnh tranh.”
Điều thú vị là…
Nếu cả hai nhóm người dùng thanh toán tiền mặt và không tiền mặt đều có quan điểm ủng hộ nghiêng về một phương thức nhất định thì trên thực tế vẫn còn nhóm người dùng song song (hybrid user) là một trường hợp đặc biệt: Họ chuyển đổi linh hoạt giữa các phương thức thanh toán tùy thuộc vào bối cảnh mua hàng. Do đó, kết nối với nhóm người dùng này sẽ rất khác hai nhóm người dùng kể trên.
Khám phá bức chân dung của nhóm người này, tin rằng bạn có thể tìm thấy nhiều insight thú vị & mở ra cơ hội cho việc thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Hãy liên hệ Buzzmetrics để được tìm hiểu thêm về nhu cầu chuyển đổi số và thanh toán không tiền mặt của các nhóm người dùng nhé.
Xem thêm: Toàn cảnh ngành ngân hàng năm 2021: Xu hướng và cơ hội nào cho thương hiệu?
Báo cáo trước đó của Buzzmetrics cho thấy, năm 2021 là năm bùng nổ trào lưu chứng khoán trên mạng xã hội, với sự tham gia thảo luận từ các nhà đầu tư F0. Điều này được phản ánh qua lượt tìm kiếm trên Google, số lượng tài khoản mới, các social slang và các format thảo luận mới. Tuy nhiên, sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán rơi vào đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ sau năm 2018, hành vi thảo luận của các nhà đầu tư đã thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Báo cáo trước đó của Buzzmetrics cho thấy, năm 2021 là năm bùng nổ trào lưu chứng khoán trên mạng xã hội, với sự tham gia thảo luận từ các nhà đầu tư F0. Điều này được phản ánh qua lượt tìm kiếm trên Google, số lượng tài khoản mới, các social slang và các format thảo luận mới. Tuy nhiên, sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán rơi vào đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ sau năm 2018, hành vi thảo luận của các nhà đầu tư đã thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Câu hỏi đặt ra là:
Xem lại: VNI-NDEX 1500 & sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội
Diễn biến thảo luận về chứng khoán trong năm 2022 có thể chia theo ba giai đoạn: (1) Giai đoạn thị trường phân phối đỉnh - (2) Giai đoạn sụt giảm mạnh - (3) Giai đoạn hồi phục. Với mỗi giai đoạn, người dùng có những mối quan tâm và cách phản ứng khác nhau. Cụ thể như sau:
Khi thị trường trong pha tăng ổn định, lượng thảo luận đề cập đến các sản phẩm đầu tư khác không đáng kể, gửi tiết kiệm gửi ngân hàng là kênh đầu tư khác được so sánh nhiều nhất. Tuy nhiên, từ khi thị trường chứng khoán cơ sở giảm mạnh và hạn chế khả năng sinh lời, nhu cầu đầu tư tiền nhàn rỗi của dịch chuyển sang các sản phẩm đầu tư khác như bất động sản, ngân hàng, trái phiếu,... lại tăng lên.
Trong số các sản phẩm đầu tư thay thế, chứng khoán phái sinh được người dùng thảo luận nhiều nhất. Thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 5/2022 - khi thị trường chứng khoán cơ sở suy thoái, diễn biến vô cùng sôi động, với khối lượng giao dịch tăng mạnh và liên tiếp đạt kỷ lục mới. Lợi nhuận hấp dẫn và thanh khoản cao là lý do chính người dùng thảo luận về kênh này. Ngay cả khi thị trường vào giai đoạn phục hồi, chứng khoán phái sinh vẫn được quan tâm nhiều nhất trong nhóm chủ đề về các sản phẩm đầu tư thay thế. Bởi vì bên cạnh việc là một kênh đầu tư, chứng khoán phái sinh còn được người dùng xem như công cụ tối đa hóa lợi nhuận.
Bên cạnh chứng khoán phái sinh, ngân hàng được cho là là kênh an toàn & hấp dẫn. Hơn nữa, trong các tháng gần đây, ngân hàng đã tăng lãi suất huy động để khuyến khích người dân gửi tiền nhiều hơn. Vì vậy, với một thị trường chứng khoán đỏ, thảo luận về gửi tiết kiệm ở ngân hàng tiếp tục tăng trưởng ở mức ổn định.
Bên cạnh những nhà đầu tư ưa thích rủi ro, thị trường biến động mạnh tác động đến những nhà đầu tư lo ngại rủi ro và tìm đến những sản phẩm đầu tư an toàn hơn, nhưng vẫn có khả năng sinh lời tốt hơn gửi ngân hàng - chứng chỉ quỹ vừa hay đáp ứng được những yếu tố đó nên được quan tâm. Ưu điểm của chứng chỉ quỹ là được các chuyên gia quản lý và không yêu cầu mức vốn đầu tư quá lớn, phù hợp với những nhà đầu tư không chuyên.
Qua ba giai đoạn phân phối đỉnh - giảm mạnh - phục hồi của thị trường chứng khoán, mong đợi của các nhà đầu tư về các sàn giao dịch cũng ít nhiều có sự thay đổi. Phần mềm thân thiện với người dùng và quy trình nạp - rút tiền đơn giản được các nhà đầu tư nhắc đến nhiều nhất, chủ yếu từ các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm (Fn) Họ có nhu cầu xử lý kịp thời khi thị trường có biến động lớn, vì thế, tốc độ và giao diện của các sàn đang được quan tâm nhiều nhất
Đáng chú ý là sự tăng trưởng về lượng thảo luận của nhu cầu được tư vấn tốt, từ 17.60% trong giai đoạn thị trường suy thoái lên đến 33.70% trong giai đoạn thị trường phục hồi. Sự thay đổi này phản ánh một biến chuyển tâm lý của nhà đầu tư sau những lần giảm điểm của thị trường: mất niềm tin vào các người môi giới, cho rằng những người môi giới đang đưa ra các thông tin sai lệch để “lùa gà”.
Thị trường đi xuống khiến sự tin tưởng của nhà đầu tư với người môi giới giảm đi, nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà đầu tư không cần được tư vấn nữa. Trái lại, nhà đầu tư, đặc biệt là những f0, có nhu cầu hỗ trợ rất lớn từ các người môi giới uy tín. Cụ thể, người môi giới phải cho thấy sự hiểu biết, có những phân tích dễ hiểu và có căn cứ xác thực, chứ không chỉ đơn thuần “phím hàng”, “hô mua hô bán”. Như vậy, trải qua các biến động thị trường, nhà đầu tư đang đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn với người môi giới. Ngoài ra, trong lúc thị trường đi xuống, các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm (Fn) khuyến khích các nhà đầu tư khác tự bổ sung kiến thức thay vì nghe theo lời của người môi giới để mua hàng, đầu tư vào thị trường.
Cũng như báo cáo trước của Buzzmetrics, SSI, VND và VPS tiếp tục là ba thương hiệu được thảo luận, với tỷ lệ thảo luận gần như “tách top” so với các thương hiệu còn lại. Nhìn chung, các hoạt động truyền thông của ba thương hiệu này đều đánh trúng “pain point” của các nhà đầu tư tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là về chứng khoán phái sinh và bổ sung kiến thức.
Với SSI, đây là thương hiệu thường xuyên có các chương trình tư vấn, hướng dẫn nhà đầu tư. Nổi bật là series livestream Cafe Chứng, mỗi tập phát sóng thường thu hút 50 - 100 lượt bình luận và 1.5k lượt xem. Series được tổ chức hằng tuần và được rất đông nhà đầu tư tham gia thảo luận, xin nhận xét về thị trường và mã của những chuyên gia SSI. Ngoài ra, SSI còn hợp tác cùng VTV để triển khai series “Bí mật đồng tiền”, với sự tham gia của các chuyên gia để chia sẻ góc nhìn về những vấn đề thời sự nhất trong lĩnh vực chứng khoán (gồng lỗ, cách chọn broker,...).
Đối với VPS, bên cạnh những video series tư vấn thị trường, broker vẫn là lực lượng thúc đẩy brand voice. Nhiều cộng đồng được broker VPS tạo ra để hỗ trợ nhà đầu tư f0, trao đổi kiến thức và tham gia thị trường, cách mở tài khoản VPS,...Chứng khoán phái sinh cũng được VPS quan tâm giới thiệu, khi lập hẳn một fanpage riêng về phái sinh cho cộng đồng người dùng VPS, và tổ chức giải đấu “Huyền Thoại Phái Sinh” với sự tham gia của 13000 nhà đầu tư và tổng giải thưởng 3 tỷ VND.
Về phía VND, một trong những điểm truyền thông nổi bật của giai đoạn nửa đầu năm 2022 là app giao dịch DSTOCK. Thương hiệu tập trung vào thông điệp “dễ dùng, tiện lợi” của DSTOCK, bên cạnh các chương trình trò chuyện cùng chuyên gia (DWEALTH), loạt video phân tích thị trường (Nhịp Đập Thị Trường, 360 Độ).
Có thể thấy, chứng khoán là một lĩnh vực thay đổi rất nhanh theo diễn biến giá; và bất kỳ sự biến đổi nào cũng có khả năng tác động đến tâm lý, hành vi, chủ đề thảo luận & mối quan tâm của người dùng trên mạng xã hội. Trải qua các giai đoạn phân phối đỉnh - sụt giảm - hồi phục của thị trường, người dùng đang hình thành một tâm lý dè chừng khi đầu tư và có nhu cầu đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi vào các sản phẩm khác. Hơn thế nữa, 1 nhóm lớn nhà đầu tư F0 cho thấy có mối quan tâm lớn về việc bổ sung kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao. Điều này chắc chắn sẽ đòi hỏi chiến lược nội dung nói riêng & các làm marketing của các công ty chứng khoán sẽ phải thích ứng & linh hoạt hơn bất kỳ ngành nghề nào khác.
Thị trường chứng khoán luôn thay đổi liên tục. Vì vậy, thảo luận & tâm lý người dùng về chứng khoán cũng biến đổi liên tục theo diễn biến thị trường. Việc theo dõi phản ứng và hành vi của người dùng với chủ đề chứng khoán trên mạng xã hội sẽ giúp thương hiệu xác định đúng những mối băn khoăn của người dùng, từ đó đưa ra cách thức tiếp cận phù hợp. Liên hệ ngay Buzzmetrics để được tư vấn và hiểu hơn về cách các nhà đầu tư thảo luận trên mạng xã hội.
Tìm hiểu thêm: VNI-NDEX 1500 & sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội
Vốn dĩ, chủ đề giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu đối với các bậc cha mẹ, nhất là những phụ huynh có con ở độ tuổi lần đầu đến lớp. Bên cạnh đó, với bối cảnh hậu đại dịch, cùng xu hướng trở lại trường học, thảo luận về ngành mầm non song ngữ hot hơn bao giờ hết trên mạng xã hội người dùng cha mẹ đặc biệt quan tâm đến việc tìm trường mầm non cho con.
Theo báo cáo về mẹ trên mạng xã hội năm 2020 của Buzzmetrics, giáo dục cho trẻ là chủ đề được các mẹ quan tâm nhiều nhất trên mạng xã hội. Qua nghiên cứu, gần 35% các mẹ có con ở lứa tuổi 1-2 tuổi thảo luận về chủ đề giáo dục cho con. Cụ thể, mẹ sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về trường mầm non cũng như chia sẻ các nội dung, hình ảnh của con ngày đầu đến trường.
Vốn dĩ, chủ đề giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu đối với các bậc cha mẹ, nhất là những phụ huynh có con ở độ tuổi lần đầu đến lớp. Bên cạnh đó, với bối cảnh hậu đại dịch, cùng xu hướng trở lại trường học, thảo luận về ngành mầm non song ngữ hot hơn bao giờ hết trên mạng xã hội người dùng cha mẹ đặc biệt quan tâm đến việc tìm trường mầm non cho con.
Trong khuôn khổ bài viết này, Buzzmetrics sẽ cung cấp cho marketers những thông tin và insights mới nhất về thị trường Mầm non Song ngữ Quốc tế, bao gồm:
Đối với cha mẹ có con ở độ tuổi lần đầu đến trường hành trình người dùng trên mạng xã hội được thể hiện qua 04 giai đoạn: (1) tìm kiếm thông tin, (2) xem xét, cân nhắc, (3) trải nghiệm thực tế/ tham gia lớp học thử, (4) đánh giá và đưa ra khuyến nghị.
Trong đó, tìm kiếm thông tin và đánh giá, đưa ra khuyến nghị chiếm tỷ trọng thảo luận lớn trên mạng xã hội. Hai giai đoạn còn lại - cân nhắc và tham gia lớp học thử sẽ chủ yếu bị chi phối và quyết định bởi các hoạt động offline.
Hành trình tìm trường cho con trên mạng xã hội trải qua nhiều giai đoạn, và ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cha mẹ có những mối quan tâm, những góc độ đánh giá khác nhau.
Vì thế, thương hiệu cần xác định chính xác các yếu tố này để xác định rõ:
Cha mẹ quan tâm & cân nhắc kỹ từng yếu tố, nhưng không cân nhắc mọi yếu tố như nhau trong tất cả các giai đoạn.
Giai đoạn 1: Tìm kiếm thông tin:
Giai đoạn này bắt đầu khi cha mẹ có nhu cầu cho con theo học mầm non song ngữ, nhưng chưa có hình dung và bất cứ thương hiệu nào trong đầu. Kết thúc giai đoạn này, phụ huynh sẽ lọc được 1 danh sách (shortlist) để tìm kiếm thông tin kỹ hơn ở giai đoạn 2.
Khi đó, vị trí sẽ là yếu tố được cha mẹ cân nhắc đầu tiên khi tìm trường cho con. Cụ thể, cha mẹ sẽ điểm qua các trường được đánh giá tốt trong các quận lân cận. Các yếu tố như cơ sở vật chất, học phí hay đào tạo Anh ngữ chưa phải mối bận tâm lớn nhất của các bậc phụ huynh trong giai đoạn này. Do đó, nếu thương hiệu muốn có tác động lớn hơn tới việc tham khảo thông tin của phụ huynh, cần tối ưu hóa kết quả tìm kiếm trên mạng xã hội bằng sự xuất hiện trong các bài đăng tổng hợp.
Giai đoạn 2: Cân nhắc
Đây là giai đoạn cha mẹ tiếp tục rút ngắn danh sách trường cho con, tiếp tục dựa trên các yếu tố hàng đầu của giai đoạn trước, nhưng ở mức độ chi tiết hơn. Lấy ví dụ về địa điểm của trường mầm non song ngữ, sau khi đã xác định các trường mầm non gần nhà, cha mẹ sẽ bắt đầu so sánh giữa các trường trong khu vực hay là các chi nhánh trong cùng một hệ thống trường.
Đây cũng là giai đoạn được cha mẹ chú trọng về yếu tố con người tại môi trường học tập hơn so với giai đoạn trước đó. Theo nghiên cứu, tỷ lệ phụ huynh quan tâm đến chất lượng đến đội ngũ giáo viên và bảo mẫu cho trẻ tại trường gần như đạt đến 100%.
Cơ sở vật chất của nhà trường vẫn nằm trong top 3 những yếu tố được cha mẹ quan tâm nhất khi cân nhắc chọn trường cho con. Bởi vì đây là một trong những yếu tố mang tính chất cần được trải nghiệm thực tế qua một khoảng thời gian nhất định, nên sẽ được cha mẹ lưu ý xuyên suốt trong cả quá trình lựa chọn trường mầm non song ngữ cho trẻ.
Mặc dù chọn trường mầm non song ngữ, nhưng yếu tố Tiếng anh & phương pháp giáo dục không phải là yếu tố chính mà cha mẹ quan tâm.
Giai đoạn 3: Trải nghiệm thực tế tại trường
Tại giai đoạn này, cha mẹ sẽ đi tham quan cơ sở vật chất tại trường hoặc đăng ký cho con lớp học thử.
Chính vì thế, cha mẹ sẽ có điều kiện đánh giá kỹ hơn đến các yếu tố mà 2 giai đoạn trên cha mẹ bỏ qua: (1) cơ sở vật chất & (2) thái độ của giáo viên/ bảo mẫu & các nhân viên khác trong nhà trường. Hơn 20% cha mẹ quan tâm đến cơ sở vật chất, hơn 18% chú trọng đến chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường. Cụ thể hơn, lúc này phụ huynh sẽ không còn chỉ quan tâm cơ sở vật chất một cách nói chung, thay vào đó sẽ là lưu ý các chi tiết nhỏ hơn, như thiết bị, vệ sinh, cây cối, đồ chơi,...Trực tiếp trải nghiệm môi trường học tập của con cũng là cơ hội để cha mẹ quan sát kĩ hơn từ cơ sở vật chất đến con người (giáo viên, bảo mẫu, bảo vệ) hay bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến con trẻ trong giai đoạn lần đầu đến trường.
Phương pháp giảng dạy, chất lượng đào tạo được cha mẹ chú ý hơn ở giai đoạn này. Tuy nhiên, phụ huynh tin rằng 2 yếu tố này cần thời gian để đánh giá hiệu quả thực sự. Ở giai này, cha mẹ sẽ đánh giá “Phương pháp & chất lượng giảng dạy” gián tiếp bằng cách quan sát phản ứng/ phát âm của các bé học chung lớp/ trường.
Ở giai này, thương hiệu mầm non song ngữ quốc tế cần phát huy vai trò của mình ở các hoạt động offline nhiều hơn thay vì tập trung đầu tư cho các bài đăng, hình ảnh trên mạng xã hội.
Giai đoạn 4: Đánh giá và đưa ra khuyến nghị
Sau quá trình tìm kiếm, cân nhắc và trải nghiệm thực tế từ 3-6 tháng, ở giai đoạn cuối của hành trình người dùng, cha mẹ sẽ quay lại các trang mạng xã hội để đưa ra các đánh giá và khuyến nghị. Các hội, nhóm review trường mầm non song ngữ với số lượng hàng nghìn thành viên không những là nguồn thông tin tham khảo cho cộng đồng phụ huynh với con trẻ lần đầu đến trường, mà còn là nơi để các cha mẹ chia sẻ các ý kiến và trải nghiệm tại trường.
Các chủ đề nổi bật giúp tạo ra lượng lớn thảo luận phần lớn là chia sẻ khoảnh khắc của con ở trường (lễ tốt nghiệp chiếm hơn 30%, khoảnh khắc vui chơi và học tập của trẻ chiếm hơn 20%). Và khi trường thực sự làm tốt, lúc này mạng xã hội, thông qua các bài review, phát huy đúng vai trò của nó, là tạo nên tính tương tác & lan truyền cho trường.
Khi nắm rõ những nhu cầu và ưu tiên về mặt thông tin của người dùng cha mẹ trên mạng xã hội, các thương hiệu mầm non song ngữ có thể thực thi những chiến lược marketing phù hợp với những yếu tố được cân nhắc nhiều nhất cho từng giai đoạn.
Ở giai đoạn 1 - tìm kiếm thông tin về trường, cha mẹ cần nhất là những thông tin cơ bản về nhà trường: địa điểm, cơ sở vật chất, học phí cũng như chất lượng giảng dạy. Do đó, thương hiệu cũng cần chú ý đến việc tiếp cận những phụ huynh ở khu vực lân cận ngay cả bằng hình thức online và offline. Các bài đăng có thể xoay quanh các yếu tố được ưu tiên như nêu trên. Bên cạnh đó, ngoài fanpage và website chính thức của nhà trường, thương hiệu cũng nên tận dụng các nguồn thông tin khác - tại các hội, nhóm review về trường học để tiếp cận trực tiếp hơn đến cộng đồng cha mẹ.
Hơn nữa, cũng tại những hội, nhóm review này, ở giai đoạn 4 - sau quá trình trải nghiệm và tham gia lớp học từ 3-6 tháng, cha mẹ sẽ quay lại để review và đưa ra các khuyến nghị từ kinh nghiệm thực tế và cùng thảo luận với những người dùng khác. Đây không chỉ là nơi chia sẻ thông tin của các phụ huynh đã có kinh nghiệm thực tế trong việc chọn trường mà còn là nguồn thông tin cho những cha mẹ đang có nhu cầu tìm trường mầm non song ngữ cho con.
Thương hiệu cũng có thể tham khảo một số fanpage của các trường Mầm non Song ngữ Quốc tế được người dùng thảo luận nhiều nhất trên toàn quốc.
Trong suốt một thời gian dài, thế hệ Millennials đã luôn được thương hiệu xem là lực lượng tiêu dùng chính với sức mua lớn và không ngừng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, thế hệ tiêu dùng này đang có dấu hiệu bị đuổi kịp bởi một thế hệ hoàn toàn mới: Gen Z. Theo Nielsen, ước tính đến năm 2025 tại Việt Nam, Gen Z sẽ sớm đạt 15 triệu người và chiếm 30% lực lượng tiêu dùng.
Dù vậy ở hiện tại, thương hiệu vẫn hướng sự quan tâm nhiều hơn cho Millennials và chưa có nhiều nghiên cứu về thế hệ Gen Z. Khi nhắc đến Gen Z, thương hiệu vẫn chưa có một hình dung rõ ràng mà thường gắn liền đến những keyword trẻ, sáng tạo và năng nổ trên mạng xã hội. Trong khi đó, những biểu hiện của Gen Z trên mạng xã hội đang có sự khác biệt với cách thương hiệu hình dung về thế hệ này. Vậy, Gen Z thực ra là một thế hệ như thế nào? Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nhóm độ tuổi trung bình được xếp vào thế hệ Gen Z ở mỗi quốc gia là không giống nhau, tuy nhiên đa số cùng chung quan điểm rằng đây là thế hệ người trẻ có năm sinh từ 1997 đến 2012. Khác với những người trẻ thuộc Gen X và thậm chí cả Gen Y, những người trẻ thuộc Gen Z đã bắt đầu được tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật số từ khi còn nhỏ, cảm thấy quen thuộc với Internet và các phương tiện truyền thông xã hội và đa số sử dụng thành thạo các thiết bị thông minh trước cả khi biết đọc, biết viết. Vậy nên thế hệ này còn được gọi bằng những cái tên khác: iGeneration, Generation, Homeland, Net Gen, Neo-Digital Natives, Digital Natives, Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Later – Millennials, Gen Wii, Zoomers, Gen-Tech,...
Khi nhắc đến Gen Z, chúng ta thường nghĩ đến nhóm người trẻ, còn trong độ tuổi đi học và chưa tự chủ tài chính, dẫn đến sức mua hạn chế và chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của phụ huynh chứ chưa phải là người đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên trên thực tế, Gen Z đời đầu hiện đã trong độ tuổi từ 24 đến 27. Họ đã đi làm, có khả năng tài chính, và thậm chí một số đã lập gia đình và có con.
Theo nghiên cứu của McKinsey, Gen Z hiện chiếm 40% tổng số người tiêu dùng toàn cầu. Bên cạnh đó, nghiên cứu “Thế hệ Z – người tiêu dùng tương lai” của Nielsen cho thấy hơn 70% Gen Z tham gia khảo sát cho biết họ có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định mua sắm và sinh hoạt của gia đình, bao gồm các hoạt động ngoài trời, giải trí, đồ gia dụng, quần áo, thực phẩm và đồ uống.
Những con số này cho thấy Gen Z là thế hệ tiêu dùng tiềm năng với sức mua ngày càng lớn. Do đó, các thương hiệu trên toàn cầu đều nhận ra rằng đây là nhóm đối tượng không thể bỏ qua. Báo cáo từ The Influencer Marketing Factory chỉ ra rằng 97% Gen Z thừa nhận mạng xã hội đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm của họ. Ngoài ra, một báo cáo khác từ Statista cho thấy 54% Gen Z đánh giá mạng xã hội là nền tảng giúp họ khám phá sản phẩm mới tốt hơn so với các hình thức tìm kiếm trực tuyến.
Với những thông tin này, có thể thấy rằng để tiếp cận Gen Z hiệu quả, các thương hiệu cần phải hiểu rõ hành vi tiêu dùng của nhóm này trên mạng xã hội.
Môi trường công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của thế hệ Gen Z. Chính vì mối quan hệ mật thiết giữa Gen Z và thế giới ảo mà các thương hiệu thường hay nhìn nhận Gen Z như những người kiến tạo nội dung trên mạng xã hội, thông qua việc chủ động trình bày một quan điểm hay một đánh giá trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, theo quan sát của Buzzmetrics, thế hệ Gen Z thường là những người tương tác với nội dung nhiều hơn là kiến tạo. Họ thích tương tác với bài viết của người khác (bằng cách thả like/ comment/ share) hơn là tự tạo ra bài viết. Nếu họ có đăng bài thì thường là những tấm hình selfie với caption đơn giản. “Gen Z quan tâm điều gì?” hay “Họ có lối sống như thế nào?” là những câu hỏi khó trả lời nếu chỉ thông qua trang cá nhân. Trái ngược với Gen Z, các thế hệ trước như GenX hay một phần nào đó là Millennials thuộc nhóm những người sẵn lòng tạo nội dung, viết bài nêu lên ý kiến (về gia đình, về xã hội, về phong cách sống,..) hoặc cập nhật những hoạt động thường nhật (đi du lịch, đi chơi, đi mua sắm). Các mối quan tâm và lối sống của họ thường được phản ánh cụ thể qua trang cá nhân. Đây là một điểm tương đối thú vị vì các thế hệ trước Gen Z thường được ví như là những người nhập cư số (Digital Immigrants). Họ lớn lên trong giai đoạn chưa có mạng xã hội và thường được cho là lạ lẫm với mạng xã hội, nhưng cách họ thể hiện trên mạng xã hội lại tương đối cởi mở hơn so với Gen Z. Do đó, để nắm bắt được Gen Z, thương hiệu cần phải phát hiện được những nơi mà nhóm người dùng này thực sự thuộc về.
Câu hỏi đặt ra:
Đăng ký đặt mua báo cáo về Gen Z tại đây.
Gen Z là một thế hệ trẻ, quen thuộc với môi trường công nghệ từ khi còn nhỏ và còn góp phần mở rộng từ điển người dùng mạng xã hội. Chúng ta thường hay bắt gặp những bình luận có chứa cụm từ “dảk dảk” hay “bủh bủh”, vốn là dấu ấn ngôn ngữ của Gen Z. Điều này khiến chúng ta hình dung bất kì địa điểm nào của mạng xã hội cũng là nơi để Gen Z thảo luận sôi nổi. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu từ Buzzmetrics, chúng ta có thể thấy: Nhóm người dùng này ít khi tiết lộ về cuộc sống bản thân ngoài những tấm ảnh tự chụp đi kèm caption ngắn gọn. Nói cách khác, dấu ấn của Gen Z ở trang cá nhân là tương đối mờ nhạt, và do đó sẽ không chính xác nếu mô tả như Gen Z luôn tích cực góp mặt khắp mọi nơi trên mạng xã hội. Vậy, đâu là chỗ ở thực sự của Gen Z trên mạng xã hội?
Theo nghiên cứu thảo luận mạng xã hội của Buzzmetrics cho thấy Gen Z ít chia sẻ và thảo luận công khai trên các trang cá nhân của mình mà thường tập trung vào các kênh có tính cộng đồng cao hơn như fanpage, cụ thể:
Đặc điểm thảo luận của Gen Z ở các trang cộng đồng khác so với những gì được biểu lộ ở trang cá nhân. Khi so với các thế hệ trước, thế hệ Gen Z được truyền thông ví như một thế hệ bí ẩn. Không chỉ vì Gen Z là một thế hệ mới chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, mà còn vì các mối quan tâm của Gen Z chỉ có thể được xác định thông qua việc truy dấu thảo luận trong các kênh cộng đồng. Có những chủ đề được xem là “độc quyền” của Gen Z, tiêu biểu là chủ đề về trường học, kỳ thi. Trong đó, nội dung về "may mắn" trong thi cử là cơ hội cho thương hiệu để khai thác sâu hơn.
Trong bối cảnh lo lắng và áp lực từ kỳ thi, yếu tố may mắn thường được học sinh Gen Z coi trọng, đôi khi thậm chí là một nguồn động viên tinh thần quan trọng. Thương hiệu có thể tận dụng chủ đề này bằng cách tạo tuyến nội dung mang tính tâm linh như "share muỗng để đạt điểm cao" để kéo tương tác.
Ngoài chủ đề về trường học, tình yêu và bóng đá cũng là những chủ đề được gen Z đặc biệt quan tâm.
Đọc thêm: Euro 2024 qua lăng kính Social Listening
Câu hỏi đặt ra:
Đăng ký đặt mua báo cáo về Gen Z tại đây.
→ Xem thêm: Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì?
Hiểu rõ khung giờ hoạt động mạnh mẽ nhất của Gen Z trên mạng xã hội giúp các thương hiệu tối ưu hóa thời gian đăng bài, chạy quảng cáo hoặc tổ chức các sự kiện trực tuyến để tiếp cận đối tượng này hiệu quả nhất:
Để nắm bắt cơ hội và thúc đẩy doanh số từ Gen Z, thương hiệu cần phải hiểu rõ hành vi của nhóm này trên mạng xã hội. Bằng cách chọn đúng thời điểm và tạo ra những nội dung và sản phẩm phản ánh chính xác những gì Gen Z mong muốn, các chiến dịch marketing sẽ đạt hiệu quả cao hơn, từ đó mang lại sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.
Khai thác đúng các chủ đề liên quan: Hiểu và khai thác chủ đề mà Gen Z quan tâm nhất sẽ giúp thương hiệu dễ tạo ra nội dung viral và tăng khả năng lan truyền trên mạng xã hội. Nhắc đến nội dung giải trí thì không thể không nhắc đến chiến lược content của Gimbap 178 Minh Cầu. Khi cả ngành F&B chỉ đua nhau đăng ảnh về đồ ăn thì Gimbap 178 Minh Cầu lại hoàn toàn bỏ qua tuyến nội dung ấy mà tập trung vào meme contents - những nội dung ngắn, hài hước và không đậm tính chất thương mại. Các bài đăng của Gimbap 178 Minh Cầu vẫn xoay quanh câu chuyện đồ ăn nhưng được khai thác dưới những góc nhìn hài hước, thậm chí có phần lạ lùng thu hút nhóm gen Z. Thương hiệu cũng hay đăng vào khung giờ cố định là 5h chiều. Việc đăng "meme" đều đặn hình thành thói quen "check-in" (kiểm tra) trên mạng xã hội của Gen Z vào thời điểm đó, tăng cường tần suất tương tác với thương hiệu.
TA Understanding là loại hình nghiên cứu về một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Khác với U&A (nghiên cứu hành vi và thái độ) – thường sẽ nghiên cứu về một hành vi cụ thể hoặc trong một ngành hàng cụ thể, TA Understanding thường quan tâm đến toàn bộ vấn đề, mối quan tâm, lối sống của người tiêu dùng.
TA Understanding là loại hình nghiên cứu về một nhóm đối tượng người dùng cụ thể. Khác với U&A (nghiên cứu hành vi và thái độ) - thường sẽ nghiên cứu về một hành vi cụ thể hoặc trong một ngành hàng cụ thể, TA Understanding thường quan tâm đến toàn bộ vấn đề, mối quan tâm, lối sống của người tiêu dùng. Việc nhìn tổng quan giúp thương hiệu có cái nhìn toàn diện hơn về nhóm người dùng mục tiêu, không bị giới hạn ở ngành hàng để tìm ra cách kết nối và nói chuyện với họ như một con người bình thường thay vì một người mua hàng.
Với social media marketing, mỗi thương hiệu cần chọn cho mình một passion point (điểm đam mê) để thông qua đó kể câu chuyện của thương hiệu. Sẽ có trường hợp passion point của người dùng cũng chính là ngành hàng/ sản phẩm của thương hiệu. Ví dụ: thương hiệu dầu gội đầu có thể chọn passion point là “Chăm sóc tóc”, vì người dùng mạng xã hội đã có sẵn passion point này. Tuy nhiên, sẽ có những ngành hàng/ sản phẩm rất khó để “nhìn thấy ngay” passion point. Ví dụ: sản phẩm là nước uống đóng chai, thì không thể chọn passion point “Nước uống” được, vì đây không phải là một passion point lớn đủ để kết nối và trò chuyện với người dùng mạng xã hội. Trong tình huống này, thương hiệu cần phải lựa chọn được một passion point phù hợp theo 2 tiêu chí cơ bản:
Với tiêu chí thứ nhất, TA Understanding sẽ giúp thương hiệu nghiên cứu toàn bộ các mối quan tâm (interest) của người mạng xã hội và tìm ra danh sách các passion point họ quan tâm theo mức độ ưu tiên. Từ đó, thương hiệu sẽ có cơ sở để đánh giá & lựa chọn passion point phù hợp cho chiến lược social media marketing trong dài hạn.Xem thêm: Làm thế nào để theo dõi chiến dịch Marketing trên Social Media hiệu quả?
Với các ngành hàng có nhiều đối thủ cùng thực hiện các hoạt động marketing liên tục nhưng insight về ngành hàng không có nhiều sự thay đổi theo thời gian, thì sau một khoảng thời gian, việc bão hòa insight ngành hàng là điều có thể xảy ra. Khi đó, thương hiệu sẽ rất khó tìm được một góc nhìn mới để kết nối với người dùng mục tiêu. Lúc này, khi tìm kiếm insight, thương hiệu có thể mở rộng góc nhìn: “Không nhìn người tiêu dùng như một người mua hàng, mà nhìn họ như một con người với đầy đủ các nhu cầu, nỗi lo, mong đợi” - khi đó, thương hiệu có thể tìm thấy một góc nhìn hoàn toàn khác biệt. Các insight này thường sẽ giúp nói chuyện với người dùng mục tiêu thông qua các lợi ích cảm tính (emotional benefit) của sản phẩm & thường dùng trong các thematic campaign.Ví dụ: Khi nhắc tới ngành tã bỉm thì người tiêu dùng đã quá quen thuộc với các thông điệp về về khô khoáng, chống hăm, chống tràn, mềm mại... là câu chuyện đã quá quen thuộc và có thể khó tạo ấn tượng với người dùng. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn khỏi ngành hàng bỉm tã, có thể thấy mẹ có rất nhiều mối quan tâm khác: sức khỏe của con, giáo dục con, chăm sóc bản thân của mẹ.... Do đó, thay vì kể lại các câu chuyện đã cũ về tã bỉm, thương hiệu có thể phát triển một câu chuyện mới dựa trên các mối quan tâm khác của mẹ.Xem thêm: Phương pháp nghiên cứu mới để khai thác Insight thông qua Social Listening
Có nhiều trường hợp thương hiệu đã chiếm lĩnh được tệp khách hàng hiện tại, và đang nghĩ đến việc mở rộng thị trường bằng cách mở rộng tệp khách hàng. Họ có thể muốn thêm sản phẩm cho các phân khúc khác hoặc một khu vực thị trường khác. Lúc này việc thấu hiểu toàn bộ nhóm người dùng mục tiêu sẽ giúp họ lựa chọn product insight (insight để phát triển sản phẩm) & brand communication platform (nền tảng truyền thông) để định hình chiến lược truyền thông trong dài hạn.
Ví dụ: Một thương hiệu sữa đang chuyên về các sản phẩm sữa dành cho trẻ em và đang có ý định tiếp cận nhóm khách hàng lớn tuổi. Khi đó, để lựa chọn được định hướng cho chiến lược truyền thông trong dài hạn, thương hiệu có thể nghiên cứu tệp người dùng mục tiêu để tìm hiểu tổng quan các nhu cầu & khía cạnh mà ngành hàng sữa có thể giải quyết cho người dùng.
Hiện tại, nhóm người dùng thuộc thế hệ genX & Millennials đang là đối tượng người dùng mục tiêu được các thương hiệu nhắm đến. Tuy nhiên, qua thời gian, nhóm đối tượng này sẽ già đi và các nhóm trẻ tuổi hơn sẽ bắt đầu thay thế họ ra quyết định mua hàng trong nhiều ngành hàng. Trong 5 năm sắp tới, dự đoán GenZ sẽ chiếm 30% trong lực lượng mua hàng của hầu hết các ngành hàng và sẽ sớm trở thành nhóm đối tượng mục tiêu chủ yếu.
Việc thấu hiện về tệp khách hàng hiện tại sẽ chưa đủ cho sự chuẩn bị những bước tiếp trong tương lai. Để sẵn sàng hơn trong dài hạn, thương hiệu có thể cân nhắc tìm hiểu trước về nhóm đối tượng này để làm tiền đề kết nối trong tương lai gần. Tham khảo thêm: Nghiên cứu về genZ
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng mục tiêu và ngành hàng trên mạng xã hội.
Theo báo cáo của Buzzmetrics về Tết 2020, dịch bệnh COVID-19 không chỉ khiến Tết 2020 trở thành cái Tết Nguyên Đán dài nhất lịch sử mà phần nào đó đã thay đổi cách người dùng tiếp cận dịp đặc biệt này. Sang năm 2021, tác động của dịch bệnh ngày càng rõ nét hơn, không chỉ dừng lại ở một số hoạt động của người dùng mà đã bao gồm các chủ đề lớn của ngày Tết.
Theo báo cáo của Buzzmetrics về Tết 2020, dịch bệnh COVID-19 không chỉ khiến Tết 2020 trở thành cái Tết Nguyên Đán dài nhất lịch sử mà phần nào đó đã thay đổi cách người dùng tiếp cận dịp đặc biệt này. Sang năm 2021, tác động của dịch bệnh ngày càng rõ nét hơn, không chỉ dừng lại ở một số hoạt động của người dùng mà đã bao gồm các chủ đề lớn của ngày Tết.
Tết 2022 đang gần đến trong bối cảnh COVID-19 vẫn còn sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dùng. Do đó, có một cái nhìn toàn cảnh dịp Tết 2021 sẽ giúp thương hiệu có sự chuẩn bị tốt nhất cho dịp Tết sắp tới. Hiểu được điều này, Buzzmetrics đã tiến hành thực hiện báo cáo về những thay đổi lớn trong dịp Tết 2021, với các trọng tâm chính là:
1. Tổng quan về Tết và những chủ đề được thảo luận trên mạng xã hội2. Ảnh hưởng của COVID-19 đến Tết 20213. Các kịch bản của Tết 2022
Vào các dịp Tết năm trước, khoảng thời gian 1 đến 2 tuần trước Giao Thừa được xem là giai đoạn mà sự tập trung của người dùng vào Tết được đẩy lên cao nhất. Tuy nhiên, vào ngày 28/1/2021 - 2 tuần trước khi Tết 2021 chính thức diễn ra, dịch bệnh đã bất ngờ bùng phát ở Hải Dương, làm giảm mức độ quan tâm của người dùng về Tết và tổng lượng thảo luận về Tết sụt giảm nghiêm trọng.
Cụ thể, trong năm 2018, Tết đã thu về hơn 150 triệu buzz và cho đến năm 2020, lượng thảo luận đã tăng hơn gấp đôi với 350 triệu buzz. Đến năm 2021, chỉ còn 125 triệu buzz về Tết, thấp nhất trong 4 năm trở lại đây.
Trong khi lượng thảo luận giảm mạnh, thứ tự quan tâm của người dùng dành cho các chủ đề Tết vẫn không thay đổi. Chi tiêu mua sắm và đoàn tụ vẫn là 2 trong 10 chủ đề được bàn luận nhiều nhất. Tuy nhiên, góc độ và sắc thái của từng chủ đề đã bị biến đổi do ảnh hưởng dịch bệnh. Ví dụ: Đối với một dịp Tết thông thường, càng cận Tết thì nhu cầu mua sắm ngày càng tăng mạnh, giảm xuống khi Tết đến và chỉ cho thấy dấu hiệu phục hồi khi Tết đã qua. Với một dịp Tết COVID-19, người dùng lại nghiêng về tiết kiệm và khó khăn tài chính.
Đoàn tụ là chủ đề truyền thống của ngày Tết và thường xuyên được các thương hiệu xây dựng thông điệp. 2 tuần trước và trong Tết là khoảng thời gian mà chủ đề đoàn tụ được thảo luận sôi nổi nhất, với hai hoạt động lớn là chia sẻ khoảnh khắc cùng gia đình và niềm vui khi thăm nhà, chiếm đến 80% thị phần thảo luận về đoàn tụ. Tuy nhiên, đến năm 2021, đây vẫn là hai hoạt động chính nhưng không còn chiếm phần lớn thị phần như trước. Thay vào đó, hàng loạt các hoạt động mới nổi do ảnh hưởng của COVID-19, ví dụ như: hoãn kế hoạch về nhà, gọi điện báo gia đình không về nhà được, các biện pháp an toàn khi về quê, Tết trong khu cách ly. Nỗi lo đoàn tụ đã tăng gần gấp đôi, từ 8.1% trong năm 2020 lên 14.5% trong năm 2021.
Do COVID-19 bùng phát trước Tết nên nỗi lo đoàn tụ cùng với nỗi sợ không có Tết là hai vấn đề xuất hiện từ rất sớm. Người dùng phải đối mặt với nhiều câu hỏi và tỏ ra chần chừ trong quyết định về nhà. Đối với những người đã không về nhà trong một thời gian, nỗi lo đoàn tụ ngày càng lớn hơn. Cho đến sau Tết, người dùng vẫn tìm kiếm cơ hội được trở về nhà, nhưng tình hình dịch bệnh ngày một phức tạp khiến người dùng cảm thấy thất vọng.
Qua các mùa Tết, chi tiêu mua sắm vẫn là hoạt động được thảo luận sôi nổi nhất trên mạng xã hội. Báo cáo Tết năm 2019 cho thấy: Mặc dù phải đối diện với áp lực tài chính, người dùng vẫn sẵn sàng chi tiêu cho ngày Tết, và khoảng thời gian 2 tuần trước Tết là giai đoạn các quyết định mua sắm được đưa ra trọng trạng thái “sắp Tết mà chưa mua gì”. Sang năm 2020, có đến 83% người dùng cho rằng Tết là thời điểm để chi tiêu, và chỉ 17% người dùng lên kế hoạch tiết kiệm trong ngày Tết. Theo người dùng, chi tiêu cũng là cách để tự thưởng bản thân sau một năm làm việc vất vả. Khác biệt giữa năm 2020 và 2019 là ở các mặt hàng được người dùng lựa chọn, với khẩu trang nằm trong top 10 do ảnh hưởng của COVID-19.Tuy nhiên, trong dịp Tết 2021, tận hưởng thú vui mua sắm đã không còn là yếu tố được người dùng thảo luận nhiều nhất, mà thay vào đó là rào cản tài chính. Không chỉ dừng lại ở đó, nếu nhìn toàn cảnh Tết 2021, rào cản tài chính là nỗi lo lớn nhất của người dùng. Vì rào cản tài chính, người dùng đang mất đi động lực để chi tiêu và cân nhắc cắt giảm khoản đầu tư cho ngày Tết. Trước tình cảnh đó, người dùng quyết định quay về ăn một cái “Tết đơn giản nhưng đủ đầy”, là cái Tết giảm tải áp lực tài chính nhưng đồng thời không làm mất đi ý nghĩa ngày Tết.
Nhìn chung, dịch bệnh COVID-19 đã đặt người dùng trong tình huống không thể tận hưởng cái Tết như mình mong muốn. Vì vậy, người dùng buộc phải định nghĩa lại sự kiện Tết, đồng thời thích nghi với những hoạt động mới khi các hoạt động quen thuộc bị hạn chế. Đâu là những trào lưu của Tết 2021? Kịch bản nào sẽ xảy đến trong Tết 2022?
Hiện nay, việc tiến hành nghiên cứu thị trường không chỉ là câu chuyện phát phiếu khảo sát hay phỏng vấn trực tiếp. Mạng xã hội ra đời, tiếp theo đó là các công cụ thu thập thảo luận mạng xã hội (tiêu biểu như Social Listening) đã đem lại một môi trường nghiên cứu linh hoạt hơn, đặc biệt là với các đề tài Syndicated Research. Câu hỏi đặt ra là: Sử dụng dữ liệu Social Listening để tạo ra các Syndicated Research như thế nào?
Năm 2017, có khoảng 6 tỷ buzz được tạo trên mạng xã hội. Đến năm 2019, con số này đã tăng thêm 2 tỷ. Nếu xét riêng từng đề tài lớn trên mạng xã hội cũng thấy được sự tăng trưởng đáng kể về mặt thảo luận. Theo quan sát của Buzzmetrics, một đề tài lớn như Tết đã tạo ra khoảng 350 triệu thảo luận trong năm 2020, tăng trưởng 41% so với năm 2019. Những thống kê này cho thấy mạng xã hội là một nguồn cung dồi dào về ý kiến người dùng. Bên cạnh đó, đa phần thảo luận trên mạng xã hội do người dùng chủ động nêu lên và không bị ý kiến chủ quan của người làm nghiên cứu tác động.
Với khả năng khai thác nguồn thảo luận dồi dào và ít bị dẫn dắt của mạng xã hội, việc sử dụng Social Listening để làm Syndicated Research thường không bị giới hạn đề tài nghiên cứu. Với Social Listening, thương hiệu có thể:
1. Nắm bắt các chủ đề nóng trên toàn mạng xã hội
Tham khảo: Toàn cảnh về dịp Tết Nguyên Đán trên MXH
2. Phân tích các nhóm người dùng lớn có khả năng trở thành khách hàng mục tiêu của thương hiệu
3. Tìm hiểu thảo luận người dùng và hoạt động thương hiệu trong các dịp đặc biệt
Ngoài ra, dữ liệu trên mạng xã hội mang tính chất “sẵn có” (có thể thu thập ngay lập tức mà không phải khảo sát – phỏng vấn). Vì vậy, từ một Syndicated Research, thương hiệu có thể thuận tiện phát triển câu hỏi nghiên cứu để phù hợp hơn với tình hình thương hiệu. Nói cách khác, Social Listening giúp quá trình chuyển đổi Syndicated Research thành Custom Research được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Ở môi trường nghiên cứu truyền thống, một báo cáo luôn phải trải qua giai đoạn thu thập ý kiến người tiêu dùng, do đó cần thêm một lượng thời gian tương đối để thực hiện. Điều này phần nào hạn chế tính cập nhật của Syndicated Research, làm tăng độ trễ giữa kết quả nghiên cứu và thực tại ngành hàng.
Trong khi đó, Social Listening có thể thu thập dữ liệu theo thời gian thực. Một thảo luận được chia sẻ công khai sẽ được ghi nhận ngay tức thời. Nhờ đó, Social Listening tăng tính cập nhật cho các báo cáo Syndicated Research, đặc biệt là khi nghiên cứu về những chủ đề nóng.
Chủ đề nóng là dạng chủ đề thu hút mối quan tâm đột biến của người dùng trong một khoảng thời gian ngắn. Mỗi ngày thường xuất hiện 5 – 6 chủ đề nóng trên mạng xã hội. Chủ đề nóng có thể phản ánh được sự thay đổi hành vi của người dùng trong một ngành hàng và cần được theo dõi thường xuyên. Social Listening rút ngắn quãng cách thời gian giữa các báo cáo, cho phép nghiên cứu chủ đề nóng theo tuần, theo tháng hoặc theo quý.
Khả năng thu thập dữ liệu của Social Listening cũng đặc biệt hữu ích khi cần phải nghiên cứu người dùng trong một quãng thời gian dài, không gián đoạn, giúp thương hiệu bám sát với những chuyển biến của người dùng và đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong kế hoạch marketing.
Ví dụ: Sử dụng công cụ Social Listening để theo dõi thảo luận cho thấy: Chủ đề COVID-19 trải qua 4 giai đoạn (Bùng dịch – Đỉnh dịch – Giãn cách xã hội – Hậu giãn cách). Mỗi giai đoạn khác nhau lại phát sinh những câu hỏi nghiên cứu khác nhau.
Ở giai đoạn đầu là sự thay đổi trong cách chăm sóc sức khỏe. Ở giai đoạn thứ hai là sự thay đổi trong cách trợ giúp cộng đồng. Ở giai đoạn thứ ba là sự thay đổi trong cung cách làm việc. Giai đoạn cuối cùng chứng kiến sự thay đổi trong các dự định và mong đợi của người dùng.
Tham khảo: COVID-19: Phân tích người dùng trước, trong và sau giãn cách xã hội
Tiến hành Syndicated Research trong môi trường nghiên cứu truyền thống tồn tại một số hạn chế nhất định. Đó là (1) không có sẵn nguồn dữ liệu và (2) chậm cập nhật. Tuy nhiên, với công cụ Social Listening, các báo cáo Syndicated Research được đảm bảo về nguồn dữ liệu dồi dào (thảo luận trên mạng xã hội) để thực hiện đề tài lớn và khả năng cập nhật liên tục, giảm thiểu độ trễ giữa thực tế và kết quả nghiên cứu.
Với sự bùng nổ của làn sóng đầu tư, các kênh truyền thông mạng xã hội cũng chứng kiến sự bùng nổ các thảo luận về chứng khoán. Thảo luận trên MXH có ảnh hưởng đến chứng khoán và ngược lại, diễn biến trên thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng đến thảo luận MXH.
Trên mạng xã hội mỗi ngày đều có nhiều chủ đề nóng (hot topic), không chỉ riêng về chứng khoán. Tuy nhiên, để một hot topic trở thành một xu hướng (trend) không dễ. Thông thường, để kiểm chứng một chủ đề thảo luận có phải là một xu hướng hay không, ta thường căn cứ vào các dấu hiệu:
Vậy, hãy cùng xem thảo luận về chứng khoán đã đạt được các điều kiện nào để trở thành một xu hướng nhé.
Xu hướng tìm kiếm trên Google là một trong các dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ chứng khoán. Cụ thể, bắt đầu từ năm 2020 trở lại đây, số lượt tìm kiếm xoay quanh các từ khóa “chứng khoán” và “cổ phiếu” tăng dần thời thời gian (đường xu hướng đi lên). Đặc biệt vào tháng 6 năm 2021, khi dịch bệnh đang ở mức báo động nhất từ trước đến nay, “chứng khoán” và “cổ phiếu” cũng đạt đỉnh tìm kiếm trên Google.
Đối chiếu với thị trường trong nước, số lượng tài khoản chứng khoán trong năm 2021 cao đột biến so với từng năm (tăng 275% so với năm 2020). Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong 3 tháng 6, 7, 8 của năm 2021 (mùa cao điểm dịch COVID-19), nhà đầu tư trong nước đã mở mới 372.193 tài khoản chứng khoán, con số này xấp xỉ bằng số lượng tài khoản mới mở của cả năm 2020 (393.600). Mặt bằng lãi suất đầu năm 2021 giảm từ 1,5% đến 2,5%, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Theo số liệu báo cáo của Cục Thuế TP.HCM, trong 4 tháng đầu năm 2021, thuế thu từ lĩnh vực chứng khoán tăng đột biến 221,3% so với 2020. Còn theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ cuối quý 1/2020 đến nay, dư nợ cho vay ký quỹ tăng lên gần gấp 3, đạt gần 110.000 tỉ đồng.
Trong bối cảnh đó, kể từ cuối tháng 10/2021, thị trường chứng khoán vượt mốc 1.400 điểm (cao nhất lịch sử), từ đó mở ra hy vọng thị trường tiếp tục lập điểm trong tương lai và trở thành lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư trong nước.
Với sự bùng nổ của làn sóng đầu tư, các kênh truyền thông mạng xã hội cũng chứng kiến sự bùng nổ các thảo luận về chứng khoán. Trên TikTok - nền tảng sáng tạo nội dung dành cho giới trẻ, hashtag #chungkhoan đã đạt 27 triệu lượt xem. Trong khi đó, diễn đàn F319 - một diễn đàn chuyên thảo luận về chứng khoán, tạo ra trung bình 3,000 lượt tương tác cho mỗi bài đăng. Theo thống kê của Buzzmetrics, trên Facebook, nửa cuối năm 2021 tương ứng với giai đoạn dịch bùng phát trên diện rộng và giãn cách xã hội kéo dài, lượng users thảo luận về chứng khoán tăng 84.65%, đi kèm lượng thảo luận về chứng khoán tăng khoảng 100% so với giai đoạn nửa đầu năm 2021.
Không chỉ tăng trưởng về lượng thảo luận, nội dung về chứng khoán đã có sự phát triển theo hướng đơn giản hóa hơn để gần gũi và dễ hiểu với số đông người dùng. Trước đây, khi nhắc đến chứng khoán, người dùng thường liên tưởng đến những số liệu tài chính hay những đường xu hướng khô khan. Hiện nay, chủ đề chứng khoán hiện nay đã được trình bày dưới dạng các clip vui, ảnh chế, truyện tranh chế. Nội dung được tạo mới liên tục & ngay lập tức theo diễn biến các thay đổi của thị trường. Bởi vì trào lưu dần lan rộng, kết hợp với hot trend "Tài chính 4.0" đang nổi lên trong năm 2021, nhiều thuật ngữ (social slang) - nhằm chỉ một số hiện tượng, định nghĩa trong lĩnh vực chứng khoán - cũng xuất hiện và được sử dụng bởi cộng đồng người dùng. Một số slang tiêu biểu gồm có: “lùa gà”, “bắt đáy”, “về bờ”,.. Các slang này dần thảo thành bộ từ điển & ngôn ngữ chung cho nhóm người dùng quan tâm đến chứng khoán.Bên cạnh đó, cũng có chủ đề nóng được nhiều thảo luận như: cô gái 9x chơi chứng khoán, bà cụ chơi chứng khoán, 17 tuổi chơi chứng khoán,... Điều này làm các thảo luận về chứng khoán duy trì độ nóng (heat) liên tục trên mạng xã hội
Các thảo luận trên mạng xã hội cũng cho thấy, trào lưu chứng khoán cũng đang có tác động lên hầu hết những khía cạnh trong cuộc sống của nhà đầu tư, bao gồm cả những ảnh hưởng lên hành vi và thái độ. Về mặt tâm lý, việc kết quả không tốt có thể khiến người chơi cảm thấy “đau đầu”, “mất ăn mất ngủ”. Những người dùng có nguồn tiền nhàn rỗi cũng cân nhắc việc đầu tư vào chứng khoán. Nếu việc đầu tư thuận lợi, người dùng sẽ cởi mở hơn trong việc chi tiêu.
Liên quan đến chủ đề chứng khoán, mạng xã hội có hai vai trò chính: (1) nơi lan tỏa thảo luận về chứng khoán & thu hút thêm lượng người quan tâm và (2) kho thông tin về chứng khoán. Riêng vai trò thứ (2), độ tin cậy và độ ảnh hưởng của mạng xã hội như một kho thông tin sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm của nhóm người dùng.
Với nhóm nhà đầu tư Fn - vốn là những cá nhân/tổ chức có nhiều năm kinh trên thị trường, họ thường chỉ “tiêu hóa” thông tin trên mạng xã hội ở dạng tham khảo, đối chiếu. Họ đã trải qua các biến động của thị trường nên đã xây dựng cho riêng mình những chiến thuật đầu tư phù hợp và một lượng kiến thức dồi dào. Các biến động trên mạng xã hội ít làm dao động quyết định của nhà đầu tư Fn. Khi tiếp cận với một thông tin mới, họ sẽ không vội tin theo mà sẽ cẩn thận đánh giá và bày tỏ sự nghi ngờ dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có. Nhìn chung, nhóm Fn thường là người truyền tải thông tin hơn là hấp thụ thông tin. Họ thường đưa ra các nhận định và hướng dẫn nhiều khía cạnh khác nhau trong chứng khoán, ví dụ như: xu hướng, chính sách, tình hình doanh nghiệp, mã chứng khoán, danh mục đầu tư,...Bên cạnh đó, họ cũng không quên chia sẻ các thành tích, thăng trầm trong quá trình đầu tư. Một nhóm người dùng nổi bật khác trong chủ đề chứng khoán là nhóm F0 - những nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Đặc điểm của nhóm này là còn trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Cho nên, họ thường sẽ đứng ở vai trò tiếp nhận thông tin hơn là truyền bá thông tin. Do đó, mạng xã hội sẽ là nơi để nhóm F0 thu thập thông tin nền tảng. Trái với nhóm Fn, mạng xã hội thường có tác động rất lớn đến nhóm F0. Lượng thông tin dồi dào trên mạng xã hội giúp nhóm F0 tiếp cận với kiến thức mới, nhưng đồng thời cũng khiến họ dễ bị dẫn dắt và chạy theo hiệu ứng đám đông (FOMO). Thiếu kiến thức về tài chính khiến họ nảy sinh tâm lý sợ hãi, dễ hoảng loạn với sự biến động của thông tin. Chính vì F0 dễ bị mạng xã hội tác động nên có nhiều cộng đồng xuất hiện dành riêng cho F0. Nội dung của các cộng đồng này thường có tính chất trẻ trung, dễ hiểu, hài hước.
Hiện nay, SSI, VND và VPS đang là các thương hiệu có lượng thảo luận vượt trội trong lĩnh vực chứng khoán, “tách top” so với các thương hiệu còn lại.
Về SSI, đây là thương hiệu đang có tổng lượng thảo luận cũng như thảo luận tự nhiên từ người dùng cao nhất (người dùng chiếm đến 72% thảo luận của thương hiệu này). Lý do lượng thảo luận tự nhiên của SSI cao đến từ ba hoạt động chính: (1) Các bản tin đánh giá thị trường, (2) Loạt bài chia sẻ kiến thức và (3) minigame. Mặc dù minigame, theo nhận định của một bộ phận người dùng, là chưa hấp dẫn nhưng họ vẫn tham gia vì giá trị phần thưởng. Một thương hiệu khác có tỷ lệ thảo luận tự nhiên tương đối cao là VND nhờ vào việc lên sàn cổ phiếu và tăng trưởng cổ phiếu tốt. Trong khi đó, lực lượng broker tạo nên thị phần thảo luận lớn nhất cho VPS. Nội dung được nhóm broker triển khai thường là: (1) tự học chứng khoán cho F0 và (2) khoe lãi, mời vào room vip. Ngoài ra, trên fanpage của VPS có tổ chức giải đấu Chứng khoán phái sinh (Kết hợp Chứng khoán và Esport). Nhóm video thuộc giải đấu này thu về lượt xem và lượt thảo luận nhiều nhất.
Tìm hiểu thêm: Bức tranh toàn cảnh thảo luận ngành chứng khoán trên mạng xã hội
Millennials, đặc biệt là phụ nữ, từ lâu đã là nhóm khách hàng quen thuộc của nhiều thương hiệu và được nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, “khách hàng quen thuộc” có đi cùng với dễ hiểu và dễ nắm bắt? Qua quan sát của Buzzmetrics về trên mạng xã hội, phụ nữ Millennials là nhóm người dùng đặc biệt phức tạp. Mối quan tâm và các khó khăn của họ không cố định mà luôn có sự thay đổi tại những thời điểm quan trọng của cuộc sống. Vì vậy, khi tìm hiểu phụ nữ Millennials, thương hiệu cần lưu ý điều gì?
Gen Z là một thế hệ mới và đang trên con đường trở thành lực lượng tiêu dùng chính. Chưa có quá nhiều nghiên cứu về Gen Z, đặc biệt là Gen Z trên mạng xã hội, nên thế hệ này vẫn thường được gọi là một thế hệ bí ẩn. Trong khi đó, Millennials, đặc biệt là phụ nữ, từ lâu đã là nhóm khách hàng quen thuộc của nhiều thương hiệu và được nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, “khách hàng quen thuộc” có đi cùng với dễ hiểu và dễ nắm bắt? Qua quan sát của Buzzmetrics về trên mạng xã hội, phụ nữ Millennials là nhóm người dùng đặc biệt phức tạp. Mối quan tâm và các khó khăn của họ không cố định mà luôn có sự thay đổi tại những thời điểm quan trọng của cuộc sống. Vì vậy, khi tìm hiểu phụ nữ Millennials, thương hiệu cần lưu ý điều gì?
Khám phá 3 sự thật cần biết về Gen Z tại đây.
Trong một số nghiên cứu truyền thống, nhóm nữ Millennials thường được nhìn nhận chung là nhóm người yêu công việc và tự chủ về tài chính hơn các thế hệ khác. Theo quan sát của Buzzmetrics, những đặc điểm này vẫn được thể hiện qua các thảo luận của nhóm nữ Millennials trên mạng xã hội, nhưng chưa phản ánh tất cả về nhóm người dùng này.
Nữ Millennials là nhóm người dùng đã trải qua nhiều bước ngoặt mang tên LẦN ĐẦU: lần đầu đi làm, lần đầu có người yêu, lần đầu lập gia đình và thậm chí là lần đầu làm mẹ. Mỗi một lần đầu như thế mở ra một giai đoạn sống khác nhau của phụ nữ Millnnials, và do đó mối quan tâm và lối sống cũng thay đổi theo. Cụ thể phụ nữ Millennails bao gồm 4 nhóm: (1) nhóm độc thân, (2) nhóm lập gia đình nhưng chưa có con, (3) nhóm lần đầu làm mẹ, (4) nhóm có kinh nghiệm sinh con 2 lần trở lên. Ví dụ: Nhóm độc thân cố gắng cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân. Nhóm lần đầu làm mẹ hướng về gia đình và không còn đặt sự nghiệp làm mối quan tâm hàng đầu như giai đoạn trước.So với Gen Z - một thế hệ mới hơn và phần đông nhóm người dùng của thế hệ này vẫn có nhiều điểm chung, nữ Millennials có đặc tính thay đổi theo từng bước ngoặt. Với những bước ngoặt mà họ trải qua, thương hiệu không nên chỉ nhìn phụ nữ Millennials như một tập hợp người hoàn toàn đồng nhất và hành vi và mối quan tâm. Có nhiều hơn một nhóm nữ Millennials trên mạng xã hội, và do đó cũng có nhiều hơn một cách trò chuyện với nữ Millennials.
Đối với nhóm nữ Millennials độc thân, tình yêu là một chủ đề thảo luận đặc trưng, cũng là chủ đề lớn nhất và có những khác biệt so với thế hệ Gen Z - vốn là nhóm người dùng trẻ trung hơn và đang trên đà trở thành lực lượng mua sắm chính.
Điểm khác biệt lớn nhất là tính chất câu chuyện. Nếu như Gen Z thích những câu chuyện tình yêu tuổi mới lớn trong sáng thì Millennials lại thích lắng nghe những câu chuyện tình yêu có yếu tố drama, hoặc ít ra câu chuyện phải có một bước ngoặt bất ngờ khiến mọi người phải ố lên. Ví dụ: Vào khoảng cuối năm 2020 - đầu năm 2021, câu chuyện giữa Sơn Tùng và Hải Tú đã thu về gần 1 triệu thảo luận từ các người dùng nữ. Đến 83% là thảo luận đến từ nhóm nữ Millennials. Vì vậy, khi muốn kể một câu chuyện tình yêu với nữ Millennials, thương hiệu nên cân nhắc về tính drama và twist sẽ xảy ra. Ngoài ra, thảo luận về tình yêu của nữ Millennials luôn ám chỉ một kết quả rõ ràng, một đích đến cụ thể. Nhóm người dùng này mong muốn một mối quan hệ nghiêm túc và tỏ ra nhạy cảm với từ khóa “hôn nhân”. Đối với Gen Z, mặc dù họ than “ế” và “cô đơn” nhưng sự than thở đó chỉ nhằm tạo cảm giác thuộc về một cộng đồng nào đó. Nhìn chung, tình yêu là một chủ đề lý tưởng để tiếp cận nữ Millennials độc thân. Để kết nối hiệu quả hơn nữa với nhóm người dùng này, “twist” và “drama” là các từ khóa phải có trong câu chuyện tình yêu của thương hiệu.
Mối quan tâm của phụ nữ Millennials thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc sống. Khi có sự chuyển dịch trong mối quan tâm của nhóm người dùng này thì mức độ tận hưởng cuộc sống của họ cũng thay đổi theo.
Phụ nữ Millennials có ba mối quan tâm chủ yếu: Gia đình, sự nghiệp và tình yêu bản thân. Gia đình là tập hợp những thảo luận nhắc đến chồng, con và những người thân khác (ví dụ: khoe được chồng tặng quà, khoe đi chơi với con, thăm ông bà cuối tuần,...). Trong khi đó, tình yêu bản thân được thể hiện qua các thảo luận về tận hưởng cuộc sống bản thân (ví dụ: đi du lịch, uống cà phê chào ngày mới, đắp chăn nằm nhà xem phim,...). Ở giai đoạn độc thân, mối quan tâm của nữ Millennials là tình yêu và sự nghiệp. Đây là lúc họ tương đối tận hưởng cuộc sống, mặc dù có một số lo lắng về tài chính nhưng các lo lắng đó không thực sự nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi mới lập gia đình và sinh con lần đầy, nữ Millennials bắt đầu cảm thấy áp lực và ít tận hưởng cuộc sống hơn. Lý do là vì họ có thêm các vai trò mới cần phải chu toàn, đặc biệt là vai trò làm mẹ. Mối quan tâm lớn nhất của họ đã chuyển dịch từ công việc sang gia đình. Tuy nhiên, phụ nữ có kinh nghiệm sinh 2 con trở lên lại có xu hướng tận hưởng cuộc sống trở lại. Những trải nghiệm trong quá khứ khiến nhóm người dùng này xây dựng được giải pháp phù hợp cho từng vấn đề và không còn hoang mang với những câu hỏi về LẦN ĐẦU nữa, giúp họ dành nhiều thời gian cho bản thân hơn mà vẫn chăm lo được cho gia đình. Điều này được phản ánh qua sự chuyển dịch các mối quan tâm: Gia đình vẫn là mối quan tâm lớn nhưng thị phần thảo luận đã giảm đi đáng kể (từ 64% xuống 47%), còn tình yêu bản thân lại được quan tâm nhiều hơn (từ 17% lên 26%). Có thể thấy, những biến chuyển của phụ nữ Millennials qua từng giai đoạn tương đối phức tạp. Khi đã xác định nhóm phụ nữ Millennials mà mình muốn tiếp cận, thương hiệu cần phải tìm hiểu thêm cách nhóm phụ nữ đó cân bằng gia đình - công việc - bản thân như thế nào để tạo được sự kết nối.
Nghiên cứu thị trường, một công đoạn không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch Marketing nào, được chia thành 2 loại hình chính: Syndicated Research và Custom Research. Trong đó, Syndicated Research đặc biệt quan trọng với các thương hiệu mới bước chân vào ngành hàng. Vậy thì Syndicated Research là gì?
Nghiên cứu thị trường là một quá trình thu thập thông tin để hiểu sâu hơn về người dùng cũng như mối tương quan giữa người dùng và thương hiệu. Do đó, nghiên cứu thị trường là một công đoạn không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch Marketing nào. Về cơ bản, nghiên cứu thị trường được chia thành 2 loại hình chính: Syndicated Research và Custom Research. Mỗi loại hình có những lợi thế riêng, sẽ giải quyết những vấn đề khác nhau của thương hiệu. Trong khuôn khổ bài viết này sẽ giải đáp 3 câu hỏi: (1) Syndicated Research là gì? (2) Custom Research là gì? (3) Syndicated Research hay Custom Research cho bài toán của thương hiệu?
Syndicated Research là loại hình nghiên cứu được tiến hành độc lập với đầu ra có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều thương hiệu. Đối tượng nghiên cứu của Syndicated Research thường là các đề tài lớn, mang tính bao quát của một ngành hàng hay một cộng đồng người dùng. Syndicated Research không thực hiện theo yêu cầu của một khách hàng cụ thể mà kết quả nghiên cứu cung cấp cho cả thị trường sử dụng. Do vậy, Syndicated Research sẽ hiệu quả hơn về mặt chi phí so với Custom Research, vốn chỉ phục vụ nhu cầu của một khách hàng. Kết quả của Syndicated Research thường được trình bày dưới dạng báo cáo, có giá trị tham khảo với bất kì thương hiệu nào, đặc biệt là những thương hiệu đang tìm cách thâm nhập thị trường mới. Ngoài ra, với thương hiệu chưa nghiên cứu ngành hành trong một thời gian dài, Syndicated Research cũng là cách nhanh chóng cập nhật kiến thức.
Ví dụ: Nghiên cứu tổng quan về thị trường máy giặt cho thấy: Không phải giảm giá càng nhiều thì sẽ kích thích ý định mua hàng của người dùng. Việc giảm giá từ 50% trở lên sẽ khiến người dùng bắt đầu nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Thay vào đó, giảm giá ở một mức không vượt quá 15% sẽ thúc đẩy ý định mua tốt nhất. Bất kỳ thương hiệu thuộc ngành hàng máy giặt có thể tận dụng kết quả nghiên cứu này cho chiến dịch khuyến mãi của mình, vì đây là xu hướng chung của thị trường.
Xem thêm:Hoạt động phân phối Online - Mạng xã hội có thể giúp được gì?
Khác với Syndicated Research, Custom Research là loại hình nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của một khách hàng cụ thể. Các đề tài và câu hỏi nghiên cứu được thiết kế dựa trên mối quan tâm riêng của thương hiệu. Kết quả nghiên cứu thuộc quyền sở hữu của khách hàng. Trong trường hợp của Syndicated Research, kết quả nghiên cứu sẽ thuộc quyền sở hữu của đơn vị tiến hành nghiên cứu. Do tập trung giải quyết nhu cầu của một thương hiệu nhất định, Custom Research có mức độ nghiên cứu sâu hơn, khả năng ứng dụng cao hơn nhưng phạm vi ứng dụng cũng hẹp hơn Syndicated Research.
Ví dụ: Một thương hiệu thức máy giặt đang hướng đến đối tượng là những người phụ nữ lớn tuổi, đã có gia đình. Thông điệp của thương hiệu là tiết kiệm nước. Sau một thời gian, thương hiệu nhận thấy thông điệp trên không được nhóm người dùng hưởng ứng. Lúc này, một nghiên cứu có thể được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các khuyến nghị giải quyết khủng hoảng cho thương hiệu. Kết quả cho thấy: Với nhóm phụ nữ lớn tuổi có gia đình, họ thường quan tâm đến tính năng chống nhăn của máy giặt để tiết kiệm thời gian làm việc nhà. Kết quả này sẽ giúp cải thiện vấn đề của thương hiệu này, nhưng không thể áp dụng cho các thương hiệu khác, do khác nhau về nhóm người dùng mục tiêu.
Xem thêm: Ngành hàng máy giặt - Mâu thuẫn tâm lý thú vị của người dùng
Syndicated Research và Custom Research đều có những thế mạnh riêng. Với khả năng cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thị trường, Syndicated Research góp phần xây dựng nền tảng của một chiến dịch. Tiếp đến, Custom Research có thể được tiến hành để cung cấp một góc nhìn chuyên sâu dựa trên tình hình của thương hiệu, từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp cho kế hoạch marketing. Tuy nhiên, giữa Custom Research và Syndicated Research tồn tại những khác biệt nhất định nên khó thay thế lẫn nhau. Thương hiệu sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn nếu sử dụng Syndicated Research để giải quyết các đề tài hẹp hay mang tính đặc trưng. Theo chiều ngược lại, thương hiệu sẽ gây lãng phí nguồn lực nếu sử dụng Custom Research cho những đề tài tổng quan vốn có thể giải quyết bằng Syndicated Research.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
COVID-19 là chủ đề thảo luận nóng nhất trên mạng xã hội trong nửa đầu năm 2020. Riêng tháng 3 - tháng cao điểm của dịch bệnh, trung bình mỗi ngày có gần 2 triệu lượt thảo luận về COVID-19. Trong suốt diễn biến của dịch bệnh từ lúc bắt đầu - bùng phát - giãn cách xã hội - giảm dần, COVID-19 đã tạo ra nhiều biến đổi thú vị trong mối quan tâm và hành vi người dùng mạng xã hội. Trong báo cáo này, hãy cùng Buzzmetrics điểm lại các cột mốc và sự biến chuyển của người dùng qua các giai đoạn:
COVID-19 là chủ đề thảo luận nóng nhất trên mạng xã hội trong nửa đầu năm 2020. Riêng tháng 3 - tháng cao điểm của dịch bệnh, trung bình mỗi ngày có gần 2 triệu lượt thảo luận về COVID-19. Trong suốt diễn biến của dịch bệnh từ lúc bắt đầu - bùng phát - giãn cách xã hội - giảm dần, COVID-19 đã tạo ra nhiều biến đổi thú vị trong mối quan tâm và hành vi người dùng mạng xã hội. Trong báo cáo này, hãy cùng Buzzmetrics điểm lại các cột mốc và sự biến chuyển của người dùng qua các giai đoạn:
Ở mỗi giai đoạn, Buzzmetrics sẽ tập trung phân tích đặc điểm thảo luận của người dùng, từ đó tìm hiểu:
Vào đầu tháng 1, người dùng đã nhắc đến COVID-19. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 lúc này chỉ mới dừng lại ở mức độ được nhận biết bởi một bộ phận người dùng. Vào khoảng cuối tháng 1, 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận ở Việt Nam. Thảo luận bắt đầu trở nên sôi nổi hơn, xoay quanh các chủ đề: (1) Cập nhập thông tin về dịch bệnh (2) Các cách phòng bệnh (3) Thái độ người dùng về dịch bệnh. Tình hình trong nước được chia sẻ thường xuyên, vì COVID-19 có thể tác động tới sinh hoạt người dùng, mà cụ thể vào thời điểm đó là lịch đi học lại. Các tin đồn về nguồn gốc dịch bệnh cũng được người dùng quan tâm theo dõi, và chính các tin đồn này đã tạo nên nỗi hoang mang về tin giả, bên cạnh nỗi hoang mang về dịch bệnh.
Qua góc nhìn Social Listening, người dùng bắt đầu cho thấy sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt hằng ngày để phòng bệnh. Ngay từ khi COVID-19 vừa có mặt ở Việt Nam, các bác sĩ đã chủ động đưa ra các lời khuyên phòng bệnh và kêu gọi mọi người đừng hoang mang với tin giả. Cụ thể, vào khoảng cuối tháng 1, các khuyến cáo phòng bệnh COVID-19 của bác sĩ Trương Hữu Khanh (bệnh viện Nhi Đồng 1) đã được nhiều trang cộng đồng chia sẻ.Xem thêm các gương mặt bác sĩ uy tín trong đợt dịch COVID-19 tại SocialLift.Sự tham gia tích cực của các bác sĩ đã góp phần hình thành quan điểm phòng bệnh của người dùng: Không có một giải pháp đơn lẻ nào giúp chống COVID-19 hiệu quả. Thay vào đó, cần điều chỉnh toàn diện lối sinh hoạt thường ngày, từ việc ăn uống, vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang cho tới rửa tay thường xuyên. Bùng nổ nhu cầu khẩu trang cũng làm mạng xã hội xôn xao về vấn đề: tăng giá khẩu trang, khan hiếm khẩu trang, các loại khẩu trang phòng bệnh, cách đeo khẩu trang đúng. Điều này làm "Khẩu trang" trở thành từ khóa nóng trên mạng xã hộiNgoài khẩu trang, người dùng còn nhắc nhiều tới thực phẩm chức năng, đặc biệt là viên uống bổ sung vitamin, cùng với các mặt hàng khác như xịt chống khuẩn và nước súc miệng. Đồng thời, người dùng bày tỏ mối quan tâm đến các dịch vụ như du lịch, hàng không, khách sạn và nhà hàng, vì nếu COVID-19 lan rộng, nhiều khả năng họ sẽ không được sử dụng những dịch vụ này.
Vào ngày 26/2, bệnh nhân cuối cùng của giai đoạn 1 đã xuất viện. Xu hướng thảo luận về đại dịch COVID-19 có chiều hướng giảm dần. Mối quan tâm của người dùng chuyển từ phòng bệnh sang vấn đề "Thời điểm học sinh sinh viên đi học lại". Tuy nhiên, chỉ trong 1 ngày duy nhất là ngày 7/3, lượng thảo luận đã tăng vọt lên 12 triệu. Từ đây, giai đoạn 2 bắt đầu với sự xuất hiện của những ca nhiễm cộng đồng.Khi mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh thay đổi, chủ đề thảo luận của người dùng cũng thay đổi. Trước đó, chống dịch là thay đổi lối sống bản thân, từ việc ăn uống sạch cho đến rửa tay, đeo khẩu trang cá nhân. Bây giờ, chống dịch là chung tay ủng hộ nhà nước qua các hình thức: nhắn tin ủng hộ chính phủ, phổ biến thông tin chính thống, tham gia khai báo y tế.
Có thể thấy, đây là giai đoạn mà ý thức cộng đồng của người dùng đang rất mạnh. Mỗi người đang nỗ lực tạo ra các đóng góp cho xã hội, dù ít hay nhiều. Cũng trong thời điểm này, có tới hơn 250 thương hiệu đã chung tay chống dịch và được người dùng ghi nhận. Đáng kể có chiến dịch Bảo vệ bác sĩ 24h của VitaDairy đứng đầu bảng xếp hạng BSI Top 10 03/2020. Trước đó vào tháng 2, vị trí này thuộc về chiến dịch Bánh mì thanh long của ABC Bakery - một chiến dịch nhằm giải cứu nông sản Việt Nam.Xem thêm các hoạt động CSR mùa COVID-19 của các thương hiệu tại đây.
Đầu tháng 4, chính phủ ban hành lệnh giãn cách xã hội, yêu cầu người dùng không ra đường khi không cần thiết và tạm dừng hoạt động của các dịch vụ không thiết yếu. Cho đến giai đoạn này, tin giả không còn là nỗi lo nữa. Chính phủ đã có kênh thông tin chính thức và người dùng có sự cân nhắc khi chia sẻ thông tin. Các biện pháp phòng dịch cũng được chính phủ thường xuyên phổ biến. Các doanh nghiệp cũng bắt đầu chuyển sang chế độ làm việc từ xa, cho phép nhân viên không phải đến công ty. Với hoàn cảnh như trên, hầu như các chủ đề thảo luận của người dùng đều xoay quanh cuộc sống ở nhà.
Có tới 70% người dùng bày tỏ sự hào hứng dù sinh hoạt cá nhân và công việc đang bị trộn lẫn với nhau. Họ cho rằng, làm việc ở nhà đem tới sự thoải mái về giờ giấc, và tranh thủ tận dụng khoảng thời gian này để làm những điều bình thường hiếm có cơ hội. Đó là chơi đùa với con cái và thú cưng nhiều hơn, chăm sóc cây hoa, tập thể dục hay dọn dẹp nhà cửa.
Nếu người dùng có thể hiện nỗi lo nào, nỗi lo đó không hẳn về công việc. 13% người dùng sợ rằng ở nhà sẽ cô đơn và có tới 26% người dùng sợ rằng ở nhà sẽ tăng cân. Lý do là vì: Người dùng thường ăn rất nhiều trong quá trình làm việc, để cải thiện tâm trạng và đối phó với stress. Nhắc đến ăn uống, báo cáo của Buzzmetrics cho thấy nấu ăn tại nhà có xu hướng tăng lên trong giai đoạn giãn cách. Người dùng cảm thấy họ đã tìm được niềm vui nơi góc bếp và trở nên gắn bó với gia đình hơn qua các bữa ăn. Chính điều này đã dẫn đến sự bùng nổ trào lưu "Yêu Bếp" và sự phát triển một số hội nhóm trên mạng xã hội, bao gồm: “Yêu Bếp”, “Nghiện Nhà”, “Ở Nhà Vui Thấy Bà". Những thú vui này góp phần tạo nên trạng thái tích cực của người dùng trong tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và người dùng bị ảnh hưởng nhiều đến cả công việc lẫn thói quen sinh hoạt bình thường.Tham khảo thêm về chủ đề Work From Home tại đây.
Người dùng cũng tranh thủ mùa giãn cách để học thêm những cái mới. Ngoài nấu ăn đã nhắc đến ở trên, người dùng còn tập tành trang trí nhà cửa. Họ coi đây là 1 cách để chăm sóc bản thân, cải thiện tâm trạng và tạo động lực (mood) làm việc tại nhà. Cha mẹ thì hướng dẫn con nhỏ sắp xếp & dọn dẹp nhà cửa để rèn tính tự lậpGiãn cách xã hội làm đường phố vắng vẻ và cuộc sống chậm hơn. Các thảo luận mạng xã hội cho thấy, người dùng nhìn nhận khoảng thời gian giãn cách là một cơ hội đặc biệt, giúp họ có thời gian sống chậm: chăm sóc bản thân & suy nghĩ về cuộc sống. Vì thế, thay vì quá lo lắng, họ cố gắng tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian này.Điều thú vị là một số người dùng nói rằng: Giãn cách xã hội giúp họ phòng ngừa COVID-19 nhưng lại làm họ nhiễm "virus" Tiktok. Người dùng bắt đầu sử dụng TikTok để giải trí tại nhà. TikTok trở thành nơi ra đời của các trào lưu giãn cách, tiêu biểu như #pillowchallenge (thử thách "Lấy gối làm váy") hay #onhavanvui (chiến dịch khuyến khích người dùng ở nhà do TikTok và UNICEF phối hợp). Theo thống kê của Sensor Tower, Tiktok đã trở thành ứng dụng có lượt về tải về cao nhất của quý 1/2020 với hơn 315 triệu lượt tải về. Không chỉ là nơi giới trẻ tìm đến lúc nhàn rỗi, TikTok còn trở thành kênh tuyên truyền chống dịch, mà cụ thể là trào lưu vũ điệu rửa tay #handwashingdance do người nổi tiếng phát động.
Nghiên cứu của Ipsos thực hiện trên 29,000 mẫu ở 15 quốc gia cho thấy: Đến 80% người dùng Việt Nam tin rằng kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng sau dịch. Theo quan sát của Buzzmetrics, từ khóa "hết dịch" đã được người dùng nhắc đến ngay khi còn trong giai đoạn giãn cách xã hội. Khi nhắc đến "hết dịch", chủ đề thảo luận phổ biến nhất của người dùng là lên kế hoạch cho các hoạt động sau dịch. Một bộ phận người dùng khác bày tỏ lo lắng về những nguy cơ sẽ xuất hiện sau dịch, hoặc đơn giản là cầu nguyện cho dịch bệnh qua mau.
Thư giãn & Kết nối sẽ là 2 ưu tiên hàng đầu của người dùng, nhưng với từng nhóm đối tượng sẽ có góc nhìn nhận khác nhau. Với những người độc thân, họ đã lên sẵn kế hoạch ăn uống gặp gỡ bạn bè và đặc biệt là du lịch. Trong thời gian giãn cách xã hội, họ thường xuyên chia sẻ những kỉ niệm du lịch cũ, hoặc tag bạn bè vào các bài viết về du lịch, kèm theo những câu than thở thể hiện mong muốn được đi du lịch như "không biết khi nào mới được đi", "nhớ nơi này quá". Trong khi đó, kế hoạch của nhóm có gia đình chủ yếu là về thăm nhà. Họ thể hiện ý định dắt con về quê thăm ông bà sau một thời gian hạn chế ra ngoài. Bên cạnh đó, một bộ phận ông bố bà mẹ đi làm xa, không được về thăm con do lệnh hạn chế di chuyển nên họ mong hết dịch để về thăm con cái. Nhóm có gia đình cũng có dự định đi chơi, nhưng họ chỉ thể hiện ý muốn đi nói chung chứ chưa vạch ra một kế hoạch cụ thể nào. Với những người dùng thuộc nhóm này, đi chơi trước hết là cơ hội để con cái được ra ngoài đường, bù đắp cho khoảng thời gian dài bị nhốt ở nhà chứ không hắn xuất phát từ nhu cầu của bố mẹ.
Một bộ phận người dùng cảm thấy ngán ngẩm với các món ăn tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội. Họ nhớ món ăn ở quán yêu thích, muốn tận hưởng bầu không khí đông vui và thực đơn đa dạng của các quán ăn. Họ mong chờ nới lỏng giãn cách xã hội để được tổ chức các cuộc gặp gỡ bạn bè và gia đình.Những thảo luận này cho thấy người dùng đã bắt đầu chuẩn bị cho sự trở lại từ ngay trong mùa giãn cách xã hội. Đặc biệt, báo chí phản ánh hiện tượng một lượng lớn du khách đổ về các địa điểm du lịch vào ngày 30/4 1/5, hình ảnh người dùng check in rầm rộ tại các cửa hàng ăn uống cho thấy: Người dùng đã sẵn sàng trở lại cuộc sống bình thường thay vì vẫn quá lo ngại về dịch bệnh.
Ở một số nơi trên thế giới (Hàn Quốc và Trung Quốc), dịch bệnh đang cho thấy dấu hiệu trở lại. Do đó, dựa trên cách người dùng phản ứng và bài học kinh nghiệm từ đợt bùng phát tháng 3, các thương hiệu cần phải chuẩn bị phương án dự phòng cho bất cứ tình huống nào. Nhưng trước mắt, tình hình COVID-19 tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt. Các thảo luận mạng xã hội cho thấy người dùng đã quay lại với cuộc sống bình thường. Một số hoạt động trong mùa giãn cách vẫn sẽ được duy trì, như đeo khẩu trang, tập thể dục hay nấu ăn tại nhà. Phân tích của Buzzmetrics cho thấy: Gần 50% mẫu khảo sát về chủ đề nấu ăn tại nhà cho biết họ đã tìm thấy niềm vui nơi góc bếp và sẽ tiếp tục vào bếp hậu giãn cách xã hội. Đáng chú ý, với tâm lý muốn bù đắp cho những ngày phải ở nhà, nhu cầu sử dụng các dịch vụ giải trí của người dùng là khá cao, đặc biệt là du lịch. Nhìn chung, sự xuất hiện của các hoạt động mới trong mùa giãn cách và sự trở lại của các hoạt động cũ trước giãn cách xã hội sẽ góp phần tạo nên trạng thái "bình-thường-mới" của người dùng. Đây là tín hiệu trở lại cho các ngành hàng đã và đang bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Hãy tạm thời ngừng nhắc về COVID-19, và hòa vào nhịp sống “bình-thường-mới” bằng những thông điệp lạc quan, tươi sáng.
Tết 2020 được xem là cái Tết đặc biệt nhất từng được ghi nhận trong 10 năm qua. Nhiều sự kiện nóng xuất hiện làm ảnh hưởng đến hầu hết các chủ đề thảo luận của Tết. Đầu năm 2020, chính phủ đưa ra mức phạt mới về sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe. Cũng vào thời gian này, thịt heo tăng giá tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các thảo luận về nấu ăn & chi tiêu Tết. Vào những ngày cận Tết, Việt Nam ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Những sự kiện xảy ra liên tiếp đã tác động không nhỏ tới đời sống người dùng và khiến Tết 2020 trở thành một cái Tết dài nhất lịch sử. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của COVID-19, dự đoán nhiều khả năng dịch bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới Tết 2021.
Tết 2020 được xem là cái Tết đặc biệt nhất từng được ghi nhận trong 10 năm qua. Nhiều sự kiện nóng xuất hiện làm ảnh hưởng đến hầu hết các chủ đề thảo luận của Tết. Đầu năm 2020, chính phủ đưa ra mức phạt mới về sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe. Cũng vào thời gian này, thịt heo tăng giá tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các thảo luận về nấu ăn & chi tiêu Tết. Vào những ngày cận Tết, Việt Nam ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Những sự kiện xảy ra liên tiếp đã tác động không nhỏ tới đời sống người dùng và khiến Tết 2020 trở thành một cái Tết dài nhất lịch sử. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của COVID-19, dự đoán nhiều khả năng dịch bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới Tết 2021. Báo cáo “Occasion Insight: Tết 2020” sẽ mang đến cho thương hiệu cái nhìn toàn diện về dịp đặc biệt này, tập trung vào các chủ đề:
Từng chủ đề sẽ bao gồm những phân tích:
Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu được rút ra từ báo cáo “Occasion Insight: Tết 2020”
COVID-19 đã phần nào tác động tới xu hướng thảo luận của Tết. Cụ thể, vào ngày 30/12 âm lịch, Việt Nam ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, khiến lượng thảo luận về dịch bệnh trong mùa Tết đẩy lên cao nhất. Dù cao điểm Tết cổ truyền đã qua đi, người dùng vẫn tiếp tục thảo luận về Tết do ảnh hưởng của COVID-19. Tính đến cuối tháng Tư, Tết 2020 đã kéo dài được 3 tháng và do đó trở thành mùa Tết dài nhất trong lịch sử. Nhóm phụ huynh và học sinh sẽ cảm nhận rõ sự ảnh hưởng này, khi thời gian nghỉ học liên tiếp được chính phủ kéo dài cho đến tháng Tư. Mọi người gọi Tết năm nay bằng những cái tên độc đáo như “Tết COVID” hay “Tết Corona”.
(1) Thời gian nghỉ Tết kéo dài không mong muốn và (2) thời điểm bùng phát của dịch bệnh cận ngày Tết cổ truyền cũng đã ảnh hưởng tới những kế hoạch năm mới của người dùng. Cụ thể, họ buộc phải ở nhà và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh việc lây nhiễm. Du lịch và các hoạt động ngoài trời trong dịp Tết cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó, vấn đề người lao động bị mất việc, giãn việc do dịch bệnh bùng phát sau Tết 2020 cũng tác động đến chuyện sắm sửa đón Tết 2021. Không chỉ vậy, người dùng còn cảm nhận được bầu không khí ảm đạm của Tết năm nay so với các năm trước. Nên lưu ý rằng: Cao điểm của Tết trên mạng xã hội luôn là khoảng thời gian trước Tết, đặc biệt 7 ngày cận tết (23 tháng Chạp - 30 Tết). COVID-19 chỉ xuất hiện trước Tết 2020 một ngày và chỉ ảnh hưởng phần nào tới Tết. Nói cách khác, COVID-19 là một phần quan trọng, nhưng chưa phải là bức tranh toàn cảnh của Tết 2020. Câu hỏi đặt ra là:
Đăng ký đặt mua báo cáo “Bối cảnh chung của Tết 2020” tại đây.
Sự xuất hiện của dịch COVID-19 làm tác động tới thời gian chi tiêu & mua sắm của người dùng. Vào năm 2019, khoảng thời gian trước Tết sẽ là cao điểm mua sắm và sau đó người dùng sẽ dành sự quan tâm tới các hoạt động khác. Do đó, xu hướng thảo luận về mua sắm giảm xuống đột ngột khi Tết đến và chỉ cho thấy dấu hiệu phục hồi khi Tết đã qua đi. Sang năm 2020, xu hướng thảo luận về mua sắm vẫn được duy trì cho tới Tết. Đó là do người dùng dự trữ các sản phẩm cần thiết trong và sau Tết.
Không chỉ tác động tới thời gian thảo luận, COVID-19 còn tác động tới các mặt hàng được thảo luận. Lần đầu tiên trong lịch sử các mùa Tết, khẩu trang lọt vào top các mặt hàng được tìm mua nhiều nhất, bên cạnh quần áo và thực phẩm. Các mặt hàng FMCG đồng thời bị đẩy ra khỏi top 4 mặt hàng được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội.
Để đối phó với dịch COVID-19, người dùng không chỉ thảo luận về việc mua khẩu trang. Nhóm các bà mẹ dành mối quan tâm đặc biệt đến các mặt hàng dành cho bé, trong khi một nhóm người dùng khác chủ động tích trữ thực phẩm nhằm hạn chế ra ngoài.
Nhìn chung, COVID-19 đã ít nhiều ảnh hưởng tới thời gian mua sắm cũng như các mặt hàng được mua ngày Tết. Ngoài ra:
Đăng ký đặt mua báo cáo “Chi tiêu & Mua sắm trong dịp Tết 2020” tại đây.
Theo báo cáo của Buzzmetrics, vào giai đoạn đầu của dịch COVID-19, du lịch là một trong những ngành chịu nhiều tác động nhất. Điều này cũng được phản ánh qua cách người dùng thảo luận về các chuyến đi ngày Tết. Cụ thể, do (1) chính sách hạn chế di chuyển của chính phủ và (2) lo ngại dịch bệnh, quá nửa người dùng đã quyết định hoãn lại các chuyến đi của mình. Trong khi đó, một số khác vẫn quyết định làm theo kế hoạch đã vạch ra trước đó.
Dù thế nào chăng nữa, du lịch vẫn được xem là một các chủ đề lớn được người dùng quan tâm khi đón Tết. Tuy nhiên, đang chưa có nhiều thương hiệu khai thác chủ đề này, kể cả các thương hiệu booking, vốn liên quan trực tiếp tới du lịch. Câu hỏi được đặt ra là:
Đăng ký đặt mua báo cáo về “Đoàn tụ & Du lịch trong dịp Tết 2020” tại đây.
Do cảnh báo về lây nhiễm COVID-19, thảo luận về chuyện ăn ngoài giảm đáng kể. Với những người dùng vẫn đi ăn ngoài, họ thường tỏ ra cẩn trọng bằng cách rửa tay và đeo khẩu trang. Điều này khiến họ không thể tận hưởng trọn vẹn hoạt động ăn ngoài cùng với bạn bè. Khi xu hướng thảo luận về ăn ngoài giảm, xu hướng thảo luận về nấu ăn tại nhà tăng lên. Đồng thời, COVID-19 cũng khiến người dùng thảo luận nhiều hơn về dự trữ thức ăn.
Tuy nhiên, COVID-19 không phải là yếu tố duy nhất làm thay đổi hành vi ăn uống của người dùng. Thịt lợn góp mặt trong đa số món ăn ngày Tết, nhưng do vấn đề giá cả mà người dùng thảo luận nhiều hơn về các loại thực phẩm thay thế. Có người chuyển sang dùng loại thịt khác (thịt gà và cá), cũng có người chuyển sang làm đồ chay để bữa ăn đa dạng và tiết kiệm.
Đăng ký đặt mua báo cáo “Ăn uống trong dịp Tết 2020” tại đây.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Ngày càng nhiều thương hiệu tập trung đầu tư vào mạng xã hội như một kênh truyền thông mới giúp kết nối với người dùng. Bằng việc phân tích thảo luận người dùng trên mạng xã hội và từ đó đưa ra các gợi ý hành động cho thương hiệu, Social Listening đang góp một phần không nhỏ vào cách thương hiệu xây dựng một chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc: Các nhà nghiên cứu Social Listening đã sử dụng các phương pháp nào để tìm kiếm và phát hiện Insight người dùng?
Ngày càng nhiều thương hiệu tập trung đầu tư vào mạng xã hội như một kênh truyền thông mới giúp kết nối với người dùng. Bằng việc phân tích thảo luận người dùng trên mạng xã hội và từ đó đưa ra các gợi ý hành động cho thương hiệu, Social Listening đang góp một phần không nhỏ vào cách thương hiệu xây dựng một chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc: Các nhà nghiên cứu Social Listening đã sử dụng các phương pháp nào để tìm kiếm và phát hiện Insight người dùng?Bài viết kì này của Buzzmetrics sẽ giới thiệu 2 phương pháp khai thác Insight sử dụng công cụ Social Listening, cụ thể là:
1. Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)
2. Nghiên cứu phân khúc khách hàng (Audience Segmentation Research)
Phương pháp (1) là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều báo cáo Social Listening của Buzzmetrics. Trong khi đó, phương pháp (2) cũng không hề xa lạ trong lĩnh vực nghiên cứu nói chung, nhưng lại là hướng đi mới trong lĩnh vực Social Listening.
Social Listening hay Keyword Planner đều là các công cụ nghiên cứu từ khóa. Tuy nhiên, Keyword Planner sẽ tập trung vào phân tích từ khóa được người dùng tìm kiếm thông qua search engine của Google. Trong khi đó, Social Listening tập trung vào phân tích từ khóa xuất hiện trong các thảo luận mạng xã hội. Dựa trên các thảo luận có chứa từ khóa nghiên cứu được thu thập, nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem: Người dùng nhắc tới từ khóa đó trong trường hợp như thế nào, sử dụng từ khóa đó với mục đích gì. Từ đó, nhà nghiên cứu phát hiện insight và giúp thương hiệu xây dựng bối cảnh kết nối người dùng.Các loại hình nghiên cứu thường áp dụng phương pháp nghiên cứu bằng từ khóa:
Category research: Là loại hình nghiên cứu giúp theo dõi sự vận động và thay đổi trong thảo luận của 1 ngành hàng. Với loại hình này, nghiên cứu sẽ được thực hiện trên các từ khóa về thương hiệu, chiến dịch trong ngành hàng & các biến thể. Category research sẽ tập trung vào thảo luận về các thương hiệu (brand voice) và các chiến dịch của thương hiệu (campaign related conversation). Loại hình nghiên cứu này sẽ giúp:
Ví dụ: Theo khảo sát của Buzzmetrics về thị trường ví điện tử, MoMo đang là thương hiệu dẫn đầu thị phần thảo luận, theo sau đó là ViettelPay và ZaloPay. Chương trình khuyến mãi là yếu tố tạo nên nhiều thảo luận cho MoMo.
Tham khảo bài phân tích về ngành hàng ví điện tử.
Ví dụ: Nghiên cứu về ngành hàng bia của Buzzmetrics cho thấy điểm mạnh khác nhau của các thương hiệu bia. Bia Heineken được người dùng đánh giá cao ở hương vị, với bia Budweiser là bao bì sản phẩm và với bia Tiger là giá cả.
Tham khảo thêm bài phân tích về 3 thương hiệu bia Heneiken, Tiger và Budweiser.
Ví dụ: Chiến dịch Đi rồi sẽ đến của Biti's là một trong các chiến dịch Hè nổi bật nhất vì chủ đề truyền cảm hứng cho người trẻ. Những bài chia sẻ của người trẻ chiếm hơn một nửa lượng thảo luận của chiến dịch.
Tham khảo thêm: phân tích chiến dịch "Đi rồi sẽ đến" của Biti's.
Mở rộng hơn của category research, với dữ liệu mạng xã hội, chúng ta có thể nghiên cứu trên các hoạt động mua bán trên các trang bán hàng trực tuyến bằng phương pháp Ecommerce Audit. Cụ thể hơn, Buzzmetrics sẽ quan sát thảo luận về sản phẩm, thương hiệu ngành hàng trên các kênh phân phối như:
Các nghiên cứu này sẽ giúp trả lời câu hỏi:
Tham khảothêm: phân tích về hoạt động phân phối online.
Usage and Attitude (UnA) research: Nếu Category research tập trung nghiên cứu các thảo luận của thương hiệu, chiến dịch, đối thủ, nhà phân phối, thì UnA sẽ tập trung vào thảo luận của người tiêu dùng (Consumer voice). UnA research sẽ là chiếc chìa khóa mở ra bức tranh tiêu dùng của ngành hàng, thông qua trả lời các câu hỏi lớn như:
Với lợi thế nghiên cứu dựa trên thảo luận tự nhiên, không bị ảnh hưởng (non-bias) của dữ liệu mạng xã hội, chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện đâu là mối quan tâm chính và nhiều đặc trưng thú vị trong cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ mà thông thường, với các phương pháp nghiên cứu truyền thống, người dùng dễ dàng bỏ qua hoặc không nghĩ tới.Theo nghiên cứu của Buzzmetrics về ngành hàng bia trên mạng xã hội , hành trình của người tiêu dùng bia (consumer journey) sẽ bao gồm 4 bước: (1) Tìm hiểu - (2) So sánh - (3) Sử dụng - (4) Phản hồi. Theo đó, người dùng nói nhiều về việc uống bia hơn là cân nhắc, tìm hiểu nên uống bia gì trên mạng xã hội. Do đó, social media sẽ không phải là kênh ảnh hưởng đến quyết định mua của người dùng mà sẽ là kênh để thương hiệu xây dựng brand image gắn với dịp uống bia.
Keyword-related research (Buzzmetrics Dictionary): Đây là loại hình nghiên cứu nhằm giúp thương hiệu thấu hiểu ý nghĩ thực sự của Từ khóa trong mối liên kết với các từ khóa khác. Xuất phát từ nhu cầu của thương hiệu muốn kết nối với người dùng bằng chính ngôn ngữ người dùng, Buzzmetrics Dictionary là tập hợp các từ ngữ thường được người dùng nhắc đến và định nghĩa các từ ngữ đó dựa trên thống kê mạng xã hội. Thông qua đó, thương hiệu sẽ biết được người dùng đang hiểu 1 từ khóa cụ thể là gì. Từ đó, thương hiệu nói đúng ngôn ngữ của người dùng.Ví dụ:May mắn được định nghĩa là điều tốt lành, xảy ra có lợi cho bản thân. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về từ khóa "may mắn" được người dùng nhắc đến trong dịp Tết cho thấy: May mắn Tết liên quan chặt chẽ với may mắn về tiền bạc. Chính vì thế, vè khía cạnh màu sắc, may mắn Tết không liên kết với màu đỏ mà gắn với màu vàng: hình ảnh heo vàng, mai vàng, vàng 9999... Như vậy, để chạy một chiến dịch Tết xoay quanh chủ đề May Mắn, thương hiệu nên cân nhắc sử dụng màu sắc và xây dựng bối cảnh phù hợp.
Không chỉ giúp cung cấp insight người dùng, nghiên cứu từ khóa thông qua Social Listening còn cung cấp góc nhìn từ phía thương hiệu và giúp trả lời các câu hỏi như:
Khi kết hợp góc nhìn của các bên, nghiên cứu từ khóa thông qua Social Listening sẽ giúp xây dựng mối tương quan giữa thảo luận của người dùng và chiến dịch của thương hiệu về một chủ đề nhất định, từ đó chỉ ra cơ hội tap-in cho thương hiệu.
Phân tích từ khóa là một phương pháp phổ biến nhưng không phải duy nhất của Social Listening. Ở phương pháp này có một vấn đề: Một từ khóa có thể được nhắc tới bởi nhiều nhóm người dùng khác nhau; và thường chỉ phù hợp cho một bối cảnh và ngành hàng cụ thể.Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, thương hiệu muốn hiểu về người tiêu dùng không phải với góc độ người mua sản phẩm mà muốn hiểu toàn bộ bối cảnh, lối sống, thói quen của 1 nhóm người dùng nhất định.Ví dụ: Các nhãn hàng về sữa muốn nghiên cứu mẹ là một người mẹ đi mua sữa để tìm kiếm các insight liên quan đến ngành hàng của họ. Nhưng trong trường hợp các insight này đã bị bão hòa, thương hiệu có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu và nghiên cứu toàn diện về Mẹ nói chung (không phải một bà mẹ đi mua sữa) để có được sự thấu hiệu rộng và tìm ra những khía cạnh mới liên quan để thương hiệu tận dụng.Trong trường hợp này, cần phải sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên mô tả hoặc phân nhóm tập khách hàng. Vậy phương pháp này có gì khác biệt?Trước hết, thay vì thu thập thảo luận theo từ khóa, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng hệ thống Social Listening & nghiên cứu trên toàn bộ thảo luận công khai được tạo ra bởi một tập người thỏa mãn các tiêu chí cụ thể. Phương pháp nghiên cứu này sẽ quan sát các thảo luận tự nhiên của người dùng, không bị ràng buộc bởi một nhóm từ khóa cho trước.Quá trình phân tích sẽ giúp thương hiệu trả lời những câu hỏi:
Phương pháp này đã được đội ngũ nghiên cứu của Buzzmetrics sử dụng để tìm hiểu nhóm phụ nữ có gia đình thuộc độ tuổi 35 - 50 trong dịp Tết Nguyên Đán 2019. Với phương pháp này, những đặc điểm thảo luận của người dùng đã được ghi nhận và phân tích, bao gồm:
Nghiên cứu trên các thảo luận được tạo ra từ nữ 35-50 tuổi cho thấy: Phụ nữ có gia đình độ tuổi 35 - 50 nhìn chung đều ít chịu áp lực về tài chính và thời gian so với nhóm 25-35 vào dịp Tết. Các thảo luận như "Than thở tết bận rộn", "Than thở về tài chính" hay "Các mẹo chi tiêu" gặp nhiều ở nhóm 25-35 nhưng rất ít xuất hiện ở nhóm 35-50.Tuy nhiên, giữa họ (Nữ, 35-50 đã có gia đình) lại có sự khác biệt về mối quan tâm (gia đình - bản thân) và tư tưởng (truyền thống - hiện đại) - thể hiện qua các chủ đề thảo luận lớn mà mỗi cá nhân quan tâm. Chính sự khác biệt này đã hình thành nên 4 nhóm người dùng mới từ nhóm người dùng ban đầu. Mỗi nhóm có cách tận hưởng Tết khác nhau mà thương hiệu có thể lựa chọn khai thác.Lưu ý rằng mạng xã hội được phân khúc theo mối quan tâm (Xem thêm bài phân tích phân khúc mạng xã hội). Vì thế xác định các nhóm người dùng và các mối quan tâm chính là 1 bước quan trọng để phân khúc tập người dùng trên mạng xã hội. Xác định đúng mối quan tâm và các insight liên quan tới mối quan tâm đó sẽ là 1 bước quan trọng giúp thương hiệu liên kết (Relate) các mục tiêu marketing với mối quan tâm của người dùng mạng xã hội. Từ đó, nội dung & thông điệp từ thương hiệu có khả năng cao hơn xuất hiện trên Newsfeed của người dùng, được họ chú ý, tương tác, ghi nhớ, yêu thích hoặc xa hơn là tạo ra nội dung liên quan tới thương hiệu (UGC - user generated content).
Tìm hiểu thêm: Hệ thống social listening hoạt động như thế nào?
Nghiên cứu từ khóa hay nghiên cứu phân khúc khách hàng cũng đều dựa trên phân tích thảo luận công khai của người dùng. Khác biệt lớn nhất giữa 2 phương pháp là cách thức thu thập dữ liệu, và do đó đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu từ khóa cung cấp thêm góc nhìn từ phía thương hiệu. Trong khi đó, nghiên cứu phân khúc khách hàng sẽ đi sâu hơn vào cuộc sống của một nhóm người dùng cụ thể trên mạng xã hội và giúp thương hiệu trả lời câu hỏi: Nên tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình theo hướng nào?Nhìn chung, cả 2 phương pháp không nhất thiết phải sử dụng riêng lẻ mà có thể kết hợp với nhau để giúp thương hiệu xây dựng kế hoạch truyền thông một cách hiệu quả hơn.
Giãn cách xã hội tạo nên đa dạng chủ đề thảo luận những ngày vừa qua. Nấu ăn tại nhà là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất và được thảo luận khá sôi nổi trên mạng xã hội. Điều đặc biệt là người dùng không xem nấu ăn như một nhiệm vụ bất đắc dĩ. Không phải là sự nóng bức vì đứng trong bếp quá lâu, không còn sự mệt mỏi vì chuyện bếp núc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, cũng không còn cảm giác cô đơn khi vào bếp mà không có sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, nấu ăn tại nhà mang tới những trải nghiệm tích cực và thú vị. Báo cáo của Buzzmetrics sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chuyện bếp núc mùa giãn cách.
Giãn cách xã hội tạo nên đa dạng chủ đề thảo luận những ngày vừa qua. Nấu ăn tại nhà là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất và được thảo luận khá sôi nổi trên mạng xã hội. Điều đặc biệt là người dùng không xem nấu ăn như một nhiệm vụ bất đắc dĩ. Không phải là sự nóng bức vì đứng trong bếp quá lâu, không còn sự mệt mỏi vì chuyện bếp núc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, cũng không còn cảm giác cô đơn khi vào bếp mà không có sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, nấu ăn tại nhà mang tới những trải nghiệm tích cực và thú vị. Báo cáo của Buzzmetrics sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chuyện bếp núc mùa giãn cách.
Vào ngày 14/3, UBND Quận 1 (TP.HCM) yêu cầu đóng cửa các địa điểm tụ tập đông người. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp chủ động áp dụng cơ chế làm việc tại nhà (Work From Home) nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc, hạn chế nguồn lây lan. Các yếu tố này khiến lượng thảo luận về chuyện ăn gì khi hàng quán đóng cửa bắt đầu tăng dần.Hơn nữa, khi chính sách giãn cách xã hội được thi hành, việc người dùng phải ở nhà nhiều hơn khiến lượng thảo luận về chủ đề “Nấu ăn” tăng mạnh. Chỉ trong vòng một tháng (từ 15/3 đến 16/4), tổng lượng thảo luận của người dùng đạt gần 1 triệu, tăng gần 150% so với trung bình các tháng trước. Đến ngày 3/4, con số này lên đến gần 50K chỉ trong một ngày duy nhất.
Bữa ăn mùa dịch và bữa ăn bình thường có nhiều sự khác biệt. Trong đó, 2 sự thay đổi lớn nhất nằm ở: (1) Loại món ăn & (2) Đặc trưng món ăn.
Trước kia, khi các quán cà phê, trà sữa, đồ ăn vặt còn mở cửa, người dùng thường không làm những món để “nhâm nhi”. Bây giờ, họ sẵn sàng vào bếp để biến tấu các món ăn vặt và đồ uống. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của chính sách giãn cách, người dùng hạn chế qua nhà nhau và do đó giảm đi các bữa nhậu tại nhà.
Trước mùa giãn cách, người dùng thường nấu những món ăn quen thuộc, ưu tiên sự nhanh gọn. Đến khi phải dành gần như cả ngày ở nhà, họ tranh thủ thực hành những cách nấu mới, bổ sung nguyên liệu để bữa ăn lạ miệng hơn. Đây cũng là lý do xuất hiện nhiều món ăn "trendy" trong thời gian này như: cà phê Dalgona, bánh mì bơ tỏi, trứng rán bồng bềnh, trứng ngâm tương.
Nấu ăn tại nhà không hẳn là công việc miễn cưỡng phải làm khi cách ly xã hội. Đối với một số người dùng, nó còn đem lại những lợi ích về sức khỏe tinh thần.
Theo quan sát của Buzzmetrics: Vốn dĩ ngày thường, đa phần người dùng đã lựa chọn xuống bếp vì muốn được chăm sóc người khác hay bản thân mình. Đến mùa dịch, điều đó lại càng thể hiện rõ nét hơn. Ngược lại, mặc dù vào ngày thường, người dùng thích chia sẻ những bữa ăn được người khác nấu cho, xem đó là một món quà hay sự bất ngờ thì trong giai đoạn giãn cách xã hội, người dùng lại ít nhắc đến chủ đề này.Lý giải cho những biến đổi trên, ta có thể nhìn vào ba khía cạnh:
Vào ngày thường lẫn trong mùa dịch, niềm đam mê hay sự ngẫu hứng luôn là lý do phổ biến kéo người dùng vào bếp. Điều này cho thấy, một số người xem nấu ăn không chỉ là việc nhà mà còn là thú vui trong cuộc sống.Hơn nữa, được nấu ăn cùng những người thân yêu khiến cho trải nghiệm bếp núc trở nên ý nghĩa hơn, đáng nhớ hơn. Vì lẽ đó mà một số phụ huynh đã tranh thủ mùa dịch rủ con vào bếp và hướng dẫn con cách tự chăm lo bữa ăn hằng ngày.Ngoài ra, dù trước hay trong mùa cách ly, một trong những động lực to lớn nhất của người làm bếp vẫn là được nhìn thấy người khác tận hưởng bữa ăn ngon miệng do chính tay mình nấu. Họ coi trọng giá trị của sự công nhận, biết ơn dành cho công sức mình bỏ ra.
Theo thống kê của Buzzmetrics, 75% người dùng cho biết họ sẵn sàng dành thời gian để nấu ăn tại nhà khi cuộc sống trở lại bình thường.
Một bộ phận người dùng đã phát hiện ra năng khiếu nấu ăn của mình khi ở nhà mùa dịch, đồng thời tìm được niềm vui nơi góc bếp.Bên cạnh đó, cách ly xã hội còn giúp người dùng hiểu được giá trị của bữa ăn do chính tay mình nấu. Đó là sự gắn kết khi cả nhà có thời gian cùng vào bếp, cùng dùng bữa. Hoặc đó là sự mong chờ được nếm thức ăn ngon như một phần thưởng cho những nỗ lực mình đã bỏ ra.Dựa trên cách nhìn nhận tích cực của người dùng về chuyện nấu nướng tại nhà, khả năng cao là xu hướng này vẫn được duy trì khi mùa dịch COVID-19 qua đi.
Nhìn chung, nấu ăn tại nhà vừa giúp kết nối mọi người, vừa giúp tạo niềm vui và động lực cho bản thân. Đây là hai góc độ mà thương hiệu có thể khai thác nếu muốn kết nối người dùng thông qua chủ đề "Nấu ăn".
Nhóm thương hiệu liên quan đến sản phẩm phục vụ việc nấu ăn (gia vị, dụng cụ làm bếp...): Qua mùa dịch, người dùng hứng thú hơn với việc nấu ăn tại nhà, hoặc chịu khó biến tấu cho món ăn trở nên lạ miệng hơn. Hãy chia sẻ những công thức thú vị, có lồng ghép sản phẩm thương hiệu, để người dùng thử nghiệm và khoe thành quả lên mạng xã hội. Thương hiệu cũng có thể tổ chức các cuộc thi sáng tạo món ăn cùng với sản phẩm của mình.
Một nhóm người dùng hướng tới một bữa ăn nhanh gọn nhằm trợ sức giữa lúc Work From Home. Đây có thể là nơi để các thương hiệu thể hiện vai trò của mình (brand role) trong việc hỗ trợ các hoạt động nấu nướng của người tiêu dùng.
Nhóm thương hiệu khác: Trải nghiệm vào bếp cùng nhau giúp mẹ và các thành viên khác trong gia đình (đặc biệt là con cái) có thêm thời gian kết nối. Các ý tưởng đơn giản để mẹ tập cho bé nấu ăn từ những bước cơ bản có thể là một cách thú vị để tiếp cận nhóm người dùng này.
Ngoài ra, những lợi ích cảm xúc & tâm lý của nấu ăn (sự tự thể hiện, sự chăm sóc & sự gắn kết gia đình) là những góc độ khác mà những thương hiệu liên quan tới chủ đề "Nấu ăn" hoặc "Gia đình" có thể tận dụng.
Đặc biệt, nấu ăn được xem là một đam mê & một thú vui tại nhà hơn là một nhiệm vụ vất vả. Không ít người tiêu dùng có cảm nhận tích cực hơn về chuyện nấu sau mùa COVID; và đây cũng sẽ là cơ hội cho thương hiệu tiếp cận chủ đề "Nấu ăn" theo góc độ này.
Đừng nghĩ rằng, Work From Home giữa mùa dịch chỉ là câu chuyện về sự tập trung và năng suất làm việc. Work From Home với người dùng còn là câu chuyện đi tìm sự cảm hứng trong cuộc sống thông qua các hoạt động thư giãn.
Work From Home sẽ gợi nhắc bạn điều gì? Tiếng trẻ con quấy khóc, tiếng hàng xóm mở karaoke, mạng chập chờn khiến bạn không thể nào tập trung vào những gì đang hiện ra trên màn hình máy tính? Điều đó cũng hợp lý, nhưng năng suất làm việc và khả năng tập trung chỉ là một phần rất nhỏ trong bức tranh toàn cảnh Work From Home mùa dịch. Những con số của Buzzmetrics sẽ cho thấy một cuộc sống Work From Home (Viết tắt: WFH) rất khác của người dùng – nhộn nhịp hơn và bớt ảm đạm hơn.
Trước tháng 03/2020, Work From Home chủ yếu xuất hiện qua 2 hình thức sau: (1) các thông báo tuyển dụng làm việc tại nhà và (2) thảo luận của bố mẹ phải WFH để trông con nghỉ học vì dịch. Tuy nhiên, khi càng nhiều các ca bệnh Corona được công bố, càng nhiều công ty chuyển sang WFH, thì chủ đề thảo luận này mới thực sự bùng nổ trên mạng xã hội. Lượng thảo luận về chủ đề này tăng dần từ đầu tháng 03/2020. Đến ngày 31/3, khi chính phủ yêu cầu Giãn cách xã hội, lượng thảo luận về WFH tăng 380% - tạo ra 120k buzz chỉ trong 1 ngày. Đến lúc này, Work From Home mới thực sự được xem như xu hướng chung của xã hội.
Thảo luận của người dùng cho thấy: Làm việc tại nhà không mang đến quá nhiều sự hoang mang cho người dùng. Trái lại, phần lớn người dùng cho rằng: Work From Home giúp họ thoải mái về giờ giấc hơn.Người tiêu dùng tận dụng sự linh hoạt giờ giấc do Work From Home đem lại, vừa để làm việc yêu thích, vừa để “kéo mood làm việc”. Một nhóm người dùng khác thì đón nhận Work From Home với một thái độ bình tĩnh và cẩn trọng. Họ sẽ cân nhắc các lợi ích và bất lợi khi làm việc tại nhà, quan tâm & chia sẻ nhiều nhiều về các bí kíp (tips) và các ứng dụng giúp tăng năng suất. Nhìn chung, người dùng có sự chuẩn bị tốt cho xu thế làm việc tại nhà.
Qua thống kê, Buzzmetrics nhận thấy: Đồ ăn và thức uống là các yếu tố “kéo mood” phổ biến nhất, nhưng không phải yếu tố duy nhất. Với nhóm đối tượng phụ huynh, họ cho rằng khoảng thời gian Work From Home là cơ hội để chăm sóc con cái nhiều hơn & con cái là yếu tố giúp họ có động lực làm việc. So với thời điểm trước tháng 03/2020, có nhiều ý kiến trái chiều của phụ huynh về việc nên cho con đi học hay ở nhà. Một trong số những lý do ủng hộ đi học sớm của trẻ là vì phụ huynh không thể sắp xếp công việc hoặc nghỉ dài ngày trông con tại nhà. Việc WFH kết hợp trông con ở nhà vào thời điểm này mang đến cảm giác tích cực cho phụ huynh vì bây giờ họ đã có thể chu toàn "con cái" và "công việc".Với nhóm người dùng chưa có con, họ xem thú cưng như chó hay mèo là đồng nghiệp của mình. Đây là một cách để giảm cảm giác cô đơn khi WFH của nhóm này. Người dùng cũng rất chịu khó đầu tư vào góc làm việc của mình.
Họ trang trí góc làm việc thật xinh xắn để tạo cảm giác "công sở". Nhìn kỹ hơn vào các tấm hình "góc làm việc" của người tiêu dùng sẽ thấy nhiều phát hiện thú vị:(1) Trên bàn làm việc, ngoài laptop là vật bất ly thân, có thể còn có nhiều phụ kiện đi kèm: ly đựng bút, một vài món đồ chơi, khung cửa sổ nhìn ra ngoài trời, cây hoa, thú cưng.(2) Dĩ nhiên không thể thiếu đồ ăn thức uống, đặc biệt là một ly cà phê tự làm tại nhà để cải thiện sự tập trung khi làm việc. Điều này giải thích 1 phần cho chủ đề nóng "Dalgona Coffee" vừa xuất hiện trên mạng xã hội trong tháng 03/2020.
Nắm bắt được mối quan tâm của mọi người về góc làm việc, nhiều thương hiệu đã tổ chức các mini contest khoe góc làm việc, xem như cách cổ vũ tinh thần #WFH của nhân viên. Thậm chí, các thương hiệu còn mời gọi khách hàng cùng tham gia để được tặng những phần quà khích lệ.
Thể thao cũng là cách tạo ra tâm trạng tích cực khi làm việc tại nhà. Đặc biệt, bộ môn bodyweight - môn thể thao chỉ sử dụng trọng lượng cơ thể mà không đòi hỏi thêm các dụng cụ khác - rất thích hợp để tập ở nhà và đang tạo ra lượng thảo luận lớn bằng hình thức #Challenge.
Bên cạnh đó, một số người dùng cho rằng: Vào thời điểm này, có việc làm đã là một sự may mắn và họ muốn tận hưởng công việc đang làm. Nhìn chung, người dùng đã phải mang công việc về nhà rồi và không muốn làm công việc đó trở nên nặng nhọc hơn bằng cách than thở. Giữa bối cảnh (1) gia đình và công sở đang hòa làm một cũng như (2) suy giảm các lựa chọn thư giãn do hạn chế đi lại, họ sẽ tìm cách để tận hưởng những xáo trộn mới trong cuộc sống.
Người dùng phần đông khá tích cực về WFH, nhưng những lo lắng vẫn có tồn tại. Đó là những nỗi lo về bất ổn trong công việc, vấn đề tài chính bị ảnh hưởng hay đơn giản là việc khó tập trung khi làm việc ở nhà."WFH làm còn nhiều hơn ở văn phòng" là chia sẻ của nhiều nhóm người dùng. Việc hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí bên ngoài, tụ tập bạn bè, ít mất thời gian di chuyển khiến cho một số người tiêu dùng có nhiều thời gian trống hơn. Vì thế, làm việc cũng là một cách để giết thời gian trong thời điểm này.
Tuy nhiên, không phải lời than thở nào cũng liên quan đến vấn đề công việc. WFH dẫn đến 1 thực tế: Ăn nhiều hơn & ít đi lại. Vì thế, vóc dáng trở thành vấn đề khiến người dùng quan ngại không kém gì năng suất làm việc. Đây là mối quan ngại có cơ sở. Như đã nói, đồ ăn và thức uống là những thứ rất dễ cải thiện tâm trạng của người dùng - đặc biệt là trong giai đoạn nhạy cảm khi người tiêu dùng chưa quen với việc ở nhà quá nhiều. Nhiều trường hợp mỗi khi người dùng “tụt mood” là họ lại nghĩ đến việc ăn uống. Điều này tạo nên những buổi ăn vặt xen kẽ giữa các buổi ăn chính, và tăng cân là điều tất yếu.Hơn thế nữa, giữa mùa dịch, đa phần người dùng không theo đuổi thực đơn Healthy Living. Phần lớn họ không quá đắn đo về nguyên liệu hay kỹ lưỡng về cách chế biến, miễn là nó đủ ngon và đủ no cho quá trình làm việc tại nhà.Một số thảo luận thể hiện ý định sẽ thực hiện một chương trình hồi phục cơ thể sau mùa dịch qua đi ("Giảm cân là chuyện của hậu Covid"). Vì thế, nhiều khả năng chủ đề ăn kiêng, tập thể dục, giảm cân, giữ dáng sẽ bùng nổ sau dịch. Đây sẽ là thời điểm cho các thương hiệu có sản phẩm hỗ trợ cải thiện vóc dáng (ít đường, béo) hay các sản phẩm về thể thao, trung tâm tập luyện; hoặc xa hơn là các thương hiệu chọn Thể thao là thông điệp kết nối.
Khi nhắc về Work From Home, người dùng sẽ thường quan tâm tới cảm hứng làm việc hơn là năng suất làm việc. Do đó, để tiếp cận với người dùng tốt hơn, thương hiệu nên đặt câu hỏi "Làm việc ở nhà sao cho VUI & TẬN HƯỞNG", thay vì "Làm việc ở nhà sao có HIỆU SUẤT". Dưới đây là cơ hội & cách thức cho các thương hiệu tận dụng:
Trong vòng 2 tháng gần đây, đã có tới 65 triệu lượt thảo luận liên quan tới dịch bệnh này. Không còn nghi ngờ gì nữa, Covid-19 trở thành 1 Fad Topic lớn nhất lịch sử; tạo ra ảnh hưởng lớn & kéo dài với thảo luận của người tiêu dùng ở tất cả ngành hàng trên mạng xã hội. Xu hướng thảo luận về Covid-19 bắt đầu giảm sau thông tin chữa khỏi 16 ca bệnh thì một lần nữa lại bùng lên khi phát hiện ca nhiễm 17. Covid-19 vẫn tiếp tục thu hút sự tham gia thảo luận của người dùng do liên tục có thông tin mới về ca bệnh ở Việt Nam và Thế Giới. Nhiều chủ đề thảo luận mới xuất hiện ở giai đoạn 2. Cùng với đó, các hoạt động phòng chống dịch Corona của người tiêu dùng cũng có nhiều sự thay đổi.
Trong vòng 2 tháng gần đây, đã có tới 65 triệu lượt thảo luận liên quan tới dịch bệnh này. Không còn nghi ngờ gì nữa, Covid-19 trở thành 1 Fad Topic lớn nhất lịch sử; tạo ra ảnh hưởng lớn & kéo dài với thảo luận của người tiêu dùng ở tất cả ngành hàng trên mạng xã hội. Xu hướng thảo luận về Covid-19 bắt đầu giảm sau thông tin chữa khỏi 16 ca bệnh thì một lần nữa lại bùng lên khi phát hiện ca nhiễm 17. Covid-19 vẫn tiếp tục thu hút sự tham gia thảo luận của người dùng do liên tục có thông tin mới về ca bệnh ở Việt Nam và Thế Giới. Nhiều chủ đề thảo luận mới xuất hiện ở giai đoạn 2. Cùng với đó, các hoạt động phòng chống dịch Corona của người tiêu dùng cũng có nhiều sự thay đổi.
Vào giai đoạn dịch mới bùng phát tại Việt Nam, nghiên cứu của Buzzmetrics về dịch Corona từ 10/1 - 3/2/2020 chỉ ra rằng: Người dùng cho rằng không có một giải pháp đơn lẻ nào giúp chống dịch 100%. Thay vào đó, lối sống lành mạnh giúp tăng sức đề kháng mới là điều nên làm. Họ chủ động đổi mới lịch sinh hoạt bản thân, từ việc bổ sung chất dinh dưỡng cho tới đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.Đến giai đoạn này, chống dịch không đơn thuần là chuyện chăm sóc sức khỏe bản thân, người tiêu dùng có nhiều hoạt động hơn để cùng với nhà nước phòng chống dịch. Góp tiền ủng hộ chính phủ, Phổ biến các thông tin chính thống với mọi người hay Tham gia khai báo y tế là những hoạt động mới của người dùng trong giai đoạn 2. Đây là sự thay đổi rất lớn trong xu hướng thảo luận của người dùng: Người dùng đang bộc lộ ý thức cộng đồng ngày càng rõ nét. Nói cách khác, bảo vệ bản thân là chưa đủ. Phải tạo ra những đóng góp, dù ít dù nhiều, cho xã hội.
Người dùng đang ngày càng hướng về cộng đồng nhiều hơn. Do đó, các chiến dịch CSR của thương hiệu sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn nếu mang lại những giá trị tích cực và thiết thực. Rất nhiều thương hiệu đã đồng hành cùng nhà nước và người tiêu dùng tham gia hoặc hỗ trợ hoạt động chống dịch bằng nhiều cách thức. Theo thống kê của Buzzmetrics, có ít nhất 250 thương hiệu đến từ 27 ngành hàng khác nhau đã phát động phong trào chống dịch Covid-19 trên mạng xã hội.
Trong số các hình thức hỗ trợ cộng đồng, ra mắt sản phẩm mới chính là hình thức tạo được nhiều thảo luận nhất. Có thể kể đến một số thương hiệu tiêu biểu như: (1) ABC Bakery giới thiệu bánh mì thanh long, (2) Lifebuoy giới thiệu gel rửa tay khô, (3) Couple TX giới thiệu khẩu trang công nghệ mới. Các loại sản phẩm này đã đáp ứng nhu cầu của người dùng hiện tại. Để đối phó với vấn nạn tăng giá khẩu trang, một số thương hiệu đã tuyên bố trợ giá với sản phẩm này. Các thương hiệu bán lẻ, tiêu biểu là VinMart, cam kết sẽ không tăng giá sản phẩm giữa mùa dịch. Với ngành hàng không, Vietnam Airlines liên tục thông báo các giải pháp hỗ trợ khách hàng khi phải thay đổi chuyến bay do Covid-19. Sự chuyên nghiệp của Vietnam Airlines đã được người dùng ghi nhận, khi là một trong những thương hiệu chống dịch tiêu biểu trên mạng xã hội.Quyên góp tiền và hiện vật cũng là hình thức thường thấy trong các hoạt động vì cộng đồng. Tiêu biểu là hoạt động nhãn hàng nước giải khát Coca Cola, khi tuyên bố ngừng các hoạt động quảng cáo và ủng hộ 7 tỷ VND cho Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam.
Bảng xếp hạng BSI Top 10 tháng 2/2020 đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của ABC Bakery. Với chiến dịch Bánh mì thanh long nhằm hỗ trợ nông sản Việt Nam từ giai đoạn rất sớm của hoạt động phòng chống dịch, ABC Bakery không chỉ phần nào thành công trong việc giải cứu nông sản, mà còn làm mới hình ảnh bánh mì – một món ăn tinh thần của người Việt. ABC Bakery đã nhận được sự hưởng ứng rất lớn từ phía người dùng, thay đổi hành vi sử dụng một sản phẩm mới trong thời gian ngắn.
Trong một giai đoạn đầy biến động và hoang mang, thậm chí là phát sinh những mâu thuẫn và định kiến vì bệnh dịch, ABC Bakery đã cho thấy: Có nhiều cách để chúng ta nói chuyện với nhau, và tử tế cũng là một cách. Không dừng lại ở bánh mì thanh long, ABC Bakery tiếp tục cho ra mắt các biến thể khác của sản phẩm: bánh mì trái cây, bánh kem thanh long, bánh mì thanh long kim sa... Và thú vị nhất, đó là "bánh mì dinh dưỡng" - dành cho các nhân viên y tế trong mùa dịch.Trước ABC Bakery, Ngày hội hoa hướng dương của Eco Pharma đã đứng đầu bảng xếp hạng BSI Top 10 trong 2 tháng liền - đây cũng là chiến dịch có điểm BSI cao kỷ lục trong tất cả chiến dịch trên mạng xã hội. Vì vậy, không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa của các chiến dịch vì cộng đồng, nhất là khi xã hội đang đối mặt với các thách thức lớn. Dịch Covid-19 đang gây ra rất nhiều khó khăn và do đó, sự đồng hành của các thương hiệu là cần thiết hơn bao giờ hết. Thương hiệu phải hành động quyết liệt, thực sự quyết liệt, nhằm mang đến ảnh hưởng tích cực cho xã hội, như cách ABC Bakery đã làm và làm thành công.
Nam và nữ phản ứng không giống nhau nếu có tay trong số tiền tỷ. Trong khi nam giới tìm cách tận dụng số tiền, nữ sẽ lại có xu hướng tận hưởng số tiền.
Vào đầu năm 2019, trong phiên tòa xét xử tranh chấp hôn nhân, khi được vợ yêu cầu chia một phần khối tài sản tiền tỷ cho mỗi người con, ông Vũ đã đáp trả lại: “Tiền nhiều để làm gì?”. Ngay lập tức, câu hỏi của ông Vũ đã trở thành hot trend được các trang fanpage nhanh chóng nắm bắt. Mỗi fanpage giải đáp theo những cách khác nhau, hóm hỉnh có và triết lý cũng có.
Nhưng với người dùng, nếu sở hữu một số tiền lớn, họ sẽ thực sự làm gì? Lấy cảm hứng từ chủ tịch Cà Phê Trung Nguyên, Buzzmetrics đã tiến hành cuộc khảo sát trên mạng xã hội với chủ đề là: “Nếu có tiền tỷ trong tay, bạn sẽ làm gì?”. Dữ liệu khảo sát được thu thập một cách ngẫu nhiên từ các thảo luận trên trang cá nhân người dùng, không do thương hiệu dẫn dắt. Kết quả khảo sát cho thấy: Khi phải xử lý một số tiền lớn, giữa nam và nữ có sự khác biệt nhất định. Nam giới là nhóm người đi theo xu hướng “tiền đẻ ra tiền”. Nói cách khác, họ không xài cho hết số tiền hiện có. Thay vào đó, họ sẽ tham gia các hoạt động sinh lời từ số tiền này. Kinh doanh là hình thức được cả nam và nữ lựa chọn. Không chỉ vậy, nam giới còn hướng tới một hình thức kiếm lời khác, là cho vay. Một bộ phận nhỏ nữ giới chưa có kế hoạch kinh doanh, và họ chỉ đang muốn giữ lại số tiền tỷ.
Phần lớn phụ nữ không máu me kinh doanh như nam giới. Họ không có xu hướng giữ riêng cho bản thân một khối tiền lớn. Nói cách khác, thay vì “tận dụng” số tiền có được, phụ nữ sẽ “tận hưởng” nó. Việc đầu tiên mà phụ nữ sẽ làm khi nhận được tiền tỷ, đó là ăn chơi cho sướng (20%). Ngoài ra, họ còn chi tiền vào nhà cửa (14%), du lịch (9%) và làm đẹp (8%). Theo chiều ngược lại, nam giới tỏ ra khá dè dặt khi phải móc hầu bao cho những hoạt động ăn chơi, ngay cả khi đã có rất nhiều tiền. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý: Ở phụ nữ còn có khái niệm “đồng tiền cho đi”. Nghĩa là, họ sẽ không dùng tiền vào các nhu cầu cá nhân. Hoặc họ đem số tiền quyên góp cho các tổ chức từ thiện, hoặc để dành cho những người thân trong gia đình.
Qua điều ước của người dùng, có thể thấy được những thông tin rất thú vị. Chẳng hạn như, không phải ước muốn nào của người dùng cũng phi hiện thực. Trái lại, có những điều ước rất giản dị.
“Uớc" được định nghĩa là "cầu mong điều biết là rất khó hoặc không hiện thực” (Theo từ điển tiếng Việt, 2013). Thông qua điều ước, có thể biết được những mối quan tâm cũng như thái độ của người dùng trong cuộc sống hiện tại. Dựa trên ý tưởng này, Buzzmetrics tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ, với chủ đề chính là: “Nếu có một điều ước, bạn sẽ ước gì?”. Dữ liệu khảo sát được thu thập một cách ngẫu nhiên từ các cuộc thảo luận trên trang cá nhân người dùng, không do thương hiệu dẫn dắt.
Theo quan sát của Buzzmetrics, trong vòng nửa cuối năm 2019, xu hướng thảo luận về chủ đề này không có nhiều biến động mạnh. Không ngày nào mà người dùng không đặt ra câu hỏi này. Từ kết quả khảo sát, có thể thấy: Bên cạnh một số điều ước bất khả thi (quay ngược thời gian, cánh cửa thần kỳ), các điều ước còn lại của người dùng đều rất giản dị và ở mức độ nào đó, có thể làm được. Cụ thể, nữ giới ước mình được xinh đẹp (4%) hay nam giới ước mình không phải đi làm (4%).
Đa số người dùng ước cho riêng bản thân. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người dùng dành điều ước này cho người khác. Xu hướng này có thể thấy rõ ở nhóm nữ giới, khi điều ước hàng đầu của họ là gia đình được khỏe mạnh (28%). Ngoài ra, họ còn mong thế giới được bình an (8%). Với một bộ phận nam giới, họ lại dành điều ước đó cho người yêu của mình (10%). Nữ giới cũng là nhóm tỏ ra không thỏa mãn với cuộc sống hiện tại và mong muốn thoát khỏi thực tại. Xu hướng này ít thấy hơn ở nam giới. 27% phụ nữ muốn quay lại hồi còn trẻ, vì họ cho rằng đây là khoảng thời gian họ đẹp nhất và không phải bon chen với cuộc sống. 10% phụ nữ muốn biến mất khỏi thế giới vì cảm thấy mệt mỏi. Khác với nữ giới, nam giới thường sử dụng điều ước để có thể tận hưởng cuộc sống hiện tại. Tiền bạc hay công việc không phải là mong ước lớn nhất của họ. Quan trọng nhất là họ có được và ở bên người mình yêu (25%).
Valentine 2019 - không còn là ngày của chỉ những cặp đôi đang yêu. Điều gì đang xảy ra? Và thương hiệu nào sẽ bị ảnh hưởng? Cơ hội nào đang mở ra và nguy cơ nào sẽ đến? Mạng xã hội đang thay đổi, và Valentine củng đang thay đổi. Có lẽ nào, Valentine đã trở thành 1 ngày rất khác, so với Valentine bạn từng biết?
Mạng xã hội đang làm biến đổi nhanh chóng các dịp đặc biệt. Một số dịp đặc biệt đang có dấu hiệu thay thế lẫn nhau. Ví dụ như: Cá tháng Tư 2018 đã trở thành một ngày “Toàn dân tỏ tình”, thay vì “Quốc tế nói dóc”. Ngày Valentine 2019 cũng không nằm ngoài quy luật này. Trong năm 2019, chỉ có 14% lượng thảo luận đến từ những cặp đôi yêu nhau. Mặt khác, những người có gia đình chiếm tới 60% lượng thảo luận!
Các thương hiệu đang tận dụng Valentine đa phần đang hướng tới nhóm đối tượng khách hàng trẻ: chưa có người yêu hoặc có người yêu nhưng chưa kết hôn. Có thể kể đến là các thương hiệu trong ngành: Game, rạp chiếu phim... với các thông điệp về “Tỏ tình với người thương”, “Tỏ tình với crush”. “Tán đổ”, “Chinh phục”, “Bí kíp”, “Thầm thương”, “Thoát ế” là những từ ngữ được thương hiệu thường xuyên sử dụng. Ngành hàng game đang truyền tải rất tốt thông điệp này tới nhóm người dùng độc thân.
Tuy nhiên, phần lớn lượng thảo luận cho thấy Valentine là dịp để người dùng gửi lời tri ân và hứa hẹn đến người bạn đời!Vợ chồng lại không cần phải "tỏ tình" hay "tán đổ" nhau. Với những cặp vợ chồng, Valentine là dịp để họ: (1) cảm ơn người bạn đời vì chặng đường vừa qua, (2) chúc sức khỏe, bình an, hạnh phúc và (3) đưa ra những mong đợi, hứa hẹn cho chặng đường sắp tới.Do đó, còn một khoảng trống lớn cho các thương hiệu nhắm đến khách hàng mục tiêu là là nhóm đã có gia đình: tặng vợ - thay vì tặng bạn gái, cảm ơn vợ - thay vì chỉ tỏ tình. Các hoạt động social media marketing cần phải điều chỉnh thông điệp cho phù hợp và rõ ràng hơn, thay vì chỉ đưa ra một thông điệp chung chung, thiếu tính kết nối.
Các thành viên trong gia đình thường gọi nhau bằng những từ ngữ rất đặc trưng mà thương hiệu chưa sử dụng trong Valentine 2019Mỗi nhóm đối tượng có kho từ vựng riêng để giao tiếp với nhau. Nếu muốn tạo sự liên kết với một nhóm đối tượng cụ thể, điều trước tiên thương hiệu cần làm là nói đúng ngôn ngữ và tận dụng được kho từ vựng của nhóm đối tượng đó.Theo quan sát của Buzzmetrics, các thương hiệu đang tiếp cận người dùng bằng những từ như “người yêu”, “người ấy”, “gấu iu” (dành cho nhóm có người yêu), hoặc “crush”, “mượn rượu tỏ tình” (dành cho nhóm ế). Ngoài ra, thương hiệu cũng đang sử dụng một số từ mang nét nghĩa chung, như “người thương”, “người yêu thương”.Trong khi đó, nhóm có gia đình – nhóm chiếm thị phần thảo luận cao nhất, lại đang dùng những từ như “bạn chung giường” hay “bạn cùng phòng” để gọi nhau. Như vậy, giữa ngôn ngữ của gia đình và ngôn ngữ của thương hiệu đang có sự khác biệt. Vì thế, các thông điệp mang tính kêu gọi hành động (call to action) của thương hiệu sẽ rất khó kết nối với nhóm đối tượng tiềm năng nhất trong ngày này.
Món quà Valentine không chỉ bao gồm hoa & chocolate. Người tiêu dùng đòi hỏi nhiều hơn về sản phẩm dùng làm quà + thông điệp/ ý nghĩa của món quà → thay đổi sản phẩm và tiêu chí chọn quàKhi đã hiểu được ngôn ngữ người dùng, bước tiếp theo thương hiệu cần làm là hiểu được hành vi của họ. Vào ngày Valentine, tặng quà là hoạt động phổ biến nhất của nhóm đã có gia đình. Như Valentine mọi năm, đa số, chồng sẽ là người tặng quà, còn vợ sẽ là người nhận quà. Như vậy, đang có hai hướng đi cho thương hiệu: (1) cùng chồng đi tìm món quà lý tưởng tặng vợ, (2) cùng vợ kêu gọi chồng tặng quà cho mình.Ngoài ra, thương hiệu cũng nên chú ý: Một nhóm phụ nữ hướng đến quan niệm "yêu bản thân", không đợi quà từ chồng. Đây sẽ là hướng tiếp cận khác cho thương hiệu: Tận dụng ngày Valentine để xây dựng hình ảnh người phụ nữ độc lập.Hoa và chocolate là hai sản phẩm truyền thống trong ngày Valentine. Tuy nhiên, đây không phải là các món quà gia đình duy nhất. Thậm chí, với một bộ phận người dùng, bản thân con cái hay người bạn đời của họ đã là món quà. Câu hỏi đặt ra là: Sản phẩm nào đã thay thế chocolate để trở thành món quà gia đình phổ biến thứ hai, chỉ sau hoa? Ngoài "con cái" và "bạn đời", quà gia đình còn là...?
Để hiểu thêm nhiều sự thay đổi thú vị và các cơ hội mới vào dịp Valentine, hãy đặt ngay Báo cáo Occasion Insight: Ngày Valentine 2019 tại đây để khám phá thêm:
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Sống healthy không chỉ là một trào lưu. Sống healthy từ lâu đã là một mối bận tâm lớn của người dùng. Tuy nhiên, để khai thác chủ đề này, thương hiệu cần phải nắm bắt được cách người dùng định nghĩa lối sống lành mạnh.
Theo quan sát của Buzzmetrics, trong vòng 6 tháng qua, xu hướng thảo luận về chủ đề sống lành mạnh không có nhiều thay đổi đột ngột. Điều này cho thấy, sống lành mạnh đã là một nhu cầu mang tính bền vững của người dùng. Nói cách khác, không phải chờ tới những sự kiện khách quan mà người dùng mới bắt đầu bận tâm về sức khỏe của mình. Vấn đề đặt ra là: Thương hiệu đã nắm bắt được những gì làm nên cuộc sống lành mạnh của người dùng? Mặc dù sống healthy là câu chuyện của chung, nhưng sống healthy như-thế-nào là câu chuyện của riêng từng người.
Cả nam và nữ đều đồng ý rằng, một chế độ ăn hợp lý và những mối quan hệ tốt là nền tảng cho một cuộc sống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu xét cụ thể, cách nam và nữ định nghĩa “healthy” hoàn toàn khác nhau. Với riêng phụ nữ, ăn uống đã chiếm quá nửa lượng thảo luận của họ. Họ không chỉ quan tâm đến việc "ăn sạch" & "ăn khỏe", họ cần "ăn đẹp". Họ xem việc tự thiết kế bữa ăn healthy như một niềm vui thực sự. Ngoài ra, trong suy nghĩ của phụ nữ, “healthy” đôi lúc không chỉ là “khỏe mạnh”, mà còn là “xinh đẹp”. Một gương mặt đẹp cũng là biểu hiện của “healthy”. Còn với nam giới, lối sống lành mạnh là sự cân bằng giữa các mối quan tâm khác nhau. Câu chuyện về ăn uống không phải duy nhất. Họ quan tâm đến vận động, du lịch hay xây dựng quan hệ lành mạnh với người xung quanh.
Gợi ý cho thương hiệu:
Khi muốn dẫn dắt lối sống lành mạnh, cần cân nhắc các loại hoạt động và hình ảnh phù hợp với mỗi nhóm giới tính:
Về khía cạnh "ăn uống healthy", nghiên cứu trên các thảo luận tự nhiên của người dùng cho thấy: Người dùng rất ít khi nhắc tới một chế độ ăn cụ thể nào. Thay vào đó, họ sẽ dành sự quan tâm tới các trải nghiệm mà bữa ăn đem lại. Trước hết, một thực đơn hợp lý thì không chỉ bao gồm thực vật. Thịt cá vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong bữa ăn của hai nhóm nam – nữ. Người dùng cho rằng:
“Một chế độ dinh dưỡng “cực đoan” ko bao giờ có thể là tốt đc. Chỉ ăn động vật và ko bao giờ ăn thực vật thì ko tốt. Mà chỉ ăn thực vật ko bao giờ ăn động vật cũng ko tốt luôn.”
Đa số người dùng, dù là nam hay nữ, đều đồng ý rằng: Bữa ăn cần sự ngon miệng. Họ muốn tận hưởng bữa ăn của mình. Với họ, ăn healthy không có nghĩa là ăn khô khan, là cố gắng ăn những món không thích/ không hợp khẩu vị. Theo người dùng mô tả:
“Công nhận cà chua bi ở đây ăn ngon dã man ý ae ạ ❤ ăn healthy mà thấy hạnh phúc sung sướng cái mồm chứ không phải kiểu tra tấn vật vã đâu.”
Đây sẽ là lời nhắc nhở với thương hiệu: Đừng chỉ tập trung vào những công thức nấu ăn, mà hãy chú ý đến những trải nghiệm của người dùng trong bữa ăn. "Ngon" là một tính từ không thể thiếu trong từ điển ăn uống của người dùng.
Tuy nhiên, nếu đi sâu hơn vào câu chuyện ăn uống, chúng ta lại thấy những khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ. Không chỉ là tỷ lệ thảo luận cao hơn, nhưng hãy nhìn vào cách phụ nữ lên thực đơn và chế biến để thấy họ đầu tư cho ăn uống như thế nào. Phụ nữ mong muốn bữa ăn của mình phải:
(1) Nguyên liệu đa dạng: Trong khi nam giới tỏ ra trung thành với các thành phần “cơ bản” như rau – thịt – trái cây thì phụ nữ rất chịu khó mở rộng thành phần nấu ăn. Thực đơn của họ sẽ có thêm những món “chuyên môn” như: bún gạo lứt – sữa chua Hy Lạp – hạt chia – ngũ cốc – yến mạch.
(2) Công phu & Đẹp mắt: Nam giới thường sẽ hướng tới sự gọn gàng và tiện lợi trong ăn uống. Nữ giới thì khác. Họ thường có xu hướng làm ra những bữa ăn thịnh soạn, không kém phần bắt mắt.
Động cơ nào đã thúc đẩy phụ nữ dành nhiều thời gian và công sức đến vậy? Ngoài lý do phổ biến là để bảo vệ sức khỏe, còn thể kể đến một số lý do khác như: (1) chứng tỏ khả năng của bản thân, (2) thể hiện vai trò người phụ nữ của gia đình.
Gợi ý cho thương hiệu:
Nhắc tới vận động lành mạnh, mọi người thường sẽ nghĩ tới phòng gym trước tiên. Trên thực tế, gym và yoga là hai hoạt động được nữ giới ưa chuộng nhất. Nhưng với nam giới, gym không còn là sự lựa chọn áp đảo. Trong vòng 6 tháng qua, nam giới đặc biệt ưa chuộng bộ môn bodyweight. Đây là hình thức tập luyện chỉ sử dụng trọng lượng cơ thể, không cần đến sự hỗ trợ của máy móc. Một số bài tập phổ biến là chống đẩy và gập bụng.
Hơn 90% thảo luận về bodyweight là nhờ các phong trào #challenge. Các phong trào #challenge là động lực chính thúc đẩy người dùng, đặc biệt là nam giới, đến với bộ môn này. Điểm chung giữa các #challenge này là người tham gia sẽ thực hiện một động tác trong liên tiếp nhiều ngày, đồng thời kêu gọi bạn bè mình hưởng ứng.
Tại sao nam giới lại thích được #Challenge đến vậy?
Gợi ý cho thương hiệu:
Khi nói về sống Healthy, người tiêu dùng thường muốn ảnh hưởng/ lan tỏa lối sống này tới những người khác. Biểu hiện cụ thể như:
Ngoài việc nắm bắt cách người dùng định nghĩa về một cuộc sống lành mạnh, thương hiệu cũng nên cân nhắc xem người dùng đang tận hưởng lối sống đó cùng ai và lan tỏa lối sống đó đến đối tượng nào.
Về phía nữ giới, đáng chú ý có khái niệm "Healthy Mom". Healthy Mom là những người đang tận hưởng lối sống Healthy với con cái và gia đình nhỏ của mình. Họ không hướng đến hình ảnh một người mẹ quá vất vả - hy sinh tất cả vì con mà quên chăm sóc bản thân mình.
“Trải nghiệm cuộc sống healthy cùng con yêu mỗi ngày thật tuyệt!!! Đi lên xuống bậc thang ko quên đưa tay ra nắm chặt tay mẹ kèm câu: “Mẹ phải nắm tay con ko mẹ ngã thì sao, Con là siêu nhân, Con sẽ bảo vệ Mẹ”. Cảm ơn bạn thân nhí luôn yêu thương, quan tâm và chăm sóc, tâm lý với mẹ mọi lúc mọi nơi...😍”
Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến lối sống, thói quen và hành vi tiêu dùng cũng như lựa chọn sản phẩm của các ngành hàng, đặc biệt là ngành hàng Mẹ và Bé.
Xem thêm: Các mẹ đã thay đổi như thế nào và ảnh hưởng đến ngành hàng sữa bầu ra sau?
Gợi ý cho thương hiệu:
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Buzzmetrics đã triển khai Kế hoạch Phát triển Bền vững. Kế hoạch này nhằm đảm bảo tính liên tục trong vận hành kinh doanh, cũng như đảm bảo sức khỏe của nhân viên.
Dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp và gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp. Đứng trước tình hình này, Buzzmetrics sẵn sàng thực hiện các biện pháp ngăn dịch bệnh bùng phát. Đồng thời, Buzzmetrics cam kết tính liên tục trong hoạt động kinh doanh và sự nhất quán trong chất lượng dịch vụ. Do đó, Buzzmetrics quyết định triển khai Kế hoạch Phát triển Bền vững (BCP).Đây là một kế hoạch toàn diện, bao gồm: áp dụng hệ thống công nghệ dự phòng cho mọi tình huống cấp thiết; cập nhật thông tin về Lịch sử di chuyển và Khai báo Y tế của tất cả nhân viên; đề ra các phương án giao tiếp thay thế trong mùa dịch, cũng như các phương án về địa điểm làm việc dự phòng cho toàn thể nhân viên nhằm duy trì sự liên tục trong việc vận hành và đảm bảo tình trạng phục hồi sau dịch bệnh.Hiện Buzzmetrics đang triển khai bốn phương án như sau: (1) Phương án dự phòng vận hành, (2) Phương án chủ động cách ly, (3) Phương án làm việc từ xa, (4) Phương án vệ sinh thường xuyên.
Với phương án này, Buzzmetrics luôn có sẵn các giải pháp dự phòng cho mọi trường hợp. Cụ thể, Buzzmetrics đã chuẩn bị người liên hệ thứ 2 cho các dự án quan trọng. Ngoài ra, Buzzmetrics đã chuẩn bị người đại diện thứ 2 cho các Phòng/ Ban trong công ty. Hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu dự phòng cũng đã được thiết kế, với độ bảo mật cao nhất. Điều này đảm bảo an toàn cho tất cả dữ liệu của Khách hàng và vận hành xuyên suốt mùa dịch Covid-19.
Với phương án này, Buzzmetrics đảm bảo giảm thiểu khả năng mắc bệnh của nhân viên. Cụ thể, các Phòng/ Ban của Buzzmetrics được chia thành 2 nhóm. Mỗi nhóm sẽ luân phiên làm việc tại nhà, đảm bảo không tiếp xúc hoặc gặp gỡ nhóm còn lại trong 14 ngày. Bên cạnh đó, Buzzmetrics cũng khuyến cáo nhân viên tránh tụ tập nơi đông người và tránh gặp gỡ, tiếp xúc với người bệnh.
Do tình hình phức tạp của dịch, Buzzmetrics linh hoạt áp dụng các hình thức làm việc. Cụ thể, Buzzmetrics đảm bảo tất cả nhân viên đều đáp ứng về cơ sở vật chất kỹ thuật và có khả năng làm việc bên ngoài văn phòng. Nhân viên cũng được hướng dẫn và diễn tập làm việc từ xa, ngay cả khi văn phòng làm việc đột ngột cách ly do dịch Covid-19.Đối với các cuộc thảo luận trực tiếp với các khách hàng và đối tác, Buzzmetrics sẽ thay thế bằng các cuộc gọi trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.
Buzzmetrics đã thiết lập các Khu vực Rửa tay trong văn phòng, đồng thời hỗ trợ cung cấp khẩu trang cho nhân viên. Nhân viên khi bước vào văn phòng làm việc đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của Bộ Y Tế.
Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Việt. Trên mạng xã hội, Tết thu hút một lượng tương tác lớn với đa dạng các chủ đề. Có thể nói, Tết là cơ hội không thể bỏ qua để thương hiệu kết nối với nhóm người tiêu dùng tiềm năng.
Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Việt. Trên mạng xã hội, Tết thu hút một lượng tương tác lớn với đa dạng các chủ đề. Có thể nói, đây là cơ hội không thể bỏ qua để thương hiệu kết nối với nhóm người tiêu dùng tiềm năng.
Tuy nhiên, nhiều thương hiệu vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm ra tiếng nói chung với nhóm khách hàng mục tiêu. Bởi lẽ, thương hiệu đang vận hành chiến dịch của mình dựa trên một vài chủ đề đã quen thuộc. Theo chiều ngược lại, Tết trong mắt người tiêu dùng đang biến đổi không ngừng và ngày càng khác biệt hơn bao giờ hết.
Để thương hiệu có thể đến gần với người dùng hơn vào dịp Tết Nguyên Đán, báo cáo Tết của Buzzmetrics sẽ bao gồm các phân tích:
Một số phát hiện hơn-ta-tưởng trong báo cáo Occasion Insight: Tết Nguyên Đán
Tưởng chừng ngày Tết đã được định hình và khó thay đổi theo thời gian vì đã xuất hiện từ rất lâu. Vậy mà, từ năm 2017 trở lại đây, Tết lại có tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Bên cạnh đó, chúng ta thử làm một phép so sánh nhỏ: Năm 2018, dân số Việt Nam vào khoảng 95 triệu và được dự đoán là sẽ đạt mốc 120 triệu vào năm 2050 (Nguồn tham khảo: World Bank). Chỉ tính riêng Tết 2019, tổng số lượt tương tác của người dùng Việt Nam đã bỏ xa 120 triệu. Phải chăng, những con số này đang muốn nói: Nếu xét về thời gian tồn tại thì Tết sẽ "già", nhưng xét về tiềm năng thảo luận, Tết bao giờ cũng trẻ trung và đủ sức thu hút nhiều người dùng hơn nữa.
Bạn thử đoán xem: Lượng thảo luận Tết đã vượt dân số Việt Nam bao nhiêu lần và từ khi nào?
Mồng 1 Tết thường rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 của năm Dương Lịch. Do đó, 2 tháng này thường được xem là khoảng thời gian “có Tết”. Mặt khác, các tháng còn lại được xem là khoảng thời gian “không Tết”. Tuy nhiên, nghiên cứu của Buzzmetrics cho thấy: “Không tháng nào là tháng không Tết. Với người tiêu dùng, ngày bình thường cũng có thể là ngày Tết." Lượng thảo luận trung bình từ tháng 3 đến tháng 12 vượt mốc 1 triệu, cao hơn những dịp đặc biệt khác trong năm.
Những ngành hàng nào nên chạy nội dung về Tết vào những tháng không Tết?
Câu hỏi được đặt ra:
Theo báo cáo của Buzzmetrics về Tết Bính Thân 2016, Đoàn Tụ là chủ đề được mọi người tham gia thảo luận nhiều nhất. Trong 3 năm liền, từ 2017 đến 2019, Đoàn Tụ không còn là chủ đề thống trị của ngày Tết. Người tiêu dùng đang chuyển đổi sang một mối quan tâm khác lớn hơn. Ngoài ra, lượng thảo luận về các chủ đề khác cũng rất đáng kể.
Đây sẽ là thách thức cho những marketers, vì phải bước ra khỏi vùng an toàn và tập làm quen với một cái Tết đã trở nên rất khác trong nếp nghĩ của thương hiệu. Đồng thời, đây là cơ hội để thương hiệu tạo ra các thông điệp mới nhằm kết nối khách hàng, thay vì chỉ loay hoay với thông điệp “Tết sum vầy, Tết đoàn viên.”
Đâu là chủ đề sôi nổi nhất của Tết?
Trên thực tế, Đoàn Tụ cũng chưa phải là chủ đề hiệu quả duy nhất để chạy chiến dịch. Theo bảng xếp hạng BSI Top 10 Campaigns Tết Kỷ Hợi 2019 với thời gian nghiên cứu từ giữa tháng 12 năm 2018 đến giữa tháng 2 năm 2019, khoảng 90 chiến dịch chạy vào mùa Tết. Đã có các chiến dịch chiếm vị trí cao trên bảng xếp hạng mà không tập trung vào Đoàn Tụ Gia Đình.
Câu hỏi được đặt ra:
Không chỉ tìm kiếm insight người dùng theo từng chủ đề, một phần báo cáo Tết của Buzzmetrics sẽ đặc biệt xoay quanh nhu cầu của phụ nữ đã có gia đình vào dịp Tết. Với một gia đình kiểu mẫu, nam giới là người phụ trách dòng tiền vào, nữ giới là người quản lý dòng tiền ra. Nói cách khác, phụ nữ thường sẽ chi tiền để mua sản phẩm. Đây thường là nhóm khách hàng tiềm năng của các thương hiệu vào Tết.
Không có một cái Tết Nguyên Đán chung cho tất cả. Phụ nữ ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống có những mối bận tâm khác nhau, và điều này có thể ảnh hưởng tới cách họ ăn Tết. Thương hiệu cần phải biết cách kể một câu chuyện chỉ dành riêng cho khách hàng mục tiêu của mình. Buzzmetrics sẽ phân tích phụ nữ theo 2 nhóm lớn: (1) nhóm 25 – 34 tuổi, nhóm tuổi đang ổn định cuộc sống và (2) nhóm 35 – 55 tuổi, nhóm tuổi đã ổn định cuộc sống.
Một ngày Tết của phụ nữ có gia đình trôi qua như thế nào?
Trong nhận thức một bộ phận phụ nữ trên 35, Tết Nguyên Đán của họ phải thật hoàn hảo - cầu kỳ - kỹ lưỡng, từ khâu chuẩn bị cho tới lúc hoàn tất. Họ “dị ứng” với những cách tân ngày Tết, họ ghét các thông điệp đơn giản hóa Tết, thay vào đó cố gắng gìn giữ các giá trị truyền thống. Ngoài ra, nhóm phụ nữ này hướng tới hình ảnh một người mẹ hiền vợ đảm, với chồng con là đối tượng quan tâm chính.
Câu hỏi được đặt ra:
Đặt ngay Báo Cáo Occasion Insight: Tết Nguyên Đán tại đây.
Những dịp đặc biệt là cơ hội vàng cho các chiến dịch của các thương hiệu nhằm thu hút người tiêu dùng. Cho nên, hiểu được trọn vẹn về một dịp đặc biệt thật sự rất quan trọng. Tuy nhiên, chỉ nghiên cứu về nó trong cuộc sống thực mà bỏ qua sự thay đổi và ảnh hưởng của nó đến mạng xã hội mạng xã hội sẽ không mang lại một cái nhìn toàn diện.
Với loạt báo cáo Occasion Insight của Buzzmetrics, các thương hiệu sẽ nắm bắt được sự thay đổi của những dịp đặc biệt trên mạng xã hội. Thông qua đó, thương hiệu sẽ tùy chỉnh chiến lược để nói đúng mối quan tâm của người dùng vào đúng thời điểm. Qua đó, thương hiệu nhận được sự chú ý, thu hút tương tác và trở nên gần gũi hơn với người dùng.
Cụ thể, với mỗi báo cáo Occasion Insight thương hiệu sẽ nhận được:
Đặt mua các Báo cáo Occasion Insight và nhận tư vấn tại đây.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Mùa Vu lan báo hiếu là một trong những dịp lễ chính của Phật giáo trong năm. So sánh các dịp gia đình, dịp này có lượng thảo luận cao (5.3 triệu buzz) trong năm 2018, chỉ đứng sau Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10). Sự tăng trưởng của Vu lan đến từ nhu cầu chia sẻ/ quan tâm của người tiêu dùng nên được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Vu lan đặc biệt hơn những dịp khác vì là mùa lễ có nguồn gốc từ tôn giáo và kéo dài trong 1 -1.5 tháng. Chính vì vậy, không phải thương hiệu nào cũng biết tận dụng dịp này cho Occasion-based marketing của mình vì tính chất đặc biệt của dịp. Vu lan có sự cạnh tranh thấp, vẫn còn nhiều khoảng trống cho thương hiệu lựa chọn và tận dụng dịp này.
Mùa Vu lan báo hiếu là một trong những dịp lễ chính của Phật giáo trong năm. So sánh với các dịp gia đình khác, Vu lan có lượng thảo luận cao (5.3 triệu buzz) trong năm 2018, chỉ đứng sau Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10).Vu lan đặc biệt hơn những dịp khác vì là mùa lễ có nguồn gốc từ tôn giáo và kéo dài trong 1-1.5 tháng. Sự xuất hiện của Buddhism voice đã khiến người tiêu dùng có những hoạt động đặc biệt, chỉ xuất hiện trong Mùa Vu lan. Chính vì vậy, không phải thương hiệu nào cũng hiểu và tận dụng dịp này cho Occasion-based marketing của mình vì tính chất đặc biệt của dịp. Vu lan có sự cạnh tranh thấp, vẫn còn nhiều khoảng trống cho thương hiệu lựa chọn và tận dụng. Tuy nhiên, dưới sự ảnh hưởng của tôn giáo, dịp này cũng có nhiều thách thức mà thương hiệu cần lưu ý kỹ.
Vấn đề được đặt ra: Làm thế nào để thấu hiểu Vu lan dưới góc nhìn của marketer và tận dụng dịp này cho những chiến dịch, hoạt động sắp tới?
Báo cáo Occasion insight: Mùa Vu lan từ Buzzmetrics sẽ giúp cho thương hiệu nắm bắt Mùa Vu lan dưới góc nhìn của marketer thông qua việc phân tích:
Đặt ngay Báo cáo Occasion insight: Mùa Vu lan tại đây.
Là một trong những dịp lễ chính của Phật giáo, không thể bỏ qua sự ảnh hưởng của Buddhism voice trong Mùa Vu lan. Nhóm này có tác động lớn đến hành vi và nhận thức của người tiêu dùng trong dịp này.
Các sự kiện do chùa tổ chức được trải dài trong suốt Mùa Vu lan. Những hoạt động này chia thành 3 giai đoạn trong hơn 1 tháng. Điều này giải thích vì sao sự quan tâm của người tiêu dùng cho dịp này kéo dài dù ngày lễ chính chỉ có 1 ngày.
Trong những dịp khác như Ngày phụ nữ, Ngày của cha, người tiêu dùng thường gửi những lời chúc mừng đến người thân. Tuy nhiên, Mùa Vu lan thì chủ đề thảo luận nổi bật nhất lại khác.
Mùa Vu lan tạo được nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau tùy vào hoàn cảnh của Consumer voice.
Đặt ngay Báo cáo Occasion insight: Mùa Vu lan tại đây.
Những dịp đặc biệt là cơ hội vàng cho các chiến dịch của các Brand nhằm thu hút người tiêu dùng. Cho nên việc hiểu được toàn diện về một dịp đặc biệt thật sự rất quan trọng. Tuy nhiên chỉ với nghiên cứu về nó trong cuộc sống thực mà bỏ qua sự thay đổi và ảnh hưởng của nó đến người tiêu dùng thông qua mạng xã hội sẽ không mang lại một cái nhìn toàn diện.
Với loạt báo cáo Occasion Insight của Buzzmetrics, các Brand sẽ cập nhật được sự thay đổi của những dịp đặc biệt trên mạng xã hội. Thông qua đó các Brand sẽ có thể thay đổi chiến lược nội dung để nói đúng mối quan tâm nóng nhất của người tiêu dùng vào thời điểm nhằm nhận được sự chú ý, tạo tương tác và hình ảnh thương hiệu cũng trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng.
Cụ thể, với mỗi báo cáo Occasion Insight thương hiệu sẽ nhận được:
Đặt mua các Báo cáo Occasion Insight và nhận tư vấn tại đây.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Trung bình mỗi ngày 8/3 hoặc 20/10 tạo ra 5.3 triệu lượng bài viết và thảo luận. Ngày phụ nữ (8/3 và 20/10) là một dịp đặc biệt quan trọng và quen thuộc với đa số người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy, dịp này luôn tạo được sự ồn ào và thu hút mối quan tâm lớn từ nhiều đối tượng trên mạng xã hội.
Trung bình mỗi ngày 8/3 hoặc 20/10 tạo ra 5.3 triệu lượng bài viết và thảo luận. Ngày phụ nữ (8/3 và 20/10) là một dịp đặc biệt quan trọng và quen thuộc với đa số người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy, dịp này luôn tạo được sự ồn ào và thu hút mối quan tâm lớn từ nhiều đối tượng trên mạng xã hội.
7,000 buzz và 46% purchase intent mỗi post có phải là một KPI đáng để các thương hiệu kinh ngạc?Khi mà bán hàng online dường như đang làm quá tốt và các thương hiệu gần như bị "lu mờ" trong ngày này, các thương hiệu muốn lựa chọn ngày phụ nữ cần đứng trước 2 câu hỏi lớn:
Đăng ký báo cáo Occasion Insight "Ngày phụ nữ - Cơ hội và thách thức cho thương hiệu" để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về ngày này. Với Báo cáo này, Buzzmetrics sẽ giúp thương hiệu giải đáp 2 vấn đề trên cùng với những nghiên cứu sau:
Đăng ký để nhận báo giá và được tư vấn thêm tại đây.
Đây là một dịp tiềm năng với tốc độ tăng trưởng hơn 20% trong năm 2018. Trong đó, ngày 20/10/2018 có thể thu hút đến gần 6 triệu lượt bài viết và thảo luận - một con số đáng kể.
Dịp 20/10 có lượng buzz cao hơn hẳn ngày 8/3 trong 2018. Khoảng thời gian hiệu quả của ngày này cũng dài hơn 8/3. Tuy nhiên, thương hiệu vẫn chọn đầu tư vào ngày 8/3 nhiều hơn. Có khoảng 10 chiến dịch cho ngày 8/3 nhưng chỉ có khoảng 1-2 chiến dịch dành cho ngày 20/10. Tại sao lại như vậy? Có phải thương hiệu đã quên mất ngày 20/10 cho các chiến dịch Occasion-based marketing của mình?
Có một sự chênh lệch khá rõ ràng trong sự giành thị phần thảo luận của thương hiệu đối với người tiêu dùng và bán hàng online. Đáng lưu ý là tổng lượng thảo luận được tạo ra và dẫn dắt bởi bán hàng Online (Online Seller Voice) khi nhóm này cũng chiếm thị phần gần bằng Consumer Voice. Trong khi đó, có hơn 350 thương hiệu tham gia và chỉ chiếm thị phần thảo luận chưa đến 10%.
Chúc mừng và quà tặng vẫn là chủ đề nổi bật nhất trong dịp đặc biệt này. Trong đó, có 1 chủ đề có sự tăng trưởng lên đến 21% trong năm 2018. Chủ đề này đã trở thành 1 trong những chủ đề quan trọng trong việc định hướng không khí và hoạt động của ngày này. Vậy đó là gì?
Người tiêu dùng có 1 công thức chung cho việc tặng quà: Hoa + X. Vậy X là gì và đã được bán hàng online tận dụng như thế nào?
Công thức của người tiêu dùng...
… và sự đáp ứng nhu cầu của bán hàng online
Không chỉ nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, bán hàng online còn có công thức lên nội dung bán hàng hiệu quả và đạt được purchase intent lên đến 46%.
Đặt ngay Báo cáo Occasion Insight – “Thảo luận Ngày phụ nữ - Cơ hội và thách thức cho thương hiệu” để tìm cơ hội cho ngày này tại đây.
Những dịp đặc biệt hay những ngày lễ là cơ hội vàng cho các chiến dịch của các Brand nhằm thu hút người tiêu dùng. Cho nên việc hiểu được toàn diện về một dịp đặc biệt thật sự rất quan trọng, tuy nhiên chỉ với nghiên cứu về nó trong cuộc sống thực mà bỏ qua sự thay đổi và ảnh hưởng của nó đến người tiêu dùng thông qua mạng xã hội sẽ không mang lại một cái nhìn toàn diện.
Với loạt báo cáo Occasion Insight của Buzzmetrics, các Brand sẽ cập nhật được sự thay đổi của những dịp đặc biệt trên mạng xã hội, thông qua đó các Brand sẽ có thể thay đổi chiến lược nội dung để nói đúng mối quan tâm nóng nhất của người tiêu dùng vào thời điểm nhằm nhận được sự chú ý, tạo tương tác và hình ảnh thương hiệu cũng trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng.
Cụ thể, với mỗi báo cáo Occasion Insight thương hiệu sẽ nhận được:
Xem thêm: Báo cáo Occasion Insight - "Những câu chuyện vào Dịp cuối năm học và Cơ hội cho thương hiệu 2018" tại đây.
Đặt mua các Báo cáo Occasion Insight và nhận tư vấn tại đây.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Theo thống kê của Buzzmetrics, dữ liệu social listening đang chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong mối quan tâm của mẹ bầu 2017 - 2018.
Theo thống kê của Buzzmetrics, dữ liệu social listening đang chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong mối quan tâm của mẹ bầu 2017 - 2018.Đặc biệt về chủ đề dinh dưỡng thai kì, mẹ bầu không chỉ lựa chọn sữa bầu. Thị phần sữa bầu giảm rõ rệt. Họ đang dần chuyển sang các sản phẩm dinh dưỡng khác.
Điều gì đã và đang xảy ra trên social media ảnh hưởng đến quyết định của mẹ bầu khi chọn sản phẩm dinh dưỡng thai kì. Việc nắm bắt những gì các mẹ bầu đang thảo luận trên các trang mạng xã hội cộng đồng các mẹ, đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết cho thương hiệu.
Đặt ngay 2 ấn phẩm Buzzmetrics Ebook đầu tiên với những nghiên cứu insight mới nhất về mẹ bầu.
Mỗi ấn phẩm Buzzmetrics Ebook, thương hiệu sẽ có được:
Có sự khác biệt lớn về các nội dung khiến họ like, share, comment nhiều nhất khi online từ năm 2017 đến 2018. Điều này cũng cho thấy sự dịch chuyển rõ rệt trong mối quan tâm của mẹ bầu trong hai năm vừa qua.
Social media bùng nổ, mẹ bầu ngày nay có quá nhiều cơ hội tiếp xúc với các nguồn kiến thức khác nhau về dinh dưỡng thai kì. Điều này tác động lên sự thay đổi trong việc lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng. Sự thay đổi này khiến mẹ bầu dần hình thành niềm tin mới và nhu cầu mới.
Sự tin tưởng và tìm hiểu của mẹ bầu online còn bị tác động bởi các nguồn khác trên mạng xã hội. Nghiên cứu cho thấy nhóm tiểu thương không những thành công trong việc tạo sự ồn ào, mà còn có khả năng tăng độ nhận diện và nhìn nhận tích cực về các sản phẩm sữa bầu mà họ thường nói đến.
Chân dung mẹ bầu 2018 giúp cho thương hiệu xác minh và nhìn lại sự am hiểu của mình về các nhóm khách hàng trọng tâm trên social media. Họ là ai, họ thuộc thế hệ nào, thương hiệu đã hiểu về họ ra sao, đâu là cơ hội tiếp theo cho thương hiệu sản phẩm dinh dưỡng thai kì...
"Một năm có 3-4 ngày dành cho mẹ nhưng chỉ có 1 ngày của cha." Là dịp duy nhất dành cho cha trong năm, Ngày của cha đã đáp ứng được nhu cầu bày tỏ tình cảm của người tiêu dùng dành cho họ. Làm thế nào để thương hiệu tận dụng được tiềm năng của ngày?
"Một năm có 3-4 ngày dành cho mẹ nhưng chỉ có 1 ngày của cha."
Có lẽ vì thế, tất cả những tình cảm dành cho cha được dồn nén trong cả năm được người tiêu dùng chọn ngày này để bày tỏ. Ngày của cha - chủ nhật thứ 3 của tháng 6 - là một ngày đặc biệt mới nổi nhưng có tốc độ tăng trưởng đến 117% - đứng thứ 2 trong chuỗi ngày đặc biệt về gia đình. Với tầm quan trọng của ngày này trong cuộc sống người tiêu dùng, Ngày của cha vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng và dự báo sẽ sớm trở thành một dịp đặc biệt lớn.Chưa có thương hiệu nào chiếm được ngày này. Mặc dù ngày càng nhiều thương hiệu đầu tư vào ngày của cha, nhưng mức độ hiệu quả của các thương hiệu sử dụng ngày này đều giảm. Đây sẽ là cơ hội lớn cho thương hiệu nào "nhanh chân" nhất - chiếm trọn ngày này khi nó đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất.Tuy nhiên, vấn đề là:Làm thế nào để chiếm Ngày của cha - khi mà nghiên cứu cho thấy tất cả các thương hiệu đều chưa biết cách sử dụng ngày này.
Báo cáo Occasion Insight - Toàn cảnh Ngày của cha, Buzzmetrics sẽ giúp thương hiệu có cơ hội giành được ngày này thông qua việc nắm bắt:
Đăng ký để nhận báo giá và được tư vấn thêm tại đây.
Khi so sánh cùng các dịp đặc biệt dành cho gia đình, Ngày của cha là 1 trong 2 dịp đặc biệt có tốc độ tăng trưởng hơn 100% trong năm 2018 (so với năm 2017).
Lưu ý:Ngày của cha có khoảng thời gian hiệu quả ngắn. Sự tập trung đầu tư nên được gói gọn trong 5 ngày vàng.
Quà tặng là chủ đề nổi bật của Ngày phụ nữ (8/3 & 20/10) nhưng không phải là chủ đề chính trong Ngày của cha. Vậy, người tiêu dùng nói gì, quan tâm điều gì vào ngày này? Và đâu là những chủ đề có khả năng thu hút sự chú ý và thúc đẩy người tiêu dùng tự tạo nội dung về nó?
Nếu thương hiệu muốn "nói" về Ngày của cha, mood & tone nào sẽ phù hợp và dễ tạo sự đồng cảm với người dùng nhất?
Đặt ngay Báo cáo Occasion Insight: Toàn cảnh Ngày của cha để nghiên cứu cơ hội cho thương hiệu trong dịp tại đây.
Những dịp đặc biệt là cơ hội vàng cho các chiến dịch của các Brand nhằm thu hút người tiêu dùng. Cho nên việc hiểu được toàn diện về một dịp đặc biệt thật sự rất quan trọng. Tuy nhiên chỉ với nghiên cứu về nó trong cuộc sống thực mà bỏ qua sự thay đổi và ảnh hưởng của nó đến người tiêu dùng thông qua mạng xã hội sẽ không mang lại một cái nhìn toàn diện.
Với loạt báo cáo Occasion Insight của Buzzmetrics, các Brand sẽ cập nhật được sự thay đổi của những dịp đặc biệt trên mạng xã hội. Thông qua đó các Brand sẽ có thể thay đổi chiến lược nội dung để nói đúng mối quan tâm nóng nhất của người tiêu dùng vào thời điểm nhằm nhận được sự chú ý, tạo tương tác và hình ảnh thương hiệu cũng trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng.
Cụ thể, với mỗi báo cáo Occasion Insight thương hiệu sẽ nhận được:
Đặt mua các Báo cáo Occasion Insight và nhận tư vấn tại đây.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Các dịp đặc biệt đều sẽ thay đổi qua từng năm, và dịp cuối năm học cũng không ngoại lệ, đặc biệt hơn khi đối tượng chính của dịp này (học sinh) là thế hệ gen Z, thì sự thay đổi vào dịp này sẽ càng diễn ra nhanh chóng hơn nữa. Vậy dịp này vào năm 2018, có gì mới và có gì khác biệt so với 2017?
"Dịp cuối năm học" thường được xem là mùa chia tay và đi kèm với tâm trạng buồn, tiếc nuối khi sắp chia tay bạn bè, thầy cô, mái trường. Tuy nhiên, có một thực tế là các dịp đặc biệt đều sẽ thay đổi qua từng năm, và "Dịp cuối năm học" cũng không ngoại lệ. Đặc biệt hơn nữa khi đối tượng chính của dịp này là học sinh - thế hệ gen Z, cho nên sự thay đổi vào dịp này sẽ càng diễn ra nhanh chóng hơn nữa.Vậy dịp này vào năm 2018, có gì mới và có gì khác biệt so với 2017? Để trả lời những câu hỏi trên, Buzzmetrics đã thực hiện nghiên cứu về "Dịp cuối năm học 2018". Thông qua đó, giúp các thương hiệu có thể tìm ra cơ hội để tận dụng dịp này.
Báo cáo nghiên cứu dữ liệu mạng xã hội toàn diện nhất về "Dịp cuối năm học" tại Việt Nam. Đăng ký để nhận báo giá và được tư vấn thêm tại đây
Với bài báo cáo "Những câu chuyện vào Dịp cuối năm học và Cơ hội cho thương hiệu 2018", thương hiệu sẽ có được:
Vào năm 2017, "Dịp cuối năm học" thu hút hơn 600 ngàn thảo luận và bài viết với hơn 500 ngàn người dùng (user) tham gia thảo luận. Sang năm 2018, dịp này tạo ra bao nhiêu thảo luận và thu hút được bao nhiêu người dùng tham gia? Khoảng thời gian mà dịp này được thảo luận sôi nổi nhất có gì khác biệt giữa hai năm 2017 và 2018? Và câu hỏi không kém phần quan trọng là "Dịp cuối năm học" có còn thu hút một lượng lớn thảo luận như trước đây không? Ngoài những số liệu mô tả về tình hình chung, thì "Dịp cuối năm học 2018" có gì khác biệt "Dịp cuối năm học 2017" và có còn tiềm năng cho các thương hiệu?
Quả thật đã có sự khác biệt giữa "Dịp cuối năm học" 2017 và 2018, đầu tiên là không khí chung của ngày này. Cụ thể, tâm trạng “nuối tiếc” khi sắp xa nhau vẫn là một trong những tâm trạng chính của học sinh vào năm 2017, tuy nhiên sang năm 2018, tâm trạng này đã giảm xuống không còn là tâm trạng được nhiều học sinh mang trong người vào dịp cuối năm học so với trước. Vậy tâm trạng xuất hiện nhiều nhất trong học sinh lúc này là gì? “Áp lực” học tập hay “hào hứng” khi sắp được nghỉ hè? Đây có phải là một cơ hội mới cho các thương hiệu hay là một thách thức mà các thương hiệu phải đối mặt?
Không chỉ thay đổi về không khí chung mà độ thu hút của các chiến dịch trong cuối năm học cũng có sự thay đổi, khi các chiến dịch của các thương hiệu trong năm 2018, tạo ra ít ồn ào hơn năm 2017. Và câu hỏi đặt ra là điều gì khiến độ ồn ào của các chiến dịch giảm? Các thương hiệu đang tận dụng dịp cuối năm học như thế nào từ 2017 - 2018? Do "Dịp cuối năm học" không còn tiềm năng như trước hay là do sự kém hiệu quả của các chiến dịch?
Bên cạnh đó, khi nói đến "Dịp cuối năm học", đối tượng mọi người thường nghĩ đến đầu tiên là học sinh, tiếp theo là sinh viên. Tuy nhiên, có một đối tượng khác chiếm tỉ lệ không nhỏ trong dịp này bên cạnh học sinh, sinh viên, chiếm hơn 1/4 số người tham gia thảo luận vào năm 2018. Đối tượng này là ai? Liệu đối tượng này có mang đến một cơ hội mới cho các Brand hay không?
Đặt ngay Báo cáo Occasion Insight - “Những câu chuyện vào Dịp cuối năm học và Cơ hội cho thương hiệu” để hiểu thêm về ngày này
Đăng ký để nhận báo giá và được tư vấn thêm tại đây.
Những dịp đặc biệt hay những ngày lễ là cơ hội vàng cho các chiến dịch của các Brand nhằm thu hút người tiêu dùng. Cho nên việc hiểu được toàn diện về một dịp đặc biệt thật sự rất quan trọng, tuy nhiên chỉ với nghiên cứu về nó trong cuộc sống thực mà bỏ qua sự thay đổi và ảnh hưởng của nó đến người tiêu dùng thông qua mạng xã hội sẽ không mang lại một cái nhìn toàn diện.Với loạt báo cáo Occasion Insight của Buzzmetrics, các Brand sẽ cập nhật được sự thay đổi của những dịp đặc biệt trên mạng xã hội, thông qua đó các Brand sẽ có thể thay đổi chiến lược nội dung để nói đúng mối quan tâm nóng nhất của người tiêu dùng vào thời điểm nhằm nhận được sự chú ý, tạo tương tác và hình ảnh thương hiệu cũng trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng.Cụ thể, với mỗi báo cáo Occasion Insight thương hiệu sẽ nhận được:
Để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Buzzmetrics khuyến khích các thương hiệu có thể đặt hàng báo cáo Occasion Insight trọn gói cho tất cả các Ngày đặc biệt sau:
Đăng ký để nhận báo giá và được tư vấn thêm tại đây.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Thống kê thảo luận các mẹ bầu có chia sẻ mình sử dụng sản phẩm dinh dưỡng gì suốt thai kì trên social media cho thấy: Từ năm 2017 sang năm 2018, có sự sụt giảm nghiêm trọng về số người chia sẻ rằng họ dùng sữa bầu trong khi các sản phẩm khác tăng mạnh như sữa tươi, ngũ cốc bầu.Điều này thực sự là một nguy cơ rất lớn cho các thương hiệu sữa bầu trong hiện tại và về lâu dài. Dinh dưỡng bầu là nhóm sản phẩm mà người tiêu dùng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những người dùng khác có kinh nghiệm. Ngày càng nhiều mẹ tham khảo ý kiến của cộng đồng trong việc ăn uống, nuôi con, cho nên việc người dùng mạng xã hội chia sẻ về việc ít dùng sữa bầu thứ nhất phản ánh tình hình chọn sản phẩm dinh dưỡng hiện tại và thứ hai sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn của các mẹ bầu khác trong tương lai.
Đào sâu hơn về lí do chọn sản phẩm dinh dưỡng của người tiêu dùng để thấy tương quan tình hình thảo luận về sữa bầu với sữa tươi theo top 4 nhu cầu về dinh dưỡng thai kì (Link). Sữa bầu chỉ thắng thế ở duy nhất 1 nhu cầu là Giàu dinh dưỡng/đủ chất - nhu cầu gần như là chững lại và không tăng trưởng so với năm 2017. Bên cạnh đó, cả 3 nhu cầu còn lại trong top 4 là Vào con/Con tăng cân, Không mập mẹ, Hạn chế đường bột thì sữa bầu đều thua sữa tươi trong việc đưa ra lựa chọn theo nhu cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh lí do muôn thuở là sữa bầu khó uống, nhóm nguyên nhân lớn kế tiếp đang ngày càng bị nhiều mẹ phàn nàn là Sữa bầu là một trong những nguyên nhân gây béo mẹ/vào mẹ nhiều hơn vào con. Như đã nhắc đến trong nghiên cứu về Xu hương nhu cầu dinh dưỡng thai kì (Link), Vào còn không vào mẹ là mối quan tâm hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng thai kì hiện nay, bước vào thai kì là các mẹ bước vào chế độ ăn nghiêm ngặt để giữ dáng ngay từ khi mang thai. Cho nên, việc sữa bầu bị nhìn nhận là gây béo mẹ thực sự là một nguy cơ lớn cho các thương hiệu sữa bầu nói chung.
Một trong những nguyên nhân lớn gây ra suy nghĩ này của người tiêu dùng là từ Hàng loạt bài chia sẻ kinh nghiệm giữ dáng của các hot mom (Vợ Đăng Khôi, Vợ Hoàng Bách, Huyền Baby, Vũ Diệu Thúy) xuất hiện liên tục trên social media từ tháng 6/2017 – 2/2018. Quá nhiều hình ảnh hoàn hảo trên mạng xã hội liên tục được chia sẻ đã khơi dậy nhận thức mới về dinh dưỡng thai kì và áp lực giữ dáng, ăn bổ vừa đủ cho khỏe con, đẹp mẹ. Và giải pháp thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường được đồng loạt các hot mom nhắc tới như một giải pháp cho việc giữ dáng gây tác động mạnh mẽ đến cộng đồng các mẹ trên social media.
Các thương hiệu sữa bầu đã quan tâm đế chuyện giữ dáng cho mẹ từ năm 2017. Cụ thể trong thông điệp quảng cáo sản phẩm của các thương hiệu đã có nhấn mạnh yếu tố ít béo trong sản phẩm của mình.Tuy nhiên, điều đáng nói là các thương hiệu chỉ đang cố gắng truyền thông 1 thông điệp giống nhau là sữa bầu ít béo chung chung để thuyết phục về chuyện sợ mập, giữ dáng.Cũng không giải thích, chứng minh rõ là ít thế nào, so với các sản phẩm dinh dưỡng khác.Thương hiệu chỉ nói về hàm lượng chất béo trong khi người tiêu dùng thì quan tâm đến hàm lượng đường bột. Cho nhu cầu ăn chỉ Vào con không vào mẹ/giữ dáng thai kỳ, giải pháp Ăn ít đường/kiêng tinh bột được nhắc đến gấp 9 lần so với giải pháp Ăn ít béo. Đặc biệt, nhu cầu Ăn ít đường/kiêng tinh bột khi mang thai trong năm 2018 có độ tăng trưởng rất cao chỉ sau 1 năm, có thể nói là xu hướng tiêu dùng sản phẩm dinh dưỡng thai kỳ phát triển mạnh nhất trong năm 2018.
Thị trường hiện nay đang hiểu sâu được chuyện mập, vào mẹ nhiều là liên quan đến chuyện ăn đường, ăn tinh bột trong khi thương hiệu dùng từ "ít béo" và lại nói chung chung chứ không chứng minh rõ thì người tiêu dùng lại thấy nó khác với chuyện đường, tinh bột và không đáng tin. Tóm lại, có 2 vấn đề ở đây cho thương hiệu:
Xác định sai về giải pháp cho việc sợ mập, nổ lực của các thương hiệu không hiệu quả khi nói không đúng và nói không đủ. Sự chú ý của các mẹ bầu online còn bị tác động bởi các nguồn khác trên mạng xã hội: Hot mom và lực lượng tiểu thương online.
Khi các brand đang truyền thông "ít béo" để bào vệ mình cho việc gây béo mẹ thì bài đăng của hot mom về dinh dưỡng được các mẹ ủng hộ nhất trên mạng xã hội trong năm qua nói gì? Bài đăng gây chú ý nhất cộng đồng các mẹ của hot mom Vũ Diệu Thúy về chế độ ăn "Vào con không vào mẹ" . Nội dung thu hút hơn 90 nghìn thảo luận và chia sẻ trong 9 tháng đầu năm 2018, gấp 5 lần tổng lượng thảo luận và chia sẻ về 1 thương hiệu sữa bầu trên social media.Bài viết của Vũ Diệu Thúy nói rất khác về chuyện ăn uống so với thông điệp của các thương hiệu: Giải pháp của Vũ Diệu Thúy đưa ra tập trung vào việc Ăn ít đường/kiêng tinh bột thậm chí là khuyên ăn béo bình thường. Hơn thế nữa lại rất thuyết phục với bằng chứng số kí của con, kỉ lục do bệnh viện công nhận và hình ảnh mang bầu xinh đẹp.Bài đăng được các mẹ chia sẻ nhau rất nhiệt tình, thậm chí những phụ nữ vừa kết hôn, chuẩn bị có thai cũng "chia sẻ để dành". Hơn thế nữa, bài viết được đăng lại bởi rất nhiều fanpage về mẹ và bé khác và lan truyền mạnh trên mạng xã hội.
Không chỉ bị tác động bởi hot mom, các mẹ online còn bị tiếp cận bởi các lực lượng tiểu thương online với các sản phẩm hấp dẫn hơn phục vụ cho dinh dưỡng thai kỳ. Cùng tìm hiểu xem các tiểu thương đã nói được điều mà thương hiệu chưa nói chưa và hiệu quả hoạt động của họ hiện nay ra sao?
Dù các thương hiệu chưa nói nhưng các tiểu thương online đã nhắc nhiều đến yếu tố đường/tinh bột (chiếm 53% tổng số bài đăng bán hàng).
Lực lượng tiểu thương bán hàng online là lực lượng đáng quan tâm trên social media về độ ồn và độ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà họ đang tạo ra.Con số thống kê trên social media cho thấy trong năm 2018:
Điều này có thể hiện các bài đăng của tiểu online đang tạo ra sức ảnh hưởng cho thị trường. Các vận hành của họ cũng rất đơn giản, cùng 1 thông điệp (thai nhi lên cân, mẹ bầu không lo béo; hàm lượng đường đặc biệt thấp; lượng chất béo chỉ bằng 1/5 lượng chất béo trong sữa tươi) về 1 mặt hàng được rất nhiều người bán nói đi nói lại và lan truyền với cộng đồng của họ. Dần dần sẽ thu hút sự chú ý và sau đó là thay đổi cách nhìn nhận của người tiêu dùng. Có thể thấy với lực lượng đông đảo và năng động, những tiểu thương online đang tạo ra 1 thị trường đây sôi động và đầy thách thức cho các thương hiệu hiện nay.
Chúng ta đã đi qua tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra với sữa bầu. Việc các mẹ ngày càng quan tâm đến dinh dưỡng một cách khoa học hơn vừa là thách thức vừa là cơ hội và còn rất nhiều việc cho thương hiệu sữa bầu phải làm trong cuộc chiến thị phần sữa bầu hiện này.Nếu thương hiệu muốn nhìn rộng ra cả thị trường hơn 1,6 triệu mẹ bầu mỗi năm, nếu muốn chiến thắng cả thị trường dinh dưỡng cho bà bầu thì phải đối đầu với các đối thủ hoàn toàn khác: Đối thủ sữa bầu trong ngành, các sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm thay thế khác.
Vì những nhìn nhận xấu, miếng bánh thị trường của sữa bầu đang bị nhỏ lại dần, câu hỏi đặt ra là liệu các thương hiệu có nên tiếp tục giành giật thị phần của nhau hay nhìn sang mãnh đất màu mỡ của sản phẩm thay thế đang ngày càng bành trướng. Có nên hay không có một sản phẩm đáp ứng đúng với niềm tin người tiêu dùng hơn.Nếu thương hiệu đánh đúng nhu cầu người tiêu dùng: vào con, không mập, ít đường, nhưng vậy thì chỉ thắng được đối thủ trong phân khúc sữa bầu nhưng liệu có thắng được sữa tươi hay không? Khi mà sữa tươi có những điểm mạnh đang được các mẹ đánh giá rất tốt: vào con không vào mẹ, bằng chứng cụ thể số kí của mẹ bầu không lên cân nhiều và yếu tố Giá. Có thể thấy rất khó để thắng các sữa tươi. Tuy nhiên sữa tươi so với sữa bầu vẫn còn điểm yếu là nổi bất an của người tiêu dùng về yếu tố dinh dưỡng. Thương hiệu sữa bầu hiểu được điểm mạnh của các đối thủ để tạo ra những bước đột phá cho thị trường này.
Xem thêm: Phần 1: Nghiên cứu ngành hàng bia - Thấu hiểu về các dịp uống bia cùng social data
Trong bài viết phần 1 của nghiên cứu ngành hàng bia, Buzzmetrics đã tập trung phân tích bài đăng tự nhiên của người dùng khi đang uống bia. Và dĩ nhiên, để thấu hiểu toàn diện thì còn trước khi uống và sau khi uống để có thể có 1 bức tranh đầy đủ về Hành trình khách hàng - Consumer journey. Các yếu tố gì ảnh hưởng trước khi ra quyết định mua hàng là như thế nào?. Điểm mạnh thực sự mà người tiêu dùng nhận định về các thương hiệu bia là gì?Để trả lời những câu hỏi trên, bài viết này sẽ phân tích Hành trình khách hàng - Consumer journey trên social media của ngành hàng bia.
Xác định Hành trình khách hàng trên social media là xác định người tiêu dùng của ngành hàng đang dùng social media để phục vụ gì trong hành trình mua hàng của họ. Việc hiểu consumer journey trên social media sẽ giúp thương hiệu xác định đúng vai trò của social media trong hoạt động xây dựng thương hiệu. Từ đó giúp thương hiệu định hướng các hoạt động social media marketing tập trung đạt được yếu tố chiến lược trên social media tại thời điểm hiện tại, tận dụng hết nguồn lực của kênh, tránh lãng phí.
Ví dụ:
Người tiêu dùng của ngành hàng A có có xu hướng sử dụng social như 1 kênh tham khảo ý kiến trước khi mua, biểu hiện là thảo luận giai đoạn search chiếm tỉ lệ áp đảo các giai đoạn khác. Vậy cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chất lượng là yếu tố chiến lược (must-win factor) mà thương hiệu cần tập trung khi lên kế hoạch tiếp cận khách hàng trên kênh social media.
Cần lưu ý, mỗi ngành hàng trên social media sẽ có consumer journey khác nhau. Thậm chí trong cùng 1 ngành hàng, các thương hiệu khác nhau thì vai trò của social media đối với họ cũng khác hẳn so với các đối thủ.
Ví dụ:
Một thương hiệu mới gia nhập vào ngành hàng thường sẽ có thảo luận của khách hàng sẽ tập trung nhiều vào giai đoạn search - hỏi thông tin về sản phẩm nhiều hơn hẳn so với đối thủ.Hoặc 1 thương hiệu gắn kết với người tiêu dùng trong quá trình mua tốt hơn sẽ có bản đồ consumer journey khác hẳn.
Vì vậy, khi muốn xác định vai trò của social media, thương hiệu cần phải nắm rõ:
Nghiên cứu trên 4000 mẫu thảo luận trên social media vào tháng 9/2017 - 12/2017 trên 3 thương hiệu bia cho thấy thảo luận phân bổ thành 4 giai đoạn hành trình khách hàng: Hỏi thông tin - Search, Cân nhắc/so sánh giữa các thương hiệu - Comparison, Mua và sử dụng sản phẩm - Purchase, Phản hồi, nhận xét sau mua - Post-purchaseNgười dùng nói nhiều về việc uống bia hơn là cân nhắc, tìm hiểu nên uống bia gì trên mạng xã hội. Social media gần như không phải là kênh để ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua, khách hàng không search và cân nhắc giữa các thương hiệu bia nhiều vì thảo luận trong giai đoạn trước khi mua (pre-purchase) rất thấp.Thảo luận ngành bia tập trung nhiều nhất vào giai đoạn sử dụng sản phẩm (purchase) và nhận xét, phản hồi sau khi dùng (post-purchase). Trên social media, người tiêu dùng thích nói về việc uống bia như điểm nhấn cho các khoảnh khắc hàng ngày gắn liền với nhiều khung bậc cảm xúc. Vai trò chính của social media với thương hiệu là để xây dựng brand image gắn với dịp uống bia.
Đáng chú ý, đối lập hoàn toàn với 2 đối thủ trong ngành, thảo luận của Budweiser trong giai đoạn search chiếm tỷ trọng rất cao. Budweiser vẫn còn là bia mới đối với người dùng. Nhiệm vụ của Budweiser trên kênh social media làm sao để người tiêu dùng trở nên quen thuộc hơn với Budweiser và không ngừng cung cấp đầy đủ thông tin về thương hiệu cho người tiêu dùng.Heineken và Tiger có hành trình khách hàng trên social media gần như nhau và giống với xu thế chung của ngành. Nhưng điểm đáng chú ý là ở Heineken, giai đoạn so sánh trở nên vượt trội. Bia Heineken thường được xem là chuẩn cho người tiêu dùng tại Việt Nam so sánh với những bia khác.
Ở giai đoạn này, thảo luận của người tiêu dùng thường tập trung: Hỏi thông tin nói chung về các nhãn hiệu bia? Hỏi nên uống bia nào, hỏi các chương trình giảm giá khuyến mãi giao nhận.Trong 3 thương hiệu, Budweiser chiếm lượng thảo luận trong giai đoạn tìm hiểu áp đảo. Có thể giải thích đây là bia mới, người tiêu dùng vẫn còn đặt nhiều câu hỏi xung quanh thương hiệu này như giá, kênh phân phối, nhận diện bia nói chung, vị bia…Đang chú ý, nhiều câu hỏi thắc mắc về kênh phân phối, mua Budweiser ở đâu xảy ra ở các tỉnh thành nhỏ, đây có thể là cơ hội tiềm năng về nhu cầu thị trường mà thương hiệu có thể đào sâu khai thác thêm.
Thảo luận của giai đoạn này tập trung: So sánh/ đánh giá/ cân nhắc giữa 2 hoặc nhiều nhãn hiệu cụ thể. Thảo luận trong giai đoạn đặc biệt giúp thương hiệu xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp (head-to-head competitor) trong nhận định của người tiêu dùng. Từ đó, giúp thương hiệu biết được, mình nên cạnh tranh với ai về mặt truyền thông trên mạng xã hội.Đối với Budweiser, đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong nhận định của người tiêu dùng trên social media là Heineken. Đặc biêt Budweiser cũng được so sánh với nhiều với bia Tiger, bia Sài Gòn và bia Sư tử trắng về vị bia. Nhưng đối với Heineken, đối thủ mà người tiêu dùng thường cân nhắc lựa chọn/so sánh lại là Tiger và Budweiser chỉ đứng thứ 2, đứng thứ 3 là bia Sài Gòn. Trong khi đó, đối với Tiger lần lượt thứ tự 3 đối thủ là Heineken, Budweiser và bia 333.
Như đã nói ở phần 2, thảo luận giai đoạn sử dụng sản phẩm - purchase chiếm tỷ trọng cao nhất.Người tiêu dùng chia sẻ khoảnh khắc uống bia và nói về bia như 1 phần cuộc sống thông qua thảo luận trên social media. Khai thác thảo luận ở giai đoạn này, thương hiệu có thể biết thương hiệu của mình đang được dùng nhiều trong những dịp nào và sự khác biệt trong nhìn nhận của người dùng về thương hiệu thông qua cách họ chọn bia theo dịp.
Thảo luận của giai đoạn này tập trung: Phản hồi, cảm nhận của người tiêu dùng về các nhãn hiệu bia.Thảo luận trong giai đoạn này giúp thương hiệu biết rõ đâu là Vấn đề và Điểm mạnh thực sự của thương hiệu trong nhìn nhận của người tiêu dùng.Xét chỉ số Brand differentiation của 3 thương hiệu có Budweiser, Tiger và Heineken trên 7 thuộc tính có mối quan tâm lớn nhất trong giai đoạn Post-Purchase, có thể thấy:
Chỉ số brand differentiation sẽ cho biết đâu thực sự là điểm mạnh của thương hiệu khi so sánh với tất cả các thuộc tính (attribute) của chính thương hiệu đó và so sánh với các thương hiệu khác trong ngành hàng.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Hàng loạt thương hiệu đang chạy các hoạt động Back-to-school nhưng có một điều thú vị về thời điểm này dưới góc nhìn của giới trẻ: Đây không chỉ là mùa Back-to-school mà còn là cơ-hội-cuối-cùng-làm-gì-đó cho mùa hè của mình - hay còn gọi là mùa Khủng hoảng cuối hè. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu đặc biệt là các ngành hàng du lịch, hỗ trợ giảm cân trong việc giúp người trẻ “cứu vớt” mùa hè của họ.
Hàng loạt thương hiệu đang chạy các hoạt động Back-to-school nhưng có một điều thú vị về thời điểm này dưới góc nhìn của giới trẻ: Đây không chỉ là mùa Back-to-school mà còn là cơ-hội-cuối-cùng-làm-gì-đó cho mùa hè của mình - hay còn gọi là mùa Khủng hoảng cuối hè.
Khủng hoảng “Hết hè”/ “Cuối hè” thường đến từ giữa tháng 7 lên đỉnh điểm trong tháng 8.Bàn luận về "Hết hè" có xu hướng tăng và đến sớm hơn so với năm 2017. Những thảo luận thể hiện sự hoảng hốt vì “chưa kịp” thực hiện các mong muốn, dự định mà nhận ra hè đã sắp qua cũng tăng gần 4 lần so thời điểm này năm ngoái và sẽ tiếp tục bùng nổ trong tháng 8.Lúc này người trẻ đang có cảm giác phải-làm-gì-đó đáng nhớ cho mùa hè của mình. Một kết thúc tuyệt vời sẽ là một cột mốc đáng nhớ, làm cho họ cảm thấy hài lòng hơn với trải nghiệm về mùa hè.Đây là cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu đặc biệt là các ngành hàng du lịch, hỗ trợ giảm cân trong việc giúp người trẻ “cứu vớt” mùa hè của họ.
Xem đầy đủ nghiên cứu phục vụ cho Marketing mùa hè (Link)
"Chưa kịp đi du lịch" là nguyên nhân được phổ biến nhất khiến người trẻ hoảng hốt khi nhận ra sắp "Hết hè". Trong đó, các bạn trẻ than thở rằng họ "chưa đi du lịch" với nhiều nguyên nhân: không có tiền, chưa sắp xếp đi được, không có ai đi chung....
"Chưa giảm cân" cũng là nỗi khổ chung của nhiều người khi mùa hè sắp hết.
Đặc biệt, "Chưa cao lên" là một chia sẻ thú vị trong tâm tư của các bạn học sinh. Nhiều bạn học sinh mong muốn trong vài tháng nghỉ hè, mình sẽ "cao lên" để tự tin hơn trong năm học mới.
Một phát hiện thú vị, theo báo cáo Chủ đề nóng trên social media của Buzzmetrics, mối quan tâm về du lịch tăng mạnh trong tuần cuối tháng 7, đầu tháng 8 trong áp lực của "Khủng hoảng cuối hè". Giới trẻ thảo luận nhiều về việc rủ rê bạn bè, than thở muốn đi. Một bộ phận khác thì lựa chọn địa điểm, lên kế hoạch, chuẩn bị và chia sẻ trải nghiệm của mình.
Theo nghiên cứu của Buzzmetrics, 20% thảo luận trong cuối mùa hè nói về chuyến vui chơi cuối hè của họ, 17% chia sẻ rằng sẽ cảm thấy hài lòng hơn về mùa hè nếu có một chuyến đi chơi cuối hè.Xem đầy đủ nghiên cứu phục vụ cho Marketing mùa hè (Link)Các thương hiệu về du lịch, giải trí có thể khuyến mãi, giảm giá hoặc tìm cách tiếp thêm động lực, khuyến khích người tiêu dùng tận hưởng trải nghiệm cuối hè. Tổ chức sự kiện cuối hè để trở thành dấu ấn đầy ấn tượng trong kí ức về kì nghỉ hè cũng là phương thức tuyệt với để gắn kết với họ.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Quy trình mua hàng trên mạng có thể sẽ khác biệt rất nhiều so với quy trình mua xảy ra tại các cửa hàng thực tế. Các kênh Social Commerce (Fanpage của thương hiệu/ cửa hàng/ trang thương mại điện từ và các website E-commerce) có thể là nơi người tiêu dùng trực tiếp mua sản phẩm hoặc chỉ là nơi để người tiêu dùng tìm kiếm thông tin, tham khảo giá hoặc tìm đánh giá của người khác về sản phẩm.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mức độ thâm nhập của internet, mạng xã hội không chỉ đơn giản là nơi trao đổi thông tin, trò chuyện, kết nối với bạn bè, mà nó còn là nơi để người tiêu dùng mua sắm. Năm 2013, doanh thu từ các giao dịch trực tuyến chỉ đạt mức 2,2 tỷ USD thì 3 năm sau con số đã tăng lên 4 tỷ USD, chi tiêu bình quân khi mua hàng online tăng từ 120 USD/người lên 160 USD/người (Theo Nielsen). Tại Việt Nam, Social Commerce đang phát triển mạnh và đa dạng với nhiều hình thức, từ trang Fanpage của một cửa hàng nhỏ đến một website E-commerce chuyên nghiệp. Người tiêu dùng có thể dễ dàng bắt gặp thông tin sản phẩm, phát sinh nhu cầu và tiến hành mua sắm khi đang tham gia thảo luận trên mạng xã hội. Chính vì sự phát triển của Social Commerce mà Ecommerce Audit - một hình thức nghiên cứu mới, đã ra đời. Và hơn bao giờ hết, quyết định mua người tiêu dùng còn có thể bị ảnh hưởng qua quan sát thảo luận của những người mua khác. Từ đó, hành vi mua của người tiêu dùng bị ảnh hưởng lẫn nhau - qua thảo luận trên mạng xã hội.
Theo nghiên cứu của Sprout Social, 80% Social Marketer sử dụng social media để tăng độ nhận diện thương hiệu và hơn một nửa họ cho rằng đo lường ROI là thách thức lớn nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy một sự thật là đa phần các thương hiệu chỉ sử dụng social media với mục tiêu tăng độ nhận biết hoặc tăng độ tương tác chứ chưa tận dụng được hết cơ hội của mạng xã hội để đạt được mục tiêu xa hơn.
Ngoài các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động digital marketing trên E-commerce thông thường, thương hiệu hoàn toàn có thể tận dụng các thảo luận mạng xã hội để thấu hiểu về nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng, từ đó xác định yếu tố tạo ra và thúc đẩy ý định mua của họ trên mạng xã hội.Mạng xã hội không chỉ là nơi tạo độ ồn ào hay sự chú ý mà còn có thể hỗ trợ tốt cho các mục tiêu bán hàng của thương hiệu. Cụ thể hơn, phân tích thảo luận mạng xã hội có thể giúp thương hiệu biết được thông tin về:
Quy trình mua hàng trên mạng có thể sẽ khác biệt rất nhiều so với quy trình mua xảy ra tại các cửa hàng thực tế. Các kênh Social Commerce (Fanpage của thương hiệu/ cửa hàng/ trang thương mại điện từ và các website E-commerce) có thể là nơi người tiêu dùng trực tiếp mua sản phẩm hoặc chỉ là nơi để người tiêu dùng tìm kiếm thông tin, tham khảo giá hoặc tìm đánh giá của người khác về sản phẩm. Việc hiểu quy trình mua hàng tại các điểm bán trên mạng sẽ giúp thương hiệu xác định đúng vai trò của các kênh phân phối Online, mức độ ảnh hưởng của nó trong quá trình mua của người tiêu dùng. Từ đó, thương hiệu có mức độ đầu tư, chiến lược tiếp cận và cách thức sử dụng các kênh phân phối Online phù hợp.Ví dụ:Nghiên cứu trên 500 mẫu thảo luận vào tháng 06/2018 về máy giặt tại các kênh bán máy giặt Online (Fanpage của cửa hàng bán máy giặt, chuỗi siêu thị điện máy, trang thương mại điện tử có thảo luận về máy giặt) cho thấy:
Trên mạng xã hội, mỗi ngành hàng sẽ có một số kênh/ nhóm kênh đặc thù để tiến hành mua hàng. Lượng thảo luận của các người tiêu dùng trên các kênh này sẽ tạo được ảnh hưởng mạnh và thúc đẩy hành vi mua hàng của nhiều người mua khác. Thương hiệu cần hiểu rõ ngành hàng của mình cần phải được xuất hiện tại những điểm bán Online nào, nên phủ rộng trên tất cả các kênh hay tập trung vào một số kênh chính. Chiến lược phân phối Online của đối thủ đang như thế nào, và thương hiệu nào đang chiếm ưu thế trên kênh phân phối Online quan trọng. Liệu thương hiệu cần mở rộng các kênh phân phối Online, hay đơn gian chỉ cần làm tốt trên 1 vài kênh chính?Ví dụ:
Dù trên Online hay Offline thì các chương trình ưu đãi (tặng quà, giảm giá trực tiếp…) vẫn luôn là động lực để thúc đẩy người tiêu dùng ra quyết định mua. Các thương hiệu cần biết các chương trình ưu đãi nào được người tiêu dùng quan tâm và tạo lượng thảo luận cao, chương trình nào sẽ giúp hỗ trợ/ thúc đẩy mua hàng tốt hơn? Hay đối thủ đang có những chương trình ưu đãi nào, và chương trình của đối thủ liệu có đang tốt hơn chương trình của thương hiệu.Ví dụ:
Mỗi thương hiệu sẽ có rất nhiều dòng sản phẩm/ SKU cho cùng 1 ngành hàng. Tuy nhiên, không phải dòng sản phẩm/ SKU nào cũng được quan tâm như nhau tại các kênh phân phối Online. Thương hiệu cần biết dòng sản phẩm/ SKU nào đang được quan tâm nhiều nhất trên Online (Active SKU), người tiêu dùng đang quan tâm vấn đề gì? Những dòng sản phẩm/ SKU nào đang được người tiêu dùng cân nhắc hoặc có ý định mua? Các thông tin này sẽ giúp thương hiệu có chiến lược sản phẩm trên các kênh phân phối Online tốt hơn. Thương hiệu sẽ biết nên đa dạng các sản phẩm, hay chỉ nên tập trung vào một vài SKU trọng điểm. Hoặc các nỗ lực của thương hiệu để hỗ trợ cho 1 SKU mới ra mắt có hiệu quả hay được quan tâm như mong đợi? Ví dụ:
Mỗi kênh phân phối sẽ thu hút một đối tượng người mua khác nhau. Tương tự như vậy, các kênh Online chắc chắn sẽ không phải là kênh tối ưu cho mọi đối tượng, mọi dòng sản phẩm với mọi mức giá khác nhau. Với thảo luận mạng xã hội, thương hiệu có thể biết được mức giá nào sẽ tạo được quan tâm và lượng thảo luận tốt nhất, khoảng giá nào là phù hợp với từng kênh phân phối Online? Giá của từng SKU của thương hiệu trên từng kênh phân phối đang đồng nhất hay có sự chênh lệch? Hay chính sách giá của đối thủ đang như thế nào, thương hiệu nào đang có mức giá thấp nhất.Ví dụ:
Ngành hàng bia là một trong những ngành hàng rất thú vị khi nghiên cứu thảo luận trên mạng xã hội. Bởi vì hiếm có ngành hàng nào mà khoảnh khắc sử dụng sản phẩm - dịp uống bia lại được người tiêu dùng chủ động chia sẻ tự nhiên như 1 phần đời sống tinh thần như vậy. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích vào Dịp uống bia, một trong những góc nhìn thực tế, gần gũi với cuộc sống của người dùng nhất thông qua thảo luận tự nhiên của người dùng mạng xã hội (consumer voice).
Bạn có biết mỗi ngày, mỗi giờ, đều đặn, kể cả ngày thường hay ngày cuối tuần, đều có bài đăng trên mạng xã hội chia sẻ hoạt động đời thường gắn với bia. Ngành hàng bia là một trong những ngành hàng rất thú vị khi nghiên cứu thảo luận trên mạng xã hội. Bởi vì hiếm có ngành hàng nào mà khoảnh khắc sử dụng sản phẩm - dịp uống bia lại được người tiêu dùng chủ động chia sẻ tự nhiên như 1 phần đời sống tinh thần như vậy. Văn hóa uống bia của người Việt rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
Việc nghiên cứu đào sâu các bài đăng này của người dùng sẽ mang đến cho thương hiệu sự thấu hiểu về cách người tiêu dùng nhìn nhận về bia hay thậm chí là từng thương hiệu. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích vào Dịp uống bia, một trong những góc nhìn thực tế, gần gũi với cuộc sống của người dùng nhất thông qua thảo luận tự nhiên của người dùng mạng xã hội (consumer voice).
Đối với một số ngành hàng, đặc biệt là ngành hàng bia thì việc xác định và hiểu dịp sử dụng sản phẩm là rất quan trọng vì hành vi mua hàng sẽ bị chi phối rất nhiều bởi thời điểm. Những dịp cần xác định và nghiên cứu không chỉ là các dịp lớn mà ai cũng biết như Tết, Hè, Giáng sinh...mà còn là những thời điểm nhỏ, thân quen trong cuộc sống hàng ngày mà tại đó thương hiệu cho người tiêu dùng lý do để sử dụng sản phẩm. Dịp khác nhau thì nhu cầu cũng khác nhau.
Cụ thể:
Lựa chọn loại sản phẩm khác nhau cho các dịp có tính chất khác nhau: Cứ tụ tập vui vẻ hay suy ngẫm về cuộc sống thì sẽ có xu hướng chọn bia, rượu hơn chứ không phải với nước suối, nước tăng lực.
Lựa chọn thương hiệu khác nhau trong cùng ngành hàng cho các dịp có tính chất khác nhau: gặp bạn hàng tuần có thể uống bia hơi bình dân không có thương hiệu nhưng vào dịp quan trọng như sinh nhật thì phải uống Heineken.
Khám phá social data, chúng ta có thể:
Thử tưởng tượng, 1000 người chia sẻ cùng 1 bối cảnh sử dụng sản phẩm mới (ví dụ uống bia trước khi ngủ để chống lão hóa) thì 1000 bài đăng đó sẽ được lan truyền đến hàng trăm nghìn người khác trong friendlist của họ, như vậy nó sẽ tạo cho sản phẩm 1 vai trò (role) mới trong đời sống của người tiêu dùng.
Xem thêm: Các loại dịp đặc biệt mà thương hiệu có thể cân nhắc để thực hiện occasion-based marketing
Uống bia tại Việt Nam lâu nay vẫn thường được đánh đồng với việc tụ tập đông đúc, vui vẻ, ồn ào. Tuy nhiên, dựa trên những dịp mà bia xuất hiện trong chia sẻ của người dùng trên mạng xã hội thì không chỉ có vậy. Bên cạnh tụ tập ồn ào, bia còn xuất hiện như một điểm nhấn cho các khoảnh khắc hàng ngày gắn liền với nhiều khung bậc cảm xúc:
Có rất nhiều cơ hội cho thương hiệu bia có thể khai thác để tiếp cận người tiêu dùng trong từng khoảnh khắc trong cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng có thể tập trung gây ảnh hưởng lên việc lựa chọn bia của người tiêu dùng bằng cách trở thành top-of-mind trong những thời khắc nhất định.
Trước khi có những quyết định chọn dịp nào thì câu hỏi đặt ra là vậy thương hiệu của mình đang được nhắc đến nhiều nhất trong các dịp nào? Hay thương hiệu của mình đang thắng thế ở các dịp nào? Ai là đối thủ cạnh tranh lớn ở những dịp đó?So sánh lượng bài đăng của người dùng nhắc đến 3 thương hiệu bia Heineken, Tiger, Budweiser trên từng dịp cụ thể, có thể thấy được sự khác biệt trong nhìn nhận của người dùng về thương hiệu gắn với dịp uống bia khác nhau:
Hiểu được tần suất xuất hiện trong từng dịp cụ thể giúp thương hiệu điều chỉnh được cách tiếp cận người dùng bằng cách đẩy mạnh các yếu tố thúc đẩy mua hàng liên quan mật thiết đến từng dịp cụ thể. Bên cạnh đó, trong trường hợp thương hiệu muốn chiếm một dịp uống bia nào đó, có thể dễ dàng xác định được mình sẽ phải đối đầu với ai, và các phương sách đối đầu cụ thể.
Để chiếm lĩnh các dịp uống bia, thương hiệu cần hiểu rõ hơn về hành vi uống bia trong từng dịp cụ thể. Cùng Buzzmetrics tiếp tục phân tích liệu có gì khác biệt cơ bản trong hành vi uống bia tại các dịp uống bia của người dùng 3 thương hiệu bia.
Có sự khác biệt thú vị ở nơi uống bia của 3 thương hiệu bia dựa trên chia sẻ của người dùng mạng xã hội:
Khi tiếp tục đào sâu vào 2 dịp uống bia được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội, tìm hiểu sự khác biệt về nơi uống bia trong các dịp có thể thấy:
Thương hiệu có thể nắm được điểm khác biệt này để cân nhắc cho việc phát triển hệ thống phân phối, giao nhận , phát triển độ phủ các nơi uống bia theo dịp cũng như điều chỉnh các nội dung truyền thông cho phù hợp.
Bài viết này chỉ mới tập trung phân tích bài đăng khi đang uống bia của người dùng. Và dĩ nhiên, để thấu hiểu toàn diện khách hàng thì còn trước khi uống và sau khi uống để có thể có 1 bức tranh đầy đủ về quy trình mua hàng. Các yếu tố gì ảnh hưởng và hành vi trước khi ra quyết định mua hàng là như thế nào?. Điểm mạnh thực sự mà người tiêu dùng nhận định về thương hiệu bia trong phản hồi sau khi dùng là gì? Cùng theo dõi phần 2 của nghiên cứu ngành hàng Bia.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Cùng Buzzmetrics phân tích “Giờ nào người ta buồn ngủ nhất ?” và “Nguyên nhân tại sao họ cảm thấy như vậy ?”. Khi người ta nói “buồn ngủ” không có nghĩa là họ cần “ngủ” mà có những nguyên nhân ẩn đằng sau đó. Hiểu được nhu cầu đằng sau lời than thở “buồn ngủ” sẽ là cơ hội cho thương hiệu để cung cấp cho người cái họ thực sự cần.
Với sự xuất hiện của mạng xã hội, người tiêu dùng có xu hướng chia sẻ thường xuyên hơn, chi tiết hơn về từng khoảnh khắc trong cuộc sống để tìm kiếm sự đồng cảm, những người có trạng thái tương tự, để cùng nói về mối quan tâm chung. Số lượng thời điểm nhạy cảm phổ biến trên mạng xã hội ngày càng nhiều như thời điểm chờ lương, áp lực, deadline, giờ nghỉ trưa… hay đơn giản là lúc buồn ngủ, lờ đờ, mệt mỏi, mất động lực. Tạo cơ hội lớn để thương hiệu thực hiện các chiến dịch Marketing theo thời điểm đặc biệt (Occasion-Based Marketing)Mỗi thời điểm đặc biệt gắn liền với những cảm xúc đặc biệt của thời điểm đó. Cho nên, truyền thông đúng thời điểm, đúng câu chuyện sẽ giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn với khách hàng. Bên cạnh đó, thời điểm đặc biệt có tần suất lặp lại cao, có thể lên đến nhiều lần trong 1 ngày. (ví dụ: Thời điểm buồn ngủ). Do đó, các thời điểm này sẽ đặc biệt sẽ rất phù hợp cho những thương hiệu muốn xuất hiện liên tục, trong suốt cả năm, có thể xuất hiện gần như mỗi ngày trong cuộc sống người tiêu dùng. Bài viết sẽ tìm hiểu về một trong những thời điểm rất phổ biến mỗi ngày trong cuộc sống của người tiêu dùng. Cùng Buzzmetrics phân tích “Giờ nào người ta buồn ngủ nhất ?” và “Nguyên nhân tại sao họ cảm thấy như vậy ?”
Trong trường hợp của “Thời điểm đặc biệt” thì câu hỏi khi nào thường rất khó xác định, cần phải có sự chính xác đến từng giờ. Đôi khi, chỉ cần xác định đúng “Khi nào” đã là một lợi thế vượt trội của thương hiệu để nói được mối quan tâm đúng lúc.Mỗi người sẽ có những khung giờ mà mình cảm thấy buồn ngủ, uể oải riêng. Tuy nhiên, khung giờ tiềm năng để thương hiệu chọn đánh vào nên là khung giờ mà nhiều người cùng buồn ngủ nhất và tại đó họ có những nguyên nhân, nhu cầu, mong muốn chung phổ biến. Khi nói đúng được khung giờ này và các insight này, thương hiệu sẽ kết nối được với lượng khách hàng lớn nhất có thể, tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch nhờ Độ liên quan (Relevance) cao.Khi phân tích trên dữ liệu thảo luận người dùng trong năm 2017, có hơn 350.000 status người dùng cập nhật chia sẻ trạng thái buồn ngủ. Đào sâu tìm hiểu trên 350.000 status cho thấy có 3 múi giờ người ta hay than thở buồn ngủ nhất đó là 9h, 14h, 22h. Đây là những khung giờ vàng để thương hiệu chạy nội dung giúp khách hàng xua tan cơn buồn ngủ.
Thông qua các bài đăng trên mạng xã hội về trạng thái buồn ngủ, khi người ta nói “buồn ngủ” không có nghĩa là họ cần “ngủ” mà có những nguyên nhân ẩn đằng sau đó. Hiểu được nhu cầu đằng sau lời than thở “buồn ngủ” sẽ là cơ hội cho thương hiệu để cung cấp cho người cái họ thực sự cần.Nguyên nhân thực sự đằng sau những lời than thở “buồn ngủ” vào ban ngày sẽ khác ban đêm:
Chiến dịch, nội dung của thương hiệu trên social media cần chú trọng chạy đúng khung giờ và giải quyết đúng nhu cầu khác nhau của ban ngày và ban đêm để tăng tính liên quan (relevance) cho nội dung và thu hút khách hàng tốt hơn.
“Giờ buồn ngủ” là một trong những “thời điểm đặc biệt” tiềm năng cho các thương hiệu có thể lựa chọn để tăng tính gắn kết với khách hàng nhờ: Sự phổ biến cao: hơn 350.000 status trong năm 2017Tần suất lặp lại cao: xuất hiện nhiều lần trong ngày, cao điểm vào 9h, 14h và 22hCó những nhu cầu, mong muốn mà từ đó thương hiệu có thể giúp khách hàng giải quyết:
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Dịp nghỉ Hè là dịp cao điểm thứ hai trong năm cho các thương hiệu thực hiện chiến lược Marketing theo thời điểm (Occasion-Based Marketing), đứng sau Tết. Theo thống kê của Buzzmetrics, vào dịp nghỉ hè năm 2017, có hơn 40 chiến dịch marketing mùa hè trên social media.
Dịp nghỉ Hè là dịp cao điểm thứ hai trong năm cho các thương hiệu thực hiện chiến lược Marketing theo thời điểm (Occasion-Based Marketing), đứng sau Tết. Theo thống kê của Buzzmetrics, vào dịp nghỉ hè năm 2017, có hơn 40 chiến dịch marketing mùa hè trên social media.Việc nhiều thương hiệu cùng "đổ tiền" vào dịp này làm cho mức độ cạnh tranh về sự chú ý tăng lên. Tuy nhiên, cũng như các dịp đặc biệt khác, với sự tham gia của mạng xã hội, dịp đặc biệt quen thuộc đang thay đổi và dịp đặc biệt mới đang hình thành. Vì vậy, ngay cả những dịp đặc biệt quen thuộc - như dịp nghỉ Hè, cũng đang mở ra rất nhiều cơ hội mới cho khác thươc hiệu khai thác.Buzzmetrics đã khám phá được nhiều cơ hội khi nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về dịp nghỉ Hè, giúp thương hiệu “đi trước” các thương hiệu khác và đến gần hơn với người tiêu dùng mục tiêu.
Nghiên cứu này được thực hiện theo mô hình Buzz Sensor - hệ thống liên kết, phân tích social data; kết hợp với phương pháp nghiên cứu về dịp đặc biệt theo Occasion-level model của Buzzmetrics.
Theo nghiên cứu của Buzzmetrics trên hơn 1 triệu thảo luận được chia sẻ trên mạng xã hội của học sinh, sinh viên về dịp “Nghỉ hè” năm 2017. Tuy nhiên, các thảo luận này tập trung vào 2 nhóm mối quan tâm lớn để giải quyết nhu cầu “Trải nghiệm” và “Kết nối”. Đây là 2 nhóm nhu cầu lớn, chi phối toàn bộ hoạt động của nhóm khách hàng trẻ vào dịp Nghỉ Hè. Các thương hiệu chỉ cần tập trung vào 2 nhu cầu này nếu muốn tận dụng mùa hè để kết nối với khách hàng trẻ.
Dịp nghỉ hè là khoảng thời gian quý giá hàng năm để bạn trẻ quên đi những nỗi lo về học hành và hoàn toàn tập trung vào những trải nghiệm và kế hoạch mới."Nên làm gì trong suốt mùa hè?" là câu hỏi lớn của hầu hết bạn trẻ khi chuẩn bị bước vào kì nghỉ hè. Trước nghỉ hè, 38% thảo luận chia sẻ trên mạng xã hội là "Tìm ý tưởng cho hoạt động hè". Thời gian này, người trẻ tích cực thảo luận và chia sẻ các địa điểm du lịch đẹp, các kế hoạch học tập, rèn luyện cơ thể... 12% thảo luận đề cập "Tìm công việc làm thêm". Đến cuối hè, người dùng chia sẻ họ cảm thấy hài lòng về hè nếu trong hè: có trải nghiệm mới (32%), có những kỷ niệm đáng nhớ (25%), có một chuyến đi du lịch (21%), làm được điều đáng nhớ/có ý nghĩa (17%).
Nghỉ hè là thời gian tạm thời rời xa trường lớp, ít gặp gỡ bạn bè, người trẻ dễ cảm thấy cô đơn, buồn chán. Vì thế, việc có thể kết nối và giữ liên lạc bạn bè, người mình yêu quý trong mùa hè trở thành nhu cầu lớn.Nghiên cứu về thảo luận trước nghỉ hè cho thấy các hoạt động phổ biến nhất là: "Tìm kiếm/ mời bạn bè cùng tham gia hoạt động vào hè" (63%). Chưa chính thức nghỉ hè, người trẻ đã lo lắng cho một kì nghỉ cô đơn, thiếu kết nối và tích cực "rủ rê" bạn bè cùng lên kế hoạch tận hưởng mùa hè. Đến cuối hè, điều làm nhiều người dùng hài lòng về hè nhất là "Có thời gian đáng nhớ bên bạn bè/ gia đình" (51%).
Nhìn lại các chiến dịch Marketing chạy trong hè 2017, có hơn 40 chiến dịch Marketing về chủ đề Hè, và điều đáng nói này là cả 40 chiến dịch này đều tập trung vào mối quan tâm là “Trải nghiệm”, một phần nhỏ các chiến dịch khác tập trung vào mối quan tâm "Nóng". Nổi bật là các chiến dịch như: “Đi rồi sẽ đến” của Biti's, "Here We Go" của Clear... Trong khi đó, nhu cầu “Kết nối” của người tiêu dùng không được thương hiệu nào khai thác. Đây là một khoảng trống lớn của mảnh đất Marketing mùa hè trong năm 2017.Vì Kết nối là mối quan tâm lớn, nên dù thường hiệu không đứng ra giải quyết mối quan tâm này, người tiêu dùng cũng sẽ tự tìm cách thỏa mãn nhu cầu. Vào Hè 2017, có 2 trào lưu lớn nhất được giới trẻ tự khởi phát là “Compliment Challenge” và “Sarahah”.Với "Compiment Challenge", mọi người sẽ bình luận tên của họ và người đăng bài sẽ nói một thứ gì đó tích cực mà người đăng bài thích ở họ. Với "Sarahah", người dùng sẽ được nhắn tin nặc danh tới bạn bè hoặc bất cứ ai trên Internet. Cả 2 trào lưu này đều có điểm chung là giải quyết được nhu cầu “Kết nối” của người tiêu dùng. Nếu một thương hiệu nào phát hiện sớm và đánh đúng nhu cầu này, chắc chắn thương hiệu đó sẽ nhận được nhiều sự chú ý và ủng hộ từ người tiêu dùng.
Nghiên cứu về độ hài lòng của người trẻ về kì nghỉ hè cho thấy: có 23% người chia sẻ họ cảm thấy không hài lòng về Kì nghỉ hè. Điều thú vị là phần lớn lý do không hài lòng là vì "Hè quá ngắn" (65%), họ "Chưa thể hoàn thành được những dự định cho hè" (30%).
Tuy nhiên, khi nhìn lại các bài đăng Facebook trên trang cá nhân của nhóm người không hài lòng về hè, có 52% người dùng trong nhóm này ít nhất 1 lần đề cập họ cảm thấy chán trong thời gian nghỉ hè. Trong đó, nguyên nhân gây chán trong hè là vì "Chỉ ở nhà" (42%), 17% "Không có gì để làm/ Không biết làm gì", 12% "Chỉ làm những điều lặp đi lặp lại" trong suốt mùa hè...Nhìn lại toàn bộ bức tranh mùa hè, có thể thấy nguyên nhân thực sự khiến người trẻ không hài lòng là vì Họ đã không tận dụng thời gian một cách hiệu quả để có được một mùa hè đầy ý nghĩa và đáng nhớ, chứ hoàn toàn không phải do mùa hè không-đủ-dài để người trẻ có đủ thời gian làm được điều mình muốn.Để liên tục kết nối với người trẻ trong suốt mua hè dài, thương hiệu có thể gửi cho họ các thông điệp để nhắc nhở người trẻ "Hãy trân trọng mùa hè trong từng khoảnh khắc vì mùa hè sẽ trôi qua". Điều này sẽ giúp giúp người trẻ hài lòng hơn, bớt "chán" hơn trong suốt dịp nghỉ hè; và thương hiệu có thể trở thành một người đồng hành, động viên người trẻ cùng tạo ra một mùa hè đáng nhớ.
Đối với các dịp đặc biệt khác, "trước" và "trong" dịp đặc biệt là thời điểm vàng để chạy chiến dịch. Ví dụ như Tết, thì khoảng thời gian hiệu quả để chạy chiến dịch Tết là khoảng 1 -1,5 tháng trước Tết. Tuy nhiên, trong kỳ nghỉ hè, khoảng thời gian "cuối hè" là thời điểm tiềm năng vì lúc này người trẻ đang có cảm giác phải-làm-gì-đó đáng nhớ cho mùa hè của mình. Một kết thúc tuyệt vời sẽ là một cột mốc đáng nhớ, làm cho họ cảm thấy hài lòng hơn với trải nghiệm về mùa hè.Thời gian này cũng còn được xem là thời điểm "Khủng hoảng cuối hè" của người trẻ. Khủng hoảng “Hết hè”/ “Cuối hè” thường đến từ giữa tháng 7 lên đỉnh điểm trong tháng 8.
Xem chi tiết nghiên cứu về Thời điểm Khủng hoảng cuối hè (Link)
Theo nghiên cứu của Buzzmetrics, 20% thảo luận trong cuối mùa hè nói về chuyến vui chơi cuối hè của họ, 17% chia sẻ rằng sẽ cảm thấy hài lòng hơn về mùa hè nếu có một chuyến đi chơi cuối hè.Các thương hiệu về du lịch, giải trí có thể khuyến mãi, giảm giá hoặc tìm cách tiếp thêm động lực, khuyến khích người tiêu dùng tận hưởng trải nghiệm cuối hè. Tổ chức sự kiện cuối hè để trở thành dấu ấn đầy ấn tượng trong kí ức về kì nghỉ hè cũng là phương thức tuyệt với để gắn kết với họ.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Với sự diễn ra của ngày hội bóng đá Thế giới - World Cup, tháng 6 & tháng 7 rất có khả năng sẽ trở thành Mùa cao điểm của mối quan tâm về “Bóng đá”. Đây cũng chính là cơ hội cho các thương hiệu chọn Brand communication platform “Bóng đá” hoặc thậm chí bất cứ thương hiệu nào muốn tạo sự gắn kết với nhóm đối tượng mục tiêu của sự kiện này.
Tại Việt Nam, Bóng đá là môn “Thể thao vua”, thu hút sự quan tâm với số lượng người hâm mộ nhiều nhất so với các môn thể thao khác. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, các thảo luận về bóng đá ngày càng tạo ra nhiều tương tác hơn bao giờ hết và “Bóng đá” cũng trở thành một Brand communication platform lớn trên mạng xã hội cho nhiều thương hiệu cùng khai thác. Năm nay, với sự diễn ra của ngày hội bóng đá Thế giới - World Cup, tháng 6 & tháng 7 rất có khả năng sẽ trở thành Mùa cao điểm của mối quan tâm về “Bóng đá”. Đây cũng chính là cơ hội cho các thương hiệu chọn Brand communication platform “Bóng đá” hoặc thậm chí bất cứ thương hiệu nào muốn tạo sự gắn kết với nhóm đối tượng mục tiêu của sự kiện này.Đối với các mùa cao điểm theo mối quan tâm khác, biến động lượng thảo luận trên mạng xã hội (Buzztrend) sẽ có xu hướng tăng liên lục, sau đó giảm dần trong mùa cao điểm. Tuy nhiên, với mùa cao điểm Bóng đá, biến động thảo luận sẽ thay đổi liên tục trên từng trận đấu. Mỗi trận đấu sẽ là một sự kiện/ sự kiện nóng để góp phần tạo nên Buzztrend cho cả mùa cao điểm Bóng đá. Vì thế, khi nghiên cứu mùa cao điểm của Bóng đá, cần thiết phải hiểu về Bối cảnh và Insight của người tiêu dùng ở từng trận đấu riêng lẻ.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên Dữ liệu được thu thập từ 30 trận đấu trong khuôn khổ giải đấu UEFA Champions League (viết tắt: Cúp C1) mùa giải 2017/2018 trong khoảng thời gian từ tháng 11/2017 tới tháng 4/2018. Chúng ta có thể cân nhắc sử dụng kết quả này để thực hiện các hoạt động Marketing mùa World Cup sắp tới
Nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi là những người quan tâm nhiều nhất đến “Bóng đá”. Nếu đây chính là khách hàng mục tiêu của thương hiệu của bạn, thì Bóng đá sẽ là một platform đáng cân nhắc. Hơn thế nữa, World Cup cùng với mùa cao điểm theo mối quan tâm “Bóng đá” trong năm nay dự báo sẽ kéo dài khoảng 1.5-2 tháng - là khoảng thời gian đủ dài để thương hiệu muốn xây dựng một câu chuyện hay có đủ thời gian để thay đổi một nhận thức, thói quen, hành vi tiêu dùng đã có sẵn, mà điều này không dễ được điều chỉnh trong 1 thời gian ngắn. Từ đó, giúp thương hiệu đạt được mục tiêu truyền thông và mục tiêu kinh doanh
Hơn 73,7% lượng thảo luận của người dùng tập trung vào các Trang cộng đồng và nhóm (Facebook group) liên quan đến bóng đá nhiều hơn so với chỉ 26,3% lượng thảo luận do người dùng tự tạo ra trên trang cá nhân.Bên cạnh các Page riêng của người hâm mộ các CLB, các cộng đồng về bóng đá trên mạng xã hội có thể kể đến hiện nay như: Troll Bóng Đá, Ghiền Bóng đá, Trên đường Pitch, Thức khuya xem bóng đá, kenhthethao.vn. Vì thế, nếu thương hiệu muốn thành công trong chiến lược Marketing mùa World Cup lần này, ngoài việc tận dụng được loại nội dung phù hợp và thời điểm chính xác, các thương hiệu có thể tận dụng việc liên kết hoặc hợp tác với các Cộng đồng về bóng đá lớn và các Fanpage của các CLB nổi tiếng tại Việt Nam để tạo ra nội dung hoặc kết hợp tổ chức cái Minigame/ Event liên quan.
Trung bình, mỗi trận đấu tạo ra trung bình 15,500 lượng thảo luận (buzz volume). Đặc biệt, những trận đấu lớn có thể tạo ra hơn 135,000 thảo luận. Những trận đấu lớn hoàn toàn có khả năng trở thành một sự kiện nóng (Hot topic) hoặc thâm chí một Fad topic.
Vì thế, điều cần thiết là thương hiệu có thể Dự đoán trước các trận bóng có khả năng trở thành Sự kiện nóng để có kế hoạch tiếp cận và tận dụng phù hợp. Theo quan sát của Buzzmetrics trong giải đấu UEFA Champions League (viết tắt: Cúp C1), những trận đấu có lượng thảo luận lớn thường có các đặc điểm:
Dĩ nhiên, không chỉ riêng các trận đấu lớn, các thương hiệu hoàn toàn có thể kết nối với người tiêu dùng ở tất cả các trận đấu để tận dụng được hết lợi ích và có được sự gắn kết tối đa trong suốt mùa Bóng đá.
Trung bình, các thảo luận được bắt đầu từ 3-5 ngày trước khi trận đấu diễn ra và kéo dài từ 7-8 ngày sau khi trận đấu kết thúc. Tổng lượng thảo luận cao nhất trong khoảng thời gian Trước trận đấu 1 ngày đến Sau trận đấu 3 ngày. Đây là khoảng thời gian vàng, tập trung hơn 70% lượng thảo luận của người tiêu dùng.
Cụ thể hơn, thời điểm sau trận đấu, thảo luận tăng mạnh trong thời gian từ 7 - 9 tiếng tiếp theo. (Tương ứng với các trận đấu bóng đá có thời gian bắt đầu vào lúc 1h45 sáng hoặc 2h45 sáng) Thông thường, đối với các Sự kiện nóng, khoảng thời gian diễn ra sự kiện sẽ là lúc lượng thảo luận lên cao nhất. Tuy nhiên, đối với các trận đấu bóng đá, thời điểm sau trận đấu mới là khoảng thời gian vàng cho các thương hiệu tận dụng. Theo thống kê của Buzzmetrics, thảo luận ở thời điểm sau trận đấu có tổng lượng thảo luận trung bình lớn gấp đôi so với thời điểm trước trận đấu và trong trận đấu.
Vào thời điểm trước khi trận đấu diễn ra, người dùng sẽ có xu hướng quan tâm thảo luận những loại nội dung như:
Các thương hiệu có thể sử dụng các loại nội dung để gây chú ý, tạo thảo luận và kết nối sớm với người tiêu dùng.
Ngoài ra, mặc dù lượng thảo luận trong thời gian diễn ra trận đấu không cao, nhưng các thương hiệu vẫn có thể tận dụng khoảng thời gian này để cùng với người xem Cập nhật diễn biến trận đấu (tỷ số, tình huống trong trận đấu, các pha ghi bàn nổi bật...).
Ở thời điểm sau khi trận đấu, lượng thảo luận tăng mạnh. Các loại nội dung thảo luận xoay quanh Các kết quả của trận đấu, những tình huống nổi bật tạo nên tính chất đặc biệt của trận bóng cũng như nhắc đến những cầu thủ có sức ảnh hưởng lớn đến cục diện trận đấu và ngược lại chính là những cầu thủ với màn trình diễn nhạt nhòa.
Nếu mục tiêu của thương hiệu là muốn tăng độ nhận diện, tương tác và độ viral, thương hiệu có thể khuyến khích người dùng chia sẻ (share) bằng cách cung cấp các loại nội dung như:
Mỗi đội bóng, cầu thủ sẽ có một lượng người hâm mộ và người quan tâm nhất định. Vì thế, ngoài cách thu hút những người hâm mộ bóng đá nói chung, thương hiệu có thể kết nối chặt chẽ hơn với người tiêu dùng bằng cách thu hút fan của các đội bóng lớn hoặc các cầu thủ nổi tiếng.
Chủ đề đánh giá hoặc so sánh các cầu thủ luôn là nội dung thu hút thảo luận của nhiều người hâm mộ. Theo thống kê, 2 cầu thủ được người dùng nhắc đến nhiều trên social media ở thời điểm hiện tại là Cristiano Ronaldo và Leo Messi - hiện tại đang là 2 cầu thủ thu hút nhiều lượng thảo luận nhất.
Về đội bóng, các loại nội dung được người dùng thảo luận nhiều, đó là:
Real Madrid và Barcelona là các đội bóng được nhắc đến nhiều trong mua giải C1 17/18 năm nay. Ngoài ra, Juventus, Chelsea và Manchester United cũng được nhắc đến.Các đội bóng được nhắc đến nhiều đa số là những đội bóng nổi tiếng, lượng fan hâm mộ đông và có bề dày lịch sử. Người dùng sẽ quan tâm đến nội dung phân tích đánh giá các đội bóng này. Ngoài ra, nếu đội bóng tạo được bất ngờ hoặc gây thất vọng lớn cũng sẽ tạo được nhiều sự chú ý.
Từ cơn sốt U23 và case study của các thương hiệu thành công sau Fad Topic U23, có thể thấy Bóng đá thực sự là một Platform đầy tiềm năng, hoàn toàn đủ khả năng để ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng trên mạng xã hội.Mùa cao điểm theo mối quan tâm “Bóng đá” sắp đến, để có sự chuẩn bị từ trước và thành công trong chiến lược Marketing mùa World Cup, các thương hiệu cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Trong những ngày qua, chiến thắng của U23 Việt Nam đã bùng nổ bất ngờ trên social media, trở thành một Fad topic - Sự kiện đặc biệt và tạo ra sự ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thảo luận trên social media.
Theo quy luật của các năm trước, thời điểm này (3 tuần trước Tết) đáng lẽ là giai đoạn thảo luận về Tết đang tăng lên trên social media, vì Tết đang là mối quan tâm lớn nhất của hầu hết mọi người và đây cũng là thời kì cao điểm của hàng loạt chiến dịch Tết 2018.
Tuy nhiên, chỉ trong 2 ngày, tổng số bài viết và thảo luận về Tết 2018 đã giảm 3 lần, giảm thấp hơn cả lượng thảo luận thời điểm này về Tết của năm ngoái.
Điều thú vị là các lần giảm lượng thảo luận về Tết hoàn toàn "trùng khớp" chiến thắng của U23 Việt Nam.
Trong những ngày qua, chiến thắng của U23 Việt Nam đã bùng nổ bất ngờ trên social media, trở thành một Fad topic - Sự kiện đặc biệt và tạo ra sự ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thảo luận trên social media.
Fad topic là những chủ đề nóng, nổ ra một cách bất ngờ, thu hút sự quan tâm của đa số người tham gia mạng xã hội và tạo ra lượng thảo luận lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
Ngoài sự kiện U23 Việt Nam, các Fad topic lớn từng diễn ra trong năm nay có thể kể đến như: Sự kiện Ariana Grande hủy show, Sài Gòn thất thủ...
- Ảnh hưởng đến mọi đối tượng (mass audience)
Sự kiện nóng phải là mối quan tâm chung của nhiều nhóm đối tượng khác nhau, điều đảm bảo mức độ lan truyền lớn của chủ đề này.
- Tạo được sự bùng nổ trong cảm xúc.
Sự kiện có thể mang đến hy vọng hoặc nỗi thất vọng lớn, hay niềm vui vỡ òa. Cảm xúc này phải đủ để người ta quên đi những gì đang diễn ra xung quanh và chỉ tập trung nói về nó.
- Diễn ra trong thời gian ngắn
Khác với xu hướng (trend), sự kiện nóng (fad) là hiện tượng nổ ra nhất thời vì nó bỗng dưng phát triển cực mạnh nhưng không phải xuất phát từ nhu cầu có thực hay cố định.
Fad topic như một quả bom, mỗi khi Fad topic xảy ra nó sẽ ảnh hưởng và phân phối lại tất cả sự chú ý và lượng thảo luận về các chủ đề khác - gần như sẽ chiếm áp đảo mọi sự quan tâm của người tiêu dùng. Tất cả sự kiện khác đều phải chia sẻ sự chú ý của người tiêu dùng cho sự kiện nóng.
Tiêu biểu trong trường hợp của U23 Việt Nam, tổng lượng thảo luận của sự kiện này hiện đang gấp khoảng 20 lần lượng thảo luận về Tết 2018 - chủ đề mà đáng ra sẽ giành nhiều sự chú ý nhất trong thời điểm này. Không dừng ở đó, sự quan tâm về Tết đã giảm 3 lần so với trước khi trận đấu diễn ra.
Khi quả bom Fad topic nổ ra thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của hàng loạt thương hiệu đang chạy trên social media. Nhìn vào xu hướng thảo luận về các chiến dịch Tết 2018 có thể thấy rất rõ, ngay khi lượng thảo luận về Tết giảm, lượng thảo luận của các chiến dịch về Tết 2018 cũng bị ảnh hưởng. Có vẻ các thương hiệu tận dụng Tết đang "gặp thử thách" lớn, hàng loạt chiến dịch Tết đang chạy bị "khựng lại" bởi cơn sốt U23 Việt Nam.Các thông điệp được lên kế hoạch từ trước đã không còn phù hợp với mối quan tâm chung hiện tại. Sự kiện nóng xảy ra, các hoạt động khác của thương hiệu có nguy cơ bị đóng băng để chờ "cơn bão" đi qua. Vậy để không đứng yên một cách bị động mà còn tận dụng lợi ích từ sự kiện nóng thì thương hiệu có thể làm gì?
Công thức chung là thương hiệu phải hòa vào không khí chung, đồng điệu với tiếng nói chung và mối quan tâm chung của người tiêu dùng. Qua đó, thương hiệu sẽ được quan tâm, chú ý nhiều hơn và kết nối hơn với người tiêu dùng.
- Khuyến mãi lớn/sốc:
Một thương hiệu thường xuyên thực hiện nhiều đợt khuyến mãi trong năm, thì sự kiện khuyến mãi đó có thể sẽ không đủ "hấp dẫn" để người tiêu dùng phải tham gia ngay. Họ có thể có tâm lý "chờ đợt khuyến mãi sau" hoặc "để lần sau" mà không hành động tức thời. Nhưng nếu khuyến mãi vào 1 dịp đăc biệt, thì khuyến mãi đó sẽ trở nên đặc biệt, người tiêu dùng sẽ cảm thấy đây là một cơ hội "độc đáo" mà khó có thể xuất hiện lần tiếp theo, tâm lý này sẽ thôi thúc người tiêu dùng phải hành động ngay thay vì chờ đợi.
Xét về mặt tâm lí người mua, người ta luôn coi trọng những gì đặc biệt. Khi thông tin đặc biệt, thương hiệu tạo nên được chương trình đặc biệt xung quanh nó, thì hình ảnh thương hiệu cũng sẽ trở nên thú vị hơn trong suy nghĩ người dùng.
- Minigame
Là chiêu thức tuyệt vời để thương hiệu tương tác với khách hàng trong thời điểm nóng. Cũng như khuyến mãi đặc biệt, minigame dựa trên Fad topic cũng sẽ trở nên"thú vị" hơn trong tâm trí khách hàng, nếu nội dung đủ đặc biệt và đồng điệu không khí chung thì sẽ tương tác tốt hơn rất nhiều minigame bình thường.
- Tạo kết nối giữa thương hiệu với sự kiện nóng
Kết nối trực tiếp chủ đề nóng với thương hiệu bằng cách tạo ra các câu nói, slogan liên quan sẽ giúp thương hiệu nhanh chóng tạo sự kết nối với chủ đề nóng, qua đó tạo sự kết nối với mối quan tâm của người tiêu dùng. Điều cần lưu ý là tông giọng trong nội dung cần phải là sự cân đối hoàn hảo giữa không khí chung của sự kiên và tính cách đặc trưng của thương hiệu.
Gần đây, một số thương hiệu nhanh tay đã điều chỉnh thông điệp của thương hiệu trở nên gắn kết hơn và tận dụng hiệu ứng của hiện tượng U23 Việt Nam. Ví dụ như Nivea men với "Thắng là phải chất", Axe thì có "Khí chất Việt Nam", Pepsi có "Đã quá Việt Nam ơi!" ... Một số nhãn hàng khác còn điều chỉnh thông điệp chiến dịch Tết 2018 đang chạy, như OMO có "Chẳng cần thật hoàn hảo, vẫn trọn vẹn chiến thắng" hay Comfort có "Thơm mát ngất ngây, ôm mừng chiến thắng".
Với tầm ảnh hưởng mạnh và diễn biến nhanh, Fad topic sẽ mang đến cơ hội bất ngờ cho nhiều thương hiệu, nhưng đồng thời cũng có thể sẽ là nguy cơ lớn cho các thương hiệu khác.
Mỗi sự kiện nóng dù lớn và hấp dẫn thế nào cũng không thể phù hợp cho tất cả các thương hiệu, vậy làm sao để biết liệu có nên hay không nên "bắt" Fad topic?
Ai nên?
Nếu khách hàng mục tiêu là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự kiện nóng, thì thương hiệu nên nhanh chóng tận dụng sự kiện này. Nếu không, có khả năng sẽ chậm chân hơn đối thủ. Như trường hợp của U23 Việt Nam, đối với các thương hiệu nhắm các bạn nam trẻ tuổi yêu bóng đá, đây gần như là cơ hội vàng để thương hiệu gắn mình với hình ảnh Bóng đá vừa dễ dàng mà còn tiết kiệm chi phí.
Ai không nên?
Những thương hiệu có hình ảnh và tính cách hoàn toàn không liên quan. Trong trường hợp này, các thương hiệu đành phải kiên nhẫn "đợi cơn bão đi qua", vì nếu cố gắng tận dụng sự kiện sẽ tạo ra tác dụng phụ. Người tiêu dùng sẽ thấy một hình ảnh không đẹp, trở thành "người ăn theo" trong mắt người tiêu dùng. Nguy hiểm hơn, hình ảnh và tính cách thương hiệu có thể sẽ bị ảnh hưởng lớn, và trở nên xa lạ đối với người tiêu dùng.
Cùng Buzzmetrics tìm hiểu một trào lưu mạng xã hội được 18 thương hiệu ưu ái áp dụng gần đây - #complimentchallenge, cùng trả lời các câu hỏi Yếu tố làm nên sức hút của nó? Các thương hiệu đã tận dụng nó thế nào? Những thương hiệu nào làm tốt nhất?
Trong thời đại social media ngập tràn quảng cáo như hiện nay, để thu hút khách hàng, thương hiệu buộc phải làm những điều mà mọi người thực sự thích xem và quan tâm. Các trào lưu mạng xã hội ra đời và trở thành giải pháp nhanh, hữu hiệu góp phần giúp cho các marketer ngày nay giải bài toán khó này. Như thống kê trong bài viết trước của Buzzmetrics, ngày càng nhiều thương hiệu ứng dụng các trào lưu/chủ đề nóng để tương tác với người dùng trên mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ.
Trào lưu mạng xã hội hấp dẫn là vậy nhưng cần hiểu đúng bản chất để dùng cho chuẩn và cho ra đời các sản phẩm "ăn theo" đầy sáng tạo, giúp đẩy mạnh lan truyền hình ảnh của mình đến khách hàng truyền thống lẫn tiềm năng. Cùng Buzzmetrics tìm hiểu một trào lưu mạng xã hội được 18 thương hiệu ưu ái áp dụng gần đây - #complimentchallenge, cùng trả lời các câu hỏi Yếu tố làm nên sức hút của nó? Các thương hiệu đã tận dụng nó thế nào? Những thương hiệu nào làm tốt nhất?
Từ sau trào lưu Dậy thì thành công (Puberty Challenge) bùng nổ trong tháng 4, cư dân mạng rơi vào thời kì thiếu vắng những trào lưu truyền cảm hứng mà thay vào đó, mạng xã hội hầu như đang tràn ngập các bài câu like hay tin tiêu cực, tranh cãi về các show truyền hình.... Ngay trong tháng 7 này, #complimentchallenge xuất hiện như một "từ khóa đầy tươi sáng" thu hút hơn 50 nghìn người tham gia với tổng số hơn 80 nghìn bài viết và thảo luận trên các trang mạng xã hội chỉ trong thời gian ngắn. Sức hút của #complimentchallenge còn được thực chứng khi có đến 18 thương hiệu áp dụng trào lưu này vào nội dung tương tác của mình trên social media.
Compliment challenge là thử thách khuyến khích chia sẻ hashtag #complimentchallenge, đề nghị mọi người bình luận tên của họ và bạn sẽ nói một thứ gì đó tích cực mà bạn thích ở họ với tinh thần "Hãy lan tỏa yêu thương đến thế giới của bạn". Các bài đăng với hashtag #complimentchallenge xuất hiện liên tục trên các trang cá nhân của người dùng cũng như trang fanpage của giới trẻ và thương hiệu.
So với các trào lưu như Vịt bối rối, Puberty Challenge, Ice bucket challenge, Hãy như tôi,.... Compliment challenge là một trào lưu có tuổi thọ khá ngắn (khoảng 1 tuần) do các bài đăng chủ yếu chỉ được thể hiện dưới dạng nội dung chữ đơn thuần và ít có các biến thể nội dụng dưới dạng hình ảnh/video/music để duy trì độ viral của nó.
Compliment Challenge vốn từng rất quen thuộc trong cộng đồng mạng, từng gây sốt trong tháng 7 năm ngoái và tiếp tục trở lại trong tháng 7 năm nay.
Lí giải cho sự trùng hợp này, trong khoảng thời gian nghỉ hè vào tháng 7, các bạn trẻ có nhiều thời gian rảnh và có nhu cầu tìm kiếm các trò chơi để lấp đầy thời gian trống. Đồng thời, việc kết nối và giữ liên lạc với nhau trong dịp hè cũng là một mối quan tâm lớn. Nhờ đáp ứng được các nhu cầu đó thông qua tương tác giữa bạn bè, compliment challenge đã tạo ra sự bùng nổ lớn trên mạng xã hội vào thời điểm này trong 2 năm qua.
Ngoài ra, các thông tin không tốt xuất hiện liên tục trên mạng xã hội vào đầu tháng 7 (bắt cóc, xâm hại tình dục trẻ nhỏ, tranh cãi về lễ hội chọi trâu, tranh cãi trên các show truyền hình thực tế...) khiến nhiều người cảm thấy tiêu cực. Với thông điệp "Hãy lan tỏa yêu thương đến thế giới của bạn" qua các lời khen ngợi, ComplimentChallenge giúp giải tỏa sự tiêu cực và giúp người dùng cảm thấy tốt đẹp hơn.
ComplimentChallenge bên cạnh đó cũng khiến mọi người có cách nhìn tích cực hơn về bản thân thông qua việc tiếp nhận được nhiều lời khen, giúp mọi người tự tin hơn và kết nối nhiều hơn trong khoảng thời gian giữa mùa hè.
Sự xuất hiện của người nổi tiếng luôn là một trong những nhân tố quan trọng giúp trào lưu bùng nổ trên social media, đặc biệt là những trào lưu của giới trẻ.
Với lượng theo dõi khổng lồ, những trào lưu trên fanpage hay trang cá nhân của các KOL sẽ tiếp cận được nhiều bạn trẻ và tạo ra độ viral cao trong cộng đồng. Do yêu cầu của trò chơi, KOL bắt buộc phải tương tác, gửi những comment tích cực đến fan,từ đó mang đến cho người tham gia một trải nghiệm thật sự hứng thú. Dễ dàng nhận thấy trong xu hướng mạng xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu #complimentchallenge có một sự đóng góp không nhỏ từ những người nổi tiếng và fanpage nổi bật trong giới trẻ.
Đơn giản hóa mọi thứ - từ cách thực hiện thử thách đến hashtag, không chỉ giúp trào lưu dễ dàng tiếp cận và lan truyền nhanh trên mạng xã hội mà còn giúp khắc sâu vào ký ức của người dùng. Trong compliment challenge, người tham gia chỉ cần nói về một điều tích cực mà họ thích ở người bình luận trong bài đăng . Bên cạnh đó, hashtag #complimentchallenge cũng giúp người chơi dễ dàng ghi nhớ và hồi tưởng lại trào lưu này khi cần thiết.
Compliment challenge có sự tham gia của 18 thương hiệu. Từ các thương hiệu thuộc ngành hàng điện tử tiêu dùng (Oppo, Mobiistar, Vivo, Asus, Samsung) hay thương hiệu thuộc ngành hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống (Sữa chua Vinamilk, Cocacola, Cowboy Jack's, Kichi Hot Pot Bar, Daruma) cho đến các thương hiệu khác (Viettel store, FPT Telecome, Sunsilk,...).
Các thương hiệu đều có những cách sáng tạo riêng để ứng dụng trào lưu vào nội dung tương tác của mình trên social media. Như thống kê "Các thương hiệu đã tận dụng các trào lưu mạng xã hội như thế nào" trong năm 2016, con số 18 thương hiệu áp dụng một trào lưu nhỏ, ngắn hạn như #ComplimentChallenge thật sự là một con số ấn tượng. Trong suốt năm 2016, chỉ duy có Trào lưu khổng lồ như PokemonGo có thể thu hút được số lượng khủng như vậy. Đa số các trào lưu chỉ thu hút được khoảng 3 đến 15 thương hiệu áp dụng. Tuy nhiên, lượng bài viết và thảo luận tạo ra của các thương hiệu có sự chênh lệch rất lớn. Vậy những lý do giúp một thương hiệu tận dụng tốt trào lưu này là gì?
Trong khi các trào lưu dài hạn (trên 3 tháng) có thể được dự đoán dựa trên dữ liệu và hiểu biết về ngành hàng, trào lưu ngắn hạn thường xuất hiện bất chợt và buộc thương hiệu phải nắm bắt nhanh chóng để tăng sự hiệu quả trong việc tận dụng. Compliment challenge chỉ bùng nổ và thật sự tạo ra độ viral cao trong khoảng thời gian 4 ngày. Sau khoảng thời gian này, trào lưu bắt đầu thoái trào và không thu hút được nhiều sự quan tâm. Việc cập nhật nhanh chóng và sử dụng trào lưu tức thời là yếu tố quan trọng để sử dụng nội dung này hiệu quả.
Ngoài ra, bên cạnh trang fanpage của mình, thương hiệu cũng có thể sử dụng các kênh khác như fanpage KOL, fanpage giải trí để thực hiện trào lưu nhằm tăng lượng tương tác cũng như hiệu quả trên social media.
Tương tự nguyên tắc đơn giản hóa mọi thứ được nêu ở phần trước, các thể lệ chơi đơn giản và dễ thực hiện sẽ thu hút được nhiều sự tương tác hơn. Các thương hiệu trong ngành hàng điện tử tiêu dùng là những thương hiệu thu hút được nhiều thảo luận nhất. Bài đăng của các thương hiệu này đưa ra yêu cầu khá đơn giản khi chỉ yêu cầu người chơi bình luận về dòng điện thoại mình đang sử dụng - dễ dàng khiến người dùng nhớ và đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
Bên cạnh đó, phần thưởng cũng là một điểm khuyến khích người dùng tương tác. Có thể thấy, Samsung và Asus mặc dù tham gia vào trào lưu vào giai đoạn thoái trào nhưng vẫn tạo ra nhiều tương tác hơn so với các thương hiệu khác cùng thời điểm.
Phần lớn các thương hiệu có lượng thảo luận cao trong compliment challenge đều có sự tương tác tích cực với người dùng. Việc tương tác từ thương hiệu không chỉ giúp người dùng cảm thấy được tôn trọng mà còn mở rộng câu chuyện và tạo ra sự kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu.
Một cách áp dụng thú vị hơn của thương hiệu là thực hiện trên trang của KOL ..... Việc được KOL tương tác và khen ngợi là một động lực rất lớn để thu hút nhiều người tham gia đến bài viết hơn.
Social Slang chính là một cách để các thương hiệu có thể tiếp cận được đến các phân khúc khách hàng thuộc thế hệ Z (sinh ra từ giữa thập niên 1990 cho đến đầu những năm 2000). Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu về Social Slang nhé.
Trong social media marketing, ngôn ngữ thật sự là vũ khí quan trọng trong cuộc chiến thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Hơn ai hết, các marketer đều hiểu rằng để thu hút được khách hàng mục tiêu của mình, thì phải nói những điều liên quan đến họ.
Điều này đặc biệt đúng với khách hàng thế hệ Z (sinh ra từ giữa thập niên 1990 cho đến đầu những năm 2000), lượng khách hàng mục tiêu đầy tiềm năng mà nhiều thương hiệu đang phải chinh phục. Họ lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ và điều này có những tác động nhất định về hành vi, phong cách, hệ thống niềm tin, quan điểm sống. Họ thành thạo về công nghệ và mạng xã hội, nên khó tính hơn, tính chọn lọc cao hơn, nội dung muốn thu hút được họ phải kết nối được với nhu cầu và mong muốn của họ. Cách để kết nối với phân khúc người tiêu dùng đặc biệt này là sử dụng ngôn ngữ của họ để làm content. Một trong những cách để học ngôn ngữ của họ là thông qua những thuật ngữ mạng xã hội - social slang phổ biến trong cộng đồng này.
Trong những năm trở lại đây, mạng xã hội góp phần lan rộng nhiều thuật ngữ mang tính trào lưu như Crush, Thả thính, Soái Ca, bodyshame, Não Cá Vàng ... và đã thực sự tạo ra sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người trẻ thuộc thế hệ Z. Những thuật ngữ này được hình thành, phổ biến nhờ social media và ngày càng được các bạn trẻ dùng để diễn tả cho 1 định nghĩa đặc biệt phổ biến trong cuộc sống hiện đại hoặc các tình huống đặc trưng ở lứa tuổi này.
Nếu như các trào lưu mạng xã hội có công thức hình thành từ việc giải q05uyết một nhu cầu tâm lý, đơn giản dễ áp dụng... Vậy đối với sự hình thành các thuật ngữ mạng xã hội - social slang, liệu có nhu cầu chưa được đáp ứng (Unmet needs) của giới trẻ ẩn sau những thứ ngôn ngữ mới mẻ, thời thượng này ?
Đa số các social slang trong giới trẻ phản ánh một sự thật về xu hướng người dùng mới, mối quan tâm mới hay để tìm kiếm góc nhìn mới cho các vấn đề đã cũ một cách thời thượng hơn, đồng thời cũng bắt nguồn từ nhu cầu về ngôn ngữ chung và áp lực hòa mình vào nhóm.
Về cơ chế hình thành, các thuật ngữ mới hầu như được bắt đầu sử dụng nhiều và lan rộng từ các Fanpage giải trí của các cộng đồng nhỏ hoặc micro-communities. Việc chia sẻ, giao lưu này cũng giúp người trẻ có cảm giác được thuộc về một nhóm có chung một hay nhiều vấn đề nào đó, được kết nối, được cập nhật về thông tin mà họ quan tâm.
k
Để hiểu rõ hơn về cách hình thành định nghĩa hay thảo luận trên của giới trẻ về social slang của họ, bài viết này sẽ đi sâu phân tích 1 thuật ngữ nổi bật nhất thời gian gần đây: Crush.
j
jjjj
Crush theo thảo luận của cư dân mạng về định nghĩa của thuật ngữ này có thể tổng hợp là: "Chỉ đối tượng mà mình đang thích, không tới mức độ gọi là "yêu", nhấn mạnh tính một chiều của tình cảm". Có thể thấy từ các định nghĩa được cư dân mạng đề cập nhiều nhất, thuật ngữ này gây sốt bởi đánh đúng tâm lý tình cảm của những người độ tuổi còn khá trẻ. Họ không dùng từ "yêu đương phương" hay "thích thầm", "yêu thầm", "tương tư" để diễn tả cho tình cảm này bởi dường như các từ ngữ quen thuộc đó không còn phù hợp với người trẻ ngày nay. Khi dùng từ Crush, hay tham gia các thảo luận về "Crush" người trẻ sẽ có cảm giác được đồng cảnh ngộ với các bạn đồng trang lứa.
Sự hình thành các thuật ngữ mới cũng cho thấy nhu cầu của giới trẻ về ngôn ngữ chung để thể hiện một cách chính xác hơn về họ, tình huống của họ trong thời đại mới. Nhìn sâu xa hơn, việc slang này trở nên phổ biến còn đến từ áp lực hòa mình vào nhóm (tâm lý bầy đàn). Giá trị cập nhật trào lưu nhanh không có ý nghĩa với người lớn nhưng lại có ý nghĩa với giới trẻ vì họ sinh ra và lớn lên trong một thời đại bão hòa thông tin và sự thay đổi của thông tin một cách chóng mặt.
Về nguồn gốc, các bài đăng về Crush xuất hiện trên các trang mạng xã hôi Việt Nam từ năm 2014, nhưng thật sự nổi lên và được nhiều người biết đến là từ cuối năm 2016, khi phong trào về confession, tâm sự , tư vấn về chuyện tình cảm của các Fanpage giải trí, chủ yếu là các Fanpage giải trí của các cộng đồng nhỏ như trang Hội những người đam mê truyện ngược, Crush +, Ngôn tình Everywhere, Tuổi Thanh Xuân, Tuyết Bitch Collection, Quotes Chất ....
Về các nhóm chủ đề thảo luận, nắm bắt một sự thật tâm lí thú vị: "Ai cũng từng hoặc đang "crush" một ai đó", các hot Fanpage này luôn chủ động tạo ra rất nhiều chủ đề thảo luận xoay quanh chủ đề này. Dựa vào social listening data từ Buzzmetrics, top những chủ để tạo được nhiều thảo luận nhất tập trung thỏa mãn 2 động cơ lớn khi tìm kiếm, tiêu thụ thông tin và tương tác, chia sẻ của người trẻ:
- Thu thập thông tin, kinh nghiệm/ có thêm được những lời khuyên hữu ích cho vấn đề của mình: thông qua việc tìm Gợi ý cách tỏ tình, Gợi ý cách bắt chuyện với Crush, Các dấu hiệu để xác định Crush cũng thích mình...
- Nhu cầu chia sẻ cảm xúc/tìm kiếm sự đồng cảm: thông qua các bài đăng kêu gọi chia sẻ Cảm giác khi crush 1 người, Lý do rung động, Điều muốn nói, kể về Những kỉ niệm, Bị từ chối...
kk
Liệu các thương hiệu đã ứng dụng social slang vào social media marketing của mình? Nếu có thì họ đã làm như nào? Hiệu quả ra sao? và liệu có những "chống chỉ định" gì mà các marketer phải cẩn thận khi sử dụng các thuật ngữ thời thượng này? Đón xem phần 2 của loạt bài về Thuật ngữ mạng xã hội - Social Slang.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Buzzmetrics đã thực hiện phân tích các ý kiến thật sự được tạo ra bởi người dùng trên social media liên quan đến thị trường 4G trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây (01/11/2016 - 30/04/2017) nhằm cung cấp cho thương hiệu cái nhìn tổng quan nhất từ phía người tiêu dùng đối với dịch vụ này.
Mạng 4G vẫn đang trong giai đoạn triển khai tại Việt Nam, các thương hiệu viễn thông vẫn đang tiếp tục xây dựng và tung ra các gói dịch vụ. Chính vì thế, việc nắm bắt các nhu cầu và đánh giá của người dùng trong nước về việc sử dụng mạng 4G sẽ giúp các nhà mạng có cái nhìn rõ hơn về tình hình của mạng 4G và đưa ra những bước đi chiến lược cho việc quảng bá sản phẩm trong giai đoạn này.
Buzzmetrics đã thực hiện phân tích các ý kiến thật sự được tạo ra bởi người dùng trên social media liên quan đến việc trải nghiệm và đánh giá mạng 4G trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây (01/11/2016 - 30/04/2017) nhằm cung cấp cho thương hiệu cái nhìn tổng quan nhất từ phía người tiêu dùng đối với dịch vụ này.
Theo phân tích của Buzzmetrics dựa trên các thảo luận có chứa ý kiến thực sự của người tiêu dùng về dịch vụ 4G, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017 có 4 chủ đề thảo luận chính được nhắc đến trên social media: trong đó có 25% lượng thảo luận xoay quanh việc cân nhắc sử dụng dịch vụ 4G, 8% ý kiến chia sẻ rằng sẽ không sử dụng dịch vụ 4G, đồng thời cũng có 32% ý kiến phản hồi từ những người đã dùng và hài lòng về dịch vụ 4G và có đến 35% lượng thảo luận của người dùng không hài lòng về 4G sau khi đã trải nghiệm.
Trong quá trình tìm hiểu để có thể sử dụng mạng 4G, cách thức chuyển đổi sang sim 4G là chủ đề được người dùng quan tâm nhất trên social media với 13% lượng thảo luận; người dùng chủ yếu hỏi về việc đổi sim 4G ở đâu? Phí đổi sim như thế nào? Những yêu cầu cần để có thể đổi sim?
Bên cạnh đó, người dùng còn quan tâm đến thông tin về cách thức đăng ký các gói cước để sử dụng 4G - chiếm 6% thảo luận của người dùng. Ngoài ra, 4% thảo luận của người dùng trước khi chuyển đổi sang sim 4G là thắc mắc việc các ưu đãi của sim cũ có được giữ nguyên, nhất là các ưu đãi dành cho sim sinh viên.
Bên cạnh các thảo luận tìm hiểu để có thể sử dụng dịch vụ 4G thì vẫn có các ý kiến trái chiều; cụ thể, có 4% thảo luận của người dùng chia sẻ họ sẽ không sử dụng 4G trong giai đoạn này vì đang cảm thấy hài lòng với mức giá và chất lượng của mạng 3G và có 6% ý kiến cho rằng giá cước 4G quá cao để có thể sử dụng. Đây là nhóm người chia sẻ sẽ đợi một khoảng thời gian nữa cho đến khi mạng 4G được triển khai đồng bộ và ổn định thì mới quyết định sử dụng.
Theo thống kê của Buzzmetrics trong khoảng thời gian từ 11/2016 - 04/2017, người dùng đã bắt đầu được trải nghiệm mạng 4G và có các thảo luận đánh giá đối với công nghệ mới này trên social media. Mạng 4G được báo chí và các diễn đàn công nghệ đánh giá là có thể đạt tốc độ truy cập nhanh gấp 10 lần so với 3G [Link]. Tuy nhiên, bên cạnh 28% các thảo luận nhận xét mạng 4G có tốc độ truyền tải/truy cập nhanh thì vẫn có khá nhiều ý kiến trái chiều chưa hài lòng về tốc độ truy cập của mạng 4G, cụ thể là 12% người dùng đã trải nghiệm mạng 4G phản hồi rằng không thấy được sự khác biệt giữa 4G so với 3G.
Ngoài ra, khả năng truy cập yếu khi hết dung lượng tốc độ cao cũng là điểm khiến nhiều người dùng không hài lòng về dịch vụ 4G.
Mạng 4G được truyền thông là có giá rẻ bằng cách so sánh giá của 4G ở Việt Nam với các quốc gia khác, thậm chí là so sánh với giá trên mỗi KB hay MB dung lượng mà người dùng phải trả khi sử dụng mạng 3G và 4G. Tuy nhiên, trong các thảo luận bàn về giá cước của 4G trên social media chỉ có 2% thảo luận cho rằng giá cước 4G hợp lý; trong khi đó, có đến 5% ý kiến của người dùng phản hồi giá cước 4G cao.
Vì sao người dùng cho rằng giá 4G đắt?
Trong khi nhà mạng chứng minh 4G có giá rẻ bằng số tiền cụ thể phải trả từng KB/MB thì việc thời gian sử dụng 4G dài hay ngắn và có thể tiếp tục truy cập vào mạng sau khi dùng hết dung lượng cao lại là những điểm mà người dùng quan tâm để đánh giá 4G có thực sự rẻ hay không.
Có 3% ý kiến của người dùng trên social media cho rằng dùng 4G mau hết dung lượng và 6% thảo luận phàn nàn về việc không truy cập được mạng 4G sau khi hết dung lượng (các gói cước 3G sau khi hết dung lượng vẫn có thể vào mạng với tốc độ thấp). Mặt khác, nhiều người dùng trên social media đề nghị các nhà mạng nên đa dạng các gói cước hơn và có các gói truy cập không giới hạn.
Một số ý kiến khác của người dùng chưa hài lòng về mạng 4G do đường truyền mạng chưa ổn định (chiếm 6%) và khi sử dụng 4G làm mất sóng điện thoại (chiếm 5%). Ngoài ra, một vài người dùng còn tin rằng việc dùng 4G làm điện thoại nhanh hết pin - chiếm 1% ý kiến của người dùng trên social media.
Theo thống kê của Buzzmetrics trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 - 4/2017, Viettel là thương hiệu viễn thông được nhắc đến nhiều nhất trên social media khi người dùng thảo luận về 4G. Lượng bài viết và thảo luận khổng lồ được tạo ra là nhờ Viettel có các hoạt động quảng bá mạnh mẽ cho 4G với hàng loạt sự kiện ra mắt tại các tỉnh thành được chính thức phủ sóng 4G, các livestream từ người nổi tiếng, cuộc thi ảnh “Đỉnh cao kết nối” thu hút nhiều sự tham gia của người dùng trên Facebook và các ưu đãi hấp dẫn khác cho khách hàng như: chương trình đổi sim 4G miễn phí, tặng khách hàng 10GB dữ liệu miễn phí...
Trong khi đó, hai nhà mạng còn lại là Vinaphone và Mobifone vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và triển khai ở một vài thành phố lớn; hoạt động chính của hai thương hiệu viễn thông này là hỗ trợ khách hàng đổi sim 4G miễn phí. Ngoài ra, Vinaphone cũng có các hoạt động ra mắt mạng 4G tại các tỉnh thành được phủ sóng mạng 4G như Cà Mau, Vũng Tàu; đặc biệt là sự kiện đại nhạc hội Vinaphone 4G tại Vũng Tàu và các mini game trên trang Facebook fanpage của nhà mạng.
- Viettel: tốc độ truyền tải/truy cập nhanh là điểm nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất của người dùng trên social media; bên cạnh đó là các thảo luận phản ánh tốt về mức độ phủ sóng tốt; mạng ổn định và cước phí 4G hợp lý. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thảo luận của người dùng nhận xét tốc độ truyền tải/truy cập 4G của Viettel chậm; ngoài ra, người dùng còn phàn nàn việc không thể truy cập được mạng 4G khi hết dung lượng cao; mạng không ổn định và khiến điện thoại nhanh hết pin cũng là các điểm khiến thương hiệu nhận phải các thảo luận tiêu cực. Ngoài ra, chương trình “Trải nghiệm 4G miễn phí” nhận một số ý kiến phàn nàn cho rằng thương hiệu không cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ rõ ràng.
- Mobifone: tốc độ truyền tải/truy cập nhanh cũng là điểm giúp thương hiệu nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất; được đổi sang sim 4G miễn phí và giữ nguyên các ưu đãi từ sim cũ là những điểm nhận được các thảo luận tích cực từ người dùng trên social media. Mặt khác, Mobifone vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và phủ sóng 4G ở một vài thành phố lớn khiến người dùng nhận xét tốc độ phủ sóng 4G của Mobifone chậm và tốc độ truy cập/truyền tải chậm.
- Vinaphone: tốc độ truyền tải/truy cập nhanh và giá cước hợp lý là hai điểm giúp Vinaphone nhận được nhiều ý kiến tích cực về mạng 4G. Tuy nhiên, cũng giống như Mobifone, mạng 4G của Vinaphone bị nhận xét là có tốc độ phủ sóng 4G chậm và tốc độ truy cập/truyền tải chậm.
Cuối năm học luôn là một trong những thời điểm đặc biệt quan trong đối với học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp sắp chia tay trường lớp và phải đối mặt với kì thi chuyển cấp thử thách. Việc sử dụng chủ đề thảo luận cuối năm học là cơ hội cho các thương hiệu thực hiện các chiến dịch Occasion-Based Marketing của mình
Mùa cuối năm luôn là một trong những thời điểm đặc biệt quan trong đối với học sinh, đặc biệt là những học sinh cuối cấp sắp chia tay trường lớp và phải đối mặt với kì thi chuyển cấp đầy thử thách. Với đặc trưng của thời điểm mang đến nhiều cảm xúc đặc biệt cho học sinh, đây có thể nói là thời điểm “vàng” để các thương hiệu thực hiện các chiến dịch Occasion-Based Marketing (OBM) nhằm tận dụng tối đa cơ hội gắn kết và tăng sự liên tưởng thương hiệu trong tâm trí nhóm khách hàng đầy tiềm năng này.
Nhằm hiểu rõ hơn những chủ đề được học sinh quan tâm và nói đến nhiều nhất cũng như những nhu cầu, mong muốn của học sinh trong dịp cuối năm học, Buzzmetrics đã thực hiện nghiên cứu về chủ đề này dựa trên các bài viết và thảo luận trên social media trong khoảng thời gian từ 1/2/2017 – 31/5/2017.
Trong khi học tập là mối quan tâm lớn nhất vào năm 2016 với nhiều thảo luận xoay quanh Thi cử, Du học thì năm 2017, học sinh lại có sự chuyển biến lớn khi ngày càng dành nhiều sự quan tâm hơn đến các hoạt động vui chơi, sáng tạo vào dịp cuối năm như Kỷ yếu, Lễ bế giảng hay Prom (Tiệc cuối cấp)
Nhìn chung, có sự khác biệt rất lớn giữa lượng thảo luận của các chủ đề vào năm 2016 và 2017. Học sinh ngày càng biết tận dụng social media như một kênh để thỏa sức sáng tạo và thể hiện lòng tự hào về trường lớp trong giai đoạn này. Ăn theo đó, các cuộc thi về trào lưu kỷ yếu đã bùng nổ lượng tương tác khổng lồ trên social media. Ngoài ra, các lĩnh vực căng thẳng và khô khan như “Thi cử” cũng được học sinh ngày nay tận dụng biến tấu với rất nhiều trào lưu mới lạ trên social media.
Có thể nhận thấy, việc thỏa sức vui chơi, sáng tạo để tạo ra những dấu ấn khó phai trong những ngày cuối năm là điều ngày càng nhận được sự quan tâm từ học sinh hơn là chỉ tập trung vào thi cử và học tập.
Ngoài ra, những bài đăng confession xoay quanh cảm nghĩ về buổi học cuối cùng ngày càng được nhiều học sinh chia sẻ trên social media.
So với năm 2016, lượng bài viết và thảo luận về các phong cách kỷ yếu tăng 2,3 lần.
Với sự phát triển của social media, việc tìm kiếm và tham khảo các ý tưởng thực hiện kỷ yếu ngày càng dễ dàng hơn; do đó, trong những năm gần đây, trào lưu này đang ngày càng bùng nổ và trở thành điều không thể thiếu trong cộng đồng học sinh, sinh viên. Trong đó, phong cách thực hiện thông qua các video âm nhạc hay phim ngắn càng được các bạn học sinh chú ý nhiều hơn so với cách thể hiện bằng hình ảnh, album quen thuộc. Ngoài ra các ý tưởng được hình thành từ các trào lưu, sự kiện nổi bật trong giới trẻ cũng được thảo luận khá nhiều như Bột màu (ảnh hưởng từ Đường chạy sắc màu Color Me Run), Hoài cổ (trào lưu Vintage) hay Điện ảnh, Kinh dị (Ảnh hưởng từ các bộ phim nổi tiếng).
Có thể nói việc tạo ra một sản phẩm Kỷ yếu chất lượng và thu hút được nhiều người chú ý, đặc biệt là trên mạng xã hội là một nhu cầu ngày càng lớn của học sinh ngày nay. Kỷ yếu giờ đây không còn đơn giản là nơi lưu giữ những khoảnh khắc khó quên của tuổi học trò mà đang trở thành một sân chơi đích thực để thể hiện sự sáng tạo và thỏa mãn cái tôi tập thể, lòng tự hào về trường lớp bằng việc thu hút lượng tượng tác khổng lồ cho sản phẩm của mình.
Đáp ứng nhu cầu đó, một số trang fanpage của các trường Trung Học Phổ Thông và hot fanpage đã tổ chức một số cuộc thi xoay quanh trào lưu này vào năm 2016. Đến năm 2017, các thương hiệu đã nhanh chóng tận dụng và tổ chức thành công những cuộc thi, chiến dịch về Kỷ yếu. Có thể kể đến sự thành công của Cuộc thi Lưu bút cùng Nabati của thương hiệu Nabati hay cuộc thi cover dành cho nhóm/lớp học sinh, sinh viên với phần thưởng là gói chụp ảnh kỷ yếu trong chiến dịch Thích thì hát, sống trẻ từng giây của Pepsi.
Việc ôn thi và các đề thi không chỉ còn theo cách truyền thống nhàm chán mà còn có các phương pháp ôn thi mới, dễ hiểu cũng như những đề thi cập nhật được các xu hướng, chủ đề nổi bật trên mạng xã hội.
Các thảo luận về thi cử của học sinh đã bắt đầu từ rất sớm (trong khoảng thời gian sau Tết). Trong giai đoạn này, các hoạt động thi cử được học sinh thảo luận nhiều nhất là việc ôn thi học kỳ và các hoạt động sau kỳ thi; một số ít thảo luận đề cập đến chuyện chọn trường cho kỳ thi đại học sắp tới cũng như các lời chúc thi tốt và gian lận.
Bằng sự sáng tạo vô biên, các bài học khô khan ở trường đang ngày càng được cộng đồng học sinh biến tấu thành những sản phẩm hài hước, đầy tính truyền cảm hứng cho việc học tập trên mạng xã hội. Trào lưu “ảnh phục chế nhân vật văn học” gây sốt trên social media nhờ vào các minh họa hoạt cảnh, ý nghĩa tác phẩm bằng những hình ảnh vui nhộn, dễ hiểu. Đồng thời, nền giáo dục càng ngày càng cập nhật với các đề thi không chỉ xoay quanh những tác phẩm văn học mà còn nhiều sự kiện, hoạt động xã hội nổi bật trong thời gian gần đây. [Link]
Xuất phát từ lý do “phải nghịch ngợm mới là học sinh, mới lưu giữ được những kỷ niệm đẹp, những ký ức đẹp trong suốt thời học sinh”, bên cạnh các hoạt động truyền thống không thể thiếu trong lễ bế giảng, những hoạt động mang tính hiện đại ngày càng được nhiều bạn học sinh chú ý.
Hoạt động bế giảng là một phần quan trọng sau một năm học của các bạn học sinh, nhất là những học sinh cuối cấp, các ý tưởng hoạt động vui chơi, nghịch ngợm trong ngày này như Ném bột màu, ném bóng nước, nhảy EDM được quan tâm thảo luận và hưởng ứng thực hiện không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chưa được nhiều trường chủ động tổ chức do e ngại về vấn đề vệ sinh và phá vỡ tính truyền thống của buổi lễ trong khi nhu cầu này của học sinh ngày càng cao.
So với năm 2016, lượng bài viết và thảo luận về Prom tăng gấp 7 lần.
Prom là một hoạt động ngày càng trở nên phổ biến với nhiều học sinh cuối cấp Việt Nam. Đáng chú ý, mùa prom 2017 có sự tăng trưởng mạnh mẽ về thảo luận và trở thành trào lưu nổi bật trên social media nhờ vào sự ảnh hưởng từ bộ phim học đường "Em chưa 18" gây sốt. Với quan điểm “Đám cưới người ta còn làm được vài lần nhưng Prom thì chỉ có một lần trong đời”, hoạt động này được xem như là một sự kiện kỷ niệm đáng nhớ trước khi ra trường.
Có thể thấy, vui chơi giải trí, thể hiện phong cách bản thân vẫn là nhu cầu lớn trong giai đoạn này. Các chủ đề thảo luận của prom đều xoay quanh việc chuẩn bị tốt nhất cho bản thân mình nhằm tạo ra một kỷ niệm đáng nhớ cho ngày cuối cấp. Tuy nhiên, so với trào lưu Kỷ yếu và những hoạt động vui chơi ngày Lễ bế giảng thì Prom vẫn còn non trẻ, nhiều triễn vọng phát triễn đa dạng với nhiều ý tưởng mới lạ hơn trong những năm sắp tới. Buzzmetrics sẽ theo dõi và cập nhật những phân tích sâu hơn trào lưu này ở các bài viết kế tiếp.
Các thảo luận của học sinh về chủ đề du học chủ yếu là xin tư vấn; trong đó, du học Nhật nhận được nhiều sự quan tâm nhất do chất lượng giảng dạy và hiệu quả của nền giáo dục Nhật. Bên cạnh đó, các confession chia sẻ cảm nghĩ về buổi học cuối cùng cũng thu hút được nhiều sự yêu thích và chia sẻ.
Đáng lưu ý, việc bày tỏ và chia sẻ cảm xúc về khoảng thời gian ở học đường vẫn là một nhu cầu rất lớn của học sinh nhưng chưa được các thương hiệu chú ý.
Việc dung hòa các giá trị truyền thống và hiện đại trong lễ bế giảng hay hoạt động prom cuối cấp, kỷ yếu ngày càng gây ra sự tranh cãi lớn. Khi các trào lưu ngày càng bùng nổ dễ dàng dẫn đến một số hoạt động sẽ quá lố, gây phản cảm và không phù hợp môi trường học đường; từ đó ảnh hưởng không tốt đến việc nhìn nhận của thầy cô, phụ huynh về các trào lưu này.
Việc thương hiệu đứng ra tổ chức các hoạt động trong ngày lễ bế giảng hay prom với nhiều hoạt động hiện đại không chỉ nhận được nhiều tình cảm từ học sinh mà cũng giúp người lớn an tâm hơn là các hoạt động tự phát. Đặc biệt, schooling tour, prom kết hợp những người nổi tiếng trong giới trẻ sẽ liên kết thương hiệu với một thời điểm quan trọng trong năm; từ đó, giúp thương hiệu trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu khi nghĩ về khoảng thời gian này.
Bên cạnh các nhiệm vụ học tập hàng ngày khiến đầu óc căng thẳng, những hoạt động vui chơi, cuộc thi để giải trí là điều được nhiều bạn học sinh chú ý nhất trong dịp cuối năm. Tuy nhiên, nhu cầu này chưa được nhiều thương hiệu chú ý và triển khai nhằm tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu của mình một cách tốt hơn.
Việc tổ chức các cuộc thi thỏa mãn nhu cầu sáng tạo của học sinh như cuộc thi kỷ yếu sẽ giúp các thương hiệu nhận được nhiều sự chú ý và yêu thích từ khách hàng mục tiêu của mình. Có thể thấy, Nabati và Pepsi là hai thương hiệu đã thành công trong việc sử dụng hoạt động này trong chiến dịch của mình vào năm 2017.
Những kỷ niệm cuối năm học hay khoảng thời gian cấp 3 mặc dù không nhận được lượng lớn thảo luận nhưng vẫn là một nhu cầu chiếm nhiều sự quan tâm của học sinh. Các thương hiệu có thể tận dụng loại nội dung này để tranh thủ tạo ra những gắn kết cảm xúc với cộng đồng học sinh trong thời điểm cuối năm học.
" Gái ế " đang thực sự chia sẽ điều gì về họ trên mạng xã hội, hãy cùng Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề này dựa trên thảo luận trên social media trong 6 tháng gần đây (1/10/2016 - 31/3/2017).
Trong xã hội hiện đại, đối tượng khách hàng độc thân đang là một trong những là phân khúc tiềm năng quan trọng được các thương hiệu tập trung chú ý. Tại nhiều nước trên thế giới, loại hình sản phẩm, dịch vụ dành riêng cho những thượng đế độc thân ngày càng phổ biến. Thậm chí ở Trung Quốc, đã có cả một ngày lễ mua sắm chỉ dành riêng cho những người độc thân. Theo Buzzmetrics, thống kê tính riêng thảo luận trên các trang mạng xã hội tại Việt Nam thì "FA", "Độc thân", "Ế" luôn là đề tài thảo luận thu hút sự quan tâm lớn nhất. Có thể thấy lượng người trẻ độc thân lại càng có xu hướng tăng lên và họ trở thành đối tượng tiềm năng của các loại hình kinh doanh cũng như các chiến dịch truyền thông của thương hiệu.
Được cho là phải chịu nhiều định kiến về việc "Ế" hơn nam giới, đối với giới nữ chủ đề độc thân dường như luôn chiếm một vị trí quan trọng trong danh sách các chủ đề thảo luận lớn nhất trên social media tại Việt Nam. Nhằm hiểu rõ hơn về những điều thực sự được các cô gái trẻ đang độc thân chia sẻ về bản thân, về cách họ nhìn nhận các lý do độc thân, cảm giác đánh giá cũng như phong cách sống với tình trạng đôc thân hiện tại, Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề này dựa trên thảo luận trên social media trong 6 tháng gần đây (1/10/2016 - 31/3/2017).
Phân tích các thảo luận được chia sẻ trên các kênh mạng xã hội của các bạn nữ trẻ tuổi độc thân chia sẻ nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng độc thân, thì phần lớn các lí do của tình trạng độc thân ngày nay là do chủ động nhiều hơn là những lí do bị động, độc thân là cách lựa chọn để yêu bản thân nhiều hơn là dành tình yêu đó cho người không phù hợp.
Có đến 39% nói rằng họ độc thân vì đơn giản là họ thích như vậy. Đối với họ, độc thân là tư duy lựa chọn, họ yêu tự do và tôn thờ chủ nghĩa độc thân, không thích ràng buộc thậm chí một vài bạn nữ còn chia sẻ vui vì "Ế là xu thế". Bên cạnh đó, 26% những chia sẻ về nguyên nhân độc thân của giới nữ thuộc về lí do "Chưa gặp được người phù hợp" và 22% cũng cho biết họ E ngại hôn nhân, thấy lo lắng khi nghĩ đến cuộc sống hôn nhân, thậm chí không muốn lập gia đình phần lớn cũng do e sợ việc cưới nhầm người.
Trong khi đó, một bộ phận khác lại chia sẻ nguyên nhân là do các vấn đề xuất phát từ tâm lí như cảm thấy Sợ yêu (8%) hoặc Lười yêu (5%). Cụ thể, các cô gái này nói rằng họ "Sợ yêu" do mất dần niềm tin vào tình yêu do ám ảnh về sự đổ vỡ trong quá khứ bản thân cũng như của những người xung quanh. Một nguyên nhân khác được chia sẻ là do các cô nàng cảm thấy "Lười yêu" do thỏa mãn với hiện tại và không có nhu cầu muốn mở rộng thêm mối quan hệ ở những môi trường khác.
Các bạn gái còn chia sẻ nhiều nguyên nhân khác như: Do các khuyết điểm của bản thân (Ngoại hình, Tính cách) (chiếm 4%); do bản thân quá xuất sắc nên khó tìm người yêu (chiếm 2%); do con trai yêu nhau hết rồi (chiếm 1%), do các gánh nặng, trách nhiệm khác (1%).
Việc sống độc thân không phải lúc nào cũng mang đến cảm giác tiêu cực về sự cô độc. Dựa trên những bài viết và thảo luận chia sẻ về việc đánh giá, cảm nhận về tình trạng độc thân, báo cáo từ Buzzmetrics thống kê được nhiều tín hiệu khá lạc quan từ các cô gái ngày nay.
Và thực tế là có hơn 80% các thảo luận thể hiện đánh giá, cảm nhận tích cực, hài lòng về tình trạng độc thân hiện tại so với chỉ khoảng 17% cảm thấy không hài lòng. Xét cụ thể hơn, khá nhiều cô nàng độc thân chia sẻ rằng Họ đang vui vẻ tận hưởng cuộc sống độc thân (26%), Cảm thấy tự do, thoải mái (17%), Cảm thấy độc thân là quyến rũ (13%), Kiêu hãnh (9%). Không những vậy, bạn gái bây giờ với lối sống hiện đại nhìn nhận trạng thái độc thân với ý nghĩa Đây là điều kiện tốt để bản thân mạnh mẽ, tự lập (11%) và có cơ hội làm những gì mình thích (13%). Đáng chú ý là một vài chia sẻ cho hay rằng Họ không thấy cô đơn vì có hội bạn chung cảnh FA (6%).
Tuy nhiên, theo chiều hướng ngược lại, gần 20% các bài viết và thảo luận trên các trang mạng xã hội cũng phản ánh tâm trạng không mấy thoải mái về trạng thái độc thân các các bạn nữ. Trong đó, Cảm thấy tủi thân vì không có người quan tâm, lo lắng được nhắc đến nhiều nhất (6%). Ngoài ra, 5% thảo luận nói rằng họ ngại bị người khác đánh giá là "ế" hay hỏi có người yêu chưa. Cảm thấy cô đơn, cảm thấy bị bỏ rơi, cảm thấy già cũng là nhưng cảm giác tiêu cực mà một số bạn gái chia sẻ về tình trạng độc thân, thậm chí, họ cho hay rằng bản thân thấy hoang mang khi bạn bè bè có chồng, có người yêu (2%) và cảm thấy ghen tị với các cặp đôi (1%).
Khi "Yêu đương" không phải là ưu tiên thì những cô nàng độc thân có nhiều thời gian hơn cho những khía cạnh khác trong cuộc sống. Dựa trên thống kê về các bài viết và thảo luận trên mạng xã hội có nhắc đến các ưu tiên trong cuộc sống của những bạn gái độc thân thì "Yêu bản thân", "Chăm sóc tốt bản thân" là việc được lưu tâm nhiều nhất (chiếm 64%). Ngoài ra, là một người độc thân, các cô gái nói rằng họ dành nhiều thời gian hơn để theo đuổi những đam mê, ước mơ và vun đắp sự nghiệp của bản thân (38%). Báo cáo cũng chỉ ra một ưu tiên không kém phần quan trọng được nhiều cô gái độc thân chia sẻ là "Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình" (16%), tiếp đó là dành cho việc dành thời gian để "Trải nghiệm, tận hưởng cuộc sống" (8%) như đi du lịch đến những vùng đất mới, gặp gỡ nhiều người bạn mới và Học tập, hoàn thiện bản thân hơn (4%).
Đối với những người trẻ độc thân thì nhu cầu kết nối với những FA khác là rất lớn, bởi khó có ai hiểu về FA nhiều hơn chính những đồng cảnh ngộ. Có đến 52% bài viết và thảo luận về chủ đề hoạt động giải trí của bạn nữ độc thân chia sẻ rằng họ đi chơi cùng những người bạn độc thân khác, số thảo luận nói rằng họ thích những hoạt động giải trí một mình chiếm 24%, với đồng nghiệp là 6%, với gia đình là 4% và các mối quan hệ khác là 14%.
Các hoạt động giải trí phổ biến nhất của các cô nàng độc thân được thống kê dựa theo các bài viết và thảo luận trên social media là: Tụ tập đi chơi, đi ăn cùng bạn bè (chiếm 54%), Đi du lịch (20%), Chơi game online (8%), Ở nhà xem phim, đọc sách (6%)...
Như đã nói trên, yêu bản thân và chăm sóc tốt cho bản thân là ưu tiên hàng đầu của các cô nàng độc thân trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc tạo nên một cuộc sống trọn vẹn và làm thế nào để sống trọn vẹn đôi lúc khiến nhiều bạn trẻ phải bối rối. Các thương hiệu có thể tiếp cận nội dung truyền thông theo cách gợi ý cũng như đồng hành các cô nàng độc thân khám phá nhiều điều mới mẻ và tự tạo cho mình những niềm vui mới.
Các chiến dịch truyền thông nhằm tôn vinh giá trị người phụ nữ luôn chiếm được nhiều cảm tình từ khách hàng, nhất là khi ngày càng nhiều người phụ nữ khẳng định các vị trí vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Các thông điệp truyền cảm hứng góp phần đề cao giá trị bản thân, giúp người phụ nữ tăng thêm phần tự tin sẽ dễ dàng tạo được sự đồng cảm lớn.
Lễ hội âm nhạc Closeup FA Escape tổ chức bởi nhãn hàng kem đánh răng Closeup hay chương trình “Hẹn thử - yêu thật” do Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific đều là những chiến dịch thành công khi kết nối với các khách hàng độc thân. Các hoạt động, sự kiện tạo cho các bạn nữ độc thân sân chơi để cùng kết nối với những người độc thân khác hay để xóa ế đang là một trong những mô thức khá thu hút giới trẻ.
Mùa nắng nóng cao điểm năm nay chứng kiến sự cạnh tranh sát sao của các thương hiệu ngành hàng máy lạnh ngay từ đầu tháng 3. Người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng ý thức được lợi thế có được từ hàng loạt ưu đãi và sự lựa chọn đa dạng trong thị trường cũng như việc tham khảo các ý kiến trên Social Media.
Mùa nắng nóng cao điểm năm nay chứng kiến sự cạnh tranh sát sao của các thương hiệu Máy lạnh ngay từ đầu tháng 3. Đối với mặt hàng này, social media đang là một kênh quan trọng trong quá trình cân nhắc, tổng hợp thông tin kĩ lưỡng trước khi mua hàng khi người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng ý thức được lợi thế có được từ hàng loạt ưu đãi và sự lựa chọn đa dạng trong thị trường.
Báo cáo cũng chỉ ra điểm thú vị trong mâu thuẫn về kỳ vọng của khách hàng: Tính năng chính được cân nhắc khi mua Máy lạnh là Tiết kiệm điện nhưng các yếu tố chính phản hồi mức độ hài lòng sau khi sử dụng lại không phải vậy.
Theo báo cáo Xu hướng Mạng xã hội của Buzzmetrics trong suốt các tháng 3, 4, 5, "Thời tiết nắng nóng" luôn là chủ đề được nói đến nhiều nhất trên social media. Nắng nóng diễn ra gay gắt khiến các thảo luận đề cập đến nhu cầu mua sắm hàng chống nóng, đặc biệt là máy lạnh tăng mạnh trong thời gian này. Cùng theo đó, lượng bài viết và thảo luận xung quanh các thương hiệu máy lạnh cũng đồng loạt tăng đột biến.
Theo thống kê của Buzzmetrics, các ông lớn như Panasonic, Daikin, Electrolux, LG, Mitsubishi... đã rượt đuổi nhau rất sát sao trong cuộc chiến giành giật "miếng bánh" thị phần thảo luận trên social media. Từ tháng 3 đến tháng 5/2017, các thương hiệu đều đưa ra các hoạt động quảng bá và tương tác với khách hàng. Nhu cầu tăng cao, mức độ cạnh tranh của các thương hiệu máy lạnh tại thời điểm "vàng" này cũng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Để bứt phá vươn lên vị trí dẫn đầu hoặc chỉ để duy trì vị thế của mình, các thương hiệu máy lạnh phải có thêm nhiều nỗ lực thực sự để kết nối, tương tác thông qua các chủ đề mà khách hàng đang thực sự quan tâm, không có chỗ cho những nội dung nhàm chán, thiếu sức hút. Và để thực hiện tốt điều này, cần chủ động lắng nghe và hiểu rõ khách hàng để có những định hướng nội dung thích hợp.
Theo báo cáo của Buzzmetrics từ tháng 3 đến tháng 5/2017 dựa trên các thảo luận có chứa ý kiến thực sự tạo ra bởi người tiêu dùng về Máy lạnh cho thấy: đa số các thảo luận xoay quanh việc Tìm hiểu, cân nhắc, lựa chọn mua sản phẩm (chiếm 74% tổng thảo luận). Kế đến là nhóm thảo luận xoay quanh các phản hồi tiêu cực và tích cực sau khi sử dụng các sản phẩm máy lạnh của người tiêu dùng.
Chiếm một phần nhỏ trong tổng thảo luận nhưng đáng chú ý là các thảo luận Khuyên dùng thương hiệu máy lạnh dựa trên nhìn nhận chung về các thương hiệu (không chia sẻ rõ là là có đang sử dụng thương hiệu đó hay không). Trong đó, 2 thương hiệu máy lạnh từ Nhật Bản là Panasonic và Daikin vẫn là 2 thương hiệu được khuyên dùng nhiều nhất trong thảo luận của người tiêu dùng tại Việt Nam nhờ được nhìn nhận tốt về độ bền và khả năng làm lạnh.
Ngoài ra, một số người dùng mạng xã hội cũng chia sẻ lí do không sử dụng máy lạnh, trong đó đa phần nguyên nhân phổ biến nhất là vì những lo ngại và vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Máy lạnh là mặt hàng có giá trị cao cho nên khách hàng luôn tìm hiểu và cân nhắc rất kĩ trước khi quyết định mua sản phẩm. Do ngành hàng có mức độ cạnh tranh cao, khách hàng được hưởng lợi khá nhiều từ việc có đa dạng sự lựa chọn về sản phẩm và chương trình ưu đãi từ các nhãn hàng cũng như nhà cung ứng, người Việt ngày nay chú trọng nhiều đến việc tối đa hóa tổng lợi ích chi tiêu bao gồm cả tại thời điểm mua và trong tương lai. Do đó, để thuyết phục được khách hàng, các thương hiệu Máy lạnh phải chứng minh giá trị họ đem đến là xứng đáng với số tiền mà khách hàng bỏ ra.
Theo phân tích, xu hướng người tiêu dùng thường thảo luận cân nhắc mua máy lạnh trên social media, Giải pháp trả góp là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất trong quá trình cân nhắc mua hàng (chiếm 21%). Nhu cầu phát sinh đột ngột do thay đổi thời tiết nhưng khả năng tài chính lại bị động bởi phụ thuộc vào nguồn thu nhập cố định, giải pháp chi trả này như một "cứu cánh" tức thời cho người mua hàng.
Sự bùng nổ của hình thức bán hàng trả góp cũng tác động đến sự thay đổi lớn trong xu hướng lựa chọn máy lạnh của người Việt trong mùa nóng năm nay. Thay vì tìm những dòng sản phẩm giá rẻ, đáp ứng được các tính năng cơ bản, người mua hàng ngày nay quan tâm nhiều hơn đến các dòng sản phẩm có giá cao hơn với những lợi ích về lâu dài như các dòng Máy lạnh tiết kiệm điện/Inverter hay Máy lạnh có chế độ tốt cho sức khỏe.
Một yếu tố khác cũng được nhiều khách hàng băn khoăn là liệu thương hiệu/nhà cung cấp có sẳn dịch vụ lắp đặt miễn phí (hoặc hỗ trợ chi phí lắp đặt) khi mua hàng hay không? Thậm chí một số khách hàng chia sẻ trên mạng xã hội rằng sẽ tham khảo các nhà cung ứng khác nếu phải chi trả thêm phí lắp đặt.
Sau khi mua hàng, người tiêu dùng sẽ tiếp tục phản hồi về sản phẩm đã mua, chia sẻ về tính năng trên social media. Mặc dù tiêu chí ưu tiên khi mua sắm Máy lạnh dùng trong gia đình là Tiết kiệm điện, thế nhưng, tiêu chí hàng đầu để khách hàng đánh giá sản phẩm có tốt trên social media khi trải nghiệm sản phẩm lại là yếu tố hoàn toàn khác.
Trong đó, những điều tiêu cực khiến khách hàng phàn nàn hàng đầu là Khả năng làm lạnh không tốt và Tiếng ồn khi vận hành.
Những phản hồi tích cực khi đã sử dụng sản phẩm nhiều nhất là về Độ bền cao, ít thấy hư hỏng. Đây cũng là lí do then chốt khiến nhiều người chia sẻ là Yêu thích thương hiệu đó.Tiếp theo đó là Khả năng vận hành êm ái và Làm lạnh nhanh
Có thể thấy qua bình luận của người dùng trên mạng về Máy lạnh, các yếu tố hàng đầu được đánh giá sau khi trải nghiệm sản phẩm chủ yếu dựa trên cảm tính. Do đó, việc đánh giá mức tiết kiệm điện – thể hiện bằng mức chi phí, liên quan đến con số cụ thể – khó để kiểm chứng hơn nên cũng ít được nói đến hơn.
Khi mua hàng, khách hàng muốn trở thành một người mua sắm thông minh khi tối đa hóa tổng lợi ích chi tiêu và khi thực sự sử dụng, người dùng máy lạnh hơn hết muốn trải nghiệm những sản phẩm ổn định, chất lượng dựa trên những tính năng cơ bản. Vậy để đảm bảo cung cấp cho khách hàng những trải nghiêm tốt khi sử dụng sản phẩm, cũng là yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng, thương hiệu phải luôn đảm bảo chất lượng cho những giá trị cốt lõi nhất của sản phẩm trước khi cập nhật những công nghệ tiên tiến hơn.
Đối với mặt hàng có sự cạnh tranh khốc liệt như Máy lạnh, việc ghi điểm thông qua các giai đoạn trải nghiệm tiêu dùng ngày càng quan trọng. Theo nghiên cứu về thảo luận trên social media của khách hàng có thể thấy thương hiệu cần chú trọng:
- Social media là kênh truyền thông quan trọng để tác động đến quá trình cân nhắc mua máy lạnh: Hiện nay có khá nhiều mối băn khoăn, thảo luận liên quan đến việc tìm hiểu chọn máy lạnh trên social media, đặc biệt là trong mùa nắng nóng cao điểm. Thương hiệu cần chú trọng nhấn mạnh về các tính năng được cân nhắc hàng đầu như Tiết kiệm điện, Bảo vệ sức khỏe và các dịch vụ hỗ trợ đi kèm để ghi điểm thông qua sự thấu hiểu mong muốn của người tiêu dùng.
- Thương hiệu cần xây dựng sự tự tin vào quyết định mua hàng và tối đa hóa mức độ hài lòng của khách hàng, giảm đi mâu thuẫn sau khi mua hàng: Để làm tốt điều đó, thương hiệu cần quản lý chặt chẽ các phản hồi từ người dùng cả trước và sau khi mua sản phẩm. Thông qua phân tích trên social media, người tiêu dùng ngày nay đang có sự khác biệt trong kỳ vọng thực sự trước và sau khi sử dụng sản phẩm do tác động của các yếu tố khách quan tại thời điểm hiện tại. Vậy liệu rằng có sự chuyển dịch gì đáng kể trong mong muốn, kỳ vọng về sản phẩm trong tương lai vẫn là một câu hỏi lớn cần tiếp tục được lắng nghe từ thảo luận người dùng.
Top 10 chủ đề nổi bật tháng 5/2017 trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.
1Chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.
Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 5/2017 có những điểm đáng chú ý như sau:
- Em chưa 18 là chủ đề được nói đến nhiều nhất trong tháng 5 với lượng bài viết và thảo luận khổng lồ xoay quanh review phim, thông tin diễn viên và trào lưu ảnh chế "Em có lí do riêng của em".
- Cũng trong tháng 5, Kỷ yếu và Lễ bế giảng trở thành chủ đề nóng trong cộng đồng học sinh nhất là đối với học sinh cuối cấp.
- Các giải bóng đá nổi tiếng nhận được nhiều sự quan tâm của người hâm mộ trên mạng xã hội như U20 World Cup, Champions League.
1. Em chưa 18
Bộ phim Việt "Em chưa 18" tạo ra một cơn sốt lớn trên social media nhờ vào nội dung phim hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu người xem và diễn xuất thu hút của dàn diễn viên trẻ. Trong tháng 5, các chương trình ưu đãi giảm giá vé của các rạp chiếu phim và nhà sản xuất nhận được sự quan tâm lớn từ các bạn trẻ. (Link) Bên cạnh đó, các hình ảnh chế về câu nói "Em có lý do riêng của em mà" của Kaity Nguyễn trong phim cũng tạo ra độ viral cao trên mạng xã hội.
2. Nóng
Chủ đề "Nóng" tiếp tục được các bạn trẻ quan tâm trên social media với các thảo luận xoay quanh những đồ ăn, thức uống giải nhiệt, nơi vui chơi tránh nóng và đi du lịch. (Link,Link,Link)
3. Ngày của mẹ
Ngày của mẹ nhận được sự quan tâm lớn trên mạng xã hội với những lời cảm ơn được chủ động chia sẻ từ cư dân mạng cũng như các hoạt động tri ân, kỷ niệm của các thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, bông hoa màu tím - biểu tượng cảm xúc mới của Facebook với ý nghĩa biết ơn, cũng được sử dụng rộng rãi trên các bài đăng, hình ảnh, video về ngày đặc biệt này.
4. Đặng Hữu Nghị
Câu chuyện của Đặng Hữu Nghị - người cha đơn thân nuôi hai con mắc bệnh hiểm nghèo trong chương trình Hát Mãi Ước Mơ gây ra sự tranh cãi lớn trên mạng xã hội trong tháng 5. Bên cạnh các ý kiến cảm thông về câu chuyện này, một số thảo luận tranh cãi về vấn đề nhận tiền từ thiện của ông Nghị. (Link)
5. Kỷ yếu của học sinh/sinh viên
Trào lưu thu hút giới học sinh/sinh viên tiếp tục được thảo luận nhiều trong tháng 5 nhờ vào những album, video kỷ yếu sáng tạo, đa dạng nội dung; đáng chú ý, các hoạt động, cuộc thi của các thương hiệu về trào lưu này tạo ra lượng tương tác cao trên mạng xã hội. (Link)
6. Giải vô địch bóng đá U20 thế giới
Giải bóng đá U20 thế giới (U20 World Cup) được đông đảo người hâm mộ háo hức chờ đợi và thảo luận thông qua livestream trực tiếp về các trận đấu của đội tuyển Việt Nam và những tin tức được cập nhật liên tục trên những trang fanpage bóng đá như Troll Bóng Đá, Ghiền Bóng Đá, Vietnam Football, Kenhthethao.vn,...
7. Giải bóng đá Champions League
Các tin tức về những trận đấu hấp dẫn, minigame dự đoán kết quả và offline xem chung kết sắp diễn ra của các cộng đồng người hâm mộ tại Việt Nam là những chủ đề thảo luận chính trên social media về giải bóng đá này.
8. Người phán xử
Mặc dù đã được lên sóng vào cuối tháng 3 nhưng Người phán xử được nhiều người quan tâm nhờ vào các hình ảnh chế, clip chế và nội dung gây cấn của những tập được phát sóng trong tháng 5. (Link, Link)
9. Trào lưu Bolero hóa
Với cách diễn xuất tự nhiên, hài hước cùng giọng ca truyền cảm, Lưu Minh Tài đã khởi xướng thành công trào lưu Bolero hóa các bài hát nổi tiếng gây sốt trong tháng 5 với bản cover của hai bài hát Phía sau một cô gái và Nơi này có anh. (Link,Link)
10. Lễ bế giảng
Lễ tổng kết năm học 2016 - 2017 được các bạn học sinh thảo luận nhiều trong tháng 5 với các chủ đề xoay quanh việc chia tay trường lớp và các hoạt động hấp dẫn như ném bột màu, chơi bóng nước, ký tên lên áo, tỏ tình hay văn nghệ truyền thống, tri ân thầy cô. Bên cạnh đó cũng có một số tranh cãi xung quanh việc giữ gìn giá trị truyền thống của buổi lễ hay làm cho nó hiện đại và phù hợp với học sinh hơn.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Buzzmetrics đã thực hiện phân tích xu hướng người tiêu dùng thảo luận về máy lọc nước trên social media liên quan đến việc chọn lựa và sử dụng máy lọc nước trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây (01/09/2016 - 28/02/2017).
Trong bối cảnh những lo ngại về thực phẩm bẩn và nguồn nước ô nhiễm tăng cao, người tiêu dùng ngày càng chăm chút, lựa chọn kĩ lưỡng hơn về thức ăn, nước uống cho gia đình mình; trong đó việc có nên sử dụng máy lọc nước để đảm bảo an toàn cho nguồn nước đang là một trong các mối quan tâm nổi bật trên social media. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu sử dụng máy lọc nước cũng như đánh giá của người dùng về các thương hiệu trong ngành hàng này, Buzzmetrics đã thực hiện phân tích xu hướng người tiêu dùng thảo luận trên social media liên quan đến việc chọn lựa và sử dụng máy lọc nước trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây (01/09/2016 – 28/02/2017).
Khi phân tích các thảo luận của người tiêu dùng liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng máy lọc nước, có thể thấy rằng các chủ đề thảo luận chính là Phản hồi tích cực sau khi dùng máy lọc nước/khuyên người khác dùng (49%) và Cân nhắc sử dụng máy lọc nước (43%). Không nhiều người dùng đề cập đến các Phản hồi tiêu cực sau khi dùng máy lọc nước (6%) và Rào cản sử dụng máy lọc nước (3%).
Trong chủ đề thảo luận về Cân nhắc sử dụng máy lọc nước, có thể phân thành 2 nhóm: động lực khiến người dùng muốn mua máy lọc nước và các mối băn khoăn khi lựa chọn mua máy lọc nước. Tuy nhiên, người dùng không chia sẻ nhiều về lý do muốn sử dụng máy lọc nước; các thảo luận tập trung vào các mối băn khoăn khi lựa chọn mua sản phẩm.
Có ít thảo trên social media đề cập đến động lực muốn mua máy lọc nước; nguyên nhân chủ yếu khiến người dùng cân nhắc sử dụng máy lọc nước là lo ngại trước chất lượng nguồn nước đang dùng không sạch và muốn đảm bảo an toàn sức khỏe của các thành viên trong gia đình hơn nữa.
Mối băn khoăn lớn nhất của người tiêu dùng khi cân nhắc mua máy lọc nước được nhắc đến trên social media là Lựa chọn giữa các thương hiệu (17%). Bên cạnh đó, việc chọn loại máy lọc nước (RO, Nano hay đa năng) cũng là yếu tố khiến người tiêu dùng băn khoăn, trong đó các thảo luận chủ yếu là đưa ra các thông tin về nguồn nước đang sử dụng để được tư vấn cụ thể hơn (Ví dụ: Nguồn nước máy/nước giếng/nước nhiễm mặn… thì nên sử dụng loại máy nào?)
Ngoài ra, người dùng còn quan tâm đến dung tích máy lọc nước phù hợp cho nhu cầu sử dụng của gia đình, mức giá hợp lý, lựa chọn cửa hàng, đại lý, và một số mối băn khoăn khác về tính năng cũng như chất lượng của các sản phẩm máy lọc nước.
Các phản hồi tích cực sau khi dùng máy lọc nước chiếm 49% tỷ trọng thảo luận về máy lọc nước được tạo bởi người tiêu dùng trên social media, trong đó nhiều người còn khuyên người khác nên dùng sản phẩm. Nước sau lọc sạch và Yên tâm về sức khoẻ là hai yếu tố khiến người dùng hài lòng về máy lọc nước được nhắc đến nhiều nhất trên social media. Bên cạnh đó, nhiều người dùng cũng chia sẻ thái độ hài lòng đối với Chất lượng sản phẩm máy lọc nước đang sử dụng (10,5%). Vị nước ngon ngọt (nhờ các lõi tạo khoáng), Tiết kiệm điện và Tiết kiệm thời gian là các phản hồi tích cực khác được đề cập nhiều trên social media.
Không có nhiều thảo luận chia sẻ về các rào cản sử dụng máy lọc nước được nói đến trên social media. Các nguyên nhân chính được đề cập là người dùng cảm thấy đã hài lòng với việc sử dụng nước đun sôi để nguội và cho rằng việc dùng máy lọc nước là tốn kém, không cần thiết. Ngoài ra, các thông tin tiêu cực về việc dùng máy sục Ozone [Link] khiến người dùng cảm thấy các loại máy tương tự không đáng tin.
Chất lượng máy lọc nước không thực sự tốt như quảng cáo, nước sau lọc vẫn chưa sạch và có mùi lạ; dịch vụ chăm sóc khách hàng của các thương hiệu/đại lý không tốt và việc sử dụng máy lọc nước làm tăng chi phí điện, nước là các phản hồi tiêu cực về máy lọc nước được nhắc đến trên social media.
Các chủ đề về máy lọc nước trên social media thu hút cả nam và nữ tham gia thảo luận. Trong khi các thảo luận về máy lọc nước được tạo bởi nữ giới xoay quanh việc hỏi mua, hỏi giá và chia sẻ các chương trình khuyến mãi mua máy lọc nước… , các thảo luận của nam giới lại nghiêng về việc thảo luận cách hoạt động, hiệu quả, cách lắp ráp của máy lọc nước.
Đối tượng tham gia thảo luận chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 25-34 tuổi (hơn 60%); đây là nhóm đối tượng đã có gia đình và có sự chú trọng trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình.
Hà Nội và TPHCM vẫn là hai thành phố tạo ra nhiều chủ đề thảo luận trên social media trong hầu hết các chủ đề và máy lọc cũng không là ngoại lệ; tuy nhiên, có thể nhìn thấy ngoài hai thành phố lớn thì các tỉnh thành chiếm tỷ trọng luôn cao tiếp theo tập trung ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và miền Bắc vì trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2016; các tỉnh thuộc khu vực miền Trung phải chịu những thiệt hại nặng nề do lũ gây ra; chính vì thế, các thảo luận về máy lọc nước thuộc các tỉnh miền Trung và miền Bắc phần lớn là kêu gọi quyên góp ủng hộ máy lọc nước để hỗ trợ các vùng chịu ảnh hưởng của lũ có nước sạch để dùng.
Theo thống kê của Buzzmetrics trong khoảng thời gian từ tháng 9/2016 – 2/2017, Karofi, A.O.Smith và Kangaroo là 3 thương hiệu máy lọc nước được nói đến nhiều nhất trên mạng xã hội và báo điện tử nhờ vào Facebook fanpage hoạt động tích cực với các nội dung tạo tương tác cao như mini game, các chương trình khuyến mãi bên cạnh các thông tin về lợi ích mà máy lọc nước mang lại cho người dùng. Một thương hiệu máy lọc nước đáng chú ý trong thời gian gần đây là Unilever Pureit với nhiều hoạt động đa dạng trên social media như chương trình giảm giá trên các trang thương mại điện tử, các bài viết giới thiệu và đánh giá trên trang Facebook của các KOLs như MC Phan Anh, Lý Hải Minh Hà…
Hãy cùng Buzzmetrics khám phá một bức tranh tổng quát về tình hình thảo luận của ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm cũng như tìm hiểu các thương hiệu đang thu hút nhiều sự quan tâm nhất của người tiêu dùng trên social media Việt Nam trong quý III và quý IV năm 2016 (01/07 - 31/12/2016)
Theo ghi nhận của Buzzmetrics, ngành hàng Trang điểm (make up) là một trong những ngành hàng được thảo luận sôi nổi nhất trên social media hiện nay. Các tín đồ làm đẹp ngày nay xem mạng xã hội như một kênh chính để có thể cập nhật xu hướng cũng như tìm hiểu các sản phẩm. Có thể nói mạng xã hội có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình cân nhắc, ra quyết định mua hàng trong ngành hàng mỹ phẩm trang điểm.
Hãy cùng Buzzmetrics khám phá một bức tranh tổng quát về tình hình thảo luận của ngành hàng này cũng như tìm hiểu các thương hiệu đang thu hút nhiều sự quan tâm nhất của người tiêu dùng trên social media Việt Nam trong quý III và quý IV năm 2016 (01/07 - 31/12/2016)
Các trào lưu trang điểm theo phong cách Âu-Mỹ và phong cách Hàn Quốc vẫn có sức ảnh hưởng lớn đến xu hướng người dùng lựa chọn mỹ phẩm của người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, mỹ phẩm Nhật cũng đang ngày càng chiếm ưu thế nhờ mang đến phong cách tự nhiên và chất lượng sản phẩm tốt, ổn định, an toàn.
Trong thời gian 6 tháng cuối năm 2016, các sản phẩm trang điểm của các thương hiệu đến từ Mỹ như M.A.C, N.Y.X, Maybelline thu hút được sự quan tâm thảo luận lớn nhất trên social media nhờ vào sự bùng nổ của xu hướng trang điểm kiểu Âu-Mỹ. Ngoài ra các thương hiệu đến từ Hàn Quốc như THEFACESHOP, 3CE, Missha, Beauskin, Laneige, Ohui vẫn rất được ưa chuộng với số lượng bài viết và thảo luận tạo ra khá lớn trên social media. Các thương hiệu đến từ Nhật như Shu uemura, ZA, Shiseido cũng rất được chú ý.
Dữ liệu từ Buzzmetrics cho thấy mỹ phẩm Drugstore là phân khúc tạo được nhiều thảo luận nhất và cũng là phân khúc tập trung nhiều thương hiệu. Khách hàng trong phân khúc này chủ yếu là các bạn gái trẻ, có xu hướng làm đẹp ăn theo trào lưu và thần tượng nên các thương hiệu được quan tâm nhiều nhất trong phân khúc này chủ yếu là các thương hiệu đến từ Mỹ và Hàn Quốc. Các thương hiệu này có ưu điểm là liên tục cập nhật sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu làm đẹp của khách hàng.
Thảo luận của các thương hiệu này được tạo ra bởi 2 luồng chính về các sản phẩm được phân phối chính thức bởi thương hiệu tại thị trường Việt Nam và các sản phẩm xách tay. Đặc biệt, thương hiệu 3CE dù chưa chính thức được phân phối tại Việt Nam nhưng vẫn thu hút được lượng thảo luận khổng lồ trong thời gian 6 tháng cuối năm 2016 nhờ vào dòng sản phẩm liên kết với Lily Maymac và bộ trang điểm tông nude Mood Recipe.
Về hoạt động quảng bá của các thương hiệu trong phân khúc này trên social media, ngoài những chiến dịch thường kì để quảng bá riêng lẻ cho từng dòng sản phẩm thì nhiều thương hiệu còn có các hoạt động để quảng bá hình ảnh thương hiệu như:
Nổi bật trong phân khúc này là thương hiệu MAC với số lượng thảo luận khổng lồ nhờ sự quan tâm của người tiêu dùng về các dòng son mới, limited edition. Đặc biệt, lượng thảo luận của MAC cũng đến khá nhiều từ các sự kiện giveaway của các shop bán mỹ phẩm online vào dịp cuối năm. Theo ghi nhận của Buzzmetrics thì các dòng sản phẩm trang điểm High-end đặc biệt là son MAC và son Shu uemura là hai trong những phần thưởng giveaway online hấp dẫn nhất và thu hút rất nhiều người tham gia.
Một điểm đáng ghi nhận khác trong phân khúc này là bên cạnh các thương hiệu đến từ Mỹ, Hàn Quốc, phân khúc High-end còn có nhiều thương hiệu đến từ Nhật và Pháp rất được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm nhờ vào chất lượng tốt, an toàn và hiệu quả cho việc làm đẹp.
Về hoạt động quảng bá của phân khúc này tại thị trường Việt Nam, các thương hiệu hoạt động khá tích cực trên social media với nhiều nội dung làm nổi bật các ưu điểm nổi trội của các dòng sản phẩm.
Các thương hiệu hoạt động trong ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm tại Việt Nam chủ yếu chú trọng vào 4 nhóm sản phẩm chính:
- Trang điểm môi: Bao gồm các loại son màu, son dưỡng
- Trang điểm mặt/nền: Bao gồm các loại kem nền, kem lót, phấn nền, cushion và các sản phẩm tạo khối, highlight, che khuyết điểm.
- Trang điểm mắt: Bao gồm mascara, các sản phẩm kẻ mắt, chân mày và màu mắt.
- Tẩy trang: Bao gồm các sản phẩm tẩy trang đa dạng như dạng dầu, dạng nước Micella.
Nhìn chung nhóm sản phẩm Trang điểm môi là nhóm sản phẩm tạo ra nhiều thảo luận nhất, sau đó là trang điểm mặt.
Các thương hiệu son tạo ra nhiều bài viết và thảo luận nhất trên social media chủ yếu là thương hiệu nổi tiếng với các dòng son lì, son kem lì với màu sắc hợp xu hướng như các tông màu nude, tông màu đỏ. Nhìn chung các dòng son Drugstore chiếm được sự ưu ái của người tiêu dùng và được quan tâm thảo luận nhiều hơn hẳn trên social media.
Trong 6 tháng cuối năm 2016, các dòng son mang mang dấu ấn riêng của các nàng beauty blogger hay hotgirl xinh đẹp sở hữu lượng fan khổng lồ như Kylie Jenner, Chang Makeup, Lily Maymac đã tạo thành cơn sốt với giới trẻ Việt ngay từ những ngày đầu ra mắt. Các dòng son dạng này được ra mắt dưới 2 hình thức:
Những dòng son này tạo hiện tượng trong cộng đồng yêu làm đẹp tại Việt Nam là do người tiêu dùng muốn sở hữu sản phẩm của thần tượng và khao khát có được phong cách sành điệu giống thần tượng. Có thể nói, các dòng son này mang đậm hình tượng cá nhân hơn là chỉ đơn giản là một sản phẩm trang điểm.
Điểm qua bảng xếp hạng các thương hiệu có dòng sản phẩm trang điểm mặt được nói đến nhiều nhất trên social media có thể thấy được sự bùng nổ của hiện tượng cushion. Các thương hiệu đến từ Hàn Quốc với sản phẩm trang điểm mặt chủ đạo là cushion thống trị những vị trí khá cao trong bảng xếp hạng như THEFACESHOP, Missha, April Skin, Laneige. Ngoài ra, các thương hiệu đến từ Mỹ với các sản phẩm kem nền (foundation) có độ che phủ tốt như Maybelline, N.Y.X, MAC, Make up for ever cũng rất được yêu thích thông qua thảo luận trên social media.
Maybelline đứng đầu bảng xếp các thương hiệu có dòng sản phẩm trang điểm mắt được nói đến nhiều nhất trên social media nhờ vào hàng loạt các hoạt động quảng bá cho các dòng sản phẩm mascara, màu mắt. Thương hiệu Beauskin cũng tạo được sự chú ý nhờ vào viral clip về sự đồng hành của mascara với phụ nữ hiện đại (Link - Thu hút hơn 3,2 triệu view, hơn 72 nghìn lượt like, gần 5 nghìn thảo luận và 11 nghìn lượt chia sẻ)
Trong suốt quý 2,3 năm 2016, các sản phẩm bảng màu mắt (eyeshadow palette) rất được ưa chuộng nhờ vào sự giới thiệu của các beauty blogger, chuyên gia trang điểm cũng như nhờ vào sự bùng nổ của trào lưu trang điểm kiểu Âu-Mỹ với đặc điểm trang điểm màu mắt đậm, phức tạp, nhiều tầng lớp (layer). Các bảng màu mắt tạo được nhiều thảo luận nhất trên social media trong thời gian này là NAKED của thương hiệu Urban Decay; Sweet Peach, Chocolate Bar của thương hiệu Too Faced và The Nudes của thương hiệu Maybelline
Trang điểm nhiều khiến da trở nên quá tải và gặp nhiều vấn đề. Do đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tẩy trang để có làn da khỏe mạnh đang trở nên thực sự phổ biến. Cho đến những tháng cuối năm 2016, ngày càng có nhiều thương hiệu đưa ra các sản phẩm tẩy trang với nhiều dạng và nhiều mức giá khác nhau. Theo thống kê của Buzzmetrics, hai dạng tẩy trang được ưa chuộng nhất hiện nay là dạng nước micellar và dạng dầu do hiệu quả làm sâu của các sản phẩm.
Đáng chú ý trong nhóm sản phẩm này là người tiêu dùng có xu hướng cân nhắc lựa chọn các thương hiệu dược mỹ phẩm như Bioederma, Neutrogena và các thương hiệu đến từ Nhật Bản như DHC, ZA, Shu uemura, Kosé, Senka. Thành phần dịu nhẹ, lành tính, khả năng làm sạch sâu là những yếu tố khiến cho các dòng sản phẩm này được yêu thích.
Năm 2016 là năm bùng nổ mạnh mẽ các trào lưu và sự chuyển biến liên tục về hình thức thể hiện các nội dung hot trên mạng xã hội. Theo nghiên cứu mới nhất của Buzzmetrics thì các loại nội dung tăng tương tác nhất trên mạng xã hội trong quý 3/2016 có nhiều thay đổi so với thống kê ở giai đoạn đầu năm 2016.
Năm 2016 là năm bùng nổ mạnh mẽ các trào lưu và sự chuyển biến liên tục về hình thức thể hiện các nội dung hot trên mạng xã hội. Theo nghiên cứu mới nhất của Buzzmetrics thì các loại nội dung tạo nhiều tương tác nhất trên mạng xã hội trong quý 3/2016 có nhiều thay đổi so với thống kê ở giai đoạn đầu năm 2016.
Liệu những thay đổi này có thể giúp các thương hiệu rút ra được gì mới về xu hướng của người dùng mạng xã hội không? Cùng điểm qua Top 5 loại nội dung đang thu hút lượng tương tác cao nhất trong quý 3 vừa qua để khám phá bí quyết có thể áp dụng cho các hoạt động trên social media của thương hiệu.
Các loại hình chế (meme), clip chế trên mạng xã hội không phải là loại nội dung mới trên social media tuy nhiên sức nóng của loại nội dung này vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt thậm chí đang trở thành một trong những nguyên liệu cơ bản để hình thành nhiều trào lưu đáng chú ý của giới trẻ thời gian qua như trào lưu chế ảnh Té Cau, trào lưu Tha thu, trào lưu Be like Bill, trào lưu Đồ vật nói hộ lòng tôi.... Dạng nội dung này ngày càng trở nên phổ biến, thể hiện được sức sáng tạo, sự hài hước của cư dân mạng.
Các dạng hình chế (meme) là dạng nội dung thu hút nhiều tương tác và phổ biến nhất trong quý 3/2016. Bất kỳ sự kiện nào nổi bật trên mạng xã hội đều ngay lập tức trở thành đề tài cho những bức hình chế và có thể biến thành vô vàn các câu chuyện khác nhau. Nhìn chung, 4 loại ảnh chế đang được cư dân mạng yêu thích và chia sẻ nhiều nhất hiện là: Hình chế lấy cảm hứng từ người nổi tiếng, Hình chế lấy cảm hứng từ phim ảnh, Hình chế lấy cảm hứng từ lời bài hát nổi tiếng, Hình chế lấy cảm hứng từ các trào lưu khác trên mạng xã hội.
Các biểu cảm và câu nói ấn tượng của những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho việc ra đời hàng loạt các bức ảnh chế hài hước khác nhau.
Là hiện tượng trong năm 2016, Mai Ngô cùng với những phát ngôn gây sốc và biểu cảm đặc biệt từ chương trình truyền hình thực tế The Face trở thành gương mặt bị cư dân mạng chế ảnh nhiều nhất trong quý 3/2016.
Một nhân vật cũng hot không kém là Sơn Tùng M-TP cùng sự trở lại gây nhiều tranh cãi với ca khúc "Chúng ta không thuộc về nhau" và câu nói "Tha thu" cũng gây sốt trong nhiều tháng vừa qua. Đặc biệt là nhiều câu hát, câu nói của Sơn Tùng đã trở thành câu cửa miệng quen thuộc của hàng triệu người sử dụng Facebook và các diễn đàn dành cho giới trẻ.
Những cảnh phim ấn tượng hay hình ảnh các nhân vật cũng là đề tài phổ biến của những bức ảnh chế trên mạng xã hội. Nhất là khi cư dân mạng ngày càng dành nhiều sự quan tâm đến các bộ phim chiếu rạp, đặc biệt là các tác phẩm trong nước có sự đầu tư nghiêm túc. Trong quý 3/2016 vừa qua, bộ phim nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng nhất phải kể đến phim "Tấm Cám - Chuyện chưa kể". Hàng loạt các bức ảnh chế về các nhân vật trong phim được chia sẻ phố biến trên mạng xã hội, đáng chú ý nhất là trào lưu chế ảnh "Té cau" lấy cảm hứng từ cảnh phim đầy ấn tượng này.
Chế ảnh từ lời bài hát ấn tượng là một trong những hình thức chế ảnh quen thuộc nhất, tuy nhiên loại nội dung này chưa bao giờ hạ nhiệt, thậm chí còn được phát triển thêm nhiều hình thức mới. Lời bài hát gây sốt nhất trong thời gian gần đây phải kể đến câu hát "Cả nguồn sống bỗng chốc thu bé lại, vừa bằng.....". Không còn chỉ dừng lại việc giữ lại nguyên bản, câu hát còn được cư dân mạng sáng tạo ra nhiều biến thể và rất được yêu thích.
Ngoài những đề tài phổ biến như người nổi tiếng, phim ảnh, âm nhạc thì ảnh chế hiện nay còn bắt nguồn từ rất nhiều các trào lưu đa dạng khác trên mạng xã hội, như gần đây nhất là trào lưu Táo-bút (hay còn gọi tắt là PPAP) và trào lưu "Đồ vật nói hộ lòng tôi".
Nếu ảnh chế có sự đa dạng về chủ đề thì hầu hết các clip chế trên mạng xã hội chủ yếu lấy cảm hứng từ các sự kiện thời sự hot như sự việc ngập lụt Sài gòn "thất thủ" hay những diễn biến từ cuộc thi The Face. Các clip chế này đa phần được thực hiện bằng cách cắt ghép các đoạn clip có sẵn, chèn thêm một số hiệu ứng để cho ra đời những video dưới dạng trailer phim ấn tượng, được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Vào cuối tháng 2/2016, Facebook đã đưa ra tính năng mới nhằm nâng cấp nút Like với 5 biểu tượng cảm xúc mới gồm Love, Haha, Wow, Sad, Angry và được cư dân mạng hào hứng đón nhận. Ngoài tác dụng thể hiện cảm xúc bình thường, người dùng mạng xã hội này còn sáng tạo ra cách dùng mới của chức năng này là bình chọn/voting cho những khảo sát đơn giản, phổ biến nhất là: Bình chọn idol, bình chọn phong cách thời trang, bình chọn món ăn hay hình thức giải trí phổ biến....
Đây là 1 loại nội dung mới lạ và có tính tương tác rất cao với người dùng Facebook khi dễ dàng biết được kết quả thông qua các chức năng đếm tự động, hứa hẹn ngày càng được nhiều quan tâm đặc biệt là gần đây còn có nhiều khảo sát cập nhật thêm chức năng đến live số liệu vào video Live streaming của Facebook.
Các tin nhắn điện thoại là loại nội dung khá quen thuộc nhưng luôn duy trì được sức hút đối với cộng đồng mạng. Các đoạn hội thoại thông qua các mối quan hệ thân thiết như tình bạn, người yêu, gia đình luôn mang lại sự bất ngờ, niềm vui và những nụ cười sảng khoái cho người xem.
Bên cạnh đó, dạng nội dung này cũng góp phần cho việc ra đời các trào lưu Nhắn tin theo nội dung có sẵn thử phản ứng. Người tham gia chỉ cần thực hiện đoạn thoại sau đó chụp ảnh màn hình phản ứng của đối phương để chia sẻ lên mạng xã hội. Các trào lưu dạng này luôn nhận được sự hưởng ứng lớn của cư dân mạng bởi câu trả lời nhận về có thể rất bất ngờ. Các trào lưu được nhiều người tham gia nhắn tin nhất là: "con yêu bố/mẹ", "Em yêu anh", "Xuân này con không về" hay gần đây nhất là trào lưu thử lòng người yêu với cú pháp "Em sợ nó biết lắm. Thôi tạm thời đừng gặp nhau".
Từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016 là thời gian bùng nổ của các bài đánh giá (review), tuy nhiên, các bài đăng tại thời điểm đó đa số chỉ thể hiện dưới dạng lời dẫn và hình ảnh sơ sài, khiến nhiều người hoang mang về độ tin cậy cũng như giá trị thông tin thực sự mà các bài đánh giá (review) mang lại. Như câu “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, các video review món ăn ghi lại quá trình chế biến tại cửa hàng để chứng tỏ độ tươi ngon của món ăn trở thành dạng nội dung về ăn uống được ưa chuộng nhất trong quý 3/2016. Bên cạnh đó, clip Food tour tổng hợp nhiều quán ăn ngon trong cùng 1 khu vực địa lí như: Các món ngon quận 3, quận Tân Bình, quận 10.... khiến cho người xem cảm thấy được cung cấp một lượng lớn thông tin bổ ích và nhận được lượng chia sẻ rất lớn trên mạng xã hội.
Foody.vn và Thèm là 2 trang fanpage tạo được nhiều tương tác nhất từ loại nội dung này.
Du lịch là một trong những chủ đề được giới trẻ quan tâm nhất trong năm 2016, nếu trong giai đoạn đầu năm nay, các bài đăng về du lịch đa phần là các bài hướng dẫn, kế hoạch du lịch, đánh giá địa điểm kèm theo hình ảnh minh họa thì từ quý 3/2016, các bạn trẻ đang dần ưa chuộng việc tạo ra các video du lịch để lưu giữ lại khoảnh khắc một cách sống động và chân thực hơn. Các video du lịch ngày càng thu hút được nhiều sự yêu thích các bạn trẻ nhờ vào việc cung cấp cho người xem trải nghiệm thực tếhơn, thật hơn đồng thời dạng nội dung này cũng truyền cảm hứng cho các bạn trẻ đi đến khám phá những điểm du lịch hot.
Sự bùng nổ của các loại nội dung hình chế, clip chế, video du lịch, video review ... là một minh chứng cho sự năng động và sáng tạo của người dùng social media hiện nay. Các thương hiệu thay vì chỉ tạo ra những hình ảnh hài hước, video ấn tượng để thu hút người dùng tương tác, có thể đưa ra những hoạt động nhằm tạo ra sân chơi cho cư dân mạng để thỏa sức sáng tạo với những sản phẩm của riêng mình như cuộc thi chế ảnh, cuộc thi về video du lịch, video về ẩm thực .... để săn những giải thưởng hấp dẫn cùng với cơ hội nổi tiếng trên social media.
Thay vì chỉ là những đoạn video ngắn, nhanh, ấn tượng, những social video hiện nay đòi hỏi phải mang đến cho người xem những giá trị trải nghiệm thực tế như đưa người xem đến những vùng đất mới, cho người xem thưởng thức những món ăn hấp dẫn, giúp người xem trải nghiệm những hình thức giải trí mới.... Bên cạnh đó, việc đánh giá, review, chứng thực chất lượng của các sản phẩm thông qua video cũng ngày thu hút nhiều sự chú ý hơn so với những bài viết và hình ảnh đơn điệu.
Những câu chuyện về những khoảng khắc đời thường xoay quanh những mối quan hệ như bạn bè, gia đình, người yêu luôn thu hút sự chú ý lớn đối với người dùng mạng xã hội. Những đoạn hội thoại bất ngờ nhưng đầy tình cảm được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội thông qua hình ảnh chụp lại các đoạn tin nhắn là loại nội dung luôn tạo ra lượng tương tác cao nhờ những giá trị cảm xúc mang lại cho người xem. Thương hiệu có thể tận dụng dạng nội dung này hoặc các hình thức khuyến khích việc chia sẻ những khoảnh khắc đời thường tương tự để gia tăng sự gắn kết về mặt cảm xúc giữa thương hiệu với người tiêu dùng.
Thảo luận của cha mẹ về chăm sóc và nuôi dạy con cái luôn nhận được sự quan tâm lớn trên social media, đặc biệt là vào dịp hè. Dựa trên số liệu tổng hợp và phân tích, Buzzmetrics sẽ giúp xác định những mối quan tâm của các bậc phụ huynh có con từ 3-5 tuổi và 6-10 tuổi trong khoảng thời gian hè từ 05/2016 - 08/2016.
Chủ đề chăm sóc và nuôi dạy con cái luôn nhận được sự quan tâm lớn của các bậc cha mẹ trên social media, đặc biệt là vào dịp hè. Trong khoảng thời gian này, cha mẹ lo lắng nhiều về sức khỏe của trẻ do thời tiết thay đổi; đồng thời, việc giúp con nâng cao kiến thức để chuẩn bị cho năm học mới cũng được các phụ huynh chú ý nhiều hơn. Tùy theo từng độ tuổi mà cha mẹ có những mối quan tâm khác nhau về giáo dục, hoạt động vui chơi, sức khỏe hay dinh dưỡng. Nếu như cha mẹ có con dưới 3 tuổi quan tâm chủ yếu về sức khỏe và dinh dưỡng thì từ 3 tuổi trở lên, chủ đề thảo luận của các bậc cha mẹ trở nên đa dạng hơn với các lĩnh vực khác như giáo dục và giải trí cho bé. Bài viết dựa trên số liệu tổng hợp và phân tích từ Buzzmetrics sẽ giúp xác định những mối quan tâm của các bậc phụ huynh có con từ 3-5 tuổi và 6-10 tuổi trong khoảng thời gian hè từ 05/2016 - 08/2016.
Nhìn chung, từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016, Giáo dục là chủ đề được cha mẹ có con từ 3 tuổi thảo luận nhiều nhất trên social media với những câu hỏi liên quan đến việc chọn trường, chuẩn bị năm học mới, học ngoại ngữ, tìm gia sư cho trẻ,... Có thể nói, việc bắt đầu quá trình học tập của con là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi này. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng chú ý đến việc cho con tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí trong dịp hè nhằm giúp trẻ tăng cường sự năng động và rèn luyện thể chất. Cụ thể:
- Giai đoạn con từ 3 đến 5 tuổi: Ở độ tuổi này, cha mẹ thường có những ưu tiên trong việc đảm bảo cho trẻ có một sự phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần. Giáo dục, sự phát triển và sức khỏe của trẻ là những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ có con từ 3 - 5 tuổi trong dịp hè.
- Giai đoạn con từ 6 đến 10 tuổi: Cha mẹ có con từ 6 tuổi trở lên có mối quan tâm lớn về chủ đề vui chơi, giải trí trong hè nhiều hơn do việc học của con bắt đầu có nhiều áp lực. Đồng thời, đây cũng là độ tuổi phù hợp để tham gia các trại hè - hoạt động hấp dẫn diễn ra khá nhiều trong suốt thời gian từ tháng 5 - tháng 8/2016.
Các bà mẹ là đối tượng chính tham gia thảo luận, có rất ít ông bố đưa ra những ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc chăm sóc và nuôi dạy con.
Trong khoảng thời gian hè 2016, giáo dục, sự phát triển và sức khỏe của trẻ là những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ có con từ 3 - 5 tuổi. Ở độ tuổi này, cha mẹ thường có những ưu tiên trong việc lo lắng, chăm sóc để đảm bảo trẻ có một sự phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần.
Giáo dục cho trẻ là mối quan tâm lớn nhất của các bậc cha mẹ trên social media với số lượng bài viết và thảo luận public tạo ra trong dịp hè nhiều hơn hẳn so với các mối quan tâm khác.
Với mong muốn chuẩn bị cho trẻ một sự khởi đầu không thua kém bạn bè cùng tuổi nên việc cho con đi nhà trẻ, học trước lớp 1 hay học chữ thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh trên social media. Đáng chú ý, một số bà mẹ có những thắc mắc về việc nên cho con học ngoại ngữ ở độ tuổi và trung tâm nào nhằm giúp trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ khác từ sớm. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cho con tham gia chơi thể thao và các lớp học năng khiếu để rèn luyện thể chất và phát triển lĩnh vực yêu thích của bé.
Các yếu tố xung quanh sự phát triển của trẻ như Chiều cao, Cân nặng, Chế độ dinh dưỡng trong dịp hè hầu như không có sự khác nhau nhiều so với các thời điểm khác trong năm. Tuy nhiên, việc Chọn sữa và vấn đề Biếng ăn của trẻ lại là 2 mối quan tâm được nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhiều hơn hẳn trong hè:
- Chọn sữa: Các mẹ thường lo ngại một số loại sữa gây nóng trong người sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn trong lúc thời tiết nóng ẩm và oi bức.
- Biếng ăn: Các bé thường có xu hướng ham chơi và chán ăn trong mùa hè do bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về sức khỏe và những hoạt động vui chơi hấp dẫn, vì vậy những thảo luận về việc khắc phục sự biếng ăn và giúp trẻ ăn ngon hơn được các mẹ thảo luận khá nhiều trên social media.
Do sự thay đổi của thời tiết nên chủ đề này được các bậc cha mẹ quan tâm và chú ý với hàng loạt câu hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về phòng tránh bệnh và chăm sóc trẻ. Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nóng khiến cha mẹ mẹ lưu tâm tìm hiểu và thảo luận nhiều nhất là ho, sổ mũi, sốt, rối loạn tiêu hóa,...
Trong độ tuổi này, các hoạt động vui chơi giải trí của trẻ thường là đi cùng với gia đình trong các chuyến du lịch. Ngoài ra, có một số bà mẹ quan tâm đến việc có nên cho con tham gia trại hè lúc tuổi còn nhỏ hay không.
Trong giai đoạn 6 tuổi trở lên, bên cạnh việc học thì việc Vui chơi, giải trí cho trẻ cũng thu hút được nhiều thảo luận trong hè hơn do sự quan tâm, lo lắng của cha mẹ sau nhiều tháng học hành căng thẳng của các con. Giáo dục vẫn nhận được sự quan tâm lớn khi trong độ tuổi này, nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc học vẫn là cần thiết đối với trẻ trong hè để mở rộng kiến thức và tăng cường trí thông minh.
Để con không quên đi các kiến thức cũ và chuẩn bị thật tốt cho năm học mới, việc chọn trường, chọn gia sư cho trẻ trong những ngày hè là điều rất quan trọng đối với các bậc cha mẹ có con từ 6 - 10 tuổi trong thời gian hè.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng mong muốn cho con học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh với các câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm xoay quanh việc chọn trung tâm nào, học kỹ năng nào trên các nhóm, diễn đàn dành cho cha mẹ như webtretho, lamchame,... Ngoài ra, có một số bà mẹ mong muốn con phát triển thể chất và tính sáng tạo bằng cách cho trẻ tham gia các lớp học năng khiếu, hoạt động thể thao vào dịp hè.
Ngoài việc cho trẻ phát triển năng khiếu hay hoạt động thể thao, trại hè cũng là một nơi được các bậc phụ huynh cân nhắc cho con tham dự nhằm giải tỏa căng thẳng sau thời gian dài học tập. Đây cũng là dịp giúp cho trẻ vui chơi và cải thiện kỹ năng sống - những điều trẻ khó được học ở trường.
Bên cạnh đó, việc cho con đi du lịch cùng với gia đình trong những ngày này cũng được nhiều cha mẹ thảo luận với các ý kiến về việc nên đi đâu, trong nước hay nước ngoài, những điểm đến thú vị nào cho gia đình và trẻ,...
Tương tự như giai đoạn 3 - 5 tuổi, sự phát triển của trẻ từ 6 tuổi trở lên luôn được phụ huynh quan tâm nhưng sẽ có sự khác biệt vào những thời điểm khác nhau. Các thảo luận về Chiều cao, Cân nặng và Chế độ dinh dưỡng cho trẻ được thảo luận nhiều hơn vào mùa hè. Đáng chú ý, các bà mẹ quan tâm nhiều đến việc cung cấp cho con đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo con có một thể chất tốt nhất khi tham gia các hoạt động hấp dẫn trong hè (trại hè, lớp học năng khiếu, các giải đấu thể thao cho trẻ,...). Bên cạnh đó, mối quan tâm của cha mẹ về vấn đề Biếng ăn và việc Chọn sữa cho trẻ không có sự khác nhau nhiều qua các tháng.
Từ 6 tuổi trở lên, sức đề kháng của trẻ đã mạnh hơn nên các chủ đề này không còn là một mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ, chỉ có một số những thắc mắc về các bệnh của trẻ và cách phòng tránh được nêu ra trên social media.
Nhìn chung, các bậc cha mẹ cho rằng hè không chỉ là thời gian nghỉ ngơi thư giãn cho trẻ mà còn là lúc tăng cường các kiến thức thông qua những hoạt động ngoài trời và các lớp học năng khiếu. Những chương trình có thể kết hợp được việc học và việc chơi cho trẻ thu hút được sự quan tâm lớn của các các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, việc tăng cường chế độ dinh dưỡng trong những ngày hè giúp trẻ khỏe mạnh khi tham gia những hoạt động này cũng nhận được sự chú ý của các bà mẹ.
Các hoạt động thương hiệu có thể tận dụng để tăng tương tác với khách hàng là cha mẹ có con từ 6 đến 10 tuổi:
- Tổ chức các trại hè: Mùa hè là khoảng thời gian trẻ được nghỉ ngơi sau thời gian học tập trong khi cha mẹ bận công việc và không có nhiều thời gian dành cho con. Những chương trình bổ ích có thể giúp trẻ vui chơi, giải trí mà không cần phụ huynh bên cạnh nhận được nhiều sự quan tâm. Bên cạnh đó, trại hè cũng tổ chức nhiều hoạt động giúp trẻ phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần với các lớp học năng khiếu, thể thao, ... Điều này giúp các bậc cha mẹ không cần đưa đón con hằng ngày nhưng vẫn đảm bảo trẻ phát triển được năng khiếu và kỹ năng sống.- Hoạt động phát triển thể chất: Tăng cường thể chất thông qua các hoạt động thể thao là chủ đề được các bà mẹ thảo luận khá nhiều trong những ngày hè. Một số cha mẹ còn chú ý đến việc cho con tham gia các giải đấu thể thao như bơi lội, đá banh, bóng rổ,... nhằm giúp trẻ có những kỷ niệm đáng nhớ với thành tích đạt được. Có thể nói, ngoài phát triển thể chất, việc giúp trẻ tự khẳng định mình thông qua thành tích trong các giải đấu cũng là mối quan tâm lớn của cha mẹ.- Chú trọng quảng bá tính năng của sản phẩm cho trẻ phù hợp cho những ngày nắng nóng: Nhiều bà mẹ có những lo ngại về việc một số loại sữa gây nóng trong người khiến trẻ bị dễ bệnh trong thời tiết mùa hè nên hay tìm đến những sản phẩm khác như nước trái cây, sữa tự làm,... Các thương hiệu nên chú ý đến việc quảng bá sữa mát cho trẻ trong những ngày hè nhằm thu hút và giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Buzzmetrics đã thực hiện thống kê và phân tích xu hướng các chủ đề được thảo luận Tết 2016 Bính Thân nhiều nhất trên social media. Nhìn chung, các chủ đề này có sự khác biệt rõ rệt giữa trước, trong và sau tết
Tết là thời điểm quan trọng trong năm đối với các thương hiệu để gắn kết với người tiêu dùng thông qua các chiến dịch lớn mang nhiều yếu tố cảm xúc. Việc nắm bắt được các chủ đề được quan tâm, thảo luận cũng như tâm lý của người dùng khi nói về tết trên social media sẽ giúp các thương hiệu và agency thuận lợi hơn trong việc đưa ra những ý tưởng phù hợp cho chiến dịch của mình. Buzzmetrics đã thực hiện thống kê và phân tích xu hướng các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media vào dịp Tết Bính Thân năm 2016. Nhìn chung, các chủ đề này có sự khác biệt rõ rệt giữa trước, trong và sau tết.
Nhìn chung, lượng bài viết và thảo luận về tết 2016 bắt đầu tăng cao trong tháng 2, tức là từ khoảng sau 23 tháng chạp âm lịch. Lượng thảo luận đạt mức cao nhất vào ngày 29 tết với nhiều bài viết chúc mừng năm mới và mùng 4 tết, mùng 5 tết để bày tỏ nổi lo hết tết, sắp phải đi làm, đi học lại sau đợt nghỉ lễ dài ngày thoải mái.
Nhìn qua những chủ đề được quan tâm và thảo luận nhiết nhất về Tết Bính Thân 2016 có thể ghi nhận một số điểm như sau:
Đoàn tụ gia đình, về quê ăn tết là chủ đề được bàn luận nhiều nhất trên social media giai đoạn này. Nội dung được đăng tải và chia sẻ trên mạng xã hội chủ yếu là những đoạn clip, bài thơ, câu chuyện đầy cảm xúc về việc đoàn viên. Một phần lớn thảo luận về chủ đề ngày tết được tạo ra bởi hàng loạt viral clip của các thương hiệu như Neptune, Samsung Vietnam...
Loại nội dung cũng được chia sẻ khá nhiều đó là những hình ảnh ghi lại giây phút sum vầy, hoạt động chuẩn bị tết cùng gia đình. "Tết xa nhà" cũng là chủ đề được nhiều người nhắc đến trong thời gian này, phần lớn bài viết và thảo luận thể hiện sự cô đơn và nổi buồn khi nhìn thấy cảnh mọi gia đình đoàn tụ ăn tết bên nhau.
Trong những thảo luận về hoạt động trước tết Bính Thân 2016 trên social media , điểm mới lạ đáng chú ý của nhiều bạn trẻ đang chọn việc du lịch, phượt để đón tết rộ lên rất nhiều trong đợt tết 2016. Nội dung chủ đạo nhất được chia sẻ trên mạng xã hội là hình ảnh trên những cung đường phượt và các bài viết review địa điểm du lịch, chia sẻ những câu chuyện trong suốt hành trình.
Thay vì tốn nhiều thời gian đi tìm khắp các shop thời trang và trung tâm mua sắm để sắm sửa đồ tết, các hội chợ Flea Market với đa dạng các mặt hàng cần thiết đã trở thành địa điểm hot của giới trẻ trong đợt tết 2016. Khoảng vài năm trở lại đây giới trẻ Sài thành có thêm một hoạt động giải trí mới là đi mua sắm ở Flea Market, những cái tên nổi bật được nhắc đến nhiều nhất là Hello Weekend Market, The New Districts, Saigon Flea Market, Saigon Holiday Market... kiểu hội chợ này trở thành nơi để các bạn trẻ thỏa chí kinh doanh, từ sản phẩm thời trang hot trend cho đến đồ si phong cách vintage, mỹ phẩm ngoại nhập, mỹ phẩm handmade, phụ kiện trang sức handmade... Tổ chức thường xuyên, đa dạng về mặt hàng, nằm ở vị trí trung tâm, giá cả khá mềm là những điểm mạnh được ghi nhận thông qua thảo luận trên mạng xã hội về hình thức hội chợ Flea Market này.
Một điểm đáng chú ý trong thảo luận trong suốt đợt Tết Bính Thân 2016 là rất nhiều thảo luận của các bạn trẻ trên social media thể hiện việc tết chán, không thấy không khí tết như ngày xưa, thậm chí có nhiều chia sẻ rằng "Hết mùng 1 là hết tết", "Qua giao thừa là hết tết". Người trẻ dường như đang ngày càng không còn dành nhiều hứng thú cho ngày tết, thương hiệu và các agency có thể đưa ra các nội dung gợi ý hoạt động ý nghĩa để làm ngày tết trở nên đặc biệt hơn, đáng trân trọng và đáng nhớ hơn chứ không phải đơn thuần là các hoạt động quen thuộc lặp đi lặp lại qua các năm.
Hơn 10 năm gắn bó với khán giả, chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2016" không còn đơn thuần là một chương trình giải trí mà đã trở thành thói quen giải trí của nhiều người Việt Nam trước thềm năm mới. Với nhiều vấn đề nóng được nhắc đến một cách hóm hỉnh, khéo léo, những câu nói thâm thúy, sâu sắc từ trong chương trình Táo quân 2016 đã được các bạn trẻ chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người. Có thể kể đến như: "Giàu thì nó ghét, nghèo thì nó khinh, thông minh thì bị tiêu diệt", "Nước trong thì không có cá. Người tốt quá thì không có ai chơi"…
Mùng 4 tết, mùng 5 tết là giai đoạn chủ đề "Hết tết" được bàn luận sôi nổi và chia sẻ rộng rãi nhất. Hàng loạt bài viết và thảo luận trên social media bày tỏ tâm trạng chung của không ít bạn trẻ là sự hụt hẫng nhận ra kì nghỉ tết đã sắp kết thúc, phải tạm biệt người thân để quay lại nơi làm việc, học tập.
Những bức ảnh chế vui thể hiện tâm trạng tiếc nuối, hoang mang trong thời điểm sau tết trở thành loại nội dung thu hút được nhiều tương tác nhất trên social media trong thời gian này.
Mùng 4 trở đi là giai đoạn cao điểm mà nhiều người đi du lịch để tận hưởng trọn vẹn những ngày còn lại trong kì nghỉ tết. Nếu du lịch, phượt trước tết chủ yếu là đi cùng bạn bè, người yêu đến những vùng đất mới để trải nghiệm, khám phá thì du lịch sau tết chủ yếu là đến những địa điểm du lịch quen thuộc, resort nghỉ dưỡng để vui chơi cùng gia đình.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Ngành hàng nước xả vải từ lâu đã trở thành sân chơi của 2 ông lớn Comfort và Downy chứ không có nhiều thương hiệu cạnh tranh nhau như những mặt hàng tiêu dùng nhanh khác, nhưng sự chủ động quảng bá thương hiệu vẫn làm ngành hàng này trở nên sôi động trên social media.
Nước xả vải từ lâu đã trở thành nhu yếu phẩm quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Tuy thị trường này đã trở thành sân chơi của 2 ông lớn Comfort và Downy chứ không có nhiều thương hiệu cạnh tranh nhau như những mặt hàng tiêu dùng nhanh khác, nhưng sự chủ động quảng bá thương hiệu vẫn làm ngành hàng này trở nên sôi động trên social media. Phân tích xu hướng các bài viết và thảo luận của người tiêu dùng cũng như hoạt động của thương hiệu nước xả vải trên social media có thể rút 2 điểm đáng chú ý như sau:
Từ kết quả phân tích tâm lý của khách hàng trong quá trình lựa chọn và sử dụng nước xả vải bằng mô hình phân tích Quá trình trải nghiệm tiêu dùng – BJ (Brand Journey) thì 2 yếu tố Mùi thơm và An toàn khi dùng cho bé là mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng xuyên suốt các giai đoạn của Quá trình trải nghiệm tiêu dùng nước xả vải của khách hàng trong khoảng thời gian 5 tháng đầu năm 2016, 2 yếu tố này được nhắc đến như điều kiện quan trọng cho việc cân nhắc mua hàng và mức độ hài lòng sau khi sử dụng, thậm chí Không tốt cho bé còn là lí do hàng đầu cho việc các bà mẹ nói không với nước xả vải.
Thống kê của Buzzmetrics về chiến dịch quảng bá sản phẩm nước xả vải cho thấy việc tổ chức sự kiện offline ra mắt sản phẩm là một tactic thu hút sự chú ý và thiện cảm tốt từ khách hàng. Trong đó, việc tích cực quảng bá sự kiện trên social media nhằm làm cho càng nhiều người tiêu dùng biết đến sự kiện là điều đáng đầu tư và đẩy mạnh.
Sau đây các phân tích chi tiết xu hướng người tiêu dùng, nhu cầu của thị trường nước xả vải và thảo luận của người tiêu dùng cũng như hoạt động của thương hiệu nước xả vải trên social media từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016
Khi thị trường ngày càng đưa ra cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn sản phẩm đa dạng từ chủng loại, xuất xứ đến giá cả thì người tiêu dùng càng khó tính và đưa ra nhiều đòi hỏi cao khi chọn mua một sản phẩm, dịch vụ. Việc nghiên cứu xu hướng người tiêu dùng và nhu cầu của thị trường nhằm đáp ứng kịp thời những yếu tố quyết định đến quyết định mua hàng của người dùng và cũng là cách để nâng cao vị thế cạnh tranh của nhãn hàng so với các đối thủ. Trong bài viết này, Buzzmetrics sẽ đi sâu tìm hiểu nhằm tìm ra xu hướng người tiêu dùng và nhu cầu của thị trường nước xả vải được tiến hành qua việc phân tích tâm lý của khách hàng trong quá trình lựa chọn và sử dụng nước xả vải bằng mô hình phân tích Quá trình trải nghiệm tiêu dùng – BJ (Brand Journey) của giải pháp lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics.
Khi phân tích quá trình trải nghiệm tiêu dùng nước xả vải của người tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016, nhìn chung có thể thấy tỷ lệ bài viết và thảo luận trên social media thể hiện sự cân nhắc mua và mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng khá cao. Bên cạnh đó tỷ lệ người tiêu dùng không hài lòng sau khi dùng sản phẩm nước xả vải cũng ở mức đáng chú ý, chiếm đến 18%.
GIAI ĐOẠN CÂN NHẮC
Trong giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ chia sẻ về nhu cầu sử dụng nước xả vải và có sự quan tâm đến các nhãn hàng dựa trên các tiêu chí cụ thể. Đối với mặt hàng nước xả vải, 2 yếu tố hàng đầu khiến người tiêu dùng cân nhắc chọn mua là có Hương thơm và An toàn khi dùng cho bé. Những yếu tố khác cũng được cân nhắc lựa chọn nước xả vải là Có nhiều mùi hương để lựa chọn, Mùi hương mới ra mắt, Có khuyến mãi, Thương hiệu lớn.
GIAI ĐOẠN ĐÃ MUA VÀ NÓI TỐT
Mùi hương dễ chịu tiếp tục được nhắc đến trong những điều khiến người dùng đã sử dụng và nói tốt sản phẩm nước xả vải. Ngoài ra, nhiều người tiêu dùng cũng bày tỏ sự hài lòng về khả năng Giữ mùi thơm lâu, Làm mềm vải tốt của sản phẩm nước xả vải, thậm chí nhiều người tiêu dùng khẳng định sẽ trung thành với thương hiệu nước xả vải họ đang dùng do đáp ứng được nhu cầu này. Đặc biệt yếu tố An toàn cho sức khỏe, có kiểm định của bộ y tế và Không gây kích ứng da của một số nhãn hàng nước xả vải ngày càng được lưu tâm và đánh giá cao.
GIAI ĐOẠN KHUYÊN NGƯỜI KHÁC MUA SẢN PHẨM
Khả năng Giữ mùi thơm lâu, Mùi hương dễ chịu là điều khiến người tiêu dùng khuyên người khác dùng một sản phẩm hay một thương hiệu nước xả vải nào đó. Đáng chú ý là yếu tố Khử mùi tốt của nước xả vải cũng được một vài người tiêu dùng khuyên người khác dùng.
GIAI ĐOẠN ĐÃ KHÔNG MUA VÀ SẼ KHÔNG MUA SẢN PHẨM
Bên cạnh Không tốt cho bé thì trong khoảng thời gian từ đầu năm nay, Các tin tức về vấn đề nước xả vải chứa chất độc gây hại trở thành lý do hàng đầu khiến một số người tiêu dùng nói không với nước xả vải. Một số lý do không mua nước xả vải khác được nhắc đến trên social media là Bị dị ứng nước xả vải và Ghét mùi nước xả vải nói chung.
GIAI ĐOẠN ĐÃ MUA VÀ KHÔNG HÀI LÒNG
Thông tin nước xả vải chứa hóa chất gây hại là vấn đề nghiêm trọng khiến những người đang dùng nước xả vải hoang mang và cân nhắc ngưng sử dụng (có đến 6% người dùng đề cập đến vấn đề này). Những yếu tố khác khiến khách hàng đã sử dụng nước xả vải nhưng không hài lòng thường là về Mùi quá nồng, Mùi hương của sản phẩm mới không bằng sản phẩm cũ, Không giữ mùi thơm lâu, Gây kích ứng da, Để lại vết ố trên quần áo sau khi giặt.
Mặc dù là nhu yếu phẩm quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam tuy nhiên thị trường nước xả vải không nhiều cái tên cạnh tranh nhau như những mặt hàng tiêu dùng nhanh khác. Từ lâu thị trường nước xả vải đã trở thành sân chơi của 2 ông lớn Comfort và Downy trong khi các nhãn hàng khác như D-nee, Lix, Aro, Soffy, Hygiene... hầu như không có hoạt động gì nổi bật và không tạo được số bài viết và thảo luận đáng kể trên social media.
Comfort và Downy chứng tỏ sự nhạy bén với thị trường của những thương hiệu lớn qua việc nhanh chóng nắm bắt được xu hướng người tiêu dùng khi dành nhiều nỗ lực truyền thông quảng bá cho 2 dòng sản phẩm tập trung vào 2 yếu tố là Hương thơm và An toàn khi dùng cho bé trong 5 tháng đầu năm 2016.
Dưới đây là hoạt động của các thương hiệu trong việc quảng bá cho từng dòng sản phẩm của mình trên social media:
DÒNG SẢN PHẨM NƯỚC HOA
Dòng sản phẩm này hướng đến những gia đình có con nhỏ và dành nhiều sự quan tâm đến sức khỏe, cũng như chăm chút quần áo của bé mềm mại hơn. Cả 2 thương hiệu Downy và Comfort đều tập trung quảng bá thông qua sự kiện ngày hội gia đình, với những hoạt động vui chơi thú vị cho bé cùng nhiều quà tặng thiết thực cho các gia đình.
Comfort - Cho da nhạy cảm bên cạnh viral clip cùng minigame có quà và hàng loạt bài viết quảng bá trên fanpage, thương hiệu tập trung chủ yếu vào sự kiện "Trải nghiệm Thế giới Mềm Dịu cho Bé Yêu" với sự tham gia của gia đình nghệ sĩ Lý Hải - Minh Hà, gia đình sở hữu trang fanpage của lượng tương tác khổng lồ. Livestream video trực tiếp về việc tham gia sự kiện trên trang fanpage của Lý Hải - Minh Hà là bài viết tạo được tương tác lớn nhất trên social media trong suốt chiến dịch quảng bá sự kiện.
Downy - Mềm dịu cho bé được quảng bá chủ yếu nhờ sự kiện lập kỉ lục thế giới "Đường đua nhí cùng Downy mềm dịu cho bé" cùng nhiều hoạt động vui chơi thú vị cho các bé. Việc đăng hình tham gia của các gia đình lên trang fanpage cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.
Handmade không mới trong xu hướng ngành hàng làm đẹp nhưng đang được ưa chuộng hiện nay. Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu và xem những phản hồi của khách hàng sử dụng đối với nhóm sản phẩm làm đẹp này.
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp handmade không phải là một xu hướng mới, tuy nhiên vẫn đang là một chủ đề nổi bật trong lĩnh vực làm đẹp trên social media. Trong khi sự cạnh tranh giữa các nhãn hàng chăm sóc sắc đẹp vẫn đang vô cùng khốc liệt thì xu hướng sử dụng sản phẩm làm đẹp handmade đang thu hút một bộ phận khá lớn người tiêu dùng. Để trả lời câu hỏi tại sao các sản phẩm này lại được quan tâm bởi người dùng, đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến sự cân nhắc hay quyết định mua sản phẩm làm đẹp handmade, Buzzmetrics đã thực hiện phân tích về chủ đề này trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016.
Trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 đến 30/06/2016, có gần 1 triệu bài viết và thảo luận về các sản phẩm làm đẹp handmade được tạo ra trên social media, trong đó Facebook là nguồn chính của thảo luận.
Trong các sản phẩm làm đẹp handmade được đề cập trên social media thì son môi là loại sản phẩm được nhắc đến nhiều nhất với hơn 600,000 bài viết và thảo luận. Đáng chú ý, đối tượng chính tham gia thảo luận về các sản phẩm son môi handmade chủ yếu thuộc nhóm 18-24 tuổi (chiếm hơn 70%). Trong khi đó đối với sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc tóc handmade, độ tuổi thảo luận trên 24 tuổi nhiều hơn hẳn.
Trong các chủ đề thảo luận về sản phẩm làm đẹp handmade thì Mua bán là loại nội dung chiếm đa số, tiếp theo là các bài viết về hướng dẫn làm sản phẩm chăm sóc da chăm sóc tóc handmade. Đồng thời, các thông tin tiêu cực về sử dụng sản phẩm làm đẹp handmade, đặc biệt là son môi cũng khiến người tiêu dùng chú ý.
Khi phân tích các nội dung Mua bán, có thể thấy một điểm đáng chú ý là tổng lượng thảo luận (total comments) bên dưới các bài viết về bán sản phẩm làm đẹp handmade lớn hơn nhiều lần so với tổng số các bài viết này (total posts), trong đó nội dung thảo luận chủ yếu là các câu hỏi của người tiêu dùng xoay quanh sản phẩm được bán.
Dựa vào tương quan giữa lượng bài viết & thảo luận về mua bán sản phẩm làm đẹp handmade thì trung bình cứ một bài viết bán sẽ tạo được khoảng 3 thảo luận. Thậm chí có nhiều bài bán sản phẩm làm đẹp handmade tạo ra được hàng nghìn thảo luận thể hiện sự quan tâm bên dưới. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào lượng comment bên dưới thì có một phần comment là do người bán tự tạo ra hoặc tự spam, do đó có thể không chính xác. Vì vậy để có cái nhìn sát thực hơn về vấn đề này thì Buzzmetrics đưa ra một thông số khác là tương quan giữa số người bán (người tạo ra các bài bán) và số người quan tâm đến các bài bán này (người comment bên dưới các bài bán - có thể sẽ trở thành người mua). Con số này sẽ phần nào phản ánh được chính xác hơn vì dựa trên Number of unique authors:
Mặc dù những người quan tâm đến sản phẩm chưa chắc sẽ là người thực sự mua sản phẩm, tuy nhiên cũng phần nào cho thấy rằng các sản phẩm làm đẹp handmade cũng đang nhận được sự quan tâm đáng kể từ phía người tiêu dùng. Để hiểu được những mối quan tâm của khách hàng về các sản phẩm này, đâu là những điều khiến họ chọn hoặc không chọn sản phẩm làm đẹp handmade, Buzzmetrics sẽ đi sâu vào phân tích Quá trình trải nghiệm tiêu dùng - Brand Journey (BJ) thông qua các thảo luận của người tiêu dùng trên social media về các sản phẩm này.
Khi phân tích các thảo luận của người tiêu dùng về son môi handmade trên social media thì tỷ lệ thảo luận trong giai đoạn Cân nhắc chiếm đa số (hơn 70%), trong đó nhiều người đang có sự quan tâm và cân nhắc sử dụng sản phẩm này tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn. Giá cả, Màu sắc và Mức độ an toàn là 3 yếu tố được người tiêu dùng quan tâm và đặt câu hỏi nhiều nhất. Một điểm khác đáng chú ý là một bộ phận phụ nữ mang thai cũng có nhu cầu làm đẹp và tìm đến các sản phẩm son môi handmade với mong muốn tìm được một sản phẩm an toàn cho thai kỳ.
Mặt khác, sản phẩm son môi handmade có tỷ lệ thảo luận chia sẻ về việc Không chọn dùng sản phẩm này khá cao (16%) với lý do chủ yếu là Lo sợ không an toàn và Ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực. Trong khi đó, các nhận xét sau khi dùng sản phẩm lại rất thấp (6% hài lòng và 4% không hài lòng), như vậy phải chăng các sản phẩm son môi handmade tuy được quan tâm nhiều nhưng những người thực sự mua và dùng các sản phẩm này lại rất ít?
Khác với son môi handmade, các sản phẩm chăm sóc da handmade nhận khá nhiều phản hồi tích cực từ người dùng sau khi sử dụng, trong đó Trị mụn/Trị thâm là 2 nhu cầu lớn nhất khiến khách hàng tìm đến các sản phẩm này (thể hiện qua % thảo luận trong Giai đoạn cân nhắc) và thực tế đã được đáp ứng tốt (thể hiện qua % thảo luận trong giai đoạn Đã sử dụng và nói tốt). Tương tự như son môi handmade, các sản phẩm chăm sóc da handmade cũng được cân nhắc sử dụng bởi một số phụ nữ mang thai với nhu cầu tìm kiếm một sản phẩm làm đẹp an toàn. Trong khi đó, người dùng sau khi sử dụng và hài lòng có xu hướng khuyến khích người khác dùng và nói rằng các sản phẩm này sẽ Mang lại hiệu quả dần dần (3%). Một số ít phản hồi tiêu cực là về Gây cảm giác khó chịu cho da (4%), Dễ bắt nắng (1%), Không làm da trắng lên (1%),...
Cũng như sản phẩm chăm sóc da handmade, các thảo luận của người tiêu dùng về sản phẩm chăm sóc tóc handmade cũng tập trung chủ yếu ở tác dụng của sản phẩm. Phục hồi tóc hư tổn, Làm tóc mọc nhanh và Làm dày tóc là 3 nhu cầu lớn nhất của người tiêu dùng khi tìm đến các sản phẩm chăm sóc tóc handmade. Có thể thấy rằng, mặc dù Phục hồi tóc hư tổn là một tính năng mà nhiều thương hiệu đang sở hữu tuy nhiên dường như người tiêu dùng vẫn chưa hài lòng nên có nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm khác. Trong khi đó, nhu cầu Làm tóc nhanh dài và Làm dày tóc là các tính năng mà hiện có rất ít thương hiệu hướng tới, nhưng lại đang là các nhu cầu rất lớn.
Đáng chú ý, Giảm bết tóc là điểm mạnh lớn nhất của các sản phẩm chăm sóc tóc handmade được nhắc đến trên social media bởi những người đã sử dụng sản phẩm. Đây cũng là một nhu cầu lớn của người tiêu dùng Việt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm tại nước ta, tuy nhiên hầu như vẫn chưa được đáp ứng bởi các thương hiệu lớn. Điều này cũng được phản ánh trong báo cáo về ngành hàng Chăm sóc tóc được thực hiện bởi Buzzmetrics quý 3/2014 khi mà đối với vấn đề Tóc dầu thì các sản phẩm được nói là có hiệu quả là Các sản phẩm chăm sóc tóc nhập khẩu, chứ không phải các sản phẩm của thương hiệu hiện có trong nước.
Bằng quá trình phân tích xu hướng trải nghiệm của người tiêu dùng, có thể thấy xu hướng sử dụng sản phẩm làm đẹp handmade có các đặc điểm nổi trội như sau:
Du lịch là một trong những hoạt động được giới trẻ yêu thích và đồng thời là một chủ đề hot nhất trên social media từ đầu năm đến nay do sự phát triển của xu hướng viết review (địa điểm du lịch, bí quyết du lịch,...) trên mạng xã hội. Để hiểu rõ hơn về xu hướng đi du lịch của giới trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi, Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề Du lịch được thảo luận bởi nhóm đối tượng này trên social media nhằm tìm ra những sở thích và nhu cầu cụ thể của giới trẻ khi đi du lịch.
Du lịch là một trong những hoạt động được giới trẻ yêu thích và đồng thời là một chủ đề hot nhất trên social media từ đầu năm đến nay do sự phát triển của xu hướng viết review (địa điểm du lịch, bí quyết du lịch,...) trên mạng xã hội. Để hiểu rõ hơn về xu hướng đi du lịch của giới trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi, Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề Du lịch được thảo luận bởi nhóm đối tượng này trên social media nhằm tìm ra những sở thích và nhu cầu cụ thể của giới trẻ khi đi du lịch.
* Phân tích được thực hiện thông qua việc lọc các thảo luận có liên quan đến chủ đề Du lịch và được tạo bởi các người dùng có độ tuổi 18-24 trên social media (bằng tính năng Audience profiling của Buzzmetrics được thu thập dựa trên thông tin mà người dùng tiết lộ trên social media).
Thống kê của Buzzmetrics trong khoảng thời gian 3 tháng gần đây (01/03/2016 - 31/05/2016) thì trên social media có hơn 4,2 triệu bài viết và thảo luận về Du lịch, trong đó 66,6% người tham gia thảo luận nằm trong độ tuổi 18-24.
Xét về Giới tính, có thể thấy rằng Nữ có xu hướng thảo luận về Du lịch trên social media nhiều hơn so với Nam giới, trong đó tỷ lệ Nữ chiếm 64,6% trong tổng số người tham gia thảo luận về chủ đề này.
Phân tích các thảo luận của giới trẻ có nhắc đến lý do vì sao họ thích đi du lịch, thì Tận hưởng ngày lễ, thời gian rảnh là lý do hàng đầu dẫn đến quyết định đi du lịch (26%). Bên cạnh lý do này, thì còn có một số nhóm lý do dẫn đến nhu cầu đi du lịch của giới trẻ dưới đây:
Trong đó có những nhu cầu được xác định cụ thể như:
- Muốn tìm niềm vui, giải toả căng thẳng (17%)
- Muốn khám phá, trải nghiệm (11%)
- Thoả mãn đam mê, sở thích (11%)
- Để hoàn thiện bản thân (9%)
Hoặc chỉ đơn giản là để lấp đầy một cảm xúc mơ hồ như:
- Vì thích một địa danh nào đó (6%)
- Muốn đi một mình (3%)
- Muốn tận hưởng thời gian cùng bạn bè, người yêu (16%)
- Muốn tận hưởng thời gian với gia đình (7%)
- Quyết định đi du lịch vì Được truyền cảm hứng bởi những bài viết review, giới thiệu địa điểm hay trên social media (11%)
- Muốn đi du lịch đơn thuần là vì bạn bè rủ rê, cả nhóm bạn cùng đi chứ không hẳn xuất phát từ nhu cầu muốn đi du lịch
Thống kê các điểm đến trong nước được nhắc đến nhiều nhất trên social media bởi các bạn trẻ trong 3 tháng gần đây thì Đà Lạt là điểm đến hàng đầu được đề cập với gần 100,000 bài viết và thảo luận. Các điểm đến được yêu thích còn lại chủ yếu là những nơi có biển như Đà Nẵng, Cô Tô, Vũng Tàu, Phan Thiết - Mũi Né,...
Ăn uống là hoạt động phổ biến nhất khi đi du lịch ở cả giới trẻ (18-24) và người ở độ tuổi 25 trở lên với tỷ lệ thảo luận có nhắc đến hoạt động này tương ứng là 49.9% và 42.1%. Tuy nhiên đối với những người trẻ dưới 24 tuổi thì hoạt động được nhắc đến nhiều thứ 2 là Chụp ảnh với 27.9% lượng bài viết và thảo luận về các hoạt động khi đi du lịch của giới trẻ có nhắc đến hoạt động này, theo sau đó là Tham quan (23.5%) và Mua sắm (13.9%).
Trong khi đó, khi phân tích thảo luận tạo bởi nhóm đối tượng từ 25 tuổi trở lên cho thấy hoạt động khi đi du lịch được yêu thích thứ 2 sau Ăn uống là Tham quan (34.9%), rồi mới đến Chụp ảnh (24.2%) và Tắm biển, ngắm biển (20.8%).
Khi phân tích xu hướng các bài viết về Du lịch tạo được nhiều tương tác (Like, share, comment) bởi giới trẻ nhất trên social media thì các bài viết cung cấp thông tin bổ ích như chia sẻ Bí kíp khi đi du lịch, Bí quyết chụp ảnh đẹp, Tổng hợp địa điểm ăn uống, Làm sao để tiết kiệm chi phí khi đi du lịch là dạng nội dung thu hút giới trẻ nhất. Bên cạnh đó, các dạng bài đăng truyền cảm hứng như Các bộ ảnh du lịch đẹp, Giới thiệu địa điểm du lịch hấp dẫn, Giới thiệu chỗ ở mới lạ (lều, homestay, hostel) cũng là loại nội dung tạo được nhiều tương tác bởi giới trẻ trên social media.
Đáng chú ý, một nhóm các bạn trẻ bị choáng ngợp bởi lượng thông tin khổng lồ về các địa điểm du lịch, kinh nghiệm du lịch xuất hiện trên social media và e ngại việc phải đọc và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn cho chuyến du lịch của mình, thì Kế hoạch du lịch chi tiết (đưa ra lịch trình cụ thể, những nơi nên đến, những món nên ăn,...) được xem là loại nội dung vô cùng hữu ích.
*Thống kê được thực hiện thông qua phân tích các bài đăng về Du lịch thu hút nhiều tương tác nhất (like, share, comment) bởi nhóm đối tượng 18-24 tuổi trên social media.
Buzzmetrics đã đi sâu vào phân tích tâm lý của khách hàng trong quá trình lựa chọn, sử dụng dịch vụ của các công ty bảo hiểm nhân thọ hiện nay bằng mô hình phân tích Quá trình trải nghiệm tiêu dùng – BJ (Brand Journey) và thảo luận về Bảo hiểm của khách hàng trên social media.
Bảo hiểm nhân thọ không còn là một dịch vụ quá xa lạ với người Việt Nam trong những năm gần đây; tuy nhiên quan điểm về sự cần thiết có nên mua bảo hiểm nhân thọ hay không vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Để tìm hiểu rõ hơn về ngành hàng này, Buzzmetrics đã đi sâu vào phân tích tâm lý của khách hàng trong quá trình lựa chọn, sử dụng dịch vụ của các công ty bảo hiểm nhân thọ hiện nay bằng mô hình phân tích Quá trình trải nghiệm tiêu dùng – BJ (Brand Journey) và Ý kiến của khách hàng về các công ty bảo hiểm nhân thọ trên social media.
Quá trình trải nghiệm tiêu dùng của khách hàng bao gồm 5 giai đoạn: Cân nhắc sử dụng, Đã dùng và nói tốt, Khuyên dùng, Không lựa chọn sử dụng, Đã dùng và không hài lòng về sản phẩm/dịch vụ. Khi phân tích các thảo luận có chứa ý kiến thật sự của khách hàng về bảo hiểm nhân thọ trên social media thì giai đoạn cân nhắc và giai đoạn đã mua và khuyên người khác nên dùng là 2 giai đoạn tạo ra nhiều thảo luận nhất.
Đây là giai đoạn chiếm tỷ trọng thảo luận có chứa ý kiến thực sự của người dùng về bảo hiểm nhân thọ trên social media cao nhất (46%). Ở giai đoạn này, xu hướng người dùng đã bắt đầu có nhu cầu sử dụng bảo hiểm nhân thọ, các thảo luận tập trung vào việc lựa chọn giữa các công ty bảo hiểm, các gói bảo hiểm phù hợp… cũng như đề cập đến đối tượng nên được mua bảo hiểm để nhận được các lời tư vấn rõ ràng từ những người có kinh nghiệm sử dụng bảo hiểm nhân thọ hay từ các nhân viên bán bảo hiểm.
Giai đoạn này chiếm 27% tỷ trọng trong ý kiến thực sự của người dùng; trong đó việc mua bảo hiểm nhân thọ khiến người dùng có cảm giác yên tâm và phòng ngừa rủi ro, giúp họ nhận được các quyền lợi y tế và xem bảo hiểm nhân thọ như một khoản tiết kiệm là các yếu tố khiến khách hàng hài lòng và nói tốt.
Cảm giác yên tâm và phòng ngừa rủi ro, Thủ tục đơn giản, Chi trả dễ dàng là những yếu tố khiến những người đã dùng và khuyên người khác dùng bảo hiểm nhân thọ. Các thảo luận khuyên dùng này chủ yếu xuất hiện trong các bài đăng về việc băn khoăn có nên mua bảo hiểm nhân thọ hay không, hoặc đang cân nhắc về một công ty BHNT nào đó.
Đối với ngành hàng bảo hiểm nhân thọ, khách hàng thường không nêu lý do cụ thể của việc không mua bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, trong thời gian này các bài viết về việc một khách hàng mất trắng tiền sau khi mua bảo hiểm của Prudential khiến một số người e ngại thông tin tiêu cực; trong khi có ý kiến cho rằng mua bảo hiểm sức khỏe/bảo hiểm y tế thì tốt hơn.
Giai đoạn này chiếm 15% ý kiến thực sự của người dùng; trong đó, có 5% ý kiến cho rằng họ bị các công ty bảo hiểm lừa, 3.3% là về dịch vụ chăm sóc khách hàng không tốt. Ngoài ra, các thông tin tiêu cực xoay quanh các trường hợp khách hàng mất tiền sau khi mua bảo hiểm nhân thọ cũng khiến người dùng hoang mang và muốn chấm dứt dịch vụ. Thời hạn hợp đồng quá lâu và không thấy được các lợi ích rõ ràng khi đã mua bảo hiểm nhân thọ cũng là lý do khiến khách hàng không hài lòng.
Theo thống kê của Buzzmetrics trong 3 tháng đầu năm 2016, Prudential, Manulife và AIA là 3 công ty bảo hiểm nhân thọ được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội, chiếm 67% thị phần thảo luận về ngành bảo hiểm nhân thọ.
Hầu hết các thảo luận trên mạng xã hội xuất phát từ các nhân viên tư vấn bán bảo hiểm nhân thọ, từ việc cung cấp thông tin liên hệ để tư vấn cho khách hàng đến việc cập nhật các buổi tập huấn của công ty. Mặc dù cả Prudential, Manulife và AIA đều cập nhật bài viết tích cực trên fanpage của hãng nhưng diễn đàn và Facebook group mới là nguồn thảo luận thực sự từ các khách hàng tiềm năng; và nổi bật còn có trang Thebank.vn - đây là nguồn cung cấp các thông tin hữu ích về bảo hiểm nhân thọ (cũng như một số loại hình bảo hiểm khác) từ các nhân viên tư vấn của các hãng bên dưới các thắc mắc của khách hàng.
Thảo luận về ngành hàng chăm sóc sức khỏe đang là chủ đề nóng hiện nay trên mạng xã hội, Vậy thì người dùng trên mạng xã hội đang quan tâm điều gì về chủ đề này? và các Thương hiệu đã tận dụng những thông tin này để tương tác với khách hàng như thế nào?
Social media đang dần trở thành một kênh truyền thông phổ biến được sử dụng bởi các thương hiệu trong nhiều ngành hàng để kết nối với người tiêu dùng. Một trong số các ngành hàng đang phát triển nhanh chóng trên social media là ngành hàng Chăm sóc sức khoẻ, trong đó các thương hiệu đã và đang tận dụng triệt để kênh truyền thông này để tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng cường các mối quan hệ với khách hàng. Vậy làm thế nào để tối ưu hóa sự tương tác với khách hàng thông qua social media? Những bài đăng như thế nào sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng? Phải chăng người dùng trên social media sẽ dễ bị lôi kéo hơn bởi những thông tin tiêu cực? Buzzmetrics – giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội sẽ đi sâu vào phân tích xu hướng các bài đăng về Sức khoẻ được tạo ra trên social media thu hút nhiều tương tác nhất từ đầu năm 2016 đến nay để trả lời những câu hỏi trên.
Facebook là kênh truyền thông dẫn đầu trong việc tạo thảo luận về ngành hàng Chăm sóc sức khoẻ
Tại Việt Nam, social media platform tạo ra tương tác tốt nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là Facebook, chiếm đến hơn 91% thảo luận của ngành hàng. Facebook đang trở thành một phần trong cuộc sống đến độ nó là một nơi để bệnh nhân chia sẻ và trao đổi về những vấn đề của họ một cách chủ động và cởi mở thông qua các hội nhóm hay những trang cộng đồng tập hợp những người có cùng mối quan tâm về sức khỏe với họ.
Thảo luận trên social media về sức khỏe rất đa dạng với nhiều nhóm khách hàng có mối quan tâm khác nhau.
Trong khoảng thời gian 2 tháng đầu năm 2016, thảo luận về sức khỏe trên social media có thể chia theo 4 nhóm chuyên đề chính:
Chìa khóa để kết nối với khách hàng là cung cấp cho họ những kiến thức bổ ích nhằm giúp họ hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh hơn
Y học thường thức bao gồm các bài đăng cung cấp các hiểu biết phổ thông và cơ bản về việc chăm sóc sức khỏe, trong đó các bài viết có nội dung về các loại bệnh lạ là loại nội dung có lượng tương tác trung bình cao nhất. Một điều đáng chú ý là các bài viết có nội dung tích cực thu hút lượng tương tác cao hơn so với các nội dung tiêu cực, ví dụ các bài viết về các Thói quen sinh hoạt tốt cho sức khỏe có lượng tương tác trung bình cao hơn so với Thói quen sinh hoạt có hại cho sức khỏe. Tương tự, cùng về nội dung Dinh dưỡng và sức khỏe nhưng các bài viết về Thực phẩm | Chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe nhận được lượng tương tác trung bình cao hơn các bài viết về Thực phẩm | Chế độ ăn uống có hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, các chuyên đề công bố thông tin nghiên cứu đặc biệt là các thành tựu y học có ý nghĩa tiếp thêm hy vọng cho người bệnh và người thân cũng là một trong những loại nội dung tạo được nhiều tương tác trên social media.
Trang bị kiến thức tự chăm sóc sức khỏe tại nhà là nhu cầu lớn nhất hiện nay
Người tiêu dùng nhất là phân khúc từ 18 đến 34 tuổi hiện nay chủ động hơn trong việc tìm hiểu bệnh nhờ nguồn thông tin phong phú và khổng lồ trên mạng. Khi vấn đề sức khỏe ngày càng được chú trọng thì những bài viết về các Thói quen sinh hoạt có lợi cho sức khỏe luôn tạo ra được lượng tương tác tốt. Bên cạnh đó các bài thuốc dân gian đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà cũng là loại nội dung luôn nhận được lượng chia sẻ cao.
Ngoài ra, các triệu chứng bệnh là một trong những mối quan tâm lớn nhất ngày nay, đặc biệt là các bài đăng có nội dung Đoán bệnh thông qua biểu hiện bên ngoài luôn thu hút được sự chú ý và tạo ra lượng tương tác khổng lồ.
Người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và dinh dưỡng, đặc biệt cho sự phát triển của trẻ em.
Các bà mẹ rất nhạy cảm với những tin tiêu cực về các sản phẩm có hại cho sức khỏe bé. Trong thời gian 2 tháng đầu năm 2016, thông tin sữa kém vệ sinh của TH true milk được các mẹ chia sẻ với nhau rất nhiều trên Facebook. Các thương hiệu kinh doanh trong phân khúc này nên quan tâm đặc biệt đến vấn đề dinh dưỡng và an toàn thực phẩm để tăng sự tín nhiệm của các bà mẹ. Các bà mẹ cũng rất nhạy cảm với những cảnh báo về thói quen hàng ngày có hại cho sức khỏe của trẻ như những thông tin về việc rung lắc trẻ gây tổn thương não cũng nhận được lượng tương tác khủng.
Đáng chú ý đặc biệt ở chuyên đề sức khỏe mẹ và bé, các bài đăng về Tư vấn trực tuyến hay hỏi đáp là một dạng bài tạo ra tương tác rất tốt. Hỏi Bác Sĩ Nhi Đồng là một trong những trang tư vấn trực truyến được rất nhiều bà mẹ tin tưởng và tham khảo thông tin.
Vẻ đẹp khỏe khoắn khỏe mạnh là tiêu chuẩn mới về vẻ đẹp của phụ nữa hiện đại.
Các bài đăng hướng dẫn tập luyện, sinh hoạt hiệu quả giúp cơ thể khỏe hơn, đẹp hơn mỗi ngày là loại nội dung được ưa chuộng nhất hiện nay. Song song đó thì các bài đăng cảnh báo về tác hại của các trào lưu làm đẹp cũng nhận được sự quan tâm lớn.
Các loại nội dung về chủ đề Khỏe và Đẹp tạo được nhiều tương tác nhất :
THƯƠNG HIỆU CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ TĂNG SỰ TƯƠNG TÁC VỚI NGƯỜI DÙNG TRÊN SOCIAL MEDIA?
Tập trung hoạt động và giao tiếp với khách hàng nhiều hơn trên Facebook: Thực tế là mặc dù cho rất nhiều nhu cầu tìm hiểu thông tin về sức khỏe nhưng khách hàng thiếu những kênh truyền thông đáng tin cậy từ những tổ chức có uy tín. Thương hiệu cần xây dựng các kênh thông cung cấp những thông tin chính xác, bổ ích và thiết thực nhằm đáp ứng nhu cầu lớn này.
Cung cấp cho khách hàng những kiến thức bổ ích nhằm giúp họ hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh hơn: như đã đề cập ở trên các bài viết về những thói quen sinh hoạt tốt cho sức khỏe nhận được lượng tương tác rất cao nhất là đối với nhóm khách hàng từ 18 đến 34 tuổi hiện nay, thương hiệu có thể đăng các bài viết theo dạng nội dung này để thu hút sự chú ý và tạo cảm hứng sống tích cực ở người trưởng thành.
Cung cấp cho người tiêu dùng kiến thức bổ ích cho việc tự chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bản thân và gia đình: Việc chăm sóc sức khỏe tại nhà ngày nay đã trở thành một nhu cầu cấp thiết của mọi nhà. Các bài viết về cái bài thuốc dân gian có thể thực hiện tại nhà, các cách sơ cứu nhanh trong tình huống khẩn cấp, các công thức chế biến thực phẩm bồi bổ sức khỏe... là những dạng nội dung thương hiệu có thể tham khảo để áp dụng.
Theo thống kê của Buzzmetrics Social Listening trong quý 4/2015 thì có hơn 100,000 thảo luận về Chăm sóc da cho nam giới được tạo ra trên social media, trong đó khoảng 30% là thảo luận có chứa ý kiến thật sự của người tiêu dùng, còn lại là các bài đăng tạo bởi thương hiệu, các bài viết mua bán.
Theo thống kê của Buzzmetrics trong quý 4/2015 thì có hơn 100,000 thảo luận về Chăm sóc da cho nam giới được tạo ra trên social media, trong đó khoảng 30% là thảo luận có chứa ý kiến thật sự của người tiêu dùng về vấn đề này, còn lại là các bài đăng tạo bởi thương hiệu, các bài viết mua bán. Có thể nói, hơn 30,000 thảo luận tạo bởi nam giới trên social media về Chăm sóc da trong quý 4/2015 cho thấy sự quan tâm lớn của nam giới đối với việc Chăm sóc da.
Khi phân tích các thảo luận về Chăm sóc da cho nam giới trên social media, có thể thấy có hai luồng thảo luận chính là Chia sẻ và Đặt câu hỏi, trong đó có 46% nam giới truy cập các phương tiện truyền thông xã hội và nêu lên những thắc mắc, câu hỏi của mình về việc Chăm sóc da, 54% còn lại nêu lên những chia sẻ, lời khuyên về chăm sóc da hiệu quả. Theo phân tích và tổng hợp của Buzzmetrics thì dưới đây là Các câu hỏi và chia sẻ phổ biến về Chăm sóc da cho nam giới trên social media:
CÁC CÂU HỎI PHỔ BIẾN NHẤT VỀ CHĂM SÓC DA CHO NAM GIỚI
CÁC CHIA SẺ PHỔ BIẾN NHẤT VỀ CHĂM SÓC DA CHO NAM GIỚI
Phân tích các thảo luận về Chăm sóc da cho nam giới được tạo ra trên social media, có thể thấy rằng có 4 nhu cầu chính về chăm sóc da ở nhóm đối tượng này: Trị mụn, Kiểm soát chất nhờn, Làm mờ sẹo mụn và Làm trắng da, trong đó Trị mụn là nhu cầu được nhắc đến nhiều nhất (72% thảo luận). Đáng chú ý, nhu cầu Làm trắng da cũng là một nhu cầu được chú trọng và nhắc đến nhiều ở nam giới , chiếm đến 14% lượng thảo luận.
Nhìn chung, Sản phẩm của các thương hiệu phổ biến là biện pháp được nhắc đến nhiều nhất trong việc điều trị các vấn đề về da. Các sản phẩm này chủ yếu đến từ các thương hiệu có đại diện và phân phối chính thức tại Việt Nam như Pond's, Bioré, OXY, Shiseido, Nivea,... Riêng đối với việc Trị mụn thì Sản phẩm dược mỹ phẩm là giải pháp hàng đầu được nhắc đến (22%), ngoài ra Đến bác sĩ da liễu cũng là biện pháp được cân nhắc, lựa chọn và khuyên dùng bởi nhiều người trên social media (14% thảo luận).
Đối với nhu cầu Làm trắng da, Các sản phẩm nhập khẩu là giải pháp được nhắc đến nhiều thứ hai sau Sản phẩm của các thương hiệu phổ biến với 10% thảo luận.
OXY, Pond's Men Và Men's Bioré là 3 thương hiệu tạo được nhiều thảo luận nhất trên social media trong quý 4/2015, chiếm 70% thị phần thảo luận.
Nhìn chung, Minigame trên Facebook fanpage vẫn là hoạt động phổ biến và tạo được nhiều tương tác của các thương hiệu trên social media. Ngoài ra, POND's Men còn được nhắc đến nhiều bởi Countdown Party 2016, trong khi Men's Bioré thu hút được khá nhiều sự chú ý cũng như thảo luận thông qua cuộc thi "Thách thức mọi chướng ngại".
Như đã nói trên, Mụn là vấn đề lớn nhất mà nhiều nam giới găp phải, do đó Làm sạch mụn là yếu tố hàng đầu khiến cho các thương hiệu chăm sóc da dành cho nhóm đối tượng này được đánh giá cao bởi người dùng trên social media. Bên cạnh đó, Có nhiều hoạt động hấp dẫn trên Facebook fanpage là điểm cộng đáng kể cho OXY và Men's Bioré được nhắc đến trong nhiều thảo luận. Đáng chú ý, POND's Men nhận khá nhiều phản hồi tích cực về khả năng Làm trắng da cho nam giới.
Thảo luân về Thức ăn nhanh đang là chủ đề nóng và có số lượng thảo luận lớn trên Social Media với nhiều hoạt động của các thương hiệu và sự tham gia thảo luận của cộng đồng.
Ngành hàng Thức ăn nhanh (Fastfood) là ngành hàng có lượng thảo luận lớn trên social media với nhiều hoạt động của các thương hiệu và sự tham gia thảo luận của cộng đồng. Tại Việt Nam fastfood đang cạnh tranh với một loại hình thức ăn khác khá phổ biến - Streetfood (Ăn vặt, Thức ăn đường phố) mà đối tượng khách hàng chủ yếu là nhóm giới trẻ, tuổi teen.
Streetfood là các món ăn vặt thường được bày bán trên đường phố hoặc trong các quán nhỏ, với sự lựa chọn đa dạng từ bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bò bía, phá lấu, cá viên chiên, xiên nướng, gỏi cuốn,... Streetfood có nhiều điểm tương đồng với fastfood như đều có thể được xem là các món để ăn nhanh, có đối tượng khách hàng chính là giới trẻ, dễ tìm thấy ở mọi nơi và dễ mua mang đi. Với điểm mạnh là đa dạng, giá rẻ, thích hợp cho việc tụ tập bạn bè cùng với sự ra đời và phổ biến của các trang review ẩm thực như Foody, Địa điểm ăn uống, Lozi,... Streetfood đang ngày càng được lăng-xê mạnh mẽ trên social media. Theo thống kê của Buzzmetrics vào quý 4/2015 thì lượng thảo luận về Fastfood được tạo ra trên social media là hơn 600,000 thảo luận (với nhiều hoạt động tích cực của các thương hiệu), trong khi Streetfood lại vượt trội với gần 800,000 thảo luận tạo ra bởi các chính người dùng là cộng đồng ăn uống và giới trẻ.
Về hình ảnh, Streetfood đang có một số lợi thế nhất định so với fastfood như Hợp với khẩu vị người Việt, hợp với túi tiền của những người trẻ đặc biệt là học sinh sinh viên, đáp ứng được sự "nhanh" hơn với fastfood (phải đến các cửa hàng order và chờ đợi), đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu tụ tập bạn bè của giới trẻ và có hình ảnh gần gũi, tự do, bình dân so với sự sang chảnh, sành điệu của Fastfood.
Có thể thấy rằng Giới trẻ và Trẻ em là hai nhóm đối tượng thường ăn fastfood nhất và cũng là 2 nhóm mà các thương hiệu fastfood muốn hướng đến. Tuy nhiên, nếu như muốn nhắm đến nhóm tuổi teen thì thương hiệu cần hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu của nhóm đối tượng này, thì khi muốn hướng đến nhóm trẻ em, thương hiệu cần phải chinh phục nhóm đối tượng phụ huynh - những người ra quyết định đối với việc ăn fastfood của trẻ. Bài viết sẽ đi sâu vào phân tích sự khác nhau trong suy nghĩ và hành vi của 2 nhóm đổi tượng tuổi teen và phụ huynh bằng cách phân tích xu hướng thảo luận của họ trên social media, nhằm cung cấp cho thương hiệu cái nhìn từ phía người tiêu dùng đối với ngành hàng fastfood.
Tuổi teen và các bạn trẻ là nhóm đối tượng mà nhiều thương hiệu fastfood đang muốn hướng đến nhất. Việc nắm bắt được hình ảnh của fastfood trong mắt teen là gì giúp cho các thương hiệu có thể biết được ngành hàng của mình đang được nhìn nhận như thế nào, định nghĩa của teen về fastfood có giống như các thương hiệu đang muốn xây dựng hay không, liệu teen có thật sự đến các chuỗi cửa hàng fastfood để thưởng thức thức ăn hay không và điều gì có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của nhóm đối tượng này.
Theo phân tích của Buzzmetrics thì khi đào sâu vào các thảo luận tạo bởi teen trên social media về fastfood, trong đó có thể hiện suy nghĩ của teen về loại hình ăn uống này, thì điều nổi bật là đa số teen khi nghĩ đến fastfood nghĩa là nghĩ đến "các chuỗi cửa hàng fastfood", chứ không phải "các loại thức ăn là fastfood". Do đó, hình ảnh về fastfood trong nhìn nhận của teen là một trải nghiệm chứ không phải chỉ là một bữa ăn.
Theo những gì được chia sẻ trên social media, thì đại đa số teen xem các cửa hàng fastfood là nơi để gặp gỡ, tụ tập bạn bè, với 69% thảo luận nói lên suy nghĩ này. Trong khi đó, có đến 10% teen thấy rằng các cửa hàng fastfood là nơi sang chảnh, sành điệu, việc đi ăn fastfood thể hiện sự sang chảnh và hợp thời của bản thân. Các cửa hàng fastfood cũng được nói là Nơi dành cho những người trẻ (9%), Nơi tổ chức các bữa tiệc chủ yếu là sinh nhật, họp nhóm (9%) và là Nơi lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ với bạn bè (7%). Đáng chú ý, có một nhóm các bạn trẻ thẳng thắn chia sẻ rằng các cửa hàng fastfood là Nơi lý tưởng để chụp hình tự sướng, check-in (5%).
Nhìn chung, các hành vi của teen trên social media khi nói về fastfood đa số là đồng thời với sự tương tác với người khác, mà cụ thể là bạn bè. Hành vi phổ biến nhất của teen khi nhắc đến fastfood trên social media là Rủ bạn bè đi ăn (khi thấy có khuyến mãi hoặc khi có cửa hàng mới mở, với tỷ lệ thảo luận lần lượt là 30% và 20%), Tag và giới thiệu bạn bè về các cửa hàng mới hoặc món ăn mới (16%), Nhắc đến fastfood khi cùng bạn bè bàn về Bữa ăn sau khi tan học (15%). Ngoài ra, một hành vi khác cũng rất phổ biến đó là Đăng hình tự sướng, check-in tại các cửa hàng fastfood (11%), những nơi được nói là có khung cảnh đẹp, ánh sáng tốt, là nơi thích hợp để cho ra đời những bức ảnh tự sướng lung linh.
Nhiều bạn trẻ còn Kể những chuyện vui của mình khi đi ăn fastfood dưới dạng các bài post trên Facebook, hoặc các bạn học sinh sinh viên lên mạng chia sẻ rằng mình Bỗng dưng thèm fastfood khi đang học bài (4%).
Nhóm đối tựng tuổi teen là nhóm có tốc độ cập nhật nhanh các thông tin trên social media, đặc biệt là các thông tin khuyến mãi của thương hiệu. Theo những gì được chia sẻ bởi nhóm đối tượng này, thì Khi có khuyến mãi là thời điểm mà teen tiêu thụ fastfood nhiều nhất (30%), điều này được góp phần bởi việc được tag và rủ rê bởi bạn bè khi phát hiện có khuyến mãi. Bên cạnh đó, Sau giờ học cũng là một trong những thời điểm mà teen thường đi ăn fastfood nhất, với 20% thảo luận nhắc đến thời điểm này, trong khi có 8% thảo luận chia sẻ về việc lựa chọn đi ăn fastfood khi Học nhóm.
Nếu như nhóm đối tượng teen tự ra quyết định đối với lựa chọn ăn fastfood của mình, thì nhóm Phụ huynh (các bậc cha mẹ) lại là những người ra quyết định đối với việc có cho con của họ ăn fastfood hay không. Theo phân tích của Buzzmetrics dựa trên các thảo luận được tạo bởi nhóm này trên social media thì có thể chia Phụ huynh thành 3 nhóm dựa theo thái độ đối với fastfood:
- Nhóm ủng hộ fastfood (54%): Những người chia sẻ rằng họ thường xuyên cho con ăn fastfood và thậm chí yêu thích loại thức ăn này.
- Nhóm phản đối fastfood (13%): Những người tuyệt đối không cho con ăn fastfood và chia sẻ về tác hại của loại thức ăn này.
- Nhóm trung lập (33%): Không ủng hộ cũng không phản đối fastfood, cho rằng không vấn đề gì khi thỉnh thoảng ăn fastfood.
Như vậy, khác với suy nghĩ của nhiều người rằng nhóm Phụ huynh là nhóm khó chinh phục trong ngành hàng fastfood do họ nhận thức sâu sắc về vấn đề sức khoẻ, các bậc cha mẹ hiện nay trên social media có cái nhìn thoáng hơn nhiều đối với loại thức ăn này và nhiều người nói rằng việc trẻ con thích ăn fastfood là điều dễ hiểu và họ muốn làm cho con vui hoặc sẽ có những biện pháp ăn uống lành mạnh khác bổ sung để là giảm tác hại của fastfood.
Lý do hàng đầu khiến phụ huynh cho bé ăn fastfood đó là do Bé thích (11%). Nhiều người chia sẻ rằng họ thường cho bé ăn fastfood những khi bé đòi bố mẹ dẫn đi ăn, hoặc thưởng cho bé khi bé đạt điểm tốt và họ cảm thấy hoàn toàn vui lòng với điều đó, miễn có thể khiến cho bé vui. Nhiều phụ huynh còn nói rằng họ thích đi ăn fastfood, thích tận hưởng thời gian cùng con ở các cửa hàng fastfood với không gian ấm cúng và được thiết kế đẹp. Theo chia sẻ của nhóm phụ huynh ủng hộ fastfood, thì các chuỗi cửa hàng này đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của bố mẹ khi dự định tổ chức tiệc cho bé. Bên cạnh đó, các sự kiện với chương trình khuyến mãi hoặc quà tặng cho bé hấp dẫn vào các dịp lễ như Giáng sinh, Halloween cũng được nói là lý do khiến các bậc cha mẹ muốn đưa bé đến ăn fastfood.
Một điều đáng chú ý là Khi một trong hai người bố hoặc mẹ đi công tác hoặc vắng nhà, thì người còn lại thường có xu hướng dẫn bé đi ăn fastfood do lười nấu nướng hoặc không muốn ăn ở nhà (6%).
"Fastfood có hại cho sức khoẻ" là lý do hàng đầu khiến một bộ phận bố mẹ phản đối việc ăn fastfood. Bên cạnh đó, những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, lượng calories có trong fastfood, thông tin về việc có giòi trong gà rán KFC,... cũng là những nguyên nhân khiến bố mẹ không cho bé ăn fastfood.
Nhóm phụ huynh này không ủng hộ cũng không phản đối việc ăn fastfood, họ chia sẻ rằng thỉnh thoảng vẫn dẫn bé đến ăn tại các cửa hàng fastfood. Bên cạnh đó, nhiều người chia sẻ rằng họ thích tự làm các món fastfood tại nhà hơn để đảm bảo sự tươi ngon cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhìn chung, có sự khác biệt lớn trong nhìn nhận của giới trẻ và phụ huynh về fastfood. Trong khi phụ huynh khi nhắc đến fastfood sẽ nghĩ đến các món ăn là fastfood, thì giới trẻ lại nhìn nhận fastfood là một trải nghiệm chứ không chỉ đơn thuần là một bữa ăn.
1. Xây dựng hình ảnh fastfood là một trải nghiệm chứ không chỉ là một bữa ăn: Do nhìn nhận của giới trẻ về fastfood thiên về trải nghiệm, trong đó giới trẻ đến các cửa hàng fastfood không phải để ăn mà là để Gặp gỡ, tụ tập bạn bè. Ngoài ra, việc đến ăn tại các cửa hàng fastfood còn được nhìn nhận là thể hiện bản thân là người hiện đại, hợp thời và đồng thời cũng thường được nhắc đến cùng với các khoảnh khắc liên quan đến học tập như Khi đi học nhóm, Thèm fastfood trong giờ học, Ăn fastfood sau khi tan học, Khi được nghỉ học,... Do đó, thương hiệu có thể xây dựng cho mình hình ảnh là một nơi có thể đáp ứng đúng nhu cầu của giới trẻ, là nơi có thức ăn ngon, nơi thoải mái để gặp gỡ, trò chuyện cùng bạn bè, trao đổi kiến thức hoặc cùng nhau học tập,...
2. Gắn liền fastfood với hình ảnh các món ăn đẹp và hấp dẫn: Chụp ảnh, tự sướng và check-in khi đi ăn fastfood là một thói quen của nhiều bạn trẻ, trong đó nhiều người dành khá nhiều thời gian cho việc này trong mỗi lần đi ăn uống và đăng tải hình ảnh các món ăn lên Facebook hoặc Instagram. Những hình ảnh món ăn bắt mắt luôn nhận được nhiều interaction tuy nhiên, việc chụp ảnh sao cho đẹp, sao cho các món ăn trông hấp dẫn hơn khi lên hình không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng. Thương hiệu có thể tận dụng các Food blogger để tạo ra các content hướng dẫn chụp ảnh và chỉnh sửa để có được những hình ảnh món ăn đẹp nhất. Food blogger là những người có lượng follower nhất định và thường xuyên đăng tải những hình ảnh đẹp về các món ăn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía cộng đồng như Dino Vu, Quang Vinh,...
3. Có nhiều quà tặng, sự kiện cho các bé: Nhiều bậc phụ huynh chia sẻ rằng lý do phổ biến nhất mà họ thường dẫn con đi ăn fastfood đó là khi bé đòi bố mẹ dẫn đi ăn hoặc để thưởng khi bé đạt điểm tốt, khi có sự kiện dành cho bé,... Do đó, ý thích của bé là yếu tố có sức ảnh hưởng tới nhiều phụ huynh, vì vậy thương hiệu nên có các quà tặng hay chương trình khiến bé yêu thích đến các cửa hàng của mình. Ngoài ra, thương hiệu cũng nên chú ý là nhiều bậc cha mẹ xem các cửa hàng fastfood là nơi lý tưởng tổ chức sinh nhật cho bé.
4. Nhiều bố mẹ chia sẻ rằng họ thường dắt bé đi ăn fastfood khi người kia vắng nhà, do đó thương hiệu có thể có các chương trình khuyến mãi hoặc quà tặng dành riêng cho các bố mẹ dẫn bé đến ăn một mình.
Cao huyết áp là chủ đề được thảo luận nhiều nhất trong ngành hàng Dược phẩm và Y tế, theo thống kê của Buzzmetrics trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9/2015
Cao huyết áp là chủ đề được thảo luận nhiều nhất trong ngành hàng Dược phẩm và Y tế, theo thống kê của Buzzmetrics trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9/2015.
Bên cạnh các bài báo mang tính giáo dục và các hoạt động của thương hiệu, thì người bị bệnh và người có người thân bị bệnh là đối tượng tham gia thảo luận nhiều về Cao huyết áp trên social media. Bài viết đi sâu vào phân tích xu hướng người dùng thảo luận về bệnh Cao huyết áp nhằm tìm ra những mối quan tâm lớn nhất cũng như các hành vi của những người có quan tâm đến căn bệnh này trên social media.
Xu hướng thảo luận của bệnh nhân về Cao huyết áp trên social media chủ yếu là Đặt câu hỏi và Chia sẻ về bệnh này, trong đó Các chia sẻ về bệnh cao huyết áp chiếm đến 66% lượng thảo luận. Các thảo luận về bệnh này chủ yếu được tạo ra bởi 3 nhóm đối tượng: Người bị cao huyết áp, Người có người thân bị cao huyết áp, và Nhóm không xác định (những người không chia sẻ mình là ai).
- Đặt câu hỏi: Trong số những người tham gia đặt câu hỏi về cao huyết áp trên social media, thì có hơn 70% chia sẻ rằng họ là Những người đang bị cao huyết áp hoặc có người thân bị cao huyết áp và có những thắc mắc về bệnh này.
- Chia sẻ kinh nghiệm: Chia sẻ có thể là trả lời cho những câu hỏi được đặt ra trên social, hoặc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc điều trị, phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu như những người hỏi về bệnh này trên social media thường chia sẻ họ là bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân, thì những người tham gia trả lời câu hỏi hoặc chia sẻ kinh nghiệm lại ít khi chia sẻ họ là ai (66% không xác định, chỉ có 19% chia sẻ họ đang hoặc đã từng bị cao huyết áp và 15% nói rằng họ có người thân bị hoặc đã từng bị cao huyết áp) và đưa ra những lời khuyên.
Câu hỏi phổ biến nhất về Cao huyết áp trên social media là về Biện pháp điều trị, trong đó 12% bệnh nhân đã cân nhắc một biện pháp cụ thể và lên mạng hỏi về mức độ hiệu quả của biện pháp này. Trong khi đó, có 11% những người lên social media đặt câu hỏi chung chung về những biện pháp hiệu quả chữa trị cao huyết áp chứ chưa nghĩ đến một giải pháp nào cụ thể.
Trong những chia sẻ về bệnh Cao huyết áp thì Biện pháp điều trị và Những gì người bị cao huyết áp nên hoặc không nên làm là vấn đề nhận được nhiều chia sẻ nhất, tuy nhiên đa số những lời khuyên lại đến từ những người không chia sẻ mình là ai, trong khi chỉ có 6% những người cho lời khuyên nói rằng họ đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này (bị cao huyết áp hoặc có người thân bị cao huyết áp).
Một vấn đề đáng chú ý là có một bộ phận ý kiến cho rằng việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị cao huyết áp gây ra nhiều tác dụng phụ, trong khi Các biện pháp tự nhiên được nói là an toàn hơn.
Như đã nói trên, thuốc Tây bị nói là gây ra nhiều tác dụng phụ do đó các biện pháp từ thiên nhiên được khuyên dùng nhiều hơn, trong đó Tỏi đen | Rượu tỏi được nhắc đến nhiều nhất trong các phương pháp tự nhiên còn Hamomax là sản phẩm được nhắc đến nhiều nhất trong lời khuyên điều trị bằng dược phẩm.
THUỐC ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP
Mặc dù có nhiều tranh cãi xung quanh tác dụng của An Cung Ngưu Hoàng hoàn, đây vẫn là loại thuốc được nhắc đến nhiều nhất trong việc điều trị Cao huyết áp, tiếp theo là Hamomax và Coversyl, trong đó Hamomax có thể được xem là thương hiệu có hoạt động tích cực nhất trong việc tương tác với khách hàng trên social media nhờ vào Facebook fanpage và kênh Youtube.
Các hoạt động của Hamomax bao gồm:
- Chia sẻ kinh nghiệm từ những người đang bị cao huyết áp và đưa ra lời khuyên
- Tư vấn miễn phí về bệnh cao huyết áp
- Chương trình khuyến mãi "Sức khỏe là vàng"
- Tài trợ "Sinh hoạt câu lạc bộ tâm tình người cao tuổi"
Nhìn chung, các thương hiệu thuốc điều trị cao huyết áp được thảo luận chủ yếu trên Facebook và forums, trong đó Hamomax tạo được nhiều thảo luận trên Facebook nhờ vào các hoạt động trên fanpage còn An cung ngưu hoàng hoàn được nhắc đến nhiều trên Facebook do tranh cãi xung quanh tác dụng của loại thuốc này có thật sự là "thần dược" hay không.
MÁY ĐO HUYẾT ÁP
Các thương hiệu máy đo huyết áp được thảo luận chủ yếu trên Facebook, forum và các trang thương mại điện tử, trong đó Omron, Microlife và Polygreen là 3 thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất.
- Chủ động tạo ra các chủ đề hoặc tham gia vào thảo luận của người dùng trên social media về Cao huyết áp: Hiện nay các câu hỏi, chủ đề tạo ra bởi người tiêu dùng về Cao huyết áp trên mạng đều chủ yếu được trả lời bởi các bệnh nhân khác, trong khi thương hiệu hầu như không tham gia thảo luận. Bên cạnh đó, hầu hết các thương hiệu trong lĩnh vực này chưa có những hoạt động thực sự hiệu quả để kết nối với khách hàng (trừ Hamomax). Thương hiệu nên chủ động tạo ra các chủ đề về Cao huyết áp, bao gồm các thông tin như nguyên nhân, hậu quả, cách điều trị,..., khuyến khích bệnh nhân chia sẻ về tình trạng và băn khoăn của mình, xây dựng hình ảnh là một thương hiệu quan tâm đến sức khỏe cộng đồng cũng như là một giải pháp hữu hiệu trong điều trị cao huyết áp.
- Tạo ra các chuyên đề về Kinh nghiệm và chia sẻ của người bị cao huyết áp trong quá trình điều trị bệnh: Các chia sẻ thực tế của người bệnh luôn nhận được sự quan tâm và đồng cảm của những người bệnh khác, do đó thương hiệu có thể tìm hiểu và tận dụng các nội dung này để tạo các bài đăng tương tác với người tiêu dùng. Hiện nay các chia sẻ về bệnh cao huyết áp trên social media chủ yếu được tạo ra bởi những người không nói rõ mình là ai, trong khi ý kiến từ những người có kinh nghiệm (chuyên gia, người bị cao huyết áp hoặc có người thân bị cao huyết áp) được xem là có sức ảnh hưởng lớn hơn.
- Làm rõ về tác dụng phụ của sản phẩm trong điều trị cao huyết áp: Thuốc Tây đang bị nói là gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh, đặc biệt là khi ngưng sử dụng thuốc, điều này khiến rất nhiều bệnh nhân khác băn khoăn và cân nhắc sử dụng các biện pháp từ thiên nhiên. Thương hiệu cần làm rõ vấn đề này cũng như có những lời khuyên về việc sử dụng thuốc sao cho hiệu quả nhất. Mặc khác, các sản phẩm thuốc không gây nhiều tác dụng phụ là sản phẩm mà nhiều người bệnh đang tìm kiếm nhất.
Thảo luận về Gym được nhắc đến nhiều thứ nhì trên social media chỉ sau Bóng đá. Đây chính là một trong những hướng đi tốt cho các thương hiệu thể thao để tạo dựng Nhận diễn thương hiệu của mình.
Luyện tập thể hình là hoạt động thể thao thường ngày được nhắc đến thứ nhì trên social media chỉ sau Bóng đá. Theo giải pháp Lắng nghe và Nghiên cứu mạng xã hội Buzzmetrics, thì Khoảnh khắc vượt qua chính mình là một nền tảng nội dung tương tác tiềm năng các thương hiệu trong lĩnh vực thể thao cần tận dụng để tạo Nhận diện thương hiệu (Top of Mind Awareness) và Sự liên tưởng (Brand Association).
Những khoảnh khắc một người từ bỏ sự lười biếng, thói quen và sức ì hiện hữu sang lần tập gym đầu tiên, vượt qua những khó khăn ban đầu để duy trì sự kỷ luật và trở thành một người có thói quen tập đều đặn, được nói là những khoảnh khắc tuyệt vời của người luyện tập thể hình. Thương hiệu nào song hành với những khoảnh khắc này, đều có khả năng thu giữ khách hàng lâu dài. Một số chiến dịch moment marketing của Kiip, một giải pháp cho phép thương hiệu giao Coupon cho người chơi game trên smartphone mỗi khi vượt qua một cửa ải, cho thấy marketing message được giao đúng thời điểm cảm xúc của người chơi là cao nhất, tăng chỉ số đổi phiếu mua hàng (Coupon redemption rate) từ 0.3% lên tới 40%. Việc này có thể được làm tương tự với lĩnh vực thể thao, khi trạng thái cảm xúc hân hoan của người vượt qua chính mình là cao nhất.
Bài viết này nối tiếp bài Bí mật tạo tương tác khủng trên social media cho các thương hiệu trong ngành Luyện tập thể hình, đi sâu vào phân tích xu hướng nhóm đối tượng Những cá nhân có quan tâm hoặc thảo luận về thể hình, cho thấy Insight của những người tập gym, những điều gì khiến họ quan tâm và chia sẻ và cơ hội cho các thương hiệu trong lĩnh vực thể thao để tạo kết nối và tương tác.
Khi phân tích nhóm Những cá nhân có quan tâm và thảo luận về Luyện tập thể hình theo giai đoạn trước và sau khi tham gia tập gym thì có 3 nhóm chính dưới đây:
1. NHỮNG NGƯỜI NÓI RẰNG HỌ KHÔNG TẬP GYM
Chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong số các thảo luận về gym trên social (3%), những người này thường chỉ đơn thuần nói rằng họ không tập gym chứ không đưa ra những lý do cụ thể. Một số ít lý do được đề cập là Do bận rộn, Không có thời gian, Sợ đau cơ, Cho rằng các bài tập thể hình quá khó, sợ không thể thực hiện được, Lười,...
2. NHỮNG NGƯỜI ĐANG CÂN NHẮC SẼ ĐI TẬP GYM (PRE-PURCHASE)
Thảo luận tạo bởi nhóm người này chiếm 25% tổng số thảo luận về gym, trong đó đa số là những băn khoăn, thắc mắc trước khi đi tập gym và Động lực tập gym (Tăng cân, Giảm đùi, Tăng chiều cao, Tăng cơ,...). Các thắc mắc về tập gym bao gồm Hỏi về các bài tập (7%), Các bài tập cho từng nhóm cơ cụ thể (3%), Chương trình tập luyện (2%), Thời gian tập luyện tốt nhất,... Ngoài ra, nhiều người vẫn đang cân nhắc có nên tập gym hay không do vẫn còn băn khoăn về Thế nào là một cơ thể đẹp, Thế nào là cân nặng lý tưởng (3%) do đó không biết với cơ thể hiện tại của mình thì có cần phải đi tập gym hay không, hoặc đi tập gym có giúp cải thiện gì hay không. Đáng chú ý, một số ý kiến cho rằng tập gym là một phương pháp hiệu quả để vượt qua đau khổ sau khi chia tay hoặc sẽ giúp có thân hình đẹp khiến đối phương phải hối hận sau khi chia tay (1%). Thử thách bạn bè tập luyện (2%) đươc nói là một trong những yếu tố thúc đẩy một người từ Cân nhắc tập sang Đi tập gym.
3. NHỮNG NGƯỜI ĐÃ VÀ ĐANG TẬP GYM (POST-PURCHASE)
Là những người thảo luận sôi nổi nhất về chủ đề này (72% tổng số thảo luận), trong đó các thảo luận có chiều sâu, có nhiều ý kiến về kỹ thuật tập luyện. Các chủ đề thảo luận có sự tham gia của cả những người mới tập gym và những người đã tập lâu năm, trong đó thảo luận thường ở dạng các câu hỏi và câu trả lời; những chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiêm khi tập gym. Trong tất cả các chủ đề thảo luận, thì Các vấn đề, khó khăn khi tập gym và Động lực hay mục đích tập gym là hai chủ đề được thảo luận nhiều nhất (tỷ lệ thảo luận lần lượt là 20% và 18%), trong đó Nam giới tham gia thảo luận tích cực hơn nhiều so với Nữ giới.
Nhiều chủ đề thiên về cảm xúc được tạo ra bởi những người đang tập gym như Nói rằng mình nghiện tập gym (4%), Khoe cơ thể đẹp sau khi tập gym (4%), Kể chuyện vui khi tập gym (3%), Các cảm xúc tích cực mang lại bởi việc tập gym (3%),... mà các thương hiệu trong ngành Luyện tập thể hình có thể tận dụng để tăng sự tương tác với các đối tượng khách hàng mục tiêu này.
Có rất nhiều vấn đề mà người tập gym đặc biệt là những người mới tập thường gặp phải trong quá trình luyện tập, trong đó xu hướng chung thường là Tiếp tục cố gắng (56%), trong khi đó có 33% những người gặp khó khăn khi tập luyện nói rằng họ Cảm thấy chán nản và 11% nói rằng họ Bỏ cuộc.
- Không thể thực hiện các bài tập khó: Là vấn đề phổ biến nhất đặc biệt là với những người mới tập gym, tuy nhiên dù không thể thực hiện các bài tập khó nhưng nhiều người chia sẻ rằng họ vẫn tiếp tục cố gắng (5%) trong khi có 2% nói rằng đây là nguyên nhân khiến họ bỏ tập.
- Lâu có hiệu quả | Không thấy kết quả: Xu hướng chung của nhiều người là mong muốn có kết quả nhanh chóng, trong khi đó việc tập gym lại thường là một quá trình phấn đấu lâu dài, do đó việc không thấy kết quả hoặc lâu không có hiệu quả khiến nhiều người cảm thấy chán nản (3%).
Ngoài ra, có nhiều vấn đề khác khiến người tập gym thường cảm thấy chán nản như Đau cơ, Không thể theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt khi tập gym, Mất cơ khi không tập, Sợ bị chấn thương, Không có thời gian,...
CÁC THƯƠNG HIỆU CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ KHUYẾN KHÍCH VIỆC TẬP GYM VÀ TĂNG TƯƠNG TÁC VỚI CỘNG ĐỒNG?
1. Cung cấp thông tin về sức khoẻ, kỹ thuật tập luyện, giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của những người đang cân nhắc tập gym hoặc đang tập gym: Hiện nay có khá nhiều mối băn khoăn liên quan đến việc tập gym mà nhiều người vẫn đang đặt ra câu hỏi trên social media, nhất là đối với những người đang có ý định tập gym. Đáng chú ý, điều khiến nhiều người vẫn đang chần chừ trước việc luyện tập là do không biết cơ thể mình đang ở mức độ nào, có cần thiết phải luyện tập hay không, đâu là cân nặng lý tưởng hoặc đâu là hình thể đẹp, việc luyện tập có mang lại hiệu quả hay không,... Việc giải đáp hiện nay được thực hiện chủ yếu giữa những người có quan tâm đến gym với nhau hoặc bởi những người có kinh nghiệm trong tập gym chứ chưa có sự tham gia cảu thương hiệu. Thương hiệu có thể chủ động tạo ra các diễn đàn, cơ hội tư vấn miễn phí nhằm xoá bỏ những rào cản trong suy nghĩ của những người đang có ý định tập gym.
2. Kết nối với cộng đồng thông qua các nội dung thiên về cảm xúc: Có thể thấy rằng các thảo luận về Luyện tập thể hình hiện nay có khá nhiều chủ đề liên quan đến cảm xúc. Đây là cơ hội để thương hiệu có thể tương tác với các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Các khía cạnh mà thương hiệu có thể tận dụng như:
- Những lợi ích cảm xúc mang lại bởi việc tập gym (Làm giảm stress, Giúp vượt qua những cảm xúc tiêu cực, Giúp tự tin hơn,...)
- Tạo cơ hội để những người tập gym có thể khoe thành tích của mình sau quá trình tập luyện cực khổ, giúp người tập có thêm động lực để tiếp tục luyện tập và đồng thời là mục tiêu để những người khác phấn đấu
- Những câu chuyện. trải nghiệm khi tập gym là nội dung tạo được nhiều sự tương tác với cộng đồng. Thương hiệu có thể tạo ra các bài đăng dưới dạng chia sẻ kinh nghiệm, chuyện vui buồn của những người mới tập gym hoặc đã tập lâu năm
3. Khuyến khích người tập vượt qua những khó khăn trong quá trình luyện tập: Các vấn đề, khó khăn trong tập gym là chủ đề được thảo luận nhiều nhất bởi những người đang tập gym. Những vấn đề này có thể khiến họ cảm thấy chán nản hoặc thậm chí bỏ tập. Thương hiệu cần biết các vấn đề mà người tập thường gặp là gì và họ có thể vượt qua nó như thế nào. Đồng thời những khoảnh khắc mà người tập vượt qua các khó khăn, đạt được mục tiêu mới, hoặc đơn giản là vượt qua được sự lười biêng, bận rộn để đi tập gym là những khoảnh khắc cần được công nhận. Thương hiệu có thể tạo ra các sự kiện, chiến dịch khuyến khích cộng đồng tích cực tập gym và lưu lại những khoảnh khắc vượt qua khó khăn của bản thân để nhận được những giải thưởng từ thương hiệu.
Ngành hàng bia là một ngành hàng trong đó các thương hiệu có nhiều hoạt động trên social media, với hơn 300,000 thảo luận được tạo ra trong quý 3/2015 theo thống kê của Buzzmetrics nhờ vào một loạt sự kiện sôi nổi được tạo ra bởi các thương hiệu trong thời gian này.
Ngành hàng bia là một ngành hàng trong đó các thương hiệu có nhiều hoạt động trên social media, với hơn 300,000 thảo luận được tạo ra trong quý 3/2015 theo thống kê của Buzzmetrics nhờ vào một loạt sự kiện sôi nổi được tạo ra bởi các thương hiệu trong thời gian này.
Ngành hàng bia tập trung nhiều thảo luận về các sự kiện tạo bởi các thương hiệu, trong khi thảo luận của người tiêu dùng về các sản phẩm bia lại không chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên có chứa nhiều insight về Thói quen uống bia và những điều khiến người dùng hài lòng hoặc chưa hài lòng về các sản phẩm này. Khác với những ngành hàng khác vốn thường có đa số thảo luận về Tính năng, ngành hàng Bia lại có đến gần 80% thảo luận nhắc tới Thói quen tiêu thụ bia và cũng là ngành hàng nhận phải nhiều thảo luận về Các vấn đề tiêu cực gặp phải khi uống bia (26%). Ngành hàng Bia tương đối thiên về cảm xúc khi mà có đến 15% nhắc đến Các lợi ích về mặt cảm xúc khi uống bia.
NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐANG CÓ NHỮNG THÓI QUEN TIÊU THỤ BIA NÀO?
Khi phân tích các thảo luận của người tiêu dùng về sản phẩm bia thì Thói quen uống bia là chủ đề được chia sẻ nhiều nhất trên social media. Thói quen tiêu thụ bao gồm Khi nào thì uống bia và Uống bia ở đâu. Thương hiệu nên dùng các chủ đề này để xây dựng các nội dung tương tác gây ảnh hưởng đến dự định mua bia của khách hàng tiềm năng.
Người tiêu dùng thường uống bia khi nào?
Người tiêu dùng chia sẻ nhiều khoảnh khắc mà họ uống bia, trong đó Tụ họp bạn bè, người thân là dịp mà người dùng thường uống bia nhất (24%). Ngoài ra, bia cũng là thức uống thường được dùng Khi ăn uống (14%), trong đó Hải sản và Đồ nướng là hai loại thực phẩm được dùng kèm nhiều nhất.
Những thời điểm còn lại mà bia được chọn làm thức uống bao gồm Vào dịp lễ, sự kiện (8%), Vào buổi tối (7%), Vào cuối tuần (5%), Sau khi chơi thể thao (2%), Khi xem bóng đá (1%),...
Các trường hợp liên quan đến cảm xúc mà bia là thức uống được nghĩ đến nhiều lại thường là những lúc người uống có cảm xúc tiêu cực hoặc cô đơn như Cảm thấy buồn phiền, chán nản (7%), Khi một mình (3%), Khi bị stress (2%),...
Người tiêu dùng thường uống bia ở đâu?
Ở nhà hàng, quán ăn và Ở nhà là nơi mà người tiêu dùng chia sẻ rằng họ thường uống bia nhất, với tỷ lệ thảo luận nhắc đến những nơi này lần lượt là 10% và 8%. Trong những địa điểm ăn uống mà người dùng thường uống bia thì Quán ăn bình dân và Quán nhậu lại được nhắc đến nhiều hơn là các nhà hàng, Beer garden.
VIỆC UỐNG BIA MANG LẠI CÁC LỢI ÍCH VỀ CẢM XÚC NÀO CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG?
Lợi ích về cảm xúc lớn nhất mà việc uống bia mang lại cho người dùng là Cảm thấy tâm trạng tốt hơn/ Vượt qua khủng hoảng cảm xúc (8%). Bên cạnh đó, uống bia cũng được nói là Chứng tỏ khả năng uống bia, Thể hiện sự nam tính, Đẳng cấp,... Các thương hiệu nên tận dụng những chủ đề này trong việc tạo kết nối với người tiêu dùng.
CÁC THƯƠNG HIỆU BIA NÀO ĐANG HOẠT ĐỘNG SÔI NỔI NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA?
Ngành hàng bia là nơi tập trung nhiều hoạt động của các thương hiệu đặc biệt là các sự kiện âm nhạc sôi động. Trong quý 3/2015 thì Tiger, Heineken và Budweiser là 3 thương hiệu là 3 thương hiệu được thảo luận nhiều nhất trên social media, trong đó cả 3 đều có tổ chức các sự kiện liên quan đến âm nhạc.
Đào sâu vào các nguồn đóng góp nhiều thảo luận nhất cho từng thương hiệu thì có thể thấy rằng Facebook là kênh tập trung nhiều thảo luận nhất, trong đó chủ yếu là do các bài viết tương tác cũng như các minigame được tạo ra trên các fanpage của thương hiệu. Một số thương hiệu có các kênh News chiếm tỷ trọng cao trong việc đóng góp thảo luận như Bia Sài Gòn, Corona, Zorok,.. Ngoài ra, forum cũng là nơi mà các thương hiệu bia được nhắc đến nhiều, chủ yếu là các bài viết thảo luận về sản phẩm hoặc sự kiện bia, điển hình là Bia Sài Gòn, Bia Hà Nội, Bia 333, Corona, Desperado,...
Khi phân tích top 3 thương hiệu bia được thảo luận nhiều nhất trên social media vào quý 3/2015 là Tiger, Heineken và Budweiser thì cả 3 thương hiệu này đều có tổ chức các sự kiện cũng như hoạt động tương tác thu hút được sự chú ý lớn của cộng đồng mạng. Tiger là thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất nhờ vào các hoạt động đa dạng như Chinh phục bức tường Tiger cao 25m, Minigame để thắng sạc dự phòng được tổ chức trên Facebook fanpage, Đêm hội Tiger (tổ chức vào cuối tháng 6/2015). Heineken mặc dù không có nhiều hoạt động nhưng việc yêu cầu fan chia sẻ các post trên fanpage với hashtag #thanhphothegioitrongtayban cũng nhận được sự tham gia của đông đảo giới trẻ. Budweiser được đánh giá cao bởi sự kiện âm nhạc sôi động được tổ chức vào tháng 7/2015 là Budweiser Future Now và các sự kiện âm nhạc thường xuyên như Made For Music.
Thảo luận về bệnh tiểu đường trên social media đang là chủ đề nóng chỉ sau bệnh Cao huyết áp trong giai đoạn 05/2015 - 09/2015 của ngành hàng Y tế và Dược phẩm.
Ngành hàng Y tế và Dược phẩm là một trong những ngành hàng nổi bật nhất trên social media trong năm 2015, với lượng thảo luận được tạo ra tăng vượt bậc và trở thành ngành hàng có lượng thảo luận nhiều thứ 3 trong quý 3/2015.
Theo thống kê của công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics, xu hướng thảo luận trong ngành Dược phẩm chủ yếu là về các bệnh lý, trong đó Cao huyết áp là bệnh được nhắc đến nhiều nhất trên social media trong giai đoạn 05/2015 - 09/2015, tiếp theo là bệnh Tiểu đường với hơn 500,000 thảo luận.
Trong các thảo luận về Tiểu đường được tạo ra trên social media, thì đa phần là nhắc đến Tiểu đường nói chung, chỉ có một số ít đề cập rõ đến các loại Tiểu đường ( tuýp 1, tuýp 2, tuýp 3), trong đó Tiểu đường tuýp 3 (Tiểu đường thai kỳ - chỉ gặp ở phụ nữ mang thai) nhận được sự quan tâm lớn hơn so với 2 tuýp còn lại mặc dù mức độ phổ biến thấp hơn.
Nhìn chung, đa phần các bài viết về Tiểu đường là các tin tức, bài báo có chứa thông tin y khoa về bệnh lý này và các thông tin về sản phẩm của các thương hiệu, nhất là các sản phẩm dược phẩm, không có nhiều thảo luận tạo bởi người bệnh hoặc người tiêu dùng được tạo ra trên social media.
Các chủ đề được thảo luận nhiều nhất là Các biện pháp điều trị và ngăn ngừa tiểu đường (58%), tiếp theo là Triệu chứng của bệnh tiểu đường (20%), Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường (11%) và Hậu quả của bênh tiểu đường (11%).
Nhìn chung, dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường không quá rõ ràng và thường có thể nhầm lẫn với bệnh khác tuy nhiên Thừa cân, béo phì; Huyết áp cao và Tiểu nhiều, khát nhiều, kiệt sức được xem là 3 triệu chứng đầu tiên để nhận biết bệnh Tiểu đường.
Ăn nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt được nói là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường (4%). Một số thói quen ăn uống sinh hoạt khác cũng được nói là dễ gây ra bệnh tiểu đường như Tẩm bổ nhiều (2%), Ăn không kiểm soát, Ăn fastfood, Lối sống ít vận động,... Các nguyên nhân nội tại được nhắc đến là Thiếu insulin (3%), Di truyền (2%),...
Tiểu đường được nói là gây ra nhiều hậu quả như Các bệnh về tim mạch, Các bệnh về mắt, Tổn thương thần kinh, Suy thận,... và các hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai (tiểu đường tuýp 3) như Ảnh hướng đến tính mạng mẹ và bé, Sinh non, Thai lưu, Dị tật thai nhi,...
Các phương pháp tự nhiên là biện pháp được khuyên dùng nhiều nhất khi nhắc đến bệnh tiểu đường, kể cả trong các bài báo và bởi người dùng trên social media (chiếm tỷ trọng cao nhất - 34%). Bên cạnh đó, Sữa dành cho người tiểu đường cũng là một sản phẩm được dề cập nhiều trong quá trình điều trị tiểu đường (24% thảo luận) mặc dù sản phẩm chỉ mang tính chất bổ sung chứ không phải là sản phẩm điều trị. Bí quyết phòng tránh tiểu đường được nhắc đến trong 22% thảo luận trong khi Dược phẩm điều trị tiểu đường là giải pháp được nhắc đến ít nhất, chiếm 10% thảo luận.
Các phương pháp tự nhiên là biện pháp điều trị tiểu đường được nhắc đến nhiều nhất trên social media (34%), trong đó Giảo cổ lam là loại thảo dược được nói là có công dụng trong việc điều trị bệnh tiểu đường, với 11% thảo luận khuyên dùng phương pháp này. Các phương pháp tự nhiên còn lại bao gồm Tỏi đen, Bưởi & Hạt bưởi, Các bài thuốc đông y, Khổ qua,...
Diecerna, Diabetcare và Glucerna là các thương hiệu sữa dành cho người bị tiểu đường được nhắc đến nhiều nhất trên social media, trong đó Diecerna (Vinamilk) được nhắc đến nhiều do có hoạt động Chăm sóc 1500 người cao tuổi.
Kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày được xem là thói quen hàng đầu giúp phòng tránh và kiểm soát tiểu đường, với 15% thảo luận đề cập đến bí quyết này. Các biện pháp còn lại đa phần là đảm bảo lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh như Vận động thường xuyên, Kiểm soát cân nặng, Ăn nhiều rau quả, Không uống nước ngọt, cafein,...
Dược phẩm không phải là biện pháp điều trị tiểu đường được nhắc đến nhiều trên social media. Các sản phẩm được thảo luận bao gồm Thanh Đường An (4%), Tuệ Linh, Vildagliptin, Glucopia,...
CÁC THƯƠNG HIỆU CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ KẾT NỐI VỚI NGƯỜI DÙNG TRÊN SOCIAL MEDIA?
- Về nội dung các bài viết chia sẻ về Tiểu đường cho thấy mẫu hình chung của những bài này là đưa ra các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, sau đó nêu ra các nguyên nhân và hậu quả của bệnh này và cuối cùng mới đề cập đến các giải pháp điều trị. Thương hiệu nên tạo ra các bài viết dạng này để cung cấp thông tin cho người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng của mình, mức độ nghiêm trọng và cách điều trị hợp lý, trong đó sản phẩm của thương hiệu có thể giúp ích gì cho người bệnh.
- Ngành dược là ngành hàng thường có đa số các thảo luận dưới dạng hỏi - đáp giữa người bệnh và các chuyên gia y tế. Tuy nhiên, các thảo luận về bệnh tiểu đường trên social media lại đang thiếu đi loại nội dung này. Vì vậy, thương hiệu có thể tạo một chiến dịch trên social media bằng cách tự tạo ra các chuyên mục Hỏi - Đáp thường xuyên về bệnh tiểu đường với sự tham gia của các chuyên gia y tế, giải đáp các thắc mắc về các dạng tiểu đường và cách xử lý cho nhiều trường hợp khác nhau.
Thương hiệu có thể tạo ra các chiến dịch trên social media bao gồm 3 giai đoạn: Educate, Awareness và Brand image, nghĩa là cung cấp các thông tin về bệnh tiểu đường cho toàn thị trường dưới dạng unbranded content, tạo nhận diện và xây dựng hình ảnh thương hiệu như một chuyên gia trong lĩnh vực này và đưa ra những lời khuyên hữu ích, sau đó truyền tải các nội dung về lợi ích mà sản phẩm của thương hiệu có thể mang đến cho người dùng trong việc ngăn ngừa và điều trị tiểu đường thông qua các KOLs và người tiêu dùng ủng hộ thương hiệu.
Bệnh tiểu đường là bệnh thường gặp ngày nay, trong đó đáng chú ý là tiểu đường tuýp 3 là loại tiểu đường được quan tâm nhiều nhất do đối tượng là phụ nữ mang thai, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhóm đối tượng này có nhu cầu cung cấp thông tin cao về khả năng phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh tiểu đường và các giải pháp.
Các kênh phải chạy trong chiến dịch của thương hiệu trên social media:
Các thảo luận về bệnh tiểu đường hiện đang tập trung nhiều trên các kênh Online news và Facebook (chủ yếu là fanpage của các trang News), do đó thương hiệu khi muốn cung cấp thông tin về bệnh tiểu đường cần chú ý các kênh này. Mặt khác, việc lồng ghép thương hiệu vào các giải pháp điều trị và ngăn ngừa tiểu đường có thể được thực hiện thông quan seeding trên các forum nơi tập trung các thắc mắc về bệnh tiểu đường.
Trong các chủ đề được quan tâm nhiều nhất của các bậc cha mẹ thì thảo luận chọn trường cho con được xem là một trong những việc quan trọng nhất. Sự xuất hiện của các trường quốc tế đem lại nhiều hơn sự lựa chọn cho các bậc cha mẹ tuy nhiên cũng khiến nhiều người tỏ ra băn khoăn.
Trong các chủ đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất của các bậc cha mẹ thì việc chọn trường cho con được xem là một trong những việc quan trọng nhất. Sự xuất hiện của các trường quốc tế đem lại nhiều hơn sự lựa chọn cho các bậc cha mẹ tuy nhiên cũng khiến nhiều người tỏ ra băn khoăn.
Các trường quốc tế có thể được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm hướng tới đối tượng học sinh quốc tế và Nhóm dành học sinh Việt Nam (với chương trình học Anh - Việt), trong đó nhóm trường có chương trình học hoàn toàn bằng ngoại ngữ được thảo luận nhiều hơn, với 60% thị phần thảo luận trên social media, theo thống kế của Buzzmetrics.
Trong nhóm trường dành cho học sinh Việt Nam thì bậc Tiểu học là bậc học được nhắc đến nhiều nhất, trong đó các ý kiến chủ yếu là những băn khoăn của cha mẹ khi lựa chọn cho con học trường quốc tế.
Có thể nói Tiểu học được xem là bậc học quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến toàn bộ con đường học vấn của trẻ sau này, đặc biệt trong việc lựa chọn giữa trường công và trường tư/quốc tế thì thời điểm bé chuẩn bị vào lớp 1 cũng là cột mốc quan trọng trong quy trình ra quyết định chọn trường của bố mẹ.
Bài viết sẽ đi sâu vào phân tích xu hướng thảo luận của các bậc cha mẹ về các trường Tiểu học quốc tế, nhằm tìm ra những mối quan tâm hàng đầu, những băn khoăn khi lựa chọn và những điều khiến phụ huynh hài lòng hoặc chưa hài lòng về các trường này.
Trong các thảo luận về trường Tiểu học quốc tế thì Cân nhắc chọn trường là chủ đề được thảo luận nhiều nhất (chiếm đến 65%), kế đến là các Phản hồi tích cực (31%). Nhóm trường tiểu học quốc tế dành cho học sinh Việt Nam nhận rất ít phản hồi tiêu cực, trong khi chủ đề So sánh giữa trường công và trường quốc tế lại nhận được sự chú ý và tham gia thảo luận lớn từ phía các bậc phụ huynh (14%).
ĐIỀU GÌ KHIẾN CÁC BẬC CHA MẸ CÂN NHẮC KHI LỰA CHỌN TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỐC TẾ?
Chương trình học là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ khi cân nhắc chọn trường tiểu học cho con, trong đó Chương trình học được nghĩ là yếu tố gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe cũng như hứng thú của trẻ đối với việc học tập. Khối lượng bài vở của các trường công lập hiện nay được nói là quá nặng so với trẻ khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng, do đó các trường quốc tế với chương trình nhẹ nhàng hơn được nhiều người cân nhắc.
Bên cạnh đó, việc Đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh) và Các kỹ năng mềm tại trường quốc tế cũng là yếu tố khiến các bậc phụ huynh mong muốn cho con mình học tại đây. Ngoài ra, các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình được tự do phát triển, do đó môi trường khuyến khích Phát triển tính cách tại các trường quốc tế trở thành điểm mạnh trong mắt phụ huynh khi lựa chọn trường cho con.
Tuy nhiên, một số băn khoăn khi chọn cho con theo học tại trường quốc tế bao gồm các vấn đề như Sợ con xa rời văn hóa Việt Nam, vấn đề Luyện chữ viết tay tại các trường quốc tế, Việc chuyển trở lại học trường công có dễ dàng hay không,...
CÁC BẬC CHA MẸ ĐÃ CHO CON THEO HỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỐC TẾ NÓI GÌ?
Đa số các bậc cha mẹ đã cho con học tại trường tiểu học quốc tế thường chia sẻ những phản hồi tích cực, trong đó nhiều người tỏ ra hài lòng với Chương trình học tại các trường này, vốn chú trọng vào việc phát triển khả năng ngôn ngữ và kỹ năng xã hội, được nói là tạo ra nền tảng vững chắc cho việc du học sau này của bé.
Phản hồi tiêu cực về các trường tiểu học quốc tế khá ít, trong đó phụ huynh than phiền rằng con của họ theo học tại trường quốc tế nhưng bé lại không lưu loát tiếng Anh và cũng không giỏi tiếng Việt do học chương trình song ngữ. Ngoài ra, một số bậc cha mẹ muốn cho con học trường quốc tế tuy nhiên Học phí quá cao lại là rào cản.
SO SÁNH GIỮA TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP VÀ QUỐC TẾ
So sánh giữa trường công lập và trường quốc tế là chủ đề thu hút sự tham gia thảo luận của nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi tiểu học. Nhìn chung, các trường công lập nhận nhiều thảo luận tiêu cực hơn khi so sánh với các trường quốc tế.
- Chương trình học quá tải là nguyên nhân khiến cho các trường công lập bị than phiền nhiều nhất, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bé. Các trường quốc tế trong khi đó có chương trình học nhẹ nhàng và chủ yếu tập trung vào các hoạt động giúp bé phát triển bản thân.
- Các trường tiểu học công lập cũng bị nhìn nhận là chỉ chú trọng vào thành tích mà không tạo điều kiện cho bé phát triển tư duy và thiên về giảng dạy lý thuyết nhiều hơn. Các trường quốc tế là môi trường tốt để bé tự do phát triển suy nghĩ của mình cũng như học hỏi nhiều hơn qua việc thực hành.
- Tuy nhiên, các trường tiểu học công lập có lợi thế về việc Rèn luyện chữ viết, trong khi kỹ năng này ở trường quốc tế bị nhiều phụ huynh lo ngại do các nước phương Tây thường có chữ viết đơn giản và không trau chuốt như tại Việt Nam.
Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích các phản hồi của người dùng về các thương hiệu sữa bột trong giai đoạn này, mà nổi bật là Similac, Enfamil và Friso.
Trong bài viết Sữa bột cho bé 0-6 tháng: Ngành hàng không quảng cáo và ý kiến thật sự của người tiêu dùng, Buzzmetrics đã phân tích các ý kiến của người tiêu dùng về ngành hàng này, bao gồm lý do chọn và không chọn cho con dùng sữa bột dành cho bé 0-6 tháng. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích các phản hồi của người dùng về các thương hiệu sữa trong giai đoạn này, mà nổi bật là Similac, Enfamil và Friso.
Nhìn chung, sữa bột dành cho bé 0-6 tháng là ngành hàng không được quảng cáo do đó lượng thảo luận về các thương hiệu là rất thấp, ngoài các thảo luận mua bán sản phẩm thì các thảo luận còn lại đều xuất phát từ ý kiến tự nhiên của người tiêu dùng. Similac, Enfamil và Friso là 3 thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất trong giai đoạn quý 3/2015.
XU HƯỚNG KHÁCH HÀNG ĐANG NÓI GÌ VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU SỮA BỘT CHO BÉ 0-6 THÁNG?
Các thương hiệu sữa bột dành cho bé từ 0-6 tháng nói chung đang nhận khá nhiều phản hồi tiêu cực trên social media, trong đó Similac và Friso có tỷ lệ thảo luận tiêu cực lên đến hơn 40% và cao hơn cả tỷ lệ thảo luận tích cực. Nhìn chung Giúp bé tăng cân và Bé đi ngoài tốt là các yếu tố khiến các sản phẩm sữa bột cho bé 0-6 tháng nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất từ người tiêu dùng. Trong khi đó, Gây táo bón và Bé không tăng cân là các vấn đề tiêu cực nổi trội thường được đề cập nhiều nhất. Điều đáng chú ý là các sản phẩm sữa bột trong giai đoạn này không có điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt, một sản phẩm có thể hợp với bé này nhưng lại không hợp với bé khác.
Có thể nói điểm mạnh lớn nhất của Similac là Giúp bé tăng cân với 21% thảo luận tích cực có nhắc đến lợi ích này. Tuy nhiên, Similac lại nhận phải rất nhiều phàn nàn về vấn đề Gây táo bón (22%), tỷ lệ cao nhất trong 3 thương hiệu. Trong giai đoạn quý 3/2015, Similac cũng gặp phải vấn đề sữa nhiễm khuẩn khiến cho một bộ phận người tiêu dùng tỏ ra lo lắng.
Tương tự như Similac , Friso cũng có điểm mạnh nổi bật nhất là Giúp bé tăng cân (20%) và vấn đề tiêu cực bị phàn nàn nhiều nhất là Gây táo bón (17%). Tuy nhiên, mặc dù được nói là giúp tăng cân ở nhiều bé nhưng Friso cũng lại nhận một lượng đáng kể thảo luận tiêu cực chia sẻ rằng Bé không tăng cân khi dùng sản phẩm này (13%). Ngoài ra, Friso cũng nhận một số phản hồi gay gắt về vấn đề Chương trình khuyến mãi không rõ ràng và không có quà tặng cho khách hàng trung thành (6%), trong đó nhiều người chia sẻ rằng họ cảm thấy không được tôn trọng, hoặc trong khi dùng sản phẩm của Friso nhưng lại nhận được các cuộc gọi chăm sóc khách hàng từ các thương hiệu khác. Vấn đề sữa Friso giả trong thời gian này cũng khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.
Giúp bé tăng cân cũng là yếu tố hàng đầu khiến Enfamil được đánh giá cao (21%), ngoài ra Enfamil cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực về việc Giúp bé đi ngoài tốt (12%). Tuy nhiên, thương hiệu cũng đồng thời nhận phải các thảo luận tiêu cực với tỷ lệ khá cao về vấn đề Bé không tăng cân (11%) và Gây táo bón (11%).
ĐÀO SÂU VÀO CÁC THẢO LUẬN TIÊU CỰC VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU SỮA BỘT CHO BÉ 0-6 THÁNG
Khi phân tích riêng các thảo luận tiêu cực của người dùng về các sản phẩm sữa bột cho bé trong giai đoạn này, có thể thấy rằng tỷ lệ rời bỏ hoặc có ý định rời bỏ thương hiệu là rất cao, trong đó Similac là nhãn hàng có tỷ lệ thảo luận đề cập đến việc rời bỏ thương hiệu và chuyển sang dùng thương hiệu khác cao nhất, lên đến 23%.
Friso mặc dù là thương hiệu có tỷ lệ thảo luận tiêu cực cao nhất trong 3 thương hiệu (45% trong tổng số thảo luận), tuy nhiên đa số các ý kiến lại là thảo luận tiêu cực chung chung, tỷ lệ rời bỏ thương hiệu chỉ là 16% (trong số các thảo luận tiêu cực), trong đó nhiều mẹ chia sẻ rằng họ rất thích Friso và không muốn đổi sang thương hiệu khác, do đó khi bé gặp vấn đề khi dùng sữa Friso, nhiều mẹ có xu hướng hỏi về cách giải quyết hơn là rời bỏ thương hiệu.
Nhìn chung, lý do khiến người tiêu dùng rời bỏ các thương hiệu sữa dành cho bé sơ sinh nhiều nhất là Gây táo bón và Bé không tăng cân, tuy nhiên xu hướng chuyển đổi thương hiệu của các mẹ lại chủ yếu là chuyển từ Similac, Friso và Enfamil sang các thương hiệu khác chứ ít khi chuyển đổi giữa 3 thương hiệu này.
Gây táo bón: Đây là nguyên nhân hàng đầu và bắt buộc các mẹ phải thay đổi thương hiệu do sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các thương hiệu thay thế chủ yếu là NAN, Morinaga, S-26, Biomil,... Tuy nhiên, nhiều mẹ chia sẻ rằng việc chuyển đổi thương hiệu do Gây táo bón là bắt buộc tuy nhiên sau đó lại gặp phải một số vấn đề khác như Bé không tăng cân, Bé không chịu uống,...
Bé không tăng cân: Nhìn chung, so với việc Gây táo bón thì tỷ lệ người tiêu dùng rời bỏ thương hiệu vì Bé không tăng cân hoặc tăng cân chậm tương đối thấp hơn, tuy nhiên nhiều người cũng bày tỏ ý định chuyển đổi thương hiệu khi gặp vấn đề này. Có thể nói, khi gặp vấn đề Gây táo bón thì thương hiệu khó có thể giữ được khách hàng tuy nhiên đối với vấn đề cân nặng thì thương hiệu vẫn có cơ hội giữ người dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình.
Là thuơng hiệu có tỷ lệ người dùng rời bỏ cao nhất, trong đó đa số các chia sẻ là chuyển sang dùng sữa NAN (khi gặp các vấn đề về Gây táo bón và Bé không tăng cân). Ngoài ra, Hương vị không thơm ngon | Quá ngọt cũng là nguyên nhân khiến các mẹ chuyển từ Similac sang dùng thương hiệu khác (Morinaga). Trong thời gian này, Similac cũng gặp phải vấn đề Sữa nhiễm khuẩn khiến cho người tiêu dùng hoang mang và rời bỏ thương hiệu.
Bên cạnh vấn đề Gây táo bón và Bé không tăng cân khiến cho các mẹ rời bỏ Friso sang các thương hiệu khác thì một vấn đề khá nghiêm trọng được người tiêu dùng chia sẻ là nguyên nhân họ không dùng Friso nữa mà chuyển sang thương hiệu khác đó là Không hề có quà tặng dù mẹ cho bé dùng Friso kể từ khi mới sinh, trong khi đó các nhãn hàng khác lại liên tục gọi điện thoại hỏi thăm khiến người tiêu dùng cảm thấy không được tôn trọng bởi Friso và rời bỏ thương hiệu.
Nhiều người chia sẻ rằng họ rời bỏ Enfamil do Gây táo bón cho bé hoặc vì Bé không tăng cân, tuy nhiên có rất ít thảo luận nhắc đến thương hiệu thay thế. Ngoài ra, Enfamil cũng bị nói là có Hương vị không thơm ngon | Quá ngọt nên bé không chịu uống do đó mẹ phải đổi sang thương hiệu khác.
Ngành hàng sữa bột (Milk powder) tuy không phải là ngành hàng được thảo luận nhiều nhất trên social media nhưng lại là ngành hàng có mức độ thảo luận có chiều sâu và nhiều insight về ngành hàng cũng như hành vi của người tiêu dùng.
Ngành hàng sữa bột (Milk powder) tuy không phải là ngành hàng được thảo luận nhiều nhất trên social media nhưng lại là ngành hàng có mức độ thảo luận có chiều sâu và nhiều insight về ngành hàng cũng như hành vi của người tiêu dùng.
Ngành hàng sữa bột có sự tham gia của rất nhiều thương hiệu trong các giai đoạn (stage) khác nhau, từ Sữa dành cho phụ nữ mang thai (Stage 0) cho đến Sữa dành cho bé trên 6 tuổi (Stage 5), trong đó các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi là các sản phẩm mà thương hiệu không được phép quảng cáo công khai, do đó thảo luận trong các stage này không nhiều như những stage khác và chủ yếu là ý kiến của người tiêu dùng về việc sử dụng các sản phẩm sữa bột cho bé trong giai đoạn này.
Báo cáo về ngành hàng Sữa bột dành cho bé giai đoạn 0-6 tháng thực hiện bởi Buzzmetrics trong quý 3/2015 cho thấy dưới đây là những chủ đề được thảo luận nhiều nhất về ngành hàng này trên social media:
Nhìn chung, Lợi ích về tính năng (Functional benefits) vẫn là chủ đề được thảo luận nhiều nhất về sữa bột cho bé trong giai đoạn 0-6 tháng (52%), tuy nhiên Các phản ánh tiêu cực về các sản phẩm trong ngành hàng này cũng chiếm một tỷ lệ khá cao (41%). Đáng chú ý, Thảo luận về sữa công thức và sữa mẹ là chủ đề nổi bật trong ngành hàng với 19% thảo luận là về chủ đề này. Những chủ đề còn lại bao gồm Cách sử dụng và Lợi ích về cảm xúc mang lại bởi các sản phẩm sữa bột cho bé dưới 6 tháng tuổi.
HÀNH VI LỰA CHỌN SỮA BỘT (SỮA CÔNG THỨC) VÀ SỮA MẸ CHO BÉ TRONG GIAI ĐOẠN 0-6 THÁNG
Đào sâu vào các Thảo luận về sữa công thức và sữa mẹ, có nhiều ý kiến trái chiều được chia sẻ bởi những người mẹ có con từ 0-6 tháng nói về việc cho con dùng sữa trong giai đoạn này. Một điều không thể chối cãi rằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là đổi với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì việc sử dụng sữa bột là vấn đề hết sức nhạy cảm.
Nhìn chung, việc sử dụng sữa bột cho bé trong giai đoạn này có thể là bất đắc dĩ (do mẹ không có sữa hoặc do sự chỉ định của bác sĩ) hoặc do mẹ lựa chọn cho bé dùng sữa bột, trong đó 25% thảo luận chia sẻ về việc mẹ cho bé uống sữa bột kèm với bú mẹ. Dưới đây là thống kê về hành vi cho bé uống sữa bột và sữa mẹ trong giai đoạn 0-6 tháng và thái độ của các mẹ đối với việc sử dụng sữa bột cho bé trong độ tuổi này, sắp xếp theo mức độ tăng dần thái độ tiêu cực đối với sữa bột:
LÝ DO KHIẾN CÁC BÀ MẸ CHỌN HOẶC TẨY CHAY SỮA BỘT CHO BÉ TỪ 0-6 THÁNG
Nhìn chung, có rất nhiều lý do khiến mẹ chọn sử dụng sữa bột cho bé dưới 6 tháng tuổi, trong đó phổ biến nhất là do Mẹ không có sữa hoặc không đủ sữa (20%). Một lý do phổ biến khác được nhiều người chia sẻ đó là việc cho bé sử dụng sữa bột sau khi sinh trong lúc chờ sữa mẹ về (5%). Các lý do mang tính bất khả kháng còn lại bao gồm việc sử dụng do chỉ định của bác sĩ trong trường hợp Bé sinh non, Bé bị bệnh đường ruột hoặc Mẹ phải đi làm nên không cho bé bú mẹ được.
Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ chia sẻ về việc lựa chọn cho con dùng sữa bột trong hoàn cảnh vẫn có thể cho con bú mẹ vì các lý do như Muốn bé tăng cân (vì bé còi cọc khi bú sữa mẹ và sữa bột được xem là chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn, giúp bé tăng cân - 4%) hoặc Sợ sữa mẹ không đủ chất nên bé uống thêm sữa bột (1%).
So với lý do của việc cho con dùng sữa bột trong giai đoạn 0-6 tháng, thì các thảo luận nêu ra lý do tẩy chay sữa bột trong giai đoạn này lại ít hơn nhiều. Bên cạnh các lý do chống lại sữa bột cho bé 0-6 tháng được trích ra từ các báo cáo y tế như Gây tổn hại đường ruột còn non yếu của bé (4%), Làm sức đề kháng của bé yếu đi (3%), Sữa bột giết chết các tế bào khỏe mạnh (1%), thì các lý do tẩy chay sữa bột còn lại được nêu ra vẫn còn khá chung chung như Sữa bột không thể thay thế sữa mẹ (5%), Sữa bột có hại cho bé (3%), Bé dùng sữa bột hay bị ốm hơn là bé bú sữa mẹ (1%),...
CHỦ ĐỀ SỮA BỘT VÀ SỮA MẸ ĐƯỢC THẢO LUẬN NHIỀU NHẤT Ở ĐÂU VÀ BỞI NHỮNG AI?
Các nguồn có nhiều bài viết về chủ đề này nhất chủ yếu là các fanpage và group trên Social Media về nuôi con, trong đó nổi bật nhất là Hội Sữa Mẹ, tuy nhiên đây lại là Top negative source (với các bài viết phản đối gay gắt việc dùng sữa bột cho bé dưới 6 tháng tuổi).
Trong các người dùng có sức ảnh hưởng lớn nhất trên social media khi nói về chủ đề sữa bột và sữa mẹ (Most influencer - dựa trên lượng bài viết và tương tác trên các bài viết này) thì các Facebook user như Quỳnh Chi và Phương-Hồng Nhất Lê là những người tạo được nhiều tương tác nhất, tuy nhiên cũng là Top negative author đối với sữa bột cho bé 0-6 tháng, với các bài viết phản đối gay gắt việc sử dụng sữa bột và tạo được ảnh hưởng lớn trong cộng đồng các mẹ.
Thống kê của Buzzmetrics về Ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp cho thấy Trang điểm, Chăm sóc da và Chăm sóc tóc là 3 lĩnh vực có nhiều chủ đề và thảo luận về xu hướng làm đẹp sôi nổi nhất trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây (01/03/2015 - 31/08/2015).
Ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp là một trong những ngành hàng được thảo luận sôi nổi nhất trên social media. Thống kê của công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics về Ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp cho thấy Trang điểm, Chăm sóc da và Chăm sóc tóc là 3 lĩnh vực có nhiều chủ đề được thảo luận sôi nổi nhất trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây (01/03/2015 - 31/08/2015).
Phân tích các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media về ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp, có thể thấy rằng năm 2015 là năm có nhiều sự chuyển biến trong quan niệm về làm đẹp. Dưới đây là tóm tắt các điểm đáng chú ý nhất được rút ra từ các thảo luận của người dùng trên social media về lĩnh vực này:
Các xu hướng làm đẹp được quan tâm và yêu thích tại Việt nam chủ yếu vẫn theo phong cách châu Á vốn ưa chuộng nét đẹp tự nhiên, dễ thương và không thích trang điểm đậm. Điển hình là xu hướng Da căng bóng khiến cho vẻ ngoài được tự nhiên và Phấn nước cushion là sản phẩm đáp ứng được nhu cầu này, mang lại lớp nền mỏng nhẹ và không nặng nề như lớp phấn nền thông thường. Trong khi đó, Son tint là sản phẩm đáp ứng nhu cầu Tô son lòng môi đến từ Hàn Quốc, cũng theo phong cách trang điểm nhẹ nhàng tự nhiên.
Tuy nhiên trong năm 2015, phong cách làm đẹp phương Tây bắt đầu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam, tuy không phổ biến như phong cách Hàn Quốc/Nhật Bản nhưng vẫn tạo được một lượng thảo luận khá lớn trên social media. Nhìn chung, phong cách phương Tây vốn ưa chuộng phong cách khỏe khoắn như Da nâu, trang điểm đậm vốn không hợp với thị hiếu của đại đa số người Việt. Tuy nhiên, các xu hướng như Mắt khói, Môi dày gợi cảm, Trang điểm tông nude, Tạo khối và Highlight đang là các xu hướng gây sốt trong cộng đồng mạng Việt nam ở thời điểm hiện tại.
Nói cách khác, dễ thương đang dần trở nên nhàm chán, quyến rũ và cá tính mới là hình mẫu được mong muốn.
Những năm gần đây, làm đẹp từ thiên nhiên trở thành xu hướng và được thảo luận rất nhiều trên social media. Dầu dừa, Dầu oliu, Cám gạo, Yến mạch,... là các nguyên liệu được sử dụng phổ biến cũng như được thảo luận nhiều nhất. Xu hướng này không thay đổi nhiều trong năm 2015, tuy nhiên Bột trà xanh là một xu hướng làm đẹp từ thiên nhiên mới xuất hiện và nhận được sự quan tâm từ đông đảo giới trẻ.
Thị trường làm đẹp năm 2015 hết sức sôi động với một loạt các sản phẩm mới xuất hiện và nhanh chóng được yêu thích bởi phái đẹp Việt. Các sản phẩm này bao gồm Phấn nước cushion, Son kem, Xịt khoáng, Dầu gội khô, Mặt nạ ngủ, Bột trà xanh,... Mặc dù các sản phẩm này không hẳn mang tính đột phá cao hoặc đã phổ biến ở các nước khác trước đó, nhưng cho đến thời điểm này mới thật sự trở thành cơn sốt tại Việt Nam. Việc này là nhờ có sự phát triển của các shop bán mỹ phẩm online, cụ thể là những shop bán các sản phẩm làm đẹp nhập khẩu hoặc nhận order mỹ phẩm từ nước ngoài, đặc biệt phổ biến trên Instagram. Điều này khiến cho phái đẹp Việt có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại mỹ phẩm từ các thương hiệu nước ngoài, thậm chí là có cơ hội sở hữu các sản phẩm mới ra mắt gần như là ngay sau khi sản phẩm được bán tại những nước khác.
Trong năm 2013 và 2014, vẻ đẹp tự nhiên được hết lời ca ngợi, hình mẫu điển hình có thể kể đến hotgirl Trâm Anh với vẻ đẹp tự nhiên và trong sáng, nhận được vô số thảo luận tích cực từ phía cộng đồng mạng. Sang năm 2015, có một sự chuyển biến khá lớn khi đây không còn là hình mẫu được các cô gái hướng tới nhiều nhất, vì không phải ai cũng có thể có được vẻ đẹp tự nhiên. Thay vào đó, phái đẹp Việt trở nên chăm chút và làm đẹp cho bản thân mình nhiều hơn, các video clip hướng dẫn trang điểm, các bài review mỹ phẩm, swatch son khi tung ra nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Hình mẫu lý tưởng mà các cô gái hướng tới trong năm 2015 là các Beauty blogger.
Sau đây các xu hướng làm đẹp trong từng phân khúc: Trang điểm, Chăm sóc và làm đẹp tóc, Chăm sóc da.
Nhìn chung, các xu hướng trang điểm nổi bật tại Việt Nam từ đầu năm 2015 có sự xuất hiện của nhiều xu hướng mới lạ và chịu sự ảnh hưởng lớn từ phong cách trang điểm của Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây, trong đó trang điểm theo phong cách phương Tây có thể được xem là nét khá mới do người Việt trước giờ vẫn ưa thích phong cách nhẹ nhàng dễ thương của châu Á.
Nhìn chung, Son môi có thể được nói là sản phẩm nổi bật từ đầu năm đến nay vì trong các sản phẩm trang điểm được thảo luận nhiều nhất trên social media trong năm 2015 thì có đến 4 sản phẩm son môi bao gồm: Son kem, Son lì, Son tint, Son sáp. Ngoài ra trong Các xu hướng trang điểm hot nhất trên social media thì cũng có 2 xu hướng liên quan đến son môi: Tô son lòng môi và Swatch/review son.
Trong khi các sản phẩm Chăm sóc tóc như Dầu dừa, Dầu oliu, Dầu argan, Tinh dầu bưởi là các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media trong năm 2015 thì Các xu hướng tạo kiểu tóc lại được thảo luận ít hơn, bao gồm các xu hướng như Tóc ngắn, Tóc thẳng, Phấn nhuộm tóc, Dầu gội khô,... Có thể nói, việc chăm sóc tóc vẫn là mối quan tâm lớn nhất của phụ nữ, rồi mới đến làm đẹp tóc, vì mái tóc chắc khỏe thì mới có thể tạo kiểu đẹp được, đơn cử là có rất nhiều thảo luận của bạn gái chia sẻ trên social media rằng họ rất thích các xu hướng làm đẹp tóc hiện nay (đa số là nhuộm) nhưng vì tóc yếu nên không dám thực hiện.
- Làm trắng da vẫn là từ khóa hot nhất trong lĩnh vực làm đẹp với hơn 1,6 triệu thảo luận có nhắc đến từ khóa này được tạo ra trên social media.
- Các sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên chiếm đa số trong các chủ đề được quan tâm nhiều nhất về Chăm sóc da, bao gồm Cám gạo, Yến mạch và Bột trà xanh, trong đó Bột trà xanh là trào lưu làm đẹp từ thiên nhiên mới xuất hiện và nhận được sự quan tâm lớn đặc biệt từ phía giới trẻ.
- Se khít lỗ chân lông và Tẩy tế bào chết trở thành 2 chủ đề tiếp theo được thảo luận nhiều nhất trên social trong năm 2015. So với trước đây, mặc dù việc se khít lỗ chân lông và tẩy tế bào chết cũng được quan tâm nhưng có thể nói chưa bao giờ 2 từ khóa này lại trở nên hot như bây giờ. Lý giải cho việc này, có thể có 2 nguyên nhân:
+ Do môi trường ô nhiễm và khí hậu nóng tại Việt Nam khiến cho làn da dễ bị tác động xấu, mà phổ biến nhất là việc lỗ chân lông to và làn da bị lão hóa khiến cho nhiều người lo ngại
+ Do nhu cầu Trang điểm ngày càng trở nên phổ biến và phái nữ ở Việt nam ngày càng có nhiều cơ hội trải nghiệm các sản phẩm cũng như phong cách trang điểm mới, nhưng để có được lớp trang điểm đẹp thì Chăm sóc da là việc vô cùng quan trọng cần làm. Trong số đó, làn da mịn màng và lỗ chân lông nhỏ mịn là một trong số những điều kiện tiên quyết để có được lớp nền trang điểm đẹp.
Một trong những điều đánh dấu sự thành công của một chiến dịch là tạo được hiệu ứng trào lưu hưởng ứng trong đó có đậm chất hình ảnh của thương hiệu. Để làm được điều này có 2 cách: 1. Tìm ra một công thức hình thành trào lưu; hoặc 2. Ăn theo một trào lưu với phiên bản thương hiệu.
Một trong những điều đánh dấu sự thành công của một chiến dịch là tạo được hiệu ứng trào lưu hưởng ứng trong đó có đậm chất hình ảnh của thương hiệu. Để làm được điều này có 2 cách: 1. Tìm ra một công thức hình thành trào lưu; hoặc 2. Ăn theo một trào lưu với phiên bản thương hiệu.
Sự xuất hiện và bùng nổ của các trào lưu nhờ sự phát triển của mạng xã hội năm 2014 đã được nhiều thương hiệu tận dụng, ví dụ Bia Sư Tử Trắng của Masan với chiến dịch “Uống bia không được hôi mà phải thơm” hay “Chia tay không đòi quà mà đòi bia”. Hoặc Coca-Cola đã tạo ra được trào lưu của riêng mình với chiến dịch Share a Coke và hashtag #xomtu, Yomost với “Một cảm giác rất Yomost”.
Vậy thì liệu có một công thức chung nào cho việc trở thành trào lưu tại Việt Nam hay không? Dưới đây là thống kê và tổng hợp của giải pháp lắng nghe mạng xã hội Buzzmetrics về Những trào lưu nổi bật trên social media trong năm 2014 và điều gì khiến chúng trở nên phổ biến như vậy.
*Trào lưu được tính là những xu hướng được mọi người lan truyền và làm theo, hoặc những chủ đề không chỉ được thảo luận nhiều mà còn được ứng dụng nhiều vào đời sống.
Những trào lưu kể trên có thể được phân thành 6 loại:
- Trào lưu về Âm nhạc
- Trào lưu về Phim ảnh
- Trào lưu về ngôn ngữ/bình luận
- Trào lưu về Hình vẽ
- Trào lưu về Chụp ảnh
- Trào lưu được khởi đầu bởi thương hiệu/tổ chức/mạng xã hội
Bên cạnh các lĩnh vực như Âm nhạc, Phim ảnh, Chụp ảnh,… thì Ngôn ngữ/bình luận và Hình vẽ lại hai lĩnh vực khá mới trong việc tạo nên trào lưu, đặc biệt là Hình vẽ với trào lưu Tuyết Bitch collection tạo được số lượng thảo luận “khủng”, cao hơn nhiều so với các trào lưu khác.
CÁC TRÀO LƯU GIẢI QUYẾT GIẢI QUYẾT MỘT NHU CẦU TÂM LÝ CỦA GIỚI TRẺ
Các trào lưu được hình thành và lan truyền trên mạng xã hội đều chủ yếu xuất phát từ việc đánh đúng tâm lý của đại đa số người dùng trong cộng đồng mạng, đó là giới trẻ - những người năng động nhất trên mạng xã hội. Dưới đây là một số tâm lý thường gặp của đối tượng người dùng này trong các trào lưu:
Con người thích ngắm nhìn người đẹp. Có sự khác nhau về khái niệm đẹp giữa nam và nữ nhưng nhìn chung những người có ngoại hình đẹp được cho rằng họ có gen cao cấp hơn và có địa vị xã hội cao hơn. Có những nghiên cứu cho thấy nhiều người dành đến 1/3 thu nhập vào việc làm đẹp. Vì thế vẻ đẹp ngoại hình là một trong những yếu tố khiến nhiều hiện tượng trở thành trào lưu trên mạng xã hội. Ví dụ điển hình có thể kể đến như Võ Tắc Thiên với dàn diễn viên đẹp long lanh và trào lưu hóa thân thành Võ Tắc Thiên với ứng dụng chỉnh sửa ảnh Pitu hay việc chụp ảnh bằng ứng dụng Camera 360 để có những bức ảnh lung linh. Bên cạnh đó, việc diễn viên Trần Nghiên Hy đóng vái Tiểu Long Nữ trong bộ phim Thần điêu đại hiệp 2014 bị cộng đồng mạng ném đá không thương tiếc cũng một phần xuất phát bởi việc yêu cái đẹp và theo đuổi sự hoàn hảo của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, khi mà họ cho rằng Trần Nghiên Hy mặc dù không xấu nhưng không đạt được kỳ vọng của họ.
Sự hình thành các trào lưu về Ngôn ngữ và Bình luận cho thấy giới trẻ đang mong muốn có một ngôn ngữ chung thể hiện sự cool và cập nhật để sử dụng khi nói chuyện với bạn bè. Nhìn sâu xa hơn, việc này đến từ áp lực hòa mình vào nhóm (tâm lý bầy đàn). Những người cập nhật với các trào lưu thường là influencers trong nhóm của mình và được coi là cool hơn những người khác. Giá trị cập nhật và tạm thời không có ý nghĩa với người lớn nhưng lại có ý nghĩa với giới trẻ vì họ sinh ra và lớn lên trong một thời đại bão hòa thông tin và sự thay đổi của thông tin một cách chóng mặt.
Nhiều xu hướng nổi bật trong các lĩnh vực khác điển hình là Âm nhạc cũng được vận dụng thành trào lưu bình luận trong giới trẻ. Các từ ngữ, câu nói được sử dụng rộng rãi và được xem như ngôn ngữ chung trong cộng đồng mạng có thể kể đến như:
- “Á đù”
- “Đắng lòng”
- “Đã báo VTV”
- “Vậy hoy đi nha”
- “Xin hãy là em của ngày hôm qua” (Em của ngày hôm qua)
- “Em đi xa quá, em đi xa anh quá” (Chắc ai đó sẽ về)
- “Yêu thương, thương lắm, mà xa lắm, chứ đau lắm” (Bốn chữ lắm)
- “Hay là mình cứ bất chấp hết yêu nhau đi anh” (Mình yêu nhau đi)
- “Anh không đòi quà”
- "Không phải dạng vừa đâu"
Thế hệ 8x về sau là thế hệ Tôi - thế hệ những người hướng đến việc thỏa mãn bản thân (self-fulfilliment). Thế hệ này sinh ra truyền hình thực tế, trào lưu selfie và tất cả những gì giới trẻ sẵn sàng làm để trở thành người nổi tiếng, dù chỉ trong tích tắc. Việc xuất hiện một loạt các clip cover những bài hát, video clip, bộ ảnh hot thỏa mãn tâm lý muốn chứng tỏ mình và mong muốn trở thành người nổi tiếng của giới trẻ.
Hiện tượng đình đám nhất trong trào lưu cover clip là “Anh không đòi quà” khi mà diễn viên trong video gốc bị nhận xét là có diễn xuất thiếu tự nhiên và ngoại hình không quá nổi bật. Sau đó, một loạt các clip cover khác đã được ra đời với sự hưởng ứng và đầu tư của nhiều nhóm bạn trẻ trong đó mức độ khoe thân của các người mẫu trong clip ngày càng táo bạo. Một trào lưu khác có thể kể đến là hóa thân thành hình tượng “Tiểu Long Nữ đùi gà” của nhiều hot girl, người nổi tiếng như Ngọc Trinh, Lily Luta, Angela Phương Trinh,…khi bản gốc của Trần Nghiên Hy được cho là không mấy đẹp mắt.
Ứng dụng của Facebook Ask.fm cho phép mọi người đặt ra câu hỏi và trả lời để hiểu rõ về nhau hơn nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ phía người dùng cũng là một ví dụ của mong muốn làm người nổi tiếng. Mỗi người trong đó được trở thành trung tâm của thế giới ảo show Ask.fm của riêng mình.
Trong thế giới công nghệ ngày càng phát triển, giới trẻ càng ngày càng kết nối nhưng biệt lập. Một người có thể có hàng ngàn bạn trên facebook nhưng không hề có một người bạn thân ngoài đời. Trong sự cô đơn của mình giới trẻ luôn tìm một sự đồng cảm từ những người bạn trên mạng xã hội thông qua những hình ảnh chung.
Mong muốn được đồng cảm thể hiện rõ nhất qua các trào lưu liên quan đến Hình vẽ như Tuyết Bitch collection, Thỏ bảy màu, Vậy hoy đi nha,… khi mà ảnh chế của các nhân vật này hầu hết đều nói lên nỗi lòng của giới trẻ, diễn tả những cảm giác, tình huống, cách xử sự,... mà chỉ có giới trẻ mới hiểu. Do đó, các bài đăng trên những trang này không ngừng được chia sẻ trên trang cá nhân của nhiều người dùng Facebook, mà chủ yếu là những người trẻ.
Lý thuyết về sự hài hước giải thích rằng con người thường cười khi não bộ phải xử lý sự phi lý của 2 quan điểm trái ngược trong cùng một tình huống. Xu hướng người dùng thường yêu thích những thứ dễ thương như Baymax trong Big hero 6, cảm thấy vui vẻ, thoải mái với những thứ mang tính chất bựa như Harlem Shake, thì những thứ dễ thương + bựa lại khiến người ta trở nên “phát cuồng”, đơn cử như trường hợp Thỏ bảy màu, Tuyết Bitch collection và Vậy hoy đi nha. Các nhân vật này có ngoại hình đáng yêu của trẻ con nhưng lại có cách nói chuyện với cái đầu có sạn của người lớn. Đây chính là thực tế của giới trẻ ngày nay: ngoài đời họ là những người ngoan hiền với những áp lực đạo đức của xã hội nhưng trên mạng xã hội họ có quyền thể hiện những suy nghĩ tự do và là chính mình.
CÁC YẾU TỐ KHÁC TẠO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC TRÀO LƯU TRÊN SOCIAL MEDIA
Điển hình nhất cho việc này là trào lưu Tuyết Bitch Collection với tổng lượng thảo luận lên đến gần 500,000, chênh lệch rất nhiều so với lượng thảo luận tạo ra bởi các trào lưu khác. Mặc dù đây không phải là một trào lưu xuất hiện rầm rộ trên mạng xã hội và được nhắc đến mọi lúc mọi nơi nhưng chính trang fanpage hoạt động thường xuyên với những bài đăng hợp ý giới trẻ đã khiến Tuyết Bitch collection sở hữu lượng thảo luận “khủng”. Một trang fanpage khác tương tự như Thỏ bảy màu cũng có số lượng thảo luận tương đối cao dù chỉ mới được lập ra những tháng cuối năm 2014. Trong khi đó, các trào lưu còn lại đều có các thảo luận của mình tập trung trong những bài chia sẻ rải rác của người dùng mạng xã hội chứ không có fanpage chính thức, hoặc nếu có cũng chỉ hoạt động trong thời gian diễn ra chiến dịch marketing chứ không cập nhật thường xuyên.
Sự thành công ngoài mong đợi của chiến dịch Share a coke của Coca-cola hay Ice Bucket Challenge đã chứng minh cho tính hiệu quả của việc đơn giản, dễ áp dụng và mang tính tương tác, kết nối cao trong cộng đồng mạng.
CƠ CHẾ LAN TRUYỀN CỦA MỘT TRÀO LƯU
Các trào lưu cũng giống như các khủng hoảng trên social media, bắt đầu từ những post nhỏ lẻ của cộng đồng mạng. Được châm ngòi bởi một hiện tượng, thông thường qua sự đưa tin của báo chí hoặc nhà xuất bản, sau đó được phát tán rộng rãi bởi các Influencers và fanpages và dần dần nguội đi theo thời gian. Vai trò của các fanpages và influencers là cực kỳ quan trọng trong việc phát tán và bùng phát của trào lưu.
Buzzmetrics phân tích các thảo luận trên social media về ngành hàng khử mùi cho thấy: Các sản phẩm trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, thể hiện qua số lượng lớn các thảo luận tiêu cực về các sản phẩm này
Buzzmetrics phân tích các thảo luận trên social media về các sản phẩm khử mùi (Deodorant) cho thấy:
- Các sản phẩm khử mùi hiện có trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, thể hiện qua số lượng lớn các thảo luận tiêu cực về các sản phẩm này. Trong đó gây ố vàng áo là lý do lớn khiến người tiêu dùng mua và từ bỏ sản phẩm.
- Ngành hàng sản phẩm khử mùi có tỷ lệ lợi ích về cảm xúc (emotional benefits) cao
- Có nhiều cơ hội cho các sản phẩm khử mùi mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện tại
Báo cáo về ngành hàng Chăm sóc cơ thể Category report – Deodorant của Buzzmetrics vào quý III/2014, đưa ra các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media về sản phẩm ngăn mùi cơ thể sau đây:
Các lợi ích về tính năng được nhắc đến nhiều nhất khi nói về các sản phẩm khử mùi, với 46% tổng số thảo luận, nhưng các phàn nàn về những sản phẩm này chiếm đến 42%. Theo những gì được chia sẻ trên social media về các sản phẩm khử mùi, vấn đề “Không hiệu quả” được nhắc đến nhiều nhất. Mỗi sản phẩm khử mùi hiện có trên thị trường đều bị nói là có những nhược điểm nhất định, và hiếm có sản phẩm nào đáp ứng tốt yêu cầu của người dùng.
Nhiều người dùng chia sẻ rằng các sản phẩm khử mùi mà họ đang sử dụng không thực sự hiệu quả, tuy nhiên họ chấp nhận rằng các sản phẩm này chỉ có tác dụng tạm thời và không thể nào loại bỏ hoàn toàn mùi cơ thể được. Vì vậy, một số người thử dùng sang các biện pháp từ thiên nhiên, nhưng cũng chia sẻ rằng đây chỉ là biện pháp tạm thời. Trong khi đó, các biện pháp điều trị bằng công nghệ được nói là có tác dụng vĩnh viễn, nhưng nhiều người vẫn còn e ngại.
Mặc dù tiết nhiều mồ hôi là một vấn đề lớn đối với nhiều người, nhưng dường như các sản phẩm khử mùi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu này của người tiêu dùng khi mà hầu như các sản phẩm khử mùi hiện nay đều bị cho là chỉ làm giảm bớt mùi cơ thể chứ không có tác dụng trong việc giảm tiết mồ hôi.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng đa số các thảo luận về vấn đề này vẫn không quá tiêu cực khi mà khách hàng dường như đang xem đây là vấn đề của tất cả các sản phẩm khử mùi. Vậy thì, liệu rằng các thương hiệu có nên xem xét lại sản phẩm của mình, hoặc một sản phẩm mới nên được tung ra thị trường để đáp ứng được nhu cầu này của khách hàng?
Mặc dù chỉ đứng thứ 3 trong các vấn đề khiến người dùng chưa hài lòng về các sản phẩm khử mùi nhưng việc để lại vết ố vàng của đa số các sản phẩm hiện nay đang là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người dùng đã thử qua nhưng sau đó từ bỏ và tìm kiếm sản phẩm khác để không gặp phải vấn đề này. Các sản phẩm Dove và Rexona được nói đến một cách tiêu cực vì để lại ố vàng, nhưng Nivea Black và Withe thì không được nhắc đến là không bị vấn đề này. Người tiêu dùng nói đến việc tìm kiếm các sản phẩm nước ngoài có chất lượng cao và không để lại ố vàng như Old Spice.
2. CÁC THƯƠNG HIỆU CẦN TẬP TRUNG VÀO CÁC LỢI ÍCH VỀ CẢM XÚC MANG LẠI BỞI CÁC SẢN PHẨM KHỬ MÙI TRÊN SOCIAL MEDIA
Trong khi các Lợi ích về tính năng của các sản phẩm khử mùi được chia sẻ trên social media khá mờ nhạt thì các Lợi ích cảm xúc mang lại từ việc sử dụng các sản phẩm này lại được người tiêu dùng nói đến một cách tích cực.
Lợi ích về cảm xúc lớn nhất mà việc sử dụng các sản phẩm khử mùi là Tạo sự tự tin cho người sử dụng. Bên cạnh đó, các sản phẩm khử mùi cũng được nói rằng giúp người sử dụng có được cảm giác sảng khoái, nam tính, Giúp thu hút người khác phái,… Đây là các khía cạnh mà các thương hiệu sản phẩm khử mùi nên tập trung vào vì nhiều người chia sẻ rằng chính những Lợi ích về cảm xúc này khiến họ sử dụng các sản phẩm khử mùi, chứ không hẳn vì các tính năng của sản phẩm.
3. CƠ HỘI LỚN CHO CÁC SẢN PHẨM KHỬ MÙI MỚI HOẶC CẢI TIẾN SẢN PHẨM HIỆN TẠI
Vấn đề Để lại vết ố vàng trên áo là lý cho chính khiến người tiêu dùng thôi dùng một thương hiệu khử mùi. Đây là yếu tố đầu tiên cần được khắc phục trong các sản phẩm khử mùi hiện nay của các sản phẩm nội địa.
Sản phẩm khử mùi không có mùi có thể sẽ trở thành một sản phẩm tiềm năng vì theo nhiều người chia sẻ, mùi hương đặc trưng của các sản phẩm khử mùi hiện tại khiến họ ngại bị người khác phát hiện là đang dùng các sản phẩm này, đồng thời các sản phẩm khử mùi hiện nay thường có mùi quá nồng sẽ khiến mùi cơ thể trở nên khó chịu hơn. Vì vậy, sản phẩm khử mùi không có mùi được nhiều người ưa chuộng, điển hình là sản phẩm Perspirex đang được khuyên dùng bởi nhiều người, nhất là phụ nữ trên các diễn đàn. Tuy nhiên sản phẩm này hiện nay được nói là giá thành còn cao.
Các sản phẩm khử mùi hiện nay được nói là chỉ có tác dụng bên ngoài và tạm thời, chứ chưa được hiệu quả lâu dài, trong đó vấn đề Không có tác dụng trong việc giảm tiết mồ hôi được nói là lý do chính. Đây là cơ hội cho các thương hiệu để cho ra đời những dòng sản phẩm mới có tác dụng lâu dài hơn (ví dụ tác dụng kéo dài 2 hoặc 3 ngày như một số trường hợp sử dụng sản phẩm Perspirex báo cáo lại).
Trong khi các sản phẩm khử mùi gây ra mối lo ngại về ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể là gây ra ung thư, thì các biện pháp tự nhiên được nhiều người ưa chuộng vì an toàn hơn, nhưng lại không tiện lợi bằng. Vì vậy, một sản phẩm khử mùi của thương hiệu vừa đáp ứng được tính an toàn, tự nhiên lại tiện lợi sẽ là sản phẩm được ưa chuộng bới nhiều khách hàng.