COVID-19: Phân tích người dùng trước, trong và sau giãn cách xã hội

COVID-19 là chủ đề thảo luận nóng nhất trên mạng xã hội trong nửa đầu năm 2020. Riêng tháng 3 - tháng cao điểm của dịch bệnh, trung bình mỗi ngày có gần 2 triệu lượt thảo luận về COVID-19. Trong suốt diễn biến của dịch bệnh từ lúc bắt đầu - bùng phát - giãn cách xã hội - giảm dần, COVID-19 đã tạo ra nhiều biến đổi thú vị trong mối quan tâm và hành vi người dùng mạng xã hội. Trong báo cáo này, hãy cùng Buzzmetrics điểm lại các cột mốc và sự biến chuyển của người dùng qua các giai đoạn:

COVID-19 là chủ đề thảo luận nóng nhất trên mạng xã hội trong nửa đầu năm 2020. Riêng tháng 3 - tháng cao điểm của dịch bệnh, trung bình mỗi ngày có gần 2 triệu lượt thảo luận về COVID-19. Trong suốt diễn biến của dịch bệnh từ lúc bắt đầu - bùng phát - giãn cách xã hội - giảm dần, COVID-19 đã tạo ra nhiều biến đổi thú vị trong mối quan tâm và hành vi người dùng mạng xã hội. Trong báo cáo này, hãy cùng Buzzmetrics điểm lại các cột mốc và sự biến chuyển của người dùng qua các giai đoạn:

Ở mỗi giai đoạn, Buzzmetrics sẽ tập trung phân tích đặc điểm thảo luận của người dùng, từ đó tìm hiểu:

  • Mối quan tâm của họ ở thời điểm đó là gì?
  • Hành vi của họ thay đổi so với trước đây như thế nào?
  • Sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng tới những ngành hàng nào?

COVID-19 lần đầu xuất hiện ở Việt Nam - Người dùng thay đổi lối sinh hoạt

Vào đầu tháng 1, người dùng đã nhắc đến COVID-19. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 lúc này chỉ mới dừng lại ở mức độ được nhận biết bởi một bộ phận người dùng. Vào khoảng cuối tháng 1, 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận ở Việt Nam. Thảo luận bắt đầu trở nên sôi nổi hơn, xoay quanh các chủ đề: (1) Cập nhập thông tin về dịch bệnh (2) Các cách phòng bệnh (3) Thái độ người dùng về dịch bệnh. Tình hình trong nước được chia sẻ thường xuyên, vì COVID-19 có thể tác động tới sinh hoạt người dùng, mà cụ thể vào thời điểm đó là lịch đi học lại. Các tin đồn về nguồn gốc dịch bệnh cũng được người dùng quan tâm theo dõi, và chính các tin đồn này đã tạo nên nỗi hoang mang về tin giả, bên cạnh nỗi hoang mang về dịch bệnh.

Qua góc nhìn Social Listening, người dùng bắt đầu cho thấy sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt hằng ngày để phòng bệnh. Ngay từ khi COVID-19 vừa có mặt ở Việt Nam, các bác sĩ đã chủ động đưa ra các lời khuyên phòng bệnh và kêu gọi mọi người đừng hoang mang với tin giả. Cụ thể, vào khoảng cuối tháng 1, các khuyến cáo phòng bệnh COVID-19 của bác sĩ Trương Hữu Khanh (bệnh viện Nhi Đồng 1) đã được nhiều trang cộng đồng chia sẻ.Xem thêm các gương mặt bác sĩ uy tín trong đợt dịch COVID-19 tại SocialLift.Sự tham gia tích cực của các bác sĩ đã góp phần hình thành quan điểm phòng bệnh của người dùng: Không có một giải pháp đơn lẻ nào giúp chống COVID-19 hiệu quả. Thay vào đó, cần điều chỉnh toàn diện lối sinh hoạt thường ngày, từ việc ăn uống, vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang cho tới rửa tay thường xuyên. Bùng nổ nhu cầu khẩu trang cũng làm mạng xã hội xôn xao về vấn đề: tăng giá khẩu trang, khan hiếm khẩu trang, các loại khẩu trang phòng bệnh, cách đeo khẩu trang đúng. Điều này làm "Khẩu trang" trở thành từ khóa nóng trên mạng xã hộiNgoài khẩu trang, người dùng còn nhắc nhiều tới thực phẩm chức năng, đặc biệt là viên uống bổ sung vitamin, cùng với các mặt hàng khác như xịt chống khuẩn và nước súc miệng. Đồng thời, người dùng bày tỏ mối quan tâm đến các dịch vụ như du lịch, hàng không, khách sạn và nhà hàng, vì nếu COVID-19 lan rộng, nhiều khả năng họ sẽ không được sử dụng những dịch vụ này.

COVID-19 quay trở lại Việt Nam - Người dùng thể hiện ý thức cộng đồng

Vào ngày 26/2, bệnh nhân cuối cùng của giai đoạn 1 đã xuất viện. Xu hướng thảo luận về đại dịch COVID-19 có chiều hướng giảm dần. Mối quan tâm của người dùng chuyển từ phòng bệnh sang vấn đề "Thời điểm học sinh sinh viên đi học lại". Tuy nhiên, chỉ trong 1 ngày duy nhất là ngày 7/3, lượng thảo luận đã tăng vọt lên 12 triệu. Từ đây, giai đoạn 2 bắt đầu với sự xuất hiện của những ca nhiễm cộng đồng.Khi mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh thay đổi, chủ đề thảo luận của người dùng cũng thay đổi. Trước đó, chống dịch là thay đổi lối sống bản thân, từ việc ăn uống sạch cho đến rửa tay, đeo khẩu trang cá nhân. Bây giờ, chống dịch là chung tay ủng hộ nhà nước qua các hình thức: nhắn tin ủng hộ chính phủ, phổ biến thông tin chính thống, tham gia khai báo y tế.

Có thể thấy, đây là giai đoạn mà ý thức cộng đồng của người dùng đang rất mạnh. Mỗi người đang nỗ lực tạo ra các đóng góp cho xã hội, dù ít hay nhiều. Cũng trong thời điểm này, có tới hơn 250 thương hiệu đã chung tay chống dịch và được người dùng ghi nhận. Đáng kể có chiến dịch Bảo vệ bác sĩ 24h của VitaDairy đứng đầu bảng xếp hạng BSI Top 10 03/2020. Trước đó vào tháng 2, vị trí này thuộc về chiến dịch Bánh mì thanh long của ABC Bakery - một chiến dịch nhằm giải cứu nông sản Việt Nam.Xem thêm các hoạt động CSR mùa COVID-19 của các thương hiệu tại đây.

Social Distancing - Người dùng tận hưởng cuộc sống ở nhà

Đầu tháng 4, chính phủ ban hành lệnh giãn cách xã hội, yêu cầu người dùng không ra đường khi không cần thiết và tạm dừng hoạt động của các dịch vụ không thiết yếu. Cho đến giai đoạn này, tin giả không còn là nỗi lo nữa. Chính phủ đã có kênh thông tin chính thức và người dùng có sự cân nhắc khi chia sẻ thông tin. Các biện pháp phòng dịch cũng được chính phủ thường xuyên phổ biến. Các doanh nghiệp cũng bắt đầu chuyển sang chế độ làm việc từ xa, cho phép nhân viên không phải đến công ty. Với hoàn cảnh như trên, hầu như các chủ đề thảo luận của người dùng đều xoay quanh cuộc sống ở nhà.

Có tới 70% người dùng bày tỏ sự hào hứng dù sinh hoạt cá nhân và công việc đang bị trộn lẫn với nhau. Họ cho rằng, làm việc ở nhà đem tới sự thoải mái về giờ giấc, và tranh thủ tận dụng khoảng thời gian này để làm những điều bình thường hiếm có cơ hội. Đó là chơi đùa với con cái và thú cưng nhiều hơn, chăm sóc cây hoa, tập thể dục hay dọn dẹp nhà cửa.

Nếu người dùng có thể hiện nỗi lo nào, nỗi lo đó không hẳn về công việc. 13% người dùng sợ rằng ở nhà sẽ cô đơn và có tới 26% người dùng sợ rằng ở nhà sẽ tăng cân. Lý do là vì: Người dùng thường ăn rất nhiều trong quá trình làm việc, để cải thiện tâm trạng và đối phó với stress. Nhắc đến ăn uống, báo cáo của Buzzmetrics cho thấy nấu ăn tại nhà có xu hướng tăng lên trong giai đoạn giãn cách. Người dùng cảm thấy họ đã tìm được niềm vui nơi góc bếp và trở nên gắn bó với gia đình hơn qua các bữa ăn. Chính điều này đã dẫn đến sự bùng nổ trào lưu "Yêu Bếp" và sự phát triển một số hội nhóm trên mạng xã hội, bao gồm: “Yêu Bếp”, “Nghiện Nhà”, “Ở Nhà Vui Thấy Bà". Những thú vui này góp phần tạo nên trạng thái tích cực của người dùng trong tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và người dùng bị ảnh hưởng nhiều đến cả công việc lẫn thói quen sinh hoạt bình thường.Tham khảo thêm về chủ đề Work From Home tại đây.

COVID-19: Người dùng trước, trong và sau giãn cách xã hội qua góc nhìn Social Listening

Người dùng cũng tranh thủ mùa giãn cách để học thêm những cái mới. Ngoài nấu ăn đã nhắc đến ở trên, người dùng còn tập tành trang trí nhà cửa. Họ coi đây là 1 cách để chăm sóc bản thân, cải thiện tâm trạng và tạo động lực (mood) làm việc tại nhà. Cha mẹ thì hướng dẫn con nhỏ sắp xếp & dọn dẹp nhà cửa để rèn tính tự lậpGiãn cách xã hội làm đường phố vắng vẻ và cuộc sống chậm hơn. Các thảo luận mạng xã hội cho thấy, người dùng nhìn nhận khoảng thời gian giãn cách là một cơ hội đặc biệt, giúp họ có thời gian sống chậm: chăm sóc bản thân & suy nghĩ về cuộc sống. Vì thế, thay vì quá lo lắng, họ cố gắng tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian này.Điều thú vị là một số người dùng nói rằng: Giãn cách xã hội giúp họ phòng ngừa COVID-19 nhưng lại làm họ nhiễm "virus" Tiktok. Người dùng bắt đầu sử dụng TikTok để giải trí tại nhà. TikTok trở thành nơi ra đời của các trào lưu giãn cách, tiêu biểu như #pillowchallenge (thử thách "Lấy gối làm váy") hay #onhavanvui (chiến dịch khuyến khích người dùng ở nhà do TikTok và UNICEF phối hợp). Theo thống kê của Sensor Tower, Tiktok đã trở thành ứng dụng có lượt về tải về cao nhất của quý 1/2020 với hơn 315 triệu lượt tải về. Không chỉ là nơi giới trẻ tìm đến lúc nhàn rỗi, TikTok còn trở thành kênh tuyên truyền chống dịch, mà cụ thể là trào lưu vũ điệu rửa tay #handwashingdance do người nổi tiếng phát động.

Hậu Social Distancing - Người dùng đã sẵn sàng trở lại

Nghiên cứu của Ipsos thực hiện trên 29,000 mẫu ở 15 quốc gia cho thấy: Đến 80% người dùng Việt Nam tin rằng kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng sau dịch. Theo quan sát của Buzzmetrics, từ khóa "hết dịch" đã được người dùng nhắc đến ngay khi còn trong giai đoạn giãn cách xã hội. Khi nhắc đến "hết dịch", chủ đề thảo luận phổ biến nhất của người dùng là lên kế hoạch cho các hoạt động sau dịch. Một bộ phận người dùng khác bày tỏ lo lắng về những nguy cơ sẽ xuất hiện sau dịch, hoặc đơn giản là cầu nguyện cho dịch bệnh qua mau.

COVID-19: Người dùng trước, trong và sau giãn cách xã hội qua góc nhìn Social Listening

Các dự định của người dùng hậu giãn cách xã hội?

Thư giãn & Kết nối sẽ là 2 ưu tiên hàng đầu của người dùng, nhưng với từng nhóm đối tượng sẽ có góc nhìn nhận khác nhau. Với những người độc thân, họ đã lên sẵn kế hoạch ăn uống gặp gỡ bạn bè và đặc biệt là du lịch. Trong thời gian giãn cách xã hội, họ thường xuyên chia sẻ những kỉ niệm du lịch cũ, hoặc tag bạn bè vào các bài viết về du lịch, kèm theo những câu than thở thể hiện mong muốn được đi du lịch như "không biết khi nào mới được đi", "nhớ nơi này quá". Trong khi đó, kế hoạch của nhóm có gia đình chủ yếu là về thăm nhà. Họ thể hiện ý định dắt con về quê thăm ông bà sau một thời gian hạn chế ra ngoài. Bên cạnh đó, một bộ phận ông bố bà mẹ đi làm xa, không được về thăm con do lệnh hạn chế di chuyển nên họ mong hết dịch để về thăm con cái. Nhóm có gia đình cũng có dự định đi chơi, nhưng họ chỉ thể hiện ý muốn đi nói chung chứ chưa vạch ra một kế hoạch cụ thể nào. Với những người dùng thuộc nhóm này, đi chơi trước hết là cơ hội để con cái được ra ngoài đường, bù đắp cho khoảng thời gian dài bị nhốt ở nhà chứ không hắn xuất phát từ nhu cầu của bố mẹ.

Một bộ phận người dùng cảm thấy ngán ngẩm với các món ăn tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội. Họ nhớ món ăn ở quán yêu thích, muốn tận hưởng bầu không khí đông vui và thực đơn đa dạng của các quán ăn. Họ mong chờ nới lỏng giãn cách xã hội để được tổ chức các cuộc gặp gỡ bạn bè và gia đình.Những thảo luận này cho thấy người dùng đã bắt đầu chuẩn bị cho sự trở lại từ ngay trong mùa giãn cách xã hội. Đặc biệt, báo chí phản ánh hiện tượng một lượng lớn du khách đổ về các địa điểm du lịch vào ngày 30/4 1/5, hình ảnh người dùng check in rầm rộ tại các cửa hàng ăn uống cho thấy: Người dùng đã sẵn sàng trở lại cuộc sống bình thường thay vì vẫn quá lo ngại về dịch bệnh.

Tạm kết

Ở một số nơi trên thế giới (Hàn Quốc và Trung Quốc), dịch bệnh đang cho thấy dấu hiệu trở lại. Do đó, dựa trên cách người dùng phản ứng và bài học kinh nghiệm từ đợt bùng phát tháng 3, các thương hiệu cần phải chuẩn bị phương án dự phòng cho bất cứ tình huống nào. Nhưng trước mắt, tình hình COVID-19 tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt. Các thảo luận mạng xã hội cho thấy người dùng đã quay lại với cuộc sống bình thường. Một số hoạt động trong mùa giãn cách vẫn sẽ được duy trì, như đeo khẩu trang, tập thể dục hay nấu ăn tại nhà. Phân tích của Buzzmetrics cho thấy: Gần 50% mẫu khảo sát về chủ đề nấu ăn tại nhà cho biết họ đã tìm thấy niềm vui nơi góc bếp và sẽ tiếp tục vào bếp hậu giãn cách xã hội. Đáng chú ý, với tâm lý muốn bù đắp cho những ngày phải ở nhà, nhu cầu sử dụng các dịch vụ giải trí của người dùng là khá cao, đặc biệt là du lịch. Nhìn chung, sự xuất hiện của các hoạt động mới trong mùa giãn cách và sự trở lại của các hoạt động cũ trước giãn cách xã hội sẽ góp phần tạo nên trạng thái "bình-thường-mới" của người dùng. Đây là tín hiệu trở lại cho các ngành hàng đã và đang bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Hãy tạm thời ngừng nhắc về COVID-19, và hòa vào nhịp sống “bình-thường-mới” bằng những thông điệp lạc quan, tươi sáng.

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

Cập Nhật Tình Hình Cạnh Tranh Chiến Dịch Tết 2024 Trên Mạng Xã Hội: Nhiều Thương Hiệu Tạo Dấu Ấn

Thời điểm càng gần kề Tết Giáp Thìn, thị trường càng trở nên sôi động với hàng loạt chiến dịch ấn tượng từ các thương hiệu. Bên cạnh chỉ số Buzz Volume (Số lượng thảo luận) thì Audience Scale (Lượng người dùng thảo luận) cũng là một chỉ số quan trọng cho thấy mức độ ảnh hưởng và thành công của chiến dịch.

Đọc bài viết
right
Xu Hướng Truyền Thông Mạng Xã Hội Dịp Tết 2024: Tết Nay Có Giống Tết Xưa?

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tình hình tài chính trong giai đoạn cuối năm 2023 và trước ngưỡng Tết 2024 đang dần có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn đang chủ động hạn chế những chi tiêu không cần thiết, đặt ưu tiên cho những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu với chi phí hợp lý. Trong bức tranh này, khảo sát "Xu hướng tiêu dùng hiện đại, thấu hiểu để chinh phục thị trường" của VnEconomy và Công ty TNHH Cốc Cốc cho thấy sự lạc quan của 44.6% người tiêu dùng, trong khi 20.8% người dùng có thái độ bi quan về tình hình tài chính trong một năm tới.‍

Đọc bài viết
right
Cuộc Cạnh Tranh Gay Cấn Trên Mạng Xã Hội Giữa Các Chuỗi Coffee Shop Tại Việt Nam: Starbucks và Highlands Coffee Chiếm Sóng

Ở Việt Nam, thị trường cà phê đang phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh giữa các chuỗi cửa hàng nổi tiếng như Starbucks, Highlands Coffee và Phúc Long. Nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở chất lượng đồ uống mà còn mở rộng đến trải nghiệm từ thế giới online đến offline.

Đọc bài viết
right
Tổng Hợp Chủ Đề Thảo Luận Giáng Sinh 2023: Cách Mạng Xã Hội “Tạo Nên” Mùa Lễ

Giáng sinh không chỉ là dịp kỷ niệm tôn giáo quan trọng, mà còn là thời điểm mọi người tận hưởng niềm vui bên gia đình và bạn bè. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội tuyệt vời để kích thích tiêu dùng thông qua chiến lược truyền thông sáng tạo.

Đọc bài viết
right
Nhìn Lại 2023, Dự Đoán Xu Hướng Marketing Trực Tuyến Nổi Bật Trong Năm 2024

Năm 2023 đã đánh dấu một thời kỳ đầy biến động về kinh tế, đặt ra một loạt thách thức đối với các doanh nghiệp trong việc duy trì và phát triển. Trong bối cảnh khó khăn này, việc sử dụng mạng xã hội như một công cụ quan trọng trong chiến lược marketing đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi, mà còn đặt ra câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để đạt được hiệu quả thực sự từ việc sử dụng mạng xã hội trong chiến lược marketing của mình và đón đầu xu hướng marketing 2024?

Đọc bài viết
right
Tiềm năng kết nối người dùng qua Lễ kỉ niệm của ngành ngân hàng

Thống kê của Buzzmetrics cho thấy, ngân hàng đứng top 5 trong số các ngành hàng có nhiều chiến dịch marketing nhất nửa đầu năm 2023. Mỗi ngân hàng có một thời điểm tổ chức Lễ kỷ niệm khác nhau, và do đó mức độ cạnh tranh dễ chịu hơn so với ngày Tết. Hoạt động tổ chức Lễ kỷ niệm gần đây của một số thương hiệu cũng cho thấy hiệu ứng khá tốt đối với người dùng.

Đọc bài viết
right
Người dùng thảo luận gì về ChatGPT trên mạng xã hội?

Tính đến ngày 7/2/2023, đã có 39 thương hiệu từ các ngành hàng khác nhau có nhắc đến ChatGPT, tạo ra 5658 thảo luận. Những thương hiệu bán lẻ đồ công nghệ như FPT Shop đang tạo ra nhiều thảo luận nhất nhờ bài hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT.

Đọc bài viết
right
Mạng xã hội tiết lộ điều gì về nhu cầu thanh toán của khách hàng?

Trải qua các đợt bùng phát dịch, thanh toán không tiền mặt đang trở thành chủ đề thảo luận có tính tương tác cao trên mạng xã hội, thu hút hơn 2,6 triệu thảo luận được người dùng tạo ra trong vòng 3 tháng. Vậy người dùng sẽ tiết lộ điều gì qua 2,6 triệu thảo luận đó & liệu có cơ hội nào cho các thương hiệu liên quan tham gia giải quyết nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dùng

Đọc bài viết
right
VN-INDEX 1200, thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội thay đổi như thế nào?

Báo cáo trước đó của Buzzmetrics cho thấy, năm 2021 là năm bùng nổ trào lưu chứng khoán trên mạng xã hội, với sự tham gia thảo luận từ các nhà đầu tư F0. Điều này được phản ánh qua lượt tìm kiếm trên Google, số lượng tài khoản mới, các social slang và các format thảo luận mới. Tuy nhiên, sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán rơi vào đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ sau năm 2018, hành vi thảo luận của các nhà đầu tư đã thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Đọc bài viết
right
Tìm hiểu xu hướng trẻ hóa nội dung trong ngành ngân hàng

Trải qua một năm 2021 đầy biến động vì dịch bệnh, ngành ngân hàng đã chứng kiến sự bùng nổ những xu hướng mới. Một xu hướng nổi bật trong khoảng thời gian vừa qua là sự trẻ hóa nội dung nhằm hướng đến Gen-Z - nhóm khách hàng tiềm năng của tương lai.

Đọc bài viết
right
Toàn cảnh ngành Ngân hàng năm 2021: Xu hướng và cơ hội nào thương hiệu?

Năm 2021 tiếp tục là một năm đầy biến động vì dịch bệnh, khiến hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi lớn. Điều này dẫn đến sự xuất hiện các xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, và ngân hàng - một ngành hàng được thảo luận tương đối tích cực trên mạng xã hội, cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, cơ hội và thách thức nào sẽ chờ đợi các ngân hàng?

Đọc bài viết
right
Dấu ấn của COVID-19 trong khủng hoảng truyền thông 2020

Sự xuất hiện bất ngờ của dịch bệnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội. Không chỉ hành vi người dùng bị thay đổi mà những thương hiệu cũng bị ảnh hưởng. Trong khi nhiều thương hiệu đã tìm được cách thích nghi và sống chung với dịch bệnh, vẫn có một số thương hiệu chưa có sự điều chỉnh chính sách phù hợp và phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông.

Đọc bài viết
right
OBM Syndicated Report: Phân tích thảo luận về Tết 2020 và cơ hội cho Tết 2021

Tết 2020 được xem là cái Tết đặc biệt nhất từng được ghi nhận trong 10 năm qua. Nhiều sự kiện nóng xuất hiện làm ảnh hưởng đến hầu hết các chủ đề thảo luận của Tết. Đầu năm 2020, chính phủ đưa ra mức phạt mới về sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe. Cũng vào thời gian này, thịt heo tăng giá tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các thảo luận về nấu ăn & chi tiêu Tết. Vào những ngày cận Tết, Việt Nam ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Những sự kiện xảy ra liên tiếp đã tác động không nhỏ tới đời sống người dùng và khiến Tết 2020 trở thành một cái Tết dài nhất lịch sử. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của COVID-19, dự đoán nhiều khả năng dịch bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới Tết 2021.

Đọc bài viết
right
Phương pháp nghiên cứu mới để khai thác Insight thông qua Social Listening

Ngày càng nhiều thương hiệu tập trung đầu tư vào mạng xã hội như một kênh truyền thông mới giúp kết nối với người dùng. Bằng việc phân tích thảo luận người dùng trên mạng xã hội và từ đó đưa ra các gợi ý hành động cho thương hiệu, Social Listening đang góp một phần không nhỏ vào cách thương hiệu xây dựng một chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc: Các nhà nghiên cứu Social Listening đã sử dụng các phương pháp nào để tìm kiếm và phát hiện Insight người dùng?

Đọc bài viết
right
Điều thú vị trong hành vi Nấu Ăn Tại Nhà mùa COVID-19

Giãn cách xã hội tạo nên đa dạng chủ đề thảo luận những ngày vừa qua. Nấu ăn tại nhà là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất và được thảo luận khá sôi nổi trên mạng xã hội. Điều đặc biệt là người dùng không xem nấu ăn như một nhiệm vụ bất đắc dĩ. Không phải là sự nóng bức vì đứng trong bếp quá lâu, không còn sự mệt mỏi vì chuyện bếp núc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, cũng không còn cảm giác cô đơn khi vào bếp mà không có sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, nấu ăn tại nhà mang tới những trải nghiệm tích cực và thú vị. Báo cáo của Buzzmetrics sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chuyện bếp núc mùa giãn cách.

Đọc bài viết
right
Work From Home - Thái độ của người tiêu dùng và cơ hội cho thương hiệu

Đừng nghĩ rằng, Work From Home giữa mùa dịch chỉ là câu chuyện về sự tập trung và năng suất làm việc. Work From Home với người dùng còn là câu chuyện đi tìm sự cảm hứng trong cuộc sống thông qua các hoạt động thư giãn.

Đọc bài viết
right
Thảo luận về phòng chống dịch Corona: Người tiêu dùng và thương hiệu đang làm gì?

Trong vòng 2 tháng gần đây, đã có tới 65 triệu lượt thảo luận liên quan tới dịch bệnh này. Không còn nghi ngờ gì nữa, Covid-19 trở thành 1 Fad Topic lớn nhất lịch sử; tạo ra ảnh hưởng lớn & kéo dài với thảo luận của người tiêu dùng ở tất cả ngành hàng trên mạng xã hội. Xu hướng thảo luận về Covid-19 bắt đầu giảm sau thông tin chữa khỏi 16 ca bệnh thì một lần nữa lại bùng lên khi phát hiện ca nhiễm 17. Covid-19 vẫn tiếp tục thu hút sự tham gia thảo luận của người dùng do liên tục có thông tin mới về ca bệnh ở Việt Nam và Thế Giới. Nhiều chủ đề thảo luận mới xuất hiện ở giai đoạn 2. Cùng với đó, các hoạt động phòng chống dịch Corona của người tiêu dùng cũng có nhiều sự thay đổi.

Đọc bài viết
right
Vì sao Valentine 2019 trở thành Ngày Gia đình?

Valentine 2019 - không còn là ngày của chỉ những cặp đôi đang yêu. Điều gì đang xảy ra? Và thương hiệu nào sẽ bị ảnh hưởng? Cơ hội nào đang mở ra và nguy cơ nào sẽ đến? Mạng xã hội đang thay đổi, và Valentine củng đang thay đổi. Có lẽ nào, Valentine đã trở thành 1 ngày rất khác, so với Valentine bạn từng biết?

Đọc bài viết
right
4 gợi ý để thương hiệu sống healthy cùng người dùng

Sống healthy không chỉ là một trào lưu. Sống healthy từ lâu đã là một mối bận tâm lớn của người dùng. Tuy nhiên, để khai thác chủ đề này, thương hiệu cần phải nắm bắt được cách người dùng định nghĩa lối sống lành mạnh.

Đọc bài viết
right
Cơ hội Mùa Vu lan dưới góc nhìn của marketer

Mùa Vu lan báo hiếu là một trong những dịp lễ chính của Phật giáo trong năm. So sánh các dịp gia đình, dịp này có lượng thảo luận cao (5.3 triệu buzz) trong năm 2018, chỉ đứng sau Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10). Sự tăng trưởng của Vu lan đến từ nhu cầu chia sẻ/ quan tâm của người tiêu dùng nên được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Vu lan đặc biệt hơn những dịp khác vì là mùa lễ có nguồn gốc từ tôn giáo và kéo dài trong 1 -1.5 tháng. Chính vì vậy, không phải thương hiệu nào cũng biết tận dụng dịp này cho Occasion-based marketing của mình vì tính chất đặc biệt của dịp. Vu lan có sự cạnh tranh thấp, vẫn còn nhiều khoảng trống cho thương hiệu lựa chọn và tận dụng dịp này.

Đọc bài viết
right
Ngày của mẹ 2019 - Ai là người dẫn đầu cuộc chiến?

Năm 2019, Ngày của mẹ thực sự trở thành 1 cuộc chiến với sự tham gia của hơn 246 thương hiệu, gấp 2 lần số lượng thương hiệu tham gia vào Ngày của mẹ năm 2018. Số buzz trung bình do mỗi thương hiệu tạo ra tăng 20% so với 2018. Vậy thương hiệu nào đang dẫn đầu cuộc chiến? Và công thức thành công của thương hiệu đó là gì?

Đọc bài viết
right
Thảo luận về "Ngày phụ nữ" - Cơ hội và thách thức cho thương hiệu

Trung bình mỗi ngày 8/3 hoặc 20/10 tạo ra 5.3 triệu lượng bài viết và thảo luận. Ngày phụ nữ (8/3 và 20/10) là một dịp đặc biệt quan trọng và quen thuộc với đa số người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy, dịp này luôn tạo được sự ồn ào và thu hút mối quan tâm lớn từ nhiều đối tượng trên mạng xã hội.

Đọc bài viết
right
Ngày của cha: Dịp đặc biệt mới nổi hay tiềm năng chưa được khai thác?

"Một năm có 3-4 ngày dành cho mẹ nhưng chỉ có 1 ngày của cha." Là dịp duy nhất dành cho cha trong năm, Ngày của cha đã đáp ứng được nhu cầu bày tỏ tình cảm của người tiêu dùng dành cho họ. Làm thế nào để thương hiệu tận dụng được tiềm năng của ngày?

Đọc bài viết
right
Những câu chuyện vào "Dịp cuối năm học" và Cơ hội cho thương hiệu 2018

Các dịp đặc biệt đều sẽ thay đổi qua từng năm, và dịp cuối năm học cũng không ngoại lệ, đặc biệt hơn khi đối tượng chính của dịp này (học sinh) là thế hệ gen Z, thì sự thay đổi vào dịp này sẽ càng diễn ra nhanh chóng hơn nữa. Vậy dịp này vào năm 2018, có gì mới và có gì khác biệt so với 2017?

Đọc bài viết
right
18 thương hiệu và Compliment Challenge: Bài học marketing từ việc tận dụng trào lưu ngắn hạn

Cùng Buzzmetrics tìm hiểu một trào lưu mạng xã hội được 18 thương hiệu ưu ái áp dụng gần đây - #complimentchallenge, cùng trả lời các câu hỏi Yếu tố làm nên sức hút của nó? Các thương hiệu đã tận dụng nó thế nào? Những thương hiệu nào làm tốt nhất?

Đọc bài viết
right
Social Slang – Hệ ngôn ngữ thời thượng dành cho social media marketing

Social Slang chính là một cách để các thương hiệu có thể tiếp cận được đến các phân khúc khách hàng thuộc thế hệ Z (sinh ra từ giữa thập niên 1990 cho đến đầu những năm 2000). Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu về Social Slang nhé.

Đọc bài viết
right
Thảo luận cuối năm học - cơ hội cho thương hiệu

Cuối năm học luôn là một trong những thời điểm đặc biệt quan trong đối với học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp sắp chia tay trường lớp và phải đối mặt với kì thi chuyển cấp thử thách. Việc sử dụng chủ đề thảo luận cuối năm học là cơ hội cho các thương hiệu thực hiện các chiến dịch Occasion-Based Marketing của mình

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Diana qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 23 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ phân tích Diana trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2016 (01/07/2016 – 31/12/2016).

Đọc bài viết
right
Các thương hiệu đã tận dụng trào lưu trên mạng xã hội như thế nào?

Các trào lưu và xu hướng được yêu thích trên cả thế giới như Pokémon Go, Be like Bill, Pen Pineapple Apple Pen (PPAP). Việc tận dụng các trào lưu hoặc chủ đề nóng để tương tác với người dùng trên mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ đã trở thành một tactic phổ biến được nhiều thương hiệu ứng dụng.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: LiF KUN qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 16 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu" của Buzzmetrics sẽ phân tích LIF Kun trên social media, và phân tích ý kiến của người tiêu dùng về thương hiệu này, trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016.

Đọc bài viết
right
Vì sao quảng cáo Điện Máy Xanh gây sốt mạng xã hội?

Hãy cùng Buzzmetrics đi tìm câu trả lời thông qua việc mổ xẻ đoạn phim quảng cáo gây bão mạng xã hội gần đây nhất - TVC Điện Máy Xanh  thông qua thống kê và phân tích về chủ đề này trên social media.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Bobby qua góc nhìn social listening

Tã giấy là một mặt hàng quen thuộc cho các bậc cha mẹ có con nhỏ, tuy nhiên, ngày càng có nhiều thương hiệu tã giấy xuất hiện trên thị trường khiến cho việc lựa chọn thương hiệu nào để dùng cho con trở thành nỗi băn khoăn lớn. Nhằm tạo lòng tin nơi người tiêu dùng cũng như tăng khả năng cạnh tranh, các thương hiệu tã giấy đang ngày càng đẩy mạnh các chương trình quảng bá sản phẩm, đặc biệt là trên social media. Buzzmetricstiếp tục thực hiện bài viết thứ 9 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”, gồm các bài tổng hợp, phân tích và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media cho từng thương hiệu cụ thể đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng nước xả vải: Xu hướng người tiêu dùng và cuộc chiến Comfort – Downy trên social media

Ngành hàng nước xả vải từ lâu đã trở thành sân chơi của 2 ông lớn Comfort và Downy chứ không có nhiều thương hiệu cạnh tranh nhau như những mặt hàng tiêu dùng nhanh khác, nhưng sự chủ động quảng bá thương hiệu vẫn làm ngành hàng này trở nên sôi động trên social media.

Đọc bài viết
right
Nghiên cứu fanpage ngành Chăm sóc cá nhân: Loại nội dung nào tạo nhiều tương tác nhất?

Ngành hàng Chăm sóc cá nhân (Personal Care) là một trong những ngành hàng chiếm thị phần thảo luận lớn nhất trên Social media tại Việt Nam hiện nay, đây cũng là một trong những ngành hàng có cuộc chạy đua gay gắt nhất giữa các thương hiệu trong việc cập nhật nhiều loại content phong phú và mới lạ để thu hút khách hàng

Đọc bài viết
right
Thảo luận về Du lịch của giới trẻ qua phân tích trên social media

Du lịch là một trong những hoạt động được giới trẻ yêu thích và đồng thời là một chủ đề hot nhất trên social media từ đầu năm đến nay do sự phát triển của xu hướng viết review (địa điểm du lịch, bí quyết du lịch,...) trên mạng xã hội. Để hiểu rõ hơn về xu hướng đi du lịch của giới trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi, Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề Du lịch được thảo luận bởi nhóm đối tượng này trên social media nhằm tìm ra những sở thích và nhu cầu cụ thể của giới trẻ khi đi du lịch.

Đọc bài viết
right
Phân tích 5 trào lưu hot nhất trên mạng xã hội Q1/2016

Theo thống kê của Buzzmetrics – giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội, thì dưới đây là các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media từ sau Tết đến nay:

Đọc bài viết
right
Ngành hàng chăm sóc sức khỏe: Khách hàng đang quan tâm gì nhất trên social media?

Thảo luận về ngành hàng chăm sóc sức khỏe đang là chủ đề nóng hiện nay trên mạng xã hội, Vậy thì người dùng trên mạng xã hội đang quan tâm điều gì về chủ đề này? và các Thương hiệu đã tận dụng những thông tin này để tương tác với khách hàng như thế nào?

Đọc bài viết
right
Hệ thống lắng nghe mạng xã hội thu thập dữ liệu như thế nào?

Social Listening là một mô hình kinh doanh biến thể của ngành nghiên cứu thị trường. Và cũng giống như các quy trình nghiên cứu thị trường truyền thống, hệ thống lắng nghe mạng xã hội thu  cũng phải trải qua 5 giai đoạn: Thu thập dữ liệu, Lấy mẫu, Phân loại dữ liệu, Phân tích dữ liệu, Trình bày báo cáo nghiên cứu...

Đọc bài viết
right
5 loại nội dung tương tác tốt nhất trên mạng xã hội đầu năm 2016

Hãy cùng Buzzmetrics điểm qua Top 5 nội dung tương tác tốt nhất trên mạng xã hội đầu năm 2016 này, trong đó có thể điểm qua các Trào lưu hot như: Review, Food Video, chế ảnh...

Đọc bài viết
right
4 xu hướng Social Listening ứng dụng cho marketing năm 2016

Trên cương vị là những công ty tiên phong và dẫn đầu thị trường Social Listening, Buzzmetrics và YouNet Media đã tung ra thị trường ra những giải pháp công nghệ mang tính đột phá và giá trị gia tăng cao. Sau đây là tổng hợp một số xu hướng Social Listening đang phát triển của ngành này trong 2016.

Đọc bài viết
right
Thảo luận về bệnh cao huyết áp trên social media

Cao huyết áp là chủ đề được thảo luận nhiều nhất trong ngành hàng Dược phẩm và Y tế, theo thống kê của Buzzmetrics trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9/2015

Đọc bài viết
right
Thảo luận về bệnh tiểu đường trên social media

Thảo luận về bệnh tiểu đường trên social media đang là chủ đề nóng chỉ sau bệnh Cao huyết áp trong giai đoạn 05/2015 - 09/2015 của ngành hàng Y tế và Dược phẩm.

Đọc bài viết
right
7 ngành hàng nổi bật trên mạng và các kênh phải chạy content

Để phục vụ cho công việc của content và media planner, công cụ lắng nghe mạng xã hội Buzzmetrics xin liệt kê các kênh có nhiều thảo luận nhất của từng ngành hàng để các bạn tham khảo.

Đọc bài viết
right
SOCIAL LISTENING: Khai thác hàng trăm xu hướng các ngành hàng trên mạng xã hội

Muốn biết nhóm sản phẩm nào đang hot, celebs nào được nói đến nhiều nhất trong showbiz, hay các chủ đề thảo luận hot nhất trên social, hãy hỏi Buzzmetrics.

Đọc bài viết
right
Thảo luận xu hướng làm đẹp hot nhất 2015 qua phân tích mạng xã hội

Thống kê của Buzzmetrics về Ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp cho thấy Trang điểm, Chăm sóc da và Chăm sóc tóc là 3 lĩnh vực có nhiều chủ đề và thảo luận về xu hướng làm đẹp sôi nổi nhất trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây (01/03/2015 - 31/08/2015).

Đọc bài viết
right
Làm thế nào để tách biệt Paid, Owned và Earned media?

Việc tách biệt Paid, Owned và Earned media trong chiến dich social media ngày càng được các nhà quản lý chiến dịch quan tâm và yêu cầu social listening tool, mà cụ thể là Buzzmetrics thực hiện để có thể quản lý được chiến dịch marketing trên social media một cách hiệu quả hơn.

Đọc bài viết
right
Các hệ thống lắng nghe mạng xã hội đo lường Sentiment như thế nào?

Việc đo lường sentiment là một phần không thể thiếu trong các social media tool. Việc phân tích sentiment, nói một cách dễ hiểu, là lắng nghe và thấu hiểu những gì đang được nói về thương hiệu và chiến dịch trên các phương tiện truyền thông xã hội, nói như thế nào, tốt hay xấu, và tốt về mặt nào, xấu về mặt nào. Như vậy, để đo lường sentiment, thảo luận sẽ được chia thành thảo luận Tích cực, Tiêu cực, Trung lập và Hỗn hợp.

Đọc bài viết
right
Công thức hình thành trào lưu trên social media tại Việt Nam

Một trong những điều đánh dấu sự thành công của một chiến dịch là tạo được hiệu ứng trào lưu hưởng ứng trong đó có đậm chất hình ảnh của thương hiệu. Để làm được điều này có 2 cách: 1. Tìm ra một công thức hình thành trào lưu; hoặc 2. Ăn theo một trào lưu với phiên bản thương hiệu.

Đọc bài viết
right
Vén màn bí mật Công nghệ phân tích sentiment của các Social Listening tool

Bài viết này là một trong serie các bài viết cho thấy bức tranh thực sự về cách hoạt động của Buzzmetrics, một giải pháp lắng nghe và phân tích mạng xã hội đang được dùng để theo dõi các chiến dịch và thương hiệu quản lý bởi các tập đoàn lớn.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng khử mùi - người tiêu dùng đang nói gì trên social media?

Buzzmetrics phân tích các thảo luận trên social media về ngành hàng khử mùi cho thấy: Các sản phẩm trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, thể hiện qua số lượng lớn các thảo luận tiêu cực về các sản phẩm này

Đọc bài viết
right
Hướng đi cho các chiến dịch quảng cáo ngành hàng Chăm sóc răng miệng

Thống kê các thảo luận về ngành hàng Chăm sóc răng miệng của Buzzmetrics vào quý III/2014 cho thấy thảo luận của người tiêu dùng khuyên lẫn nhau cách chăm sóc răng miệng xoay quanh Các biện pháp tự nhiên và Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng

Đọc bài viết
right
Social Listening - nghiên cứu thị trường chi phí thấp cho thương hiệu

Mạng xã hội là một Focus Group hàng triệu người chứa đựng ý kiến của người tiêu dùng trong thời gian thực. Giá trị của Social Listening nằm ở việc đào sâu vào nội dung thảo luận của người tiêu dùng để tìm ra được Consumer Insight.

Đọc bài viết
right
Công cụ lắng nghe mạng xã hội hỗ trợ xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?

Mạng xã hội có một sức mạnh to lớn trong việc quảng bá thương hiệu và đồng thời phát tán những cuộc khủng hoảng thương hiệu.

Đọc bài viết
right
Các công cụ social listening thu thập dữ liệu như thế nào?

Đây là một trong series các bài viết cho thấy bức tranh thực sự về cách hoạt động thu thập dữ liệu của các công cụ lắng nghe và theo dõi mạng xã hội, đặc biệt là Buzzmetrics, một công cụ đang được dùng để theo dõi các chiến dịch và thương hiệu.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng nước uống thể thao – Rất có tiềm năng nhưng chưa được nhìn nhận đúng

Vừa mới xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây, nhưng ngành hàng nước uống thể thao đang nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù lượng thảo luận còn thấp nhưng nước uống thể thao là một phân khúc rất tiềm năng trong thị trường nước giải khát.

Đọc bài viết
right
Nhận tư vấn miễn phí
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
DMCA.com Protection Status