Khi mạng xã hội phát triển thì Social Listening cũng có sự phát triển tương ứng để bắt kịp với nhu cầu hiểu người dùng của marketers. Trong những năm qua, Social Listening đã được ứng dụng vào Social Media Marketing ra sao? Liệu Social Listening có còn là một công cụ đo lường thuần túy nữa không?
Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, Social Listening cũng ngày càng phát triển về khả năng ứng dụng. Nếu trước đây, Social Listening đơn thuần dừng lại ở việc thu thập dữ liệu mạng xã hội thì đến nay, việc thu thập chỉ là một phần của Social Listening. Đo lường mức độ thảo luận hay sắc thái cảm xúc không còn là chức năng duy nhất của Social Listening nữa. Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng nhìn lại những câu hỏi cũ qua một lăng kính mới: Social Listening là gì và có vai trò như thế nào với Social Media Marketing?
Social Listening là một dạng nghiên cứu thị trường với đối tượng phân tích là thảo luận của người dùng trên mạng xã hội. Thông thường, để giải quyết một đề bài Social Listening, người nghiên cứu sẽ trải qua các bước sau:
Nhìn chung, quy trình phân tích của Social Listening cũng tương tự nghiên cứu truyền thống. Khác biệt ở chỗ, nghiên cứu truyền thống có thể đào sâu vấn đề thông qua các phương pháp phỏng vấn - bảng khảo sát nhưng sẽ tốn thời gian cũng như chi phí nếu thực hiện trên diện rộng. Trong khi đó, dữ liệu của Social Listening, vốn là thảo luận mạng xã hội, mang tính “sẵn có”, nên sẽ rút ngắn thời gian nghiên cứu, đồng thời làm giảm độ trễ giữa kết quả nghiên cứu và thực tại ngành hàng. Ngoài ra, thảo luận của người dùng không bị ý kiến chủ quan của người nghiên cứu tác động, nên có thể đảm bảo tính khách quan cho dữ liệu.
Ban đầu, Social Listening được nhiều marketers xem như công cụ thuần đo lường, cung cấp một vài chỉ số cơ bản về chiến dịch hoặc về thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh (lượng thảo luận, lượng người thảo luận, chỉ số cảm xúc,...). Tuy nhiên, theo thời gian, mạng xã hội ngày càng mở rộng về quy mô, người dùng đã trở nên quen thuộc với công cuộc Chuyển đổi Số và chia sẻ nhiều hơn trước, các trào lưu xuất phát từ mạng xã hội ngày một nhiều. Social Listening vì thế cũng thay đổi để đáp ứng những nhu cầu nghiên cứu đa dạng từ marketers.
Phân tích sức khỏe thương hiệu (Brand Insight): Là một trong những ứng dụng ban đầu của Social Listening, giúp thương hiệu theo dõi tình hình hoạt động trên mạng xã hội và so sánh với các đối thủ cùng ngành hàng. Qua đó, giúp thương hiệu có được góc nhìn khách quan về vị trí hiện tại của mình trong ngành hàng.
Phân tích chiến dịch (Campaign Insight): Social Listening từng được xem là “công cụ hậu chiến dịch”, chỉ xuất hiện để đo lường khi chiến dịch đã kết thúc. Hiện tại, ngày càng nhiều thương hiệu đã dùng Social Listening cho giai đoạn tiền chiến dịch, hỗ trợ thương hiệu trong việc kết nối với người dùng theo thời gian thực. Trong thực tế, một số chiến dịch đã vận dụng Social Listening cùng lúc với thời điểm diễn ra chiến dịch để xây dựng nội dung.
Phân tích dịp đặc biệt (Occasion Analysis): Dịp đặc biệt trên mạng sẽ rất khác với dịp đặc biệt trong thực tế. Lấy một ví dụ đơn giản: Nếu ngày Cá tháng Tư là ngày nói dối thì với người dùng mạng xã hội, đó là ngày toàn dân tỏ tình. Social Listening sẽ phân tích và giúp marketers khám phá những điểm độc đáo về người dùng mạng xã hội trong những dịp đặc biệt. Với dữ liệu thu thập theo thời gian thực, Social Listening tỏ ra vô cùng hữu ích khi thương hiệu cần theo dõi những dịp đặc biệt dài hơi như Tết, hoặc các dịp đặc biệt không có thời gian bắt đầu và kết thúc cụ thể (mùa nóng, mùa mưa, thời điểm uống trà sữa, thời điểm buồn ngủ,...)
Quản trị khủng hoảng (Crisis Management): Khủng hoảng truyền thông vẫn luôn là một mối lo lớn với thương hiệu và ngày càng diễn biến phức tạp. Báo cáo tổng hợp của Buzzmetrics cho thấy, nguy cơ bùng phát lần hai ngày càng cao, cũng như thời gian diễn ra khủng hoảng đang dài hơn. Người dùng thay vì chia sẻ trên trang cá nhân đã tìm đến các trang cộng đồng để phản ánh, với mong muốn tiếng nói của mình lan truyền mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh đó, Social Listening giúp cảnh báo thương hiệu về nguy cơ khủng hoảng và cùng thương hiệu đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Phân tích người dùng (Consumer Insight): Social Listening giúp marketers hiểu người dùng từ nhiều góc độ khác nhau, có thể là hành vi và thái độ của họ trong một ngành hàng (UnA Research), hoặc phân tích khách hàng theo từng nhóm người dùng lớn (Gen-Z, Millennials,...). Với độ phủ dữ liệu ngày một lớn của Social Listening, mọi thuộc tính của người dùng như tính cách, lối sống, phong cách, mối quan tâm đều có thể được phân tích kỹ lưỡng. Từ đó, Social Listening chỉ ra những đặc trưng của người dùng thuộc một ngành hàng, hoặc khác biệt giữa các nhóm người dùng với nhau.
Phân tích xu hướng (Trend Analysis): Trung bình mỗi tháng, mạng xã hội có hơn 200 chủ đề nóng. Dù vậy, không phải chủ đề nóng nào cũng có thể tận dụng để xây dựng hình ảnh thương hiệu. Công cụ Social Listening giúp marketers nhận diện những chủ đề nóng phù hợp với thương hiệu trên mạng xã hội, những social slangs đang phổ biến để thương hiệu có thể đưa vào bài viết, trở nên gần gũi hơn với người dùng. Với sự phát triển của A.I, thương hiệu giờ đây có thể theo dõi diễn biến những chủ đề nóng của từng mối quan tâm lớn theo thời gian thực.
Có nhiều social listening platforms để marketers lựa chọn (social listening platform: nền tảng thu thập dữ liệu mạng xã hội. SocialHeat là một ví dụ).
Giữa các nền tảng có thể khác nhau về độ phủ dữ liệu và các tính năng xử lý dữ/ truy xuất dữ liệu, nhưng nhìn chung sẽ cung cấp những chỉ số cơ bản sau cho marketers:
Buzz Volume: Hay còn gọi là lượng thảo luận - chỉ số cơ bản nhất trong các báo cáo của Social Listening, cho biết có bao nhiêu thảo luận (post, comment hoặc share) về một chủ đề nào đó
Share of Voice: Tỷ lệ thảo luận của thương hiệu so với các đối thủ cùng ngành hàng. Đây là chỉ số giúp xác định thương hiệu nào đang được quan tâm nhất trên mạng xã hội
Audience Scale: Lượng người tham gia thảo luận về một chủ đề nào đó. Cùng với Buzz Volume, thể hiện khả năng lan truyền của một chủ đề
Sentiment Score: Thể hiện cảm xúc của người dùng đối với một chủ đề, có giá trị nằm trong khoảng [-1,1]. Càng tiến về 1 cho thấy mức độ tích cực của người dùng và ngược lại
Để hiểu hơn về các chỉ số đo lường, marketers có thể tham khảo tại đây
Với kinh nghiệm hợp tác với nhiều thương hiệu lớn từ đa dạng ngành hàng trong các chiến dịch Social Media Marketing, Buzzmetrics tự tin đem tới giải pháp Social Listening toàn diện và sự tư vấn tốt nhất cho các thương hiệu muốn kết nối hiệu quả hơn với người dùng.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí tại đây.
Thông tin bài viết