Insight Tết 2024 - Bước đệm cho Chiến dịch Tết 2025

Tết 2024 chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong thảo luận và người dùng không còn mặn mà với các chủ đề truyền thống, đặt marketers trước một thử thách lớn: "Làm thế nào để tạo chiến dịch Tết 2025 hiệu quả, giá trị và thực sự đột phá?". Khám phá những chia sẻ từ Buzzmetrics và DSquare để xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp và tạo dấu ấn trong dịp Tết sắp tới.

Thống kê từ Buzzmetrics đã phản ánh một bối cảnh tương đối thách thức về ngày Tết: Thảo luận về Tết 2024 đã giảm 47%, nhiều mối quan tâm của người dùng thay đổi, các thương hiệu cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đứng trước bối cảnh đó, làm sao để thương hiệu có thể “sống sót” và triển khai những chiến dịch Tết thực sự ý nghĩa? Hãy cùng Buzzmetrics và DSquare bật mí cho marketers bí kíp vượt vũ môn ngày Tết 2025 nhé! 

Thông tin trong bài viết được tổng kết từ BuzzSpeak Tết 2025: Insights To Overcome Challenges of The New Tet do Buzzmetrics kết hợp với DSquare tổ chức.

1. Tết này nhiều thay đổi, thương hiệu đứng trước nhiều câu hỏi 

 1.1. “Thời điểm vàng” biến mất, làm sao chọn giờ lành triển khai chiến dịch Tết? 

Hình 1. Mô hình diễn biến thảo luận của các dịp Tết (2022-2024)

Trong những năm trước đây, 8 ngày trước Tết thường được coi là thời điểm vàng cho các chiến dịch truyền thông do lượng thảo luận của người tiêu dùng tăng cao. Tuy nhiên, biểu đồ Tết 2024 cho thấy lượng thảo luận không còn tập trung mạnh vào những ngày cận Tết mà đã “dàn trải” đều hơn, làm biến mất đỉnh thảo luận quen thuộc. Sự thay đổi này cho thấy các chiến lược truyền thông Tết nên được triển khai sớm hơn, nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng từ trước đó.

1.2. Sự thay đổi vị trí trong top chủ đề thảo luận Tết, người tiêu dùng muốn gì hơn: Đơn giản hay truyền thống? 

Hình 2. Top 10 chủ đề được thảo luận trong dịp Tết 2024

Lần đầu tiên, chủ đề “đoàn viên” đã ra khỏi top 5 chủ đề Tết được thảo luận nhiều nhất, cho thấy lượng thảo luận về đoàn viên đã giảm đi đáng kể. Người dùng ít thể hiện sự háo hức, không còn muốn nhanh chóng quay về nhà khi Tết đến xuân về như năm trước mà thay vào đó lại là những suy nghĩ, tranh luận:  “Tết có trở về không?”. 

Những chủ đề truyền thống như dọn dẹp, đoàn tụ, lì xì không còn là mảnh đất quá hứa hẹn với marketers khi xu hướng thảo luận cũng giảm đi ít nhiều. Tuy nhiên, những chủ đề hướng tới cảm xúc như mong Tết, chán Tết, ước muốn ngày Tết lại có sự tăng trưởng tốt. 

Có thể thấy rằng, người tiêu dùng đang mong muốn đơn giản hóa ngày Tết, tập trung vào sự vui vẻ và thư giãn thay vì cố gắng duy trì những hoạt động truyền thống. Điều này xuất phát từ 2 lý do: 

(1) Điều kiện kinh tế, tài chính eo hẹp khiến người tiêu dùng khó có thể chuẩn bị cho một cái Tết hoành tráng như những năm trước đó 

(2) Các hoạt động đặc trưng của ngày Tết dù mang ý nghĩa quan trọng nhưng trong bối cảnh khó khăn chung của xã hội vô hình trung mang đến những áp lực, mệt mỏi không mong muốn đối với người tiêu dùng.

Sự thay đổi trong thảo luận về chủ đề Tết cho thấy một sự dịch chuyển đáng chú ý trong tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng. Các thương hiệu nên cân nhắc kỹ lưỡng việc điều chỉnh chiến lược tiếp thị của mình. Thay vì tập trung vào những giá trị cũ, marketers nên khai thác những cảm xúc hiện tại của người tiêu dùng như mong muốn sự đơn giản, thoải mái, và tránh xa các áp lực không cần thiết. Điều này không chỉ giúp các chiến dịch Tết trở nên phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế và xã hội, mà còn tạo ra sự kết nối sâu sắc hơn với khách hàng trong dịp lễ quan trọng này. Đọc thêm Báo cáo “Xu hướng truyền thông mạng xã hội dịp Tết 2024: Tết nay có giống Tết xưa” để tìm hiểu thêm về sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và sử dụng mạng xã hội của người dùng.

1.3. Cạnh tranh thương hiệu ngày càng khốc liệt, khi planning chiến dịch Tết 2025 cần lưu ý điều gì?

Hình 3. Sự thay đổi số lượng chiến dịch và thảo luận của Tết 2023 và Tết 2024

Năm 2024, tổng lượng thảo luận về Tết có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2023, bên cạnh đó số lượng chiến dịch đến từ các thương hiệu và lượng thảo luận từ chiến dịch cũng giảm ít nhiều. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm đến từ việc các thương hiệu cắt giảm đầu tư cho chiến dịch Tết và người dùng có vẻ ít hứng thú đối với chủ đề Tết hơn. Tuy nhiên lượng thảo luận trung bình của những chiến dịch Tết lọt bảng xếp hạng BSI của Buzzmetrics lại tăng 26.8% (so với Tết 2023). Có thể thấy rằng, Tết đang ngày càng có sự phân hoá rõ rệt giữa các chiến dịch “top đầu” và các chiến dịch còn lại. Các chiến dịch “top đầu” chủ yếu khai thác các khía cạnh khác nhau của tận hưởng Tết, tiếp cận và truyền tải thông điệp thông qua các chủ đề chăm sóc gia đình, chăm sóc bản thân, công nhận những cống hiến năm qua và những hi vọng năm mới của người dùng mạng xã hội.

Trước bối cảnh thay đổi và khó khăn như vậy, thương hiệu nên chọn cho mình hướng đi như thế nào khi Tết 2025 sắp tới gần. Doanh nghiệp nên hay không tiếp tục đầu tư vào các chiến dịch truyền thông Tết?

2. Tết nhiều phép thử, liệu còn đáng đầu tư để chạy những chiến dịch Tết hào nhoáng? 

Hình 4. Ba câu hỏi giúp thương hiệu xác định có nên làm chiến dịch Tết

Đối mặt với Tết “khó”, liệu rằng doanh nghiệp có cần đầu tư cho các chiến dịch truyền thông? Anh Lâm Trần - Strategy & Growth Director của DSquare đã đưa ra một số nghiên cứu dẫn chứng rằng: “Thị phần thị trường của thương hiệu sẽ được cải thiện ở những nơi các nhà quảng cáo đầu tư trong hoàn cảnh khó khăn.” Việc duy trì ngân sách cho truyền thông quảng cáo không nên bị ảnh hưởng bởi sự khó khăn của nền kinh tế. Theo báo cáo IPA (Institute of Practitioners in Advertising) mức độ đầu tư vào quảng cáo (SOV) cao hơn thị phần hiện tại (SOM), có nghĩa chỉ số ESOV (Excess Share of Voice) dương là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng thị phần của thương hiệu trong tương lai.

Bên cạnh đó, thương hiệu cũng có thể dựa trên ba yếu tố dưới đây để đi tìm câu trả lời cho việc có nên tiến hành chiến dịch truyền thông Tết cho thương hiệu của mình hay không.

  1. Mùa Tết có phải là một dịp để doanh nghiệp của bạn đẩy mạnh doanh số bán hàng? Ví như với nhiều ngành hàng, đặc biệt là F&B, Tết là mùa bán hàng cao điểm, giúp cải thiện doanh số bán. 
  2. Tết là một thời điểm lý tưởng để xây dựng thói quen mới cho người tiêu dùng, vì người tiêu dùng thường muốn có sự đổi mới khi chia tay năm cũ. Thương hiệu có muốn tận dụng để tạo dựng một thói quen tiêu dùng mới cho khách hàng của mình không?
  3. Tết là một lễ hội văn hoá lớn của Việt Nam, đây là cơ hội để các thương tạo ra một dấu ấn mạnh mẽ, hòa mình vào mùa lễ hội văn hóa của Việt Nam và hình ảnh thương hiệu có thể dần trở lên quen thuộc với người dùng.

Nếu thương hiệu cảm thấy ba yếu tố trên không thuyết phục, có thể không cần phải quan tâm ngày Tết. Nhưng nếu thương hiệu cảm thấy một trong ba yếu tố trên rất quan trọng, một bài toán khó đang được đặt ra: “Làm thế nào để tạo một chiến lược truyền thông Tết chạm tới người dùng và đem lại giá trị cho thương hiệu?”

3. Mô hình gợi ý để Marketer chinh phục cái Tết khó

*Mô hình được đề xuất bởi anh Lâm Trần - Strategy & Growth Director của DSquare

Trong bối cảnh Tết ngày càng trở nên phức tạp với sự biến đổi của thị trường và thói quen tiêu dùng, các thương hiệu đang đối mặt với thách thức làm sao để tạo ra một chiến dịch Tết vừa đơn giản, vừa có giá trị lâu dài. Chính vì vậy, mô hình NSFW đã được tổng hợp để đưa ra một hướng dẫn cụ thể cho các thương hiệu có thể dựa vào để tạo một chiến dịch Tết hiệu quả - Đơn giản mà Giá trị.

N (Nostalgia): Hoài niệm. Đây là một trong những lý do làm Tết luôn cảm thấy gì đó màu nhiệm, bồi hồi. Đây là thời gian con người ta muốn quay lại một miền quá khứ tươi đẹp, cùng sum vầy, cùng nghe những bài nhạc Tết năm nào quen thuộc. Hiểu được điều này, thương hiệu có thể tự tin vượt qua áp lực lúc nào cũng phải insight mới, bài hát mới, mà làm sống lại những thứ không bao giờ thay đổi trong Tết.

S (Security): Sự an tâm - Một điều hiển nhiên là không cảm thấy an tâm về tương lai thì người dùng sẽ hạn chế mua sắm. Vậy việc cần làm của thương hiệu là tạo cho khách hàng cảm giác an tâm, không chỉ vậy, sẽ tốt hơn nếu có những hành động cụ thể để tăng sự đảm bảo về tương lai cho người tiêu dùng.

F (Funny): Tết buồn, làm content dzui có bị cho là phản cảm không? Câu trả lời là không hề nha. Sự thật rằng, những quảng cáo lan tỏa sự tích cực, hài hước thường dễ dàng lan tỏa và ghi dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng.  

W (Worth): Tết khó khăn, đương nhiên là phải giảm giá chứ, nhưng giảm giá chứ đừng mất giá. Khi thực hiện các hoạt động khuyến mãi cho ngày Tết, thương hiệu cần chú ý để không làm mất đi các giá trị của thương hiệu trong cảm quan của người dùng. 

Ngoài ra, các thương hiệu có thể tham khảo thêm về các chiến dịch Tết đã tạo được những điểm nhấn ấn tượng trong Tết 2024 tại báo cáo “Cập nhật tình hình cạnh tranh chiến dịch Tết trên mạng xã hội

KẾT LUẬN

  1. Năm 2024, lượng thảo luận về Tết của người dùng giảm, đồng thời thời điểm thảo luận cũng không còn tập trung vào cận Tết mà dàn trải hơn, thương hiệu có thể triển khai chiến lược truyền thông Tết sớm hơn để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
  2.  Đoàn tụ không còn nằm trong top 5 chủ đề Tết được thảo luận nhiều nhất. Trong khi đó, các chủ đề liên quan đến cảm xúc về Tết (chờ đợi Tết, mệt mỏi vì Tết,...) lại có sự tăng trưởng đáng kể, còn các chủ đề về Tết truyền thống thì đang giảm đi. Người dùng đang hướng tới một cái Tết đơn giản hơn.
  3.  Việc duy trì đầu tư cho truyền thông quảng cáo ngay cả trong thời kỳ khó khăn sẽ tạo đà cho thương hiệu có tiềm năng tăng trưởng thị phần trong tương lai.
  4.  Mặc dù, người dùng đang hướng tới một cái Tết đơn giản hơn nhưng chiến dịch Tết cũng cần hướng tới các yếu tố về giá trị truyền thống, sự an tâm, tích cực và đảm bảo giá trị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Các yếu tố này đã được đúc kết trong mô hình NSFW được đề xuất.

Buzzmetrics cung cấp gói giải pháp Tết Recall - Data Driven Success giúp thương hiệu đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch dựa trên dữ liệu có độ chính xác cao, hiểu thêm về ý nghĩa và cách tận dụng các chỉ số đo lường tại “Metrics và nghệ thuật tối ưu hoá chiến dịch Tết”.

Liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn Buzzmetrics để nhận ngay báo cáo mới nhất giúp marketers giải đáp những câu hỏi cũng như tiết lộ những insight người dùng trên mạng xã hội.

Thông tin bài viết

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

Euro 2024 qua lăng kính Social Listening: Những điều Marketer nên biết

Theo thống kê từ Buzzmetrics, thảo luận về EURO nóng lên theo từng vòng và đã tăng lên hơn 4 triệu thảo luận (tính từ đầu tháng Sáu đến khi kết thúc vòng tứ kết). Đây là một chủ đề tiềm năng để các thương hiệu có thể khai thác. Qua góc nhìn Social Listening, hãy xem mùa giải năm nay có điều gì mà Marketer cần biết để tối ưu chiến lược Social Marketing theo bóng đá của mình nhé.

Đọc bài viết
right
Thảo Luận Mạng Xã Hội Về Phim Chuyển Thể: Cái Đúng Ló Cái Hay

Điều người dùng quan tâm nhất về phim chuyển thể trước hết phải “Đúng” - bám sát nội dung nguyên tác, sau đó mới đến “Hay” - xét đến các yếu tố như diễn viên, kịch bản hay, tính sáng tạo, giá trị sản xuất. Mọi sự thêm thắt chỉ có ý nghĩa khi đảm bảo trung thành với nguyên tác.

Đọc bài viết
right
Cập Nhật Tình Hình Cạnh Tranh Chiến Dịch Tết 2024 Trên Mạng Xã Hội: Nhiều Thương Hiệu Tạo Dấu Ấn

Thời điểm càng gần kề Tết Giáp Thìn, thị trường càng trở nên sôi động với hàng loạt chiến dịch ấn tượng từ các thương hiệu. Bên cạnh chỉ số Buzz Volume (Số lượng thảo luận) thì Audience Scale (Lượng người dùng thảo luận) cũng là một chỉ số quan trọng cho thấy mức độ ảnh hưởng và thành công của chiến dịch.

Đọc bài viết
right
Metrics và Nghệ Thuật Tối Ưu Hóa Chiến dịch Tết 2024

Trải qua hai năm gián đoạn và có phần ảm đạm, Tết đang dần trở lại với vị thế trước đây của mình - một dịp đặc biệt lớn nhất của mạng xã hội Việt Nam, một thời điểm lý tưởng để thương hiệu xây dựng những cuộc hội thoại ý nghĩa với người tiêu dùng.

Đọc bài viết
right
Xu Hướng Truyền Thông Mạng Xã Hội Dịp Tết 2024: Tết Nay Có Giống Tết Xưa?

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tình hình tài chính trong giai đoạn cuối năm 2023 và trước ngưỡng Tết 2024 đang dần có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn đang chủ động hạn chế những chi tiêu không cần thiết, đặt ưu tiên cho những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu với chi phí hợp lý. Trong bức tranh này, khảo sát "Xu hướng tiêu dùng hiện đại, thấu hiểu để chinh phục thị trường" của VnEconomy và Công ty TNHH Cốc Cốc cho thấy sự lạc quan của 44.6% người tiêu dùng, trong khi 20.8% người dùng có thái độ bi quan về tình hình tài chính trong một năm tới.‍

Đọc bài viết
right
Khám Phá Insight Ngành Thực Phẩm Chức Năng: Thách Thức và Cơ Hội Trong Thời Đại Số

Trong xã hội ngày càng nhận thức cao về sức khỏe, thực phẩm chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Cùng với sự cải tiến không ngừng, ngành thực phẩm chức năng đang trải qua một quá trình trẻ hóa và chuyển đổi số đầy “kịch tính”. Điều này đặt ra những thách thức mới cho các nhà tiếp thị trong lĩnh vực này. Để thành công, họ cần không chỉ theo đuổi chiến lược tiếp thị truyền thống mà còn phải áp dụng những phương pháp sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số.

Đọc bài viết
right
Gen Alpha - Thế hệ người tiêu dùng tương lai có gì khác biệt?

Gen Alpha được dự đoán sẽ sớm trở thành nhóm tiêu dùng chủ chốt, mang đến nhiều thay đổi cho nền kinh tế của nền kinh tế và là nhóm đối tượng mục tiêu đầy triển vọng của các thương hiệu

Đọc bài viết
right
Social Trend - Tinh Hoa Hội Tụ: Bắt Trúng xu hướng, Đu Trend kịp thời

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, "bắt trend" không chỉ đơn giản là một xu hướng, mà còn là khám phá về sự sáng tạo và đổi mới. Thương hiệu thông minh không chỉ là người tiếp tục theo đuổi những gì đang "hot" mà còn là người định hình và tạo nên những xu hướng mới. Giao tiếp chỉ là bước đầu, để thực sự "bắt trend", cần sự linh hoạt đến từ sâu bên trong - từ sản phẩm đến chiến lược marketing dài hạn. Social trend không chỉ là một trong những công cụ quan trọng để theo dõi xu hướng mà còn là nguồn thông tin quý báu để dự đoán hành vi của khách hàng.

Đọc bài viết
right
Công thức để làm nên một MV Tết thành công?

Đã đến lúc các thương hiệu nên nhìn lại và cải thiện những tactics để chuẩn bị cho dịp Tết sắp đến. Trong báo cáo này, Buzzmetrics sẽ phân tích những yếu tố làm nên thành công của MV - một tactics đã quá quen thuộc nhưng rất ít chiến dịch tận dụng tốt. Trong năm 2023, đã có 22 thương hiệu làm MV Tết với 10 chủ đề khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có 5 MVs gây được tiếng vang trên mạng xã hội và đạt trên 10 nghìn thảo luận. Vậy, điều gì sẽ tạo nên sức hút của một MV?

Đọc bài viết
right
Ecommerce Audit và Retail Audit liên hệ với nhau như thế nào?

Retail Audit là một công cụ nghiên cứu khá quen thuộc với các thương hiệu, được sử dụng để đo lường hiệu quả bán hàng trong môi trường bán lẻ. Tuy nhiên, Retail Audit chủ yếu tập trung đo lường tình hình hoạt động của các nhãn hàng trên kênh truyền thống và hiện đại. Hiện nay, theo xu hướng tất yếu cũng như được sự hỗ trợ bởi nhu cầu Go-online được thúc đẩy bởi COVID-19 và giãn cách xã hội,  hoạt động mua sắm online ngày càng đóng vai trò quan trọng & chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là một số ngành hàng như: thời trang, làm đẹp, điện tử, chăm sóc mẹ và bé… Vì thế, Ecommerce Audit sẽ giúp hoàn thiện bức tranh mua bán của toàn ngành hàng trên cả kênh offline và online.

Đọc bài viết
right
Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì?

TA Understanding là loại hình nghiên cứu về một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Khác với U&A (nghiên cứu hành vi và thái độ) – thường sẽ nghiên cứu về một hành vi cụ thể hoặc trong một ngành hàng cụ thể, TA Understanding thường quan tâm đến toàn bộ vấn đề, mối quan tâm, lối sống của người tiêu dùng.

Đọc bài viết
right
Khám phá thay đổi của người dùng trong Tết Nguyên Đán 2021

Theo báo cáo của Buzzmetrics về Tết 2020, dịch bệnh COVID-19 không chỉ khiến Tết 2020 trở thành cái Tết Nguyên Đán dài nhất lịch sử mà phần nào đó đã thay đổi cách người dùng tiếp cận dịp đặc biệt này. Sang năm 2021, tác động của dịch bệnh ngày càng rõ nét hơn, không chỉ dừng lại ở một số hoạt động của người dùng mà đã bao gồm các chủ đề lớn của ngày Tết.

Đọc bài viết
right
Ecommerce Audit (ECA) là gì?

E-commerce Audit - hay còn gọi là Nghiên cứu đo lường bán hàng trực tuyến - là việc thu thập và phân tích dữ liệu về tình hình hàng hóa của các cửa hàng trên sàn thương mại điện tử như: lượng hàng bán ra theo thời gian thực, giá & khuyến mãi, vị trí của hàng, số người theo dõi, bình luận của người dùng hay các phản hồi sau mua của người dùng.

Đọc bài viết
right
Sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên social media

Với sự bùng nổ của làn sóng đầu tư, các kênh truyền thông mạng xã hội cũng chứng kiến sự bùng nổ các thảo luận về chứng khoán. Thảo luận trên MXH có ảnh hưởng đến chứng khoán và ngược lại, diễn biến trên thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng đến thảo luận MXH.

Đọc bài viết
right
OBM Syndicated Report: Phân tích thảo luận về Tết 2020 và cơ hội cho Tết 2021

Tết 2020 được xem là cái Tết đặc biệt nhất từng được ghi nhận trong 10 năm qua. Nhiều sự kiện nóng xuất hiện làm ảnh hưởng đến hầu hết các chủ đề thảo luận của Tết. Đầu năm 2020, chính phủ đưa ra mức phạt mới về sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe. Cũng vào thời gian này, thịt heo tăng giá tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các thảo luận về nấu ăn & chi tiêu Tết. Vào những ngày cận Tết, Việt Nam ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Những sự kiện xảy ra liên tiếp đã tác động không nhỏ tới đời sống người dùng và khiến Tết 2020 trở thành một cái Tết dài nhất lịch sử. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của COVID-19, dự đoán nhiều khả năng dịch bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới Tết 2021.

Đọc bài viết
right
Phương pháp nghiên cứu mới để khai thác Insight thông qua Social Listening

Ngày càng nhiều thương hiệu tập trung đầu tư vào mạng xã hội như một kênh truyền thông mới giúp kết nối với người dùng. Bằng việc phân tích thảo luận người dùng trên mạng xã hội và từ đó đưa ra các gợi ý hành động cho thương hiệu, Social Listening đang góp một phần không nhỏ vào cách thương hiệu xây dựng một chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc: Các nhà nghiên cứu Social Listening đã sử dụng các phương pháp nào để tìm kiếm và phát hiện Insight người dùng?

Đọc bài viết
right
Toàn cảnh về dịp Tết Nguyên Đán trên mạng xã hội

Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Việt. Trên mạng xã hội, Tết thu hút một lượng tương tác lớn với đa dạng các chủ đề. Có thể nói, Tết là cơ hội không thể bỏ qua để thương hiệu kết nối với nhóm người tiêu dùng tiềm năng.

Đọc bài viết
right
Tổng quan thị trường 4G sôi động qua phân tích trên social media

Buzzmetrics đã thực hiện phân tích các ý kiến thật sự được tạo ra bởi người dùng trên social media liên quan đến thị trường 4G trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây (01/11/2016 - 30/04/2017) nhằm cung cấp cho thương hiệu cái nhìn tổng quan nhất từ phía người tiêu dùng đối với dịch vụ này.

Đọc bài viết
right
Hiểu về “Gái ế” qua phân tích social media

" Gái ế " đang thực sự chia sẽ điều gì về họ trên mạng xã hội, hãy cùng Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề này dựa trên thảo luận trên social media trong 6 tháng gần đây (1/10/2016 - 31/3/2017).

Đọc bài viết
right
Ngành hàng máy lạnh - Mâu thuẫn tâm lí thú vị của người Việt

Mùa nắng nóng cao điểm năm nay chứng kiến sự cạnh tranh sát sao của các thương hiệu ngành hàng máy lạnh ngay từ đầu tháng 3. Người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng ý thức được lợi thế có được từ hàng loạt ưu đãi và sự lựa chọn đa dạng trong thị trường cũng như việc tham khảo các ý kiến trên Social Media.

Đọc bài viết
right
[INFOGRAPHIC] Nam giới nói gì về Chăm sóc da trên social media?

Theo thống kê của Buzzmetrics Social Listening trong quý 4/2015 thì có hơn 100,000 thảo luận về Chăm sóc da cho nam giới được tạo ra trên social media, trong đó khoảng 30% là thảo luận có chứa ý kiến thật sự của người tiêu dùng, còn lại là các bài đăng tạo bởi thương hiệu, các bài viết mua bán.

Đọc bài viết
right
Thảo luận về Thức ăn nhanh dưới góc nhìn của giới trẻ và phụ huynh

Thảo luân về Thức ăn nhanh đang là chủ đề nóng và có số lượng thảo luận lớn trên Social Media với nhiều hoạt động của các thương hiệu và sự tham gia thảo luận của cộng đồng.

Đọc bài viết
right
Thảo luận về Gym – Hướng đi cho các thương hiệu thể thao

Thảo luận về Gym được nhắc đến nhiều thứ nhì trên social media chỉ sau Bóng đá. Đây chính là một trong những hướng đi tốt cho các thương hiệu thể thao để tạo dựng Nhận diễn thương hiệu của mình.

Đọc bài viết
right
Hành vi uống bia của người Việt và hoạt động của các thương hiệu bia trên social media

Ngành hàng bia là một ngành hàng trong đó các thương hiệu có nhiều hoạt động trên social media, với hơn 300,000 thảo luận được tạo ra trong quý 3/2015 theo thống kê của Buzzmetrics nhờ vào một loạt sự kiện sôi nổi được tạo ra bởi các thương hiệu trong thời gian này.

Đọc bài viết
right
Vì đâu người tiêu dùng rời bỏ thương hiệu sữa bột cho bé 0-6 tháng?

Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích các phản hồi của người dùng về các thương hiệu sữa bột trong giai đoạn này, mà nổi bật là Similac, Enfamil và Friso.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng khử mùi - người tiêu dùng đang nói gì trên social media?

Buzzmetrics phân tích các thảo luận trên social media về ngành hàng khử mùi cho thấy: Các sản phẩm trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, thể hiện qua số lượng lớn các thảo luận tiêu cực về các sản phẩm này

Đọc bài viết
right
Hành vi chọn mỹ phẩm trang điểm thông qua phân tích social data

Ngành hàng Trang điểm là một ngành hàng có số lượng thảo luận đứng thứ 2 trên social media, chỉ sau ngành hàng Điện tử, với khoảng hơn 50,000 thảo luận theo thống kê của Buzzmetrics vào quý III/2014 - cụ thể qua Hành vị chọn mỹ phẩm trang điểm của người tiêu dùng qua các thảo luận trên Social media

Đọc bài viết
right
Phân khúc chống lão hóa cho phụ nữ từ 22 – 24 tuổi bị bỏ ngỏ?

Theo nghiên cứu của Buzzmetrics về các thảo luận về chăm sóc da mặt, cụ thể là phân khúc chống lão hóa da được tạo ra trên social media, một phân khúc khách hàng ở độ tuổi 22 đến 24 cũng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm chống lão hóa và chưa được đáp ứng.

Đọc bài viết
right
Thảo luận của phụ nữ mang thai về sản phẩm sữa bầu

Trên khắp các phương tiện social media, đặc biệt là diễn đàn trực tuyến, có thể dễ dàng thấy được rất nhiều thảo luận của phụ nữ mang thai về sản phẩm sữa bầu, chia sẽ các ý kiến và tư vấn về các loại sữa dành cho bà bầu.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng nước uống thể thao – Rất có tiềm năng nhưng chưa được nhìn nhận đúng

Vừa mới xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây, nhưng ngành hàng nước uống thể thao đang nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù lượng thảo luận còn thấp nhưng nước uống thể thao là một phân khúc rất tiềm năng trong thị trường nước giải khát.

Đọc bài viết
right
Nhận tư vấn miễn phí
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
DMCA.com Protection Status