Social Listening - nghiên cứu thị trường chi phí thấp cho thương hiệu
Mạng xã hội là một Focus Group hàng triệu người chứa đựng ý kiến của người tiêu dùng trong thời gian thực. Giá trị của Social Listening nằm ở việc đào sâu vào nội dung thảo luận của người tiêu dùng để tìm ra được Consumer Insight.
Mạng xã hội là một Focus Group hàng triệu người chứa đựng ý kiến của người tiêu dùng trong thời gian thực. Giá trị của Social Listening nằm ở việc đào sâu vào nội dung thảo luận của người tiêu dùng để tìm ra được Consumer Insight. Sau đây là những gì Social Listening của Buzzmetrics có thể làm được:
1. Social Listening cho biết sự phản hồi của người tiêu dùng về thương hiệu và chiến dịch thật nhanh và chi phí thấp (OPTIMIZE)
Công cụ social listening như của Buzzmetrics phải sử dụng một lượng nhân sự lớn để đọc tất cả các thảo luận và phân tích nó theo brand image mà thương hiệu đang cố gắng tạo và cho biết liệu người tiêu dùng có nhìn nhận đúng hướng hay không và từ đây thương hiệu hay agency có thể nhanh chóng điều chỉnh communication messaging hay strategy.
2. Social Listening cho biết sự quan tâm của các khách hàng tiềm năng là gì (OPPORTUNITY)
Social Listening chỉ thực sự đem lại giá trị lớn lao của nó khi mở rộng phạm vi nghiên cứu theo ngành hàng và rộng hơn nữa là phân khúc người tiêu dùng tiềm năng. Ví dụ một thương hiệu sữa bột sẽ không chỉ quan tâm đến thảo luận về thương hiệu của họ và còn muốn biết các bà mẹ khi có bầu sẽ quan tâm đến điều gì, như stress công việc, áp lực gia đình, chăm sóc thai, niềm vui của việc có con… Social listening sẽ cho thương hiệu bối cảnh, bức xúc và tâm trạng của người tiêu dùng trong ngôn ngữ của họ để thương hiệu có thể cùng sánh bước là một người bạn thực sự.
3. Social Listening cho biết người tiêu dùng quan tâm đến gì trong ngành hàng và so sánh như thế nào giữa thương hiệu và đối thủ cạnh tranh (PLANNING)
Khi thương hiệu tung ra một chiến dịch quảng bá sản phẩm trong một ngành hàng, thương hiệu phải biết người tiêu dùng quan tâm đến điều gì, những gì khiến họ mua hàng (Drivers of Purchase), những gì khiến họ không dung loại sản phẩm này nữa (Drivers of Defection), những gì khiến họ giới thiệu sản phẩm cho người khác (Drivers of Advocacy). Ví dụ như theo báo cáo nghiên cứu ngành hàng sữa bà bầu của Buzzmetrics, các bà mẹ khi mua sữa bầu ngoài yếu tố cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, còn quan tâm nhất đến yếu tố dễ uống. Do đó thương hiệu Anmum trong các quảng cáo gần đây bên cạnh việc nhấn mạnh vào hàm lượng dinh dưỡng, còn hướng đến một hình ảnh mới, là một sản phẩm “Dinh dưỡng cho bé, thơm ngon cho mẹ”.
Việc biết Thái độ và Hành vi (Usage and Attitude) của ngành hàng và các đối thủ cạnh tranh của mình được nhìn nhận như thế nào cho phép các thương hiệu lên kế hoạch và chiến lược Marketing cho phù hợp và đồng thời đưa ra các chỉ số KPI cho agency thực hiện kế hoạch. Công cụ social listening theo đó sẽ đo lường trực tiếp hiệu quả theo chiều sâu của Agency trong việc chạy campaign.
4. Theo dõi và cảnh báo Khủng hoảng (THREAT)
Các công cụ Social Listening như Buzzmetrics theo dõi tất cả các bài viết trên các nguồn báo có ảnh hưởng lớn và tất cả các trang fanpage của Facebook, Google+ và Youtube và có thể đưa ra cảnh báo kịp thời trước khi một vấn đề tiêu cực về thương hiệu bị phát tán và trở thành khủng khoảng.
Nếu bạn quản lý một thương hiệu và chưa sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới như Social Listening hay Ecommerce Audit, có lẽ bạn nên bắt đầu hoạch định ngân sách cho việc này vào năm 2015 và những năm sau đó. Vì một điều rất có thể là đối thủ cạnh tranh của bạn đã và đang tích cực và kiểm soát một cách có hệ thống hình ảnh thương hiệu của họ và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng theo hướng có lợi cho họ chứ không phải cho bạn.
Thông tin bài viết