Hàng loạt chuyên gia online, blogger hay các trang mạng đang đưa ra nhiều định nghĩa về “Social Media” khác nhau và không có sự thống nhất. Để đưa về cách hiểu đúng đắn cho social media, Buzzmetrics sẽ tìm hiểu các định nghĩa phổ biến và cơ bản nhất về thuật ngữ này.
Sự phát triển của Internet và content quá nhanh khiến chúng ta thật khó để tìm ra cách hiểu chính xác cho khái niệm tưởng chừng quá đổi quen thuộc, khi chỉ cần google thì sẽ nhận được hàng triệu định nghĩa, cách nhận định từ nhiều nguồn trả về. Như từ định nghĩa cho thuật ngữ "social media".Hàng loạt chuyên gia online, blogger hay các trang mạng cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa về “Social Media” khác nhau và không có sự thống nhất. Để đưa về cách hiểu đúng đắn cho social media, Buzzmetrics sẽ tìm hiểu các định nghĩa phổ biến và cơ bản nhất về thuật ngữ này.
Social media là các trang web hoặc chương trình cho phép người dùng giao tiếp và chia sẻ thông tin lên internet bằng việc sử dụng các thiết bị công nghệ.
Social media là công cụ trực tuyến phục vụ cho việc giao tiếp, chia sẻ, kết nối giữa các cá nhân, cộng đồng và tổ chức có mối liên quan hoặc phụ thuộc lẫn nhau bằng các nền tảng công nghệ và di động
Như vậy từ điểm chung của 2 khái niệm trên có thể hiểu ngắn gọn:
Social media là các công cụ dùng cho việc giao tiếp, chia sẻ thông tin trên nền tảng internet.
Dựa theo mô hình nổi tiếng được nghiên cứu và xây dựng bởi tiến sĩ Tracy L. Tulen, social media được chia thành 4 nhóm (mô hình cũng được sử dụng trong cuốn sách Social Media Marketing: A Practitioner Guide của tiến sĩ Marc Opresnik, đồng tác giả với Philip Kotler and Svend Hollensen).4 nhóm social media gồm có:
Nắm rõ được câu trúc của social media, thương hiệu có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra kế hoạch phân bổ nội dung cũng như chi phí nhờ vào việc nhìn qua bức tranh toàn cảnh để đạt được mục tiêu trong các chiến dịch social media marketing.Cùng tham khảo case study từ thương hiệu sơn Benjamin Moore và tận dụng các nhóm social media cho chiến dịch social media marketing mang tên "Expert Exchange":(thông tin được chia sẻ trong cuốn sách Social media marketing của tác giả Tracy L. Tulent)
Để thực hiện việc phân bổ nội dung này hiệu quả, thương hiệu cần xác định được Khách hàng mục tiêu của mình đang ở đâu trên bản đồ social media? Họ sử dụng thời gian của mình thế nào khi online? Họ thường tìm hiểu, chia sẻ thông tin về sản phẩm trên kênh nào?
Tại Việt Nam, mạng xã hội (nhóm Social community) cụ thể là Facebook là kênh có tốc độ thâm nhập và tăng trưởng cao nhất, có lượng người dùng cao nhất. Hơn thế nữa, mạng xã hội ngày càng thu hút được nhiều người dùng hơn, và mỗi người dùng lại sẵn sàng chia sẻ nhiều hơn. Theo ước tính của Buzzmetrics, mức độ sẵn sàng lên tiếng của người dùng mạng xã hội năm 2017 tăng 50% so với 1 năm trước đó.Lượng dữ liệu thảo luận người dùng ngày càng lớn với rất nhiều cơ hội cũng như thách thức dành cho các thương hiệu, khi mà người dùng tiếp xúc với thông tin trên mạng xã hội mỗi ngày, chắc chắn họ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi các chiều hướng thảo luận của những người dùng khác.Tất nhiên, mạng xã hội là kênh tất yếu chúng ta nên đầu tư khi tấn công social media nhưng thương hiệu cần lắng nghe người tiêu dùng, thăm dò sức khỏe thương hiệu của mình, insight khách hàng cũng như các xu hướng ngành hàng trên kênh này để tận dụng hết cơ hội cũng như không vấp phải các rủi ro, tránh hao tiền tốn của.
Thông tin bài viết