Các chủ đề nổi bật

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.
Người dùng thảo luận gì về ChatGPT trên mạng xã hội?

Tính đến ngày 7/2/2023, đã có 39 thương hiệu từ các ngành hàng khác nhau có nhắc đến ChatGPT, tạo ra 5658 thảo luận. Những thương hiệu bán lẻ đồ công nghệ như FPT Shop đang tạo ra nhiều thảo luận nhất nhờ bài hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT.

Thời gian qua, đã có 289,565 thảo luận về ChatGPT được tạo ra trên mạng xã hội với đa dạng góc độ thảo luận từ người dùng. Trong khuôn khổ bài viết này, Buzzmetrics sẽ cung cấp cho các marketers hai góc độ thảo luận về ChatGPT đang nhận được nhiều quan tâm từ người dùng, bao gồm: 

  1. ChatGPT có thay thế con người?
  2. ChatGPT sẽ tác động tới công việc của con người như thế nào? 

Bên cạnh phân tích thảo luận người dùng, Buzzmetrics còn tiến hành thống kê, đánh giá tình hình tận dụng chủ đề ChatGPT từ phía các thương hiệu. 

1. Người dùng thảo luận gì việc ChatGPT sẽ thay thế con người? 

Nguoi-dung-thao-luan-gi-ve-chatgpt-tren-mang-xa-hoi-1

Ngay từ lúc được giới thiệu vào ngày 30/11/2022, các cuộc thảo luận về ChatGPT đã bắt đầu diễn ra trên mạng xã hội, nhưng chưa quá sôi nổi và chủ yếu đến từ báo chí. Trong giai đoạn này, phần lớn thảo luận chỉ dừng lại ở việc mô tả các tính năng cơ bản của ChatGPT và dự định của nhà phát triển với ChatGPT. Tuy nhiên, vào cuối tháng 1, lượng thảo luận về ChatGPT tăng lên nhanh chóng và đạt đỉnh. Đây là giai đoạn người dùng ý thức rõ ràng hơn những gì GPT làm được (có thể sáng tác thơ, viết báo, làm tiểu luận,...), cảm thấy hứng thú và muốn sử dụng ChatGPT. Tuy nhiên, ChatGPT đang hạn chế các tài khoản có IP Việt Nam nên việc làm thế nào để đăng ký ChatGPT là câu hỏi được quan tâm hàng đầu. 

Nguoi-dung-thao-luan-gi-ve-chatgpt-tren-mang-xa-hoi-2

Cũng trong khoảng cuối tháng 1, các trang điện tử thường nhắc đến kịch bản ChatGPT sẽ phát triển tới mức độ làm hết công việc của con người trong tương lai. Điều này dấy lên câu hỏi: Liệu ChatGPT có thực sự thay thế con người? Đến thời điểm hiện tại, câu hỏi đang được nhiều chuyên gia, KOLs tham gia phân tích. Vậy, người dùng đang trả lời câu hỏi này như thế nào? 

Nguoi-dung-thao-luan-gi-ve-chatgpt-tren-mang-xa-hoi-3

Có hai luồng ý kiến chủ đạo: Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng ChatGPT đang dần thay thế con người, trước mắt là ở những công việc mang tính lặp đi lặp lại. Nhóm người dùng ủng hộ ý kiến này lo ngại rằng ChatGPT sẽ ngày càng phát triển hơn nữa và tiếp tục thay thế dần những công việc vốn thuộc về con người cho đến lúc thay thế hoàn toàn. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng ChatGPT sẽ dừng lại ở vai trò hỗ trợ con người. Theo lý giải của một bộ phận người dùng, ChatGPT về bản chất là một chương trình máy tính, được nạp vào một lượng dữ liệu khổng lồ và có khả năng hiểu được ý nghĩa của văn bản sau nhiều lần huấn luyện. ChatGPT không phân biệt được đúng - sai và cuối cùng thì con người vẫn phải là nhân tố quyết định. Còn một bộ phận thiểu số người dùng đang phân vân giữa hai luồng ý kiến và cho rằng cần chờ thêm thời gian để có sự đánh giá chính xác hơn. 

Xem thêm: Sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên social media

2. Người dùng thảo luận gì về tác động của GPT tới nghề nghiệp của con người? 

Một vấn đề khác về ChatGPT được người dùng quan tâm là khả năng tác động đến các lĩnh vực do con người đảm nhiệm và sẽ tác động tới đâu. Trong đó, lĩnh vực giáo dục được nhắc tới nhiều nhất. Người dùng đặt ra mối quan ngại: Nếu ChatGPT có lượng kiến thức lớn hơn con người và trả lời được mọi câu hỏi do học sinh đặt ra, liệu giáo viên có còn cần thiết nữa không? Một nhóm người dùng khác cho rằng dạy học không chỉ là câu chuyện về kiến thức. Sẽ tốt hơn nếu ChatGPT ở vai trò một người trợ lý, giảm tải những công việc “thủ công” như chấm bài, phát hiện gian lận trong bài làm. Không dừng lại ở đó, với khả năng viết code hộ và xử lý dữ liệu, ChatGPT được dự đoán sẽ giúp ích rất nhiều cho các ngành như ngân hàng hay công nghệ thông tin. 

Nguoi-dung-thao-luan-gi-ve-chatgpt-tren-mang-xa-hoi-4

Các ngành nghề liên quan tới viết lách như marketing hay báo chí cũng được người dùng đem ra thảo luận. ChatGPT có thể viết những mẩu tin ngắn dựa trên các từ khóa đã cho. Theo ý kiến của những người dùng đang hoạt động các trong lĩnh vực này, văn bản được ChatGPT tạo nên vẫn phải qua sự biên tập, đối chiếu nguồn tin của con người. ChatGPT sẽ khiến nhà báo hay copywriter thiếu việc là không khả thi, nhưng một content creator biết dùng ChatGPT chắc chắn sẽ lợi thế hơn một content creator không biết dùng.

Xem thêm: Mạng xã hội tiết lộ điều gì về nhu cầu thanh toán của người dùng?

3. Thương hiệu đang tận dụng chủ đề ChatGPT như thế nào? 

Tính đến ngày 7/2/2023, đã có 39 thương hiệu từ các ngành hàng khác nhau có nhắc đến ChatGPT, tạo ra 5658 thảo luận.  Những thương hiệu bán lẻ đồ công nghệ như FPT Shop đang tạo ra nhiều thảo luận nhất nhờ bài hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT (Làm thế nào để sử dụng ChatGPT nằm trong top 5 câu hỏi được người dùng quan tâm nhất). Các thương hiệu còn lại chỉ đơn giản nhắc đến cụm từ ChatGPT trong bài đăng hoặc mô phỏng thiết kế hỏi - đáp của ChatGPT.

Nguoi-dung-thao-luan-gi-ve-chatgpt-tren-mang-xa-hoi-5
Đọc bài viết
right
Mạng xã hội tiết lộ điều gì về nhu cầu thanh toán của khách hàng?

Trải qua các đợt bùng phát dịch, thanh toán không tiền mặt đang trở thành chủ đề thảo luận có tính tương tác cao trên mạng xã hội, thu hút hơn 2,6 triệu thảo luận được người dùng tạo ra trong vòng 3 tháng. Vậy người dùng sẽ tiết lộ điều gì qua 2,6 triệu thảo luận đó & liệu có cơ hội nào cho các thương hiệu liên quan tham gia giải quyết nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dùng

Trải qua các đợt bùng phát dịch, thanh toán không tiền mặt đang trở thành chủ đề thảo luận có tính tương tác cao trên mạng xã hội, thu hút hơn 2,6 triệu thảo luận được người dùng tạo ra trong vòng 3 tháng.  Vậy người dùng sẽ tiết lộ điều gì qua 2,6 triệu thảo luận đó & liệu có cơ hội nào cho các thương hiệu liên quan tham gia giải quyết nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dùng

 

Xét trong khoảng thời gian từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 6, đường xu hướng thảo luận về thanh toán không tiền mặt có xu hướng đi ngang. Tại một số thời điểm, diễn biến thảo luận sẽ đột ngột thay đổi do sự bùng phát các thông tin tiêu cực. Có thể thấy, đây là chủ đề thảo luận khá nhạy với các tin tức, nhất là tin tiêu cực. Vì thế, các thương hiệu liên quan đến nhu cầu thanh toán không tiền mặt cần theo dõi thường xuyên diễn biến trên mạng xã hội để thương hiệu có thể kịp thời xử lý những biến cố  bất ngờ. 

Khi xét về đối tượng thảo luận, có thể thấy mặc dù thanh toán không tiền mặt đã trở nên phổ biến hơn sau dịch, nhưng nhóm sử dụng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ thảo luận nhiều nhất so với nhóm thanh toán không tiền mặt và nhóm sử dụng song song cả 2 hình thức (dùng cả hai phương thức thanh toán). Điều này cho thấy, trong tương lai, thương hiệu vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng nhóm khách hàng thanh toán không tiền mặt (bằng cách chuyển đổi từ nhóm người dùng tiền mặt). Vậy: 

  • Với nhóm người dùng tiền mặt, thương hiệu nên tiếp cận họ như thế nào để truyền thông về phương thức thanh toán mới? 
  • Với nhóm người dùng đã quen với thanh toán không tiền mặt, họ đang có những lo lắng gì mà thương hiệu có thể giải quyết? 

Báo cáo mới nhất của Buzzmetrics về thị trường thanh toán không tiền mặt sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi trên. 

> Liên hệ Buzzmetrics để đọc báo cáo đầy đủ nhất về thị trường thanh toán không tiền mặt

1. Nhóm người ưu tiên dùng tiền mặt: Thói quen & Những Lo Ngại Về Tính Bảo Mật

Mặc dù xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ sau dịch bệnh, nhiều người dùng vẫn trung thành với phương thức dùng tiền mặt. Theo quan sát của Buzzmetrics, những rủi ro khi thanh toán không tiền mặt là e ngại lớn nhất của nhóm người dùng này. Đặc biệt là khi xuất hiện một tin tức tiêu cực (chuyển tiền nhầm, trừ tiền vô lý trong tài khoản) sẽ khiến nhóm người dùng này càng e ngại hơn. Bên cạnh đó, việc khiếu nại sẽ mất thời gian, đi qua các thủ tục phức tạp và có khả năng không được giải quyết triệt để. Như vậy, tính bảo mật sẽ là rào cản lớn nhất để người dùng cân nhắc phương thức không tiền mặt. 

Lý do thứ hai khiến người dùng chưa muốn chuyển đổi sang phương thức mới là do thói quen và sở thích. Mặc dù rất ít chia sẻ trực tiếp về việc bản thân chỉ quen dùng tiền mặt, nhưng mỗi khi có cuộc tranh luận về xu hướng không tiền mặt, người dùng cho rằng tiền mặt là thói quen khó thay đổi của người Việt. Thậm chí, họ tỏ ra khó chịu trước những quan điểm chỉ muốn thanh toán không tiền mặt.

“Không tiền mặt là phương thức hiện đại, nhưng dùng tiền mặt đã là thói quen của người dùng và có những điểm mạnh riêng. Do đó, khi chạy truyền thông trên mạng xã hội, thương hiệu cần phải thực sự cân nhắc về mặt nội dung để tranh dẫn đến cuộc tranh cãi không hồi kết về tiền mặt và không tiền mặt.” 

Hơn thế nữa, bản thân phương thức thanh toán không tiền mặt cũng có các hạn chế riêng. Đầu tiên là về tính phổ biến, khi hiện nay, phương thức này chưa được áp dụng tại các khu chợ truyền thống, các cửa hàng nhỏ lẻ. Đôi khi, thao tác chuyển khoản chậm và lỗi ứng dụng khiến quy trình thanh toán bị gián đoạn, ảnh hưởng tới trải nghiệm khách hàng tại các điểm bán trực tiếp. Với lý do này, người dùng lại càng muốn quay về với sử dụng tiền mặt. 

Vậy, cơ hội nào để các sản phẩm không tiền mặt kết nối với nhóm người dùng? 

Khi quan sát thảo luận, sẽ có hai tình huống mà họ thanh toán không tiền mặt. Đầu tiên là những tình huống bắt buộc như: Thanh toán lương,chuyển khoản số tiền lớn,qua trạm thu phí không dừng 

Ngoài ra, họ vẫn sử dụng thanh toán không tiền mặt không thường xuyên khi có những chương trình khuyến mãi đặc biệt hấp dẫn khi mua hàng qua các ứng dụng trung gian. 

Đây chính là những cơ hội để dần dần thuyết phục nhóm này từ từ thay đổi hành vi. Tuy nhiên, do không thường xuyên sử dụng phương thức mới, đa phần nhóm này sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình trải nghiệm. Các câu hỏi như: “Dùng thế nào” “Cài đặt ra sao” “App mã khuyến mãi ở đâu”... là những câu hỏi mặc dù cơ bản nhưng được nhóm này đặt ra rất thường xuyên. Và vì không quen sử dụng, họ lại cảm thấy bất tiện với thanh toán không tiền mặt. Chính điều này ngược lại củng cố hơn thói quen dùng tiền mặt của họ.

“Chương trình ưu đãi đặc biệt khi thanh toán qua các app trung gian là cơ hội để thương hiệu có thể kết nối với nhóm người dùng tiền mặt. Do đó, khi triển khai các chương trình này, thương hiệu cần có sự chuẩn bị chu đáo về mặt kiến thức để khách hàng có trải nghiệm tốt trong lần đầu thanh toán không tiền mặt.” 

Tìm hiểu thêm: Theo dõi sức khỏe thương hiệu toàn diện trên social Media: Momo qua góc nhìn social listening

2. Nhóm người dùng không tiền mặt hoàn toàn: Hiện đại & Cân nhắc những lợi ích lâu dài

Đây là nhóm người dùng đã có những trải nghiệm với các tính năng và tiện ích mà thanh toán không tiền mặt đem lại. Thêm vào đó, họ có hiểu biết sâu về loại hình thanh toán này, do đó ảnh hưởng tới thảo luận trên mạng xã hội thông qua các bài viết chia sẻ kiến thức, bày tỏ ý kiến ủng hộ. 

Một trong những điểm nổi bật của nhóm này là động lực của họ không chỉ đến từ các tiện ích trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng còn là các lợi ích về mặt kinh tế - xã hội. Đối với họ, thanh toán không tiền mặt cần được ưu tiên phát triển vì nó sẽ góp phần thúc đẩy xã hội đi lên, Do đó, khi thảo luận về lợi ích, họ thường nhấn mạnh bối cảnh phát triển mà thanh toán không tiền mặt mang lại. Không chỉ quan tâm trong nước, nhóm người dùng này còn quan tâm đến tình hình quốc tế và khu vực. Nhìn chung, việc tối ưu hóa thanh toán không tiền mặt, theo quan điểm của nhóm người dùng này, đi chung với câu chuyện “ích nước lợi nhà”, giúp cộng đồng và bản thân họ đạt được hình thái phát triển toàn diện. 

Tuy nhiên, tương tự nhóm người dùng tiền mặt, họ vẫn gặp phải rào cản về bảo mật thông tin cũng như tính phổ biến của phương thức mới. Bên cạnh đó, họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một sản phẩm thanh toán nổi bật trên thị trường.

“Trong bối cảnh người dùng đang không phân biệt được thế mạnh của các sản phẩm thanh toán, thương hiệu cần tối ưu hóa sự khác biệt của sản phẩm trong thị trường và tạo nên lợi thế cạnh tranh.” 

Điều thú vị là…

Nếu cả hai nhóm người dùng thanh toán tiền mặt và không tiền mặt đều có quan điểm ủng hộ nghiêng về một phương thức nhất định thì trên thực tế vẫn còn nhóm người dùng song song (hybrid user) là một trường hợp đặc biệt: Họ chuyển đổi linh hoạt giữa các phương thức thanh toán tùy thuộc vào bối cảnh mua hàng. Do đó, kết nối với nhóm người dùng này sẽ rất khác hai nhóm người dùng kể trên. 

  1. Điều gì giúp họ chuyển từ nhóm Cash user thành nhóm Hybrid? 
  2. Điều gì ngăn cản họ trở thành nhóm Cashless?

Khám phá bức chân dung của nhóm người này, tin rằng bạn có thể tìm thấy nhiều insight thú vị & mở ra cơ hội cho việc thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Hãy liên hệ Buzzmetrics để được tìm hiểu thêm về nhu cầu chuyển đổi số và thanh toán không tiền mặt của các nhóm người dùng nhé.

Xem thêm: Toàn cảnh ngành ngân hàng năm 2021: Xu hướng và cơ hội nào cho thương hiệu?

Đọc bài viết
right
VN-INDEX 1200, thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội thay đổi như thế nào?

Báo cáo trước đó của Buzzmetrics cho thấy, năm 2021 là năm bùng nổ trào lưu chứng khoán trên mạng xã hội, với sự tham gia thảo luận từ các nhà đầu tư F0. Điều này được phản ánh qua lượt tìm kiếm trên Google, số lượng tài khoản mới, các social slang và các format thảo luận mới. Tuy nhiên, sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán rơi vào đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ sau năm 2018, hành vi thảo luận của các nhà đầu tư đã thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Báo cáo trước đó của Buzzmetrics cho thấy, năm 2021 là năm bùng nổ trào lưu chứng khoán trên mạng xã hội, với sự tham gia thảo luận từ các nhà đầu tư F0. Điều này được phản ánh qua lượt tìm kiếm trên Google, số lượng tài khoản mới, các social slang và các format thảo luận mới. Tuy nhiên, sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán rơi vào đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ sau năm 2018, hành vi thảo luận của các nhà đầu tư đã thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Câu hỏi đặt ra là:

  1. Diễn biến thị trường thay đổi dẫn đến tâm lý & hành vi đám đông thay đổi như thế nào khi quan sát thảo luận mạng xã hội?
  2. Trong bối cảnh tình hình thảo luận về chứng khoán đang diễn biến phức tạp, các thương hiệu đã có những hoạt động nào?

Xem lại: VNI-NDEX 1500 & sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội

1. Thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội chuyển biến nhanh chóng như thế nào? 

Diễn biến thảo luận về chứng khoán trong năm 2022 có thể chia theo ba giai đoạn: (1) Giai đoạn thị trường phân phối đỉnh - (2) Giai đoạn sụt giảm mạnh - (3) Giai đoạn hồi phục. Với mỗi giai đoạn, người dùng có những mối quan tâm và cách phản ứng khác nhau. Cụ thể như sau: 

  1. Trước khi thị trường đi xuống, đã có những thông tin tiêu cực xuất hiện, như sự kiện Trịnh Văn Quyết bị bắt, Tân Hoàng Minh bị điều tra, căng thẳng chiến tranh Nga - Ukraine,...Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý lạc quan, vẫn kỳ vọng về sự hồi phục và tăng trưởng kinh tế sau thời gian dài chống chọi với đại dịch. Một bộ phận nhà đầu tư chế ảnh meme, ảnh troll về tình trạng thua lỗ của mình. 
  2. Khi thị trường bước vào giai đoạn suy thoái, đặc biệt từ giữa tháng 4/2022 cho đến cuối tháng 5/2022, lượng thảo luận tiêu cực tăng mạnh. Thời điểm này, các nhà đầu tư đã rơi vào trạng thái hoang mang lo lắng, trở nên lúng túng và bất động trước những biến động xấu của thị trường. Bên cạnh các thảo luận than thở và cắt lỗ, mạng xã hội trở thành nơi để nhà đầu tư quan sát tình hình vĩ mô, tìm hiểu nguyên nhân tại sao thị trường chứng khoán lại tụt dốc như vậy. Giai đoạn này cũng chứng kiến ít thảo luận ở dạng ảnh chế, khi nhà đầu tư không còn tâm trạng đùa giỡn, bỡn cợt.
  3. Trong giai đoạn phân phối đỉnh, đã có những thông tin tiêu cực xuất hiện, như sự kiện Trịnh Văn Quyết bị bắt, Tân Hoàng Minh bị điều tra, siết trái phiếu bất động sản, căng thẳng chiến tranh Nga - Ukraine,...Tuy nhiên, lúc này, thị trường chỉ chững lại đà tăng trước đó, và giao động sideway (đi ngang). Hầu hết  các nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý lạc quan, kỳ vọng sự mở cửa nền kinh tế sau đại dịch sẽ mang lại sự tăng trưởng ấn tượng hơn.  Các dạng nội dung “trẻ” như: ảnh troll, meme… về chứng khoán xuất hiện để phù hợp với nhóm người dùng trẻ tuổi hơn/ mới tham gia thị trường.
  4. Khi thị trường bước vào giai đoạn sụt giảm mạnh, đặc biệt từ giữa tháng 4/2022 cho đến cuối tháng 5/2022, lượng thảo luận tiêu cực tăng mạnh. Thời điểm này, các nhà đầu tư đã rơi vào trạng thái hoang mang lo lắng, trở nên lúng túng và bất động trước những biến động xấu của thị trường. Bên cạnh các thảo luận than thở và cắt lỗ, mạng xã hội trở thành nơi để nhà đầu tư quan sát tình hình vĩ mô, tìm hiểu nguyên nhân tại sao thị trường chứng khoán lại tụt dốc như vậy. Giai đoạn này cũng chứng kiến ít thảo luận ở dạng ảnh chế, khi nhà đầu tư không còn tâm trạng đùa giỡn, bỡn cợt.
  5. Cho đến lúc thị trường hồi phục, thảo luận mạng xã hội cho thấy các nhà đầu tư đã quay trở lại thị trường, nhưng chủ đề thảo luận về phương pháp và cách thức đầu tư đã không như giai đoạn trước. Tâm lý người dùng ổn định hơn cũng là lúc nhu cầu tìm hiểu kiến thức tăng lên. 

2. Người dùng đã có những giải pháp gì trước thay đổi của thị trường? 

Khi thị trường trong pha tăng ổn định, lượng thảo luận đề cập đến các sản phẩm đầu tư khác không đáng kể, gửi tiết kiệm gửi ngân hàng là kênh đầu tư khác được so sánh nhiều nhất. Tuy nhiên, từ khi thị trường chứng khoán cơ sở giảm mạnh và hạn chế khả năng sinh lời, nhu cầu đầu tư tiền nhàn rỗi của dịch chuyển sang các sản phẩm đầu tư khác như bất động sản, ngân hàng, trái phiếu,... lại tăng lên.

Trong số các sản phẩm đầu tư thay thế, chứng khoán phái sinh được người dùng thảo luận nhiều nhất. Thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 5/2022 - khi thị trường chứng khoán cơ sở suy thoái, diễn biến vô cùng sôi động, với khối lượng giao dịch tăng mạnh và liên tiếp đạt kỷ lục mới. Lợi nhuận hấp dẫn và thanh khoản cao là lý do chính người dùng thảo luận về kênh này. Ngay cả khi thị trường vào giai đoạn phục hồi, chứng khoán phái sinh vẫn được quan tâm nhiều nhất trong nhóm chủ đề về các sản phẩm đầu tư thay thế. Bởi vì bên cạnh việc là một kênh đầu tư, chứng khoán phái sinh còn được người dùng xem như công cụ tối đa hóa lợi nhuận.

Bên cạnh chứng khoán phái sinh, ngân hàng được cho là là kênh an toàn & hấp dẫn. Hơn nữa, trong các tháng gần đây, ngân hàng đã tăng lãi suất huy động để khuyến khích người dân gửi tiền nhiều hơn. Vì vậy, với một thị trường chứng khoán đỏ, thảo luận về gửi tiết kiệm ở ngân hàng tiếp tục tăng trưởng ở mức ổn định. 

Bên cạnh những nhà đầu tư ưa thích rủi ro, thị trường biến động mạnh tác động đến những nhà đầu tư lo ngại rủi ro và tìm đến những sản phẩm đầu tư an toàn hơn, nhưng vẫn có khả năng sinh lời tốt hơn gửi ngân hàng - chứng chỉ quỹ vừa hay đáp ứng được những yếu tố đó nên được quan tâm. Ưu điểm của chứng chỉ quỹ là được các chuyên gia quản lý và không yêu cầu mức vốn đầu tư quá lớn, phù hợp với những nhà đầu tư không chuyên. 

3. Nhà đầu tư mong đợi gì ở thị trường chứng khoán? 

Qua ba giai đoạn phân phối đỉnh - giảm mạnh - phục hồi của thị trường chứng khoán, mong đợi của các nhà đầu tư về các sàn giao dịch cũng ít nhiều có sự thay đổi. Phần mềm thân thiện với người dùng và quy trình nạp - rút tiền đơn giản được các nhà đầu tư nhắc đến nhiều nhất, chủ yếu từ các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm (Fn) Họ có nhu cầu xử lý kịp thời khi thị trường có biến động lớn, vì thế, tốc độ và giao diện của các sàn đang được quan tâm nhiều nhất 

Đáng chú ý là sự tăng trưởng về lượng thảo luận của nhu cầu được tư vấn tốt, từ 17.60% trong giai đoạn thị trường suy thoái lên đến 33.70% trong giai đoạn thị trường phục hồi. Sự thay đổi này phản ánh một biến chuyển tâm lý của nhà đầu tư sau những lần giảm điểm của thị trường: mất niềm tin vào các người môi giới, cho rằng những người môi giới đang đưa ra các thông tin sai lệch để “lùa gà”.

Thị trường đi xuống khiến sự tin tưởng của nhà đầu tư với người môi giới giảm đi, nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà đầu tư không cần được tư vấn nữa. Trái lại, nhà đầu tư, đặc biệt là những f0, có nhu cầu hỗ trợ rất lớn từ các người môi giới uy tín. Cụ thể, người môi giới phải cho thấy sự hiểu biết, có những phân tích dễ hiểu và có căn cứ xác thực, chứ không chỉ đơn thuần “phím hàng”, “hô mua hô bán”. Như vậy, trải qua các biến động thị trường, nhà đầu tư đang đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn với người môi giới. Ngoài ra, trong lúc thị trường đi xuống, các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm (Fn) khuyến khích các nhà đầu tư khác tự bổ sung kiến thức thay vì nghe theo lời của người môi giới để mua hàng, đầu tư vào thị trường. 

4. Các thương hiệu chứng khoán được thảo luận như thế nào trên mạng xã hội? 

Cũng như báo cáo trước của Buzzmetrics, SSI, VNDVPS tiếp tục là ba thương hiệu được thảo luận, với tỷ lệ thảo luận gần như “tách top” so với các thương hiệu còn lại. Nhìn chung, các hoạt động truyền thông của ba thương hiệu này đều đánh trúng “pain point” của các nhà đầu tư tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là về chứng khoán phái sinh và bổ sung kiến thức.

Với SSI, đây là thương hiệu thường xuyên có các chương trình tư vấn, hướng dẫn nhà đầu tư. Nổi bật là series livestream Cafe Chứng, mỗi tập phát sóng thường thu hút 50 - 100 lượt bình luận và 1.5k lượt xem. Series được tổ chức hằng tuần và được rất đông nhà đầu tư tham gia thảo luận, xin nhận xét về thị trường và mã của những chuyên gia SSI. Ngoài ra, SSI còn hợp tác cùng VTV để triển khai series “Bí mật đồng tiền”, với sự tham gia của các chuyên gia để chia sẻ góc nhìn về những vấn đề thời sự nhất trong lĩnh vực chứng khoán (gồng lỗ, cách chọn broker,...).

Đối với VPS, bên cạnh những video series tư vấn thị trường, broker vẫn là lực lượng thúc đẩy brand voice. Nhiều cộng đồng được broker VPS tạo ra để hỗ trợ nhà đầu tư f0, trao đổi kiến thức và tham gia thị trường, cách mở tài khoản VPS,...Chứng khoán phái sinh cũng được VPS quan tâm giới thiệu, khi lập hẳn một fanpage riêng về phái sinh cho cộng đồng người dùng VPS, và tổ chức giải đấu “Huyền Thoại Phái Sinh” với sự tham gia của 13000 nhà đầu tư và tổng giải thưởng 3 tỷ VND.

Về phía VND, một trong những điểm truyền thông nổi bật của giai đoạn nửa đầu năm 2022 là app giao dịch DSTOCK. Thương hiệu tập trung vào thông điệp “dễ dùng, tiện lợi” của DSTOCK, bên cạnh các chương trình trò chuyện cùng chuyên gia (DWEALTH), loạt video phân tích thị trường  (Nhịp Đập Thị Trường, 360 Độ).

5. Tổng kết 

Có thể thấy, chứng khoán là một lĩnh vực thay đổi rất nhanh theo diễn biến giá; và  bất kỳ sự biến đổi nào cũng có khả năng tác động đến tâm lý, hành vi, chủ đề thảo luận & mối quan tâm của người dùng trên mạng xã hội. Trải qua các giai đoạn phân phối đỉnh - sụt giảm -  hồi phục của thị trường, người dùng đang hình thành một tâm lý dè chừng khi đầu tư và có nhu cầu đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi vào các sản phẩm khác.  Hơn thế nữa, 1 nhóm lớn nhà đầu tư F0 cho thấy có mối quan tâm lớn về việc bổ sung kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao. Điều này chắc chắn sẽ đòi hỏi chiến lược nội dung nói riêng & các làm marketing của các công ty chứng khoán sẽ phải thích ứng & linh hoạt hơn bất kỳ ngành nghề nào khác.

Thị trường chứng khoán luôn thay đổi liên tục. Vì vậy, thảo luận & tâm lý người dùng về chứng khoán cũng biến đổi liên tục theo diễn biến thị trường. Việc theo dõi phản ứng và hành vi của người dùng với chủ đề chứng khoán  trên mạng xã hội sẽ giúp thương hiệu xác định đúng những mối băn khoăn của người dùng, từ đó đưa ra cách thức tiếp cận phù hợp. Liên hệ ngay Buzzmetrics để được tư vấn và hiểu hơn về cách các nhà đầu tư thảo luận trên mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm: VNI-NDEX 1500 & sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội

Đọc bài viết
right
Toàn cảnh ngành Ngân hàng năm 2021: Xu hướng và cơ hội nào thương hiệu?

Năm 2021 tiếp tục là một năm đầy biến động vì dịch bệnh, khiến hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi lớn. Điều này dẫn đến sự xuất hiện các xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, và ngân hàng - một ngành hàng được thảo luận tương đối tích cực trên mạng xã hội, cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, cơ hội và thách thức nào sẽ chờ đợi các ngân hàng?

Năm 2021 tiếp tục là một năm đầy biến động vì dịch bệnh, khiến hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi lớn. Điều này dẫn đến sự xuất hiện các xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, và ngân hàng - một ngành hàng được thảo luận tương đối tích cực trên mạng xã hội, cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, cơ hội và thách thức nào sẽ chờ đợi các ngân hàng?

Với báo cáo Tổng quan về ngành ngân hàng, Buzzmetrics sẽ cung cấp cho marketers những thông tin và insight mới nhất, bao gồm:

  1. Tổng quan thảo luận về ngành ngân hàng trong năm 2021
  2. Xu hướng thanh toán online hậu COVID-19 và tình hình thảo luận về dịch vụ ngân hàng số
  3. Xu hướng đa dạng hóa chiến lược tiếp cận người dùng
  4. Xu hướng trẻ hóa của các ngân hàng

Ngân hàng - Ngành hàng sôi động nhưng cũng dễ tổn thương

Với 17 triệu thảo luận được ghi nhận trong năm 2021, ngân hàng là một trong các lĩnh vực năng động trên mạng xã hội. Đáng lưu ý, đây là ngành hàng hiếm hoi được “hưởng lợi” từ COVID-19 và giãn cách xã hội kéo dài vào năm 2021. Bằng chứng là thảo luận về ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn tháng 8 - tháng 9 - tháng 10.

Nắm bắt cơ hội này, các ngân hàng cũng đầu tư khá nhiều cho hoạt động truyền thông trên mạng xã hội. Trong số 3,740 chiến dịch truyền thông lớn của năm 2021, 189 chiến dịch thuộc về ngành ngân hàng. Mùa cao điểm của các chiến dịch cũng rơi vào giai đoạn tháng 8 - tháng 9 - tháng 10. Tuy nhiên, chỉ 1 chiến dịch ngân hàng được ghi nhận trong BXH BSI Top10 Campaigns.

Mặc dù là ngành hàng sôi động với các thảo luận từ phía người tiêu dùng lẫn thương hiệu, ngân hàng tỏ ra khá nhạy cảm trước khủng hoảng truyền thông. Thực tế thảo luận cho thấy, tài chính - ngân hàng đứng đầu trong nhóm ngành bị khủng hoảng truyền thông. Trong đó, ngân hàng có 9 vụ việc với 2.5 triệu thảo luận, chiếm 90% tổng lượng thảo luận của nhóm tài chính - ngân hàng. Điều này cho thấy mặc dù diễn ra không nhiều nhưng mỗi vụ việc đều có thiệt hại lớn đến các danh tiếng của ngân hàng.

Câu hỏi đặt ra:

  • 40 ngân hàng với 189 chiến dịch trong năm 2021 cho thấy mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, chỉ 1 chiến dịch được ghi nhận là tạo được ảnh hưởng. Vậy đâu là công thức để một ngân hàng có 1 chiến dịch truyền thông thành công?
  • 9 vụ việc và 2.5 triệu thảo luận, trung bình mỗi vụ việc tạo ra gần 300 nghìn thảo luận, “khủng hoảng truyền thông” đích thực là từ khóa đáng sợ nhất với các ngân hàng. Làm thế nào để bảo vệ danh tiếng thương hiệu, phát hiện sớm & nhanh dập tắt các nguy cơ, tránh khủng hoảng truyền thông?

⇒ Đọc ngay báo cáo miễn phí của Buzzmetrics để tìm câu trả lời

Xu hướng Go Online thời Hậu COVID và các tác động đến ngân hàng

Người tiêu dùng đã dành phần lớn năm 2021 để ở nhà, khiến tâm lý cũng như hành vi của họ có sự thay đổi. Nếu trước kia, người tiêu dùng mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng thì giờ đây, họ tìm đến các kênh thương mại điện tử. Việc đi ăn nhà hàng không khả thi, người tiêu dùng đặt đồ ăn về nhà. Và nếu thanh toán tiền mặt dẫn đến nguy cơ lây nhiễm, người tiêu dùng sẽ thanh toán online nhiều hơn.

Bản thân thanh toán online đã là xu hướng từ trước dịch, nhưng dịch bệnh bùng phát đã tạo điều kiện để xu hướng này bùng phát mạnh mẽ hơn. Bên cạnh giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tiện lợi là yếu tố hàng đầu để người dùng chuyển sang thanh toán online, và chắc chắn là yếu tố bền vững để duy trì hành vi người dùng khi dịch qua đi.

Theo ghi nhận của Buzzmetrics, có hai hình thức thanh toán online được người tiêu dùng thảo luận nhiều trong giai đoạn dịch: Ví điện tử và Ngân hàng số, với Ngân hàng số đang chiếm tỷ lệ thảo luận cao hơn. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các ngân hàng.

Câu hỏi đặt ra:

  • Sản phẩm nào của ngành ngân hàng đang được quan tâm. Liệu có phải là ngân hàng số? Và thương hiệu nào đang dẫn đầu trong từng sản phẩm
  • Hành trình mua hàng của các sản phẩm ngành ngân hàng đang được thảo luận trên mạng xã hội như thế nào? Yếu tố nào thương hiệu cần quan tâm trong mỗi hành trình & Thương hiêu đang ở đâu trong hành trình mua hàng của người dùng

⇒ Đọc ngay báo cáo miễn phí của Buzzmetrics để tìm câu trả lời

Xu hướng đa dạng hóa các tactics trong ngành hàng

Khi mức độ cạnh tranh của ngành hàng tăng cao và người dùng ngày càng có nhu cầu thanh toán online, các ngân hàng cũng làm mới các hoạt động truyền thông của mình để cải thiện hình ảnh trên mạng xã hội. Trong vòng một năm trở lại đây, một số tactics được thương hiệu áp dụng thường xuyên hơn, ví dụ như: Livestream, Comics, Meme, KOLs. Với tactics cũ như minigame, không chỉ đơn thuần là bài kêu gọi bình luận tag tên mà đã lồng ghép hot topic và hình ảnh vui, tạo sự hứng thú với người dùng.

Câu hỏi đặt ra:

  • Hiệu quả của các thủ thuật nào đang là thủ thuật hiệu quả trong ngành ngân hàng?
  • Các thương hiệu nào đang tạo được nhiều thảo luận nhất nhờ việc đa dạng hóa hoạt động truyền thông?
  • Tactics mới sẽ không “tăng thêm” liên tục. Nhưng nội dung và hình thức thay đổi liên tục để làm mới tactics là điều không thể thiếu để tạo ra hoạt động hiệu quả. Vậy làm thế nào để chọn đúng tactics & đúng nội dung, hình thức cho từng tactics?

⇒ Đọc ngay báo cáo miễn phí của Buzzmetrics để tìm câu trả lời

Xu hướng trẻ hóa ngành ngân hàng

Bên cạnh các xu hướng Go Online và đa dạng hóa tactics, một xu hướng nổi bật khác của ngành Banking là việc trẻ hóa trong chiến lược tiếp cận khách hàng. Mục đích là để hướng đến nhóm Gen-Z - một nhóm người dùng nổi bật ở thời điểm hiện tại.

Xét về đặc điểm hoạt động trên mạng xã hội, Gen-Z là nhóm khách hàng tương đối đặc biệt vì Gen-Z chủ yếu tương tác trong các cộng đồng riêng của mình. Trong khi đó, tương tác của họ trên các fanpage về ngân hàng sẽ không thể hiện hết những kỳ vọng của họ. Điều này khiến thương hiệu khó tiếp cận Gen-Z và dễ bỏ lỡ những nội dung Gen-Z quan tâm.

Câu hỏi đặt ra:

  • Đâu là những nơi trên mạng xã hội Gen-Z thường xuyên lui tới?
  • Gen-Z có những kỳ vọng thú vị nào mà thương hiệu có thể đáp ứng?
  • Những thương hiệu nào đang tạo được ấn tượng tốt khi xây dựng content cho Gen-Z?

⇒ Đọc ngay báo cáo miễn phí của Buzzmetrics để tìm câu trả lời

Tạm kết

Nhờ lượng thảo luận dồi dào và sự bùng nổ của các xu hướng mới, ngân hàng là một ngành hàng tiềm năng để kết nối với người dùng trên mạng xã hội.Tuy nhiên, cơ hội nào cũng đi kèm với nguy cơ. Ngân hàng là ngành hàng top1 về khủng hoảng truyền thông. Hơn thế nữa, cạnh tranh trong ngành vô cùng khốc liệt với 40 thương hiệu, tạo ra 189 chiến dịch trong năm 2021.

Sẽ là một bài toán khó có bất cứ thương hiệu nào làm được cùng lúc 3 điều cùng lúc: tận dụng được cơ hội tạo độ ồn ào lớn, chiến thắng cạnh tranh & bảo vệ được hình ảnh thương hiệu.Để giải bài toán này, các dữ liệu có giá trị (actionable) & sự tư vấn kịp thời là không thể thiếu. Liên hệ Buzzmetrics để nhận sự hỗ trợ trực tiếp hoặc đọc kỹ báo cáo toàn cảnh ngành ngân hàng để tìm giải pháp.

Đọc bài viết
right
OBM Syndicated Report: Phân tích thảo luận về Tết 2020 và cơ hội cho Tết 2021

Tết 2020 được xem là cái Tết đặc biệt nhất từng được ghi nhận trong 10 năm qua. Nhiều sự kiện nóng xuất hiện làm ảnh hưởng đến hầu hết các chủ đề thảo luận của Tết. Đầu năm 2020, chính phủ đưa ra mức phạt mới về sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe. Cũng vào thời gian này, thịt heo tăng giá tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các thảo luận về nấu ăn & chi tiêu Tết. Vào những ngày cận Tết, Việt Nam ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Những sự kiện xảy ra liên tiếp đã tác động không nhỏ tới đời sống người dùng và khiến Tết 2020 trở thành một cái Tết dài nhất lịch sử. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của COVID-19, dự đoán nhiều khả năng dịch bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới Tết 2021.

Tết 2020 được xem là cái Tết đặc biệt nhất từng được ghi nhận trong 10 năm qua. Nhiều sự kiện nóng xuất hiện làm ảnh hưởng đến hầu hết các chủ đề thảo luận của Tết. Đầu năm 2020, chính phủ đưa ra mức phạt mới về sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe. Cũng vào thời gian này, thịt heo tăng giá tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các thảo luận về nấu ăn & chi tiêu Tết. Vào những ngày cận Tết, Việt Nam ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Những sự kiện xảy ra liên tiếp đã tác động không nhỏ tới đời sống người dùng và khiến Tết 2020 trở thành một cái Tết dài nhất lịch sử. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của COVID-19, dự đoán nhiều khả năng dịch bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới Tết 2021. Báo cáo “Occasion Insight: Tết 2020” sẽ mang đến cho thương hiệu cái nhìn toàn diện về dịp đặc biệt này, tập trung vào các chủ đề:

  1. Bối cảnh chung của Tết 2020
  2. Chi tiêu & Mua sắm trong dịp Tết 2020
  3. Đoàn tụ & Du lịch trong dịp Tết 2020
  4. Ăn uống trong dịp Tết 2020

Từng chủ đề sẽ bao gồm những phân tích:

  • Tình hình thảo luận của người dùng - thái độ & hành vi của họ đối với từng chủ đề;
  • Phân tích & đánh giá hoạt động của các thương hiệu trong dịp Tết 2020;
  • Dự đoán những ảnh hưởng của Covid-19 đến từng chủ đề vào Tết 2021.

Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu được rút ra từ báo cáo “Occasion Insight: Tết 2020”

1. COVID-19 đã ảnh hưởng đến Tết 2020 thế nào?

COVID-19 đã phần nào tác động tới xu hướng thảo luận của Tết. Cụ thể, vào ngày 30/12 âm lịch, Việt Nam ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, khiến lượng thảo luận về dịch bệnh trong mùa Tết đẩy lên cao nhất. Dù cao điểm Tết cổ truyền đã qua đi, người dùng vẫn tiếp tục thảo luận về Tết do ảnh hưởng của COVID-19. Tính đến cuối tháng Tư, Tết 2020 đã kéo dài được 3 tháng và do đó trở thành mùa Tết dài nhất trong lịch sử. Nhóm phụ huynh và học sinh sẽ cảm nhận rõ sự ảnh hưởng này, khi thời gian nghỉ học liên tiếp được chính phủ kéo dài cho đến tháng Tư. Mọi người gọi Tết năm nay bằng những cái tên độc đáo như “Tết COVID” hay “Tết Corona”.

(1) Thời gian nghỉ Tết kéo dài không mong muốn và (2) thời điểm bùng phát của dịch bệnh cận ngày Tết cổ truyền cũng đã ảnh hưởng tới những kế hoạch năm mới của người dùng. Cụ thể, họ buộc phải ở nhà và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh việc lây nhiễm. Du lịch và các hoạt động ngoài trời trong dịp Tết cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó, vấn đề người lao động bị mất việc, giãn việc do dịch bệnh bùng phát sau Tết 2020 cũng tác động đến chuyện sắm sửa đón Tết 2021. Không chỉ vậy, người dùng còn cảm nhận được bầu không khí ảm đạm của Tết năm nay so với các năm trước. Nên lưu ý rằng: Cao điểm của Tết trên mạng xã hội luôn là khoảng thời gian trước Tết, đặc biệt 7 ngày cận tết (23 tháng Chạp - 30 Tết). COVID-19 chỉ xuất hiện trước Tết 2020 một ngày và chỉ ảnh hưởng phần nào tới Tết. Nói cách khác, COVID-19 là một phần quan trọng, nhưng chưa phải là bức tranh toàn cảnh của Tết 2020. Câu hỏi đặt ra là:

  • Trước khi COVID-19 xuất hiện, các chủ đề thảo luận được người dùng quan tâm là gì? Mối quan tâm của người dùng biến đổi ra sao qua các giai đoạn khác nhau của Tết?
  • COVID-19 đã ảnh hưởng các kế hoạch và các hoạt động trong Tết của người dùng như thế nào. Những điều này có làm thay đổi và thay đổi ra sao cách người dùng chuẩn bị Tết 2021?

Đăng ký đặt mua báo cáo “Bối cảnh chung của Tết 2020” tại đây.

2. COVID-19 đã ảnh hưởng đến vấn đề chi tiêu & mua sắm Tết thế nào?

Sự xuất hiện của dịch COVID-19 làm tác động tới thời gian chi tiêu & mua sắm của người dùng. Vào năm 2019, khoảng thời gian trước Tết sẽ là cao điểm mua sắm và sau đó người dùng sẽ dành sự quan tâm tới các hoạt động khác. Do đó, xu hướng thảo luận về mua sắm giảm xuống đột ngột khi Tết đến và chỉ cho thấy dấu hiệu phục hồi khi Tết đã qua đi. Sang năm 2020, xu hướng thảo luận về mua sắm vẫn được duy trì cho tới Tết. Đó là do người dùng dự trữ các sản phẩm cần thiết trong và sau Tết.

Không chỉ tác động tới thời gian thảo luận, COVID-19 còn tác động tới các mặt hàng được thảo luận. Lần đầu tiên trong lịch sử các mùa Tết, khẩu trang lọt vào top các mặt hàng được tìm mua nhiều nhất, bên cạnh quần áo và thực phẩm. Các mặt hàng FMCG đồng thời bị đẩy ra khỏi top 4 mặt hàng được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội.

Để đối phó với dịch COVID-19, người dùng không chỉ thảo luận về việc mua khẩu trang. Nhóm các bà mẹ dành mối quan tâm đặc biệt đến các mặt hàng dành cho bé, trong khi một nhóm người dùng khác chủ động tích trữ thực phẩm nhằm hạn chế ra ngoài.

Nhìn chung, COVID-19 đã ít nhiều ảnh hưởng tới thời gian mua sắm cũng như các mặt hàng được mua ngày Tết. Ngoài ra:

  • Các nhóm đối tượng nào thảo luận nhiều nhất về chủ đề mua sắm? Họ mua sắm cho ai và mua sắm vì mục đích gì?
  • Bên cạnh dịch COVID-19, còn các yếu tố nào ảnh hưởng tới ý định mua sắm của người dùng? Đâu là yếu tố quan trọng nhất tới quyết định chi tiêu của người dùng?
  • Các thương hiệu và các ngành hàng nào đã tận dụng thành công chủ đề Chi tiêu & Mua sắm cho chiến dịch truyền thông?

Đăng ký đặt mua báo cáo “Chi tiêu & Mua sắm trong dịp Tết 2020” tại đây.

3. COVID-19 ảnh hưởng đến du lịch ngày Tết như thế nào?

Theo báo cáo của Buzzmetrics, vào giai đoạn đầu của dịch COVID-19, du lịch là một trong những ngành chịu nhiều tác động nhất. Điều này cũng được phản ánh qua cách người dùng thảo luận về các chuyến đi ngày Tết. Cụ thể, do (1) chính sách hạn chế di chuyển của chính phủ và (2) lo ngại dịch bệnh, quá nửa người dùng đã quyết định hoãn lại các chuyến đi của mình. Trong khi đó, một số khác vẫn quyết định làm theo kế hoạch đã vạch ra trước đó.

Dù thế nào chăng nữa, du lịch vẫn được xem là một các chủ đề lớn được người dùng quan tâm khi đón Tết. Tuy nhiên, đang chưa có nhiều thương hiệu khai thác chủ đề này, kể cả các thương hiệu booking, vốn liên quan trực tiếp tới du lịch. Câu hỏi được đặt ra là:

  • Ngoài COVID-19, điều gì ảnh hưởng tới quyết định du lịch hay không du lịch của người dùng? Các yếu tố nào thương hiệu có thể tận dụng để khuyến khích người dùng du lịch nhiều hơn?
  • Năm 2019, đoàn tụ thường là chủ đề được nhắc đến chung với du lịch. Vậy khi COVID-19 ảnh hưởng du lịch, đoàn tụ có bị ảnh hưởng không? Những hành vi đoàn tụ nào đã thay đổi so với năm ngoái?

Đăng ký đặt mua báo cáo về “Đoàn tụ & Du lịch trong dịp Tết 2020” tại đây.

4. COVID-19 ảnh hưởng đến ăn uống ngày Tết như thế nào?

Do cảnh báo về lây nhiễm COVID-19, thảo luận về chuyện ăn ngoài giảm đáng kể. Với những người dùng vẫn đi ăn ngoài, họ thường tỏ ra cẩn trọng bằng cách rửa tay và đeo khẩu trang. Điều này khiến họ không thể tận hưởng trọn vẹn hoạt động ăn ngoài cùng với bạn bè. Khi xu hướng thảo luận về ăn ngoài giảm, xu hướng thảo luận về nấu ăn tại nhà tăng lên. Đồng thời, COVID-19 cũng khiến người dùng thảo luận nhiều hơn về dự trữ thức ăn.

Tuy nhiên, COVID-19 không phải là yếu tố duy nhất làm thay đổi hành vi ăn uống của người dùng. Thịt lợn góp mặt trong đa số món ăn ngày Tết, nhưng do vấn đề giá cả mà người dùng thảo luận nhiều hơn về các loại thực phẩm thay thế. Có người chuyển sang dùng loại thịt khác (thịt gà và cá), cũng có người chuyển sang làm đồ chay để bữa ăn đa dạng và tiết kiệm.

  • Bên cạnh giá thịt heo và COVID-19, mức phạt nồng độ cồn mới cũng là sự kiện xã hội liên quan tới hành vi ăn uống. Liệu sự kiện này có làm giảm tỷ lệ xuất hiện của thức uống có cồn trong bữa ăn ngày Tết?
  • Bên cạnh giá cả, đâu là các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sắm nguyên liệu nấu ăn của người dùng? Liệu việc mua sắm nào có ảnh hưởng tới kỳ vọng của người dùng về một bữa ăn cũng như định nghĩa của họ về sự “ngon” khi nấu ăn?
  • Mặc dù thảo luận về ăn ngoài giảm nhưng không có nghĩa là người dùng dừng đi ăn ngoài. Các yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định ăn ngoài của người dùng?

Đăng ký đặt mua báo cáo “Ăn uống trong dịp Tết 2020” tại đây.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Cách tận dùng mùa cao điểm Bóng đá cho chiến dịch Marketing

Với sự diễn ra của ngày hội bóng đá Thế giới - World Cup,  tháng 6 & tháng 7 rất có khả năng sẽ trở thành Mùa cao điểm của mối quan tâm về “Bóng đá”. Đây cũng chính là cơ hội cho các thương hiệu chọn Brand communication platform “Bóng đá” hoặc thậm chí bất cứ thương hiệu nào muốn tạo sự gắn kết với nhóm đối tượng mục tiêu của sự kiện này.

Tại Việt Nam, Bóng đá là môn “Thể thao vua”, thu hút sự quan tâm với số lượng người hâm mộ nhiều nhất so với các môn thể thao khác. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, các thảo luận về bóng đá ngày càng tạo ra nhiều tương tác hơn bao giờ hết và “Bóng đá” cũng trở thành một Brand communication platform lớn trên mạng xã hội cho nhiều thương hiệu cùng khai thác. Năm nay, với sự diễn ra của ngày hội bóng đá Thế giới - World Cup, tháng 6 & tháng 7 rất có khả năng sẽ trở thành Mùa cao điểm của mối quan tâm về “Bóng đá”. Đây cũng chính là cơ hội cho các thương hiệu chọn Brand communication platform “Bóng đá” hoặc thậm chí bất cứ thương hiệu nào muốn tạo sự gắn kết với nhóm đối tượng mục tiêu của sự kiện này.Đối với các mùa cao điểm theo mối quan tâm khác, biến động lượng thảo luận trên mạng xã hội (Buzztrend) sẽ có xu hướng tăng liên lục, sau đó giảm dần trong mùa cao điểm. Tuy nhiên, với mùa cao điểm Bóng đá, biến động thảo luận sẽ thay đổi liên tục trên từng trận đấu. Mỗi trận đấu sẽ là một sự kiện/ sự kiện nóng để góp phần tạo nên Buzztrend cho cả mùa cao điểm Bóng đá. Vì thế, khi nghiên cứu mùa cao điểm của Bóng đá, cần thiết phải hiểu về Bối cảnh và Insight của người tiêu dùng ở từng trận đấu riêng lẻ.

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên Dữ liệu được thu thập từ 30 trận đấu trong khuôn khổ giải đấu UEFA Champions League (viết tắt: Cúp C1) mùa giải 2017/2018 trong khoảng thời gian từ tháng 11/2017 tới tháng 4/2018. Chúng ta có thể cân nhắc sử dụng kết quả này để thực hiện các hoạt động Marketing mùa World Cup sắp tới

1. Cơ hội áp dụng Bóng đá trong cho hoạt động Marketing của các thương hiệu.

Nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi là những người quan tâm nhiều nhất đến “Bóng đá”. Nếu đây chính là khách hàng mục tiêu của thương hiệu của bạn, thì Bóng đá sẽ là một platform đáng cân nhắc. Hơn thế nữa, World Cup cùng với mùa cao điểm theo mối quan tâm “Bóng đá” trong năm nay dự báo sẽ kéo dài khoảng 1.5-2 tháng - là khoảng thời gian đủ dài để thương hiệu muốn xây dựng một câu chuyện hay có đủ thời gian để thay đổi một nhận thức, thói quen, hành vi tiêu dùng đã có sẵn, mà điều này không dễ được điều chỉnh trong 1 thời gian ngắn. Từ đó, giúp thương hiệu đạt được mục tiêu truyền thông và mục tiêu kinh doanh

Marketing mùa world cup - demographic

Hơn 73,7% lượng thảo luận của người dùng tập trung vào các Trang cộng đồng và nhóm (Facebook group) liên quan đến bóng đá nhiều hơn so với chỉ 26,3% lượng thảo luận do người dùng tự tạo ra trên trang cá nhân.Bên cạnh các Page riêng của người hâm mộ các CLB, các cộng đồng về bóng đá trên mạng xã hội có thể kể đến hiện nay như: Troll Bóng Đá, Ghiền Bóng đá, Trên đường Pitch, Thức khuya xem bóng đá, kenhthethao.vn. Vì thế, nếu thương hiệu muốn thành công trong chiến lược Marketing mùa World Cup lần này, ngoài việc tận dụng được loại nội dung phù hợp và thời điểm chính xác, các thương hiệu có thể tận dụng việc liên kết hoặc hợp tác với các Cộng đồng về bóng đá lớn và các Fanpage của các CLB nổi tiếng tại Việt Nam để tạo ra nội dung hoặc kết hợp tổ chức cái Minigame/ Event liên quan.

Marketing mùa World cup - source

2. Làm cách nào để kết nối với nhóm người xem mục tiêu của Bóng đá vào đúng thời điểm với đúng loại nội dung thảo luận?

A. Những trận đấu đặc biệt tạo lượng thảo luận đột biến.

Trung bình, mỗi trận đấu tạo ra trung bình 15,500 lượng thảo luận (buzz volume). Đặc biệt, những trận đấu lớn có thể tạo ra hơn 135,000 thảo luận. Những trận đấu lớn hoàn toàn có khả năng trở thành một sự kiện nóng (Hot topic) hoặc thâm chí một Fad topic.

Xem thêm: U23 Việt Nam và ảnh hưởng của Fad Topic đến toàn social media

Vì thế, điều cần thiết là thương hiệu có thể Dự đoán trước các trận bóng có khả năng trở thành Sự kiện nóng để có kế hoạch tiếp cận và tận dụng phù hợp. Theo quan sát của Buzzmetrics trong giải đấu UEFA Champions League (viết tắt: Cúp C1), những trận đấu có lượng thảo luận lớn thường có các đặc điểm:

  • Đội bóng tham dự vào trận đấu đó có lượng người hâm mộ và danh tiếng lớn
  • Có sự tham gia của các cầu thủ nổi tiếng
  • 2 đội bóng có bề dày lịch sử tại giải đấu hoặc đã vô địch những mùa giải trước đó
  • Tính chất quan trọng của trận đấu, kết quả trận đấu có ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện của giải đấu

Dĩ nhiên, không chỉ riêng các trận đấu lớn, các thương hiệu hoàn toàn có thể kết nối với người tiêu dùng ở tất cả các trận đấu để tận dụng được hết lợi ích và có được sự gắn kết tối đa trong suốt mùa Bóng đá.

B. Lựa chọn đúng thời điểm.

Trung bình, các thảo luận được bắt đầu từ 3-5 ngày trước khi trận đấu diễn ra và kéo dài từ 7-8 ngày sau khi trận đấu kết thúc. Tổng lượng thảo luận cao nhất trong khoảng thời gian Trước trận đấu 1 ngày đến Sau trận đấu 3 ngày. Đây là khoảng thời gian vàng, tập trung hơn 70% lượng thảo luận của người tiêu dùng.

Cụ thể hơn, thời điểm sau trận đấu, thảo luận tăng mạnh trong thời gian từ 7 - 9 tiếng tiếp theo. (Tương ứng với các trận đấu bóng đá có thời gian bắt đầu vào lúc 1h45 sáng hoặc 2h45 sáng) Thông thường, đối với các Sự kiện nóng, khoảng thời gian diễn ra sự kiện sẽ là lúc lượng thảo luận lên cao nhất. Tuy nhiên, đối với các trận đấu bóng đá, thời điểm sau trận đấu mới là khoảng thời gian vàng cho các thương hiệu tận dụng. Theo thống kê của Buzzmetrics, thảo luận ở thời điểm sau trận đấu có tổng lượng thảo luận trung bình lớn gấp đôi so với thời điểm trước trận đấu và trong trận đấu.

C. Chọn đúng loại nội dung mà người dùng quan tâm

Trước trận đấu:

Vào thời điểm trước khi trận đấu diễn ra, người dùng sẽ có xu hướng quan tâm thảo luận những loại nội dung như:

  • Đoán chiến thuật, tình huống trong chận đấu
  • Dự đoán tỷ số ( Minigame/Event)
  • Nhận định phong độ cầu thủ

Các thương hiệu có thể sử dụng các loại nội dung để gây chú ý, tạo thảo luận và kết nối sớm với người tiêu dùng.

marketing mùa world cup - trước trận đấu

Trong trận đấu:

Ngoài ra, mặc dù lượng thảo luận trong thời gian diễn ra trận đấu không cao, nhưng các thương hiệu vẫn có thể tận dụng khoảng thời gian này để cùng với người xem Cập nhật diễn biến trận đấu (tỷ số, tình huống trong trận đấu, các pha ghi bàn nổi bật...).

marketing mùa world cup - trong trận đấu

Sau trận đấu:

Ở thời điểm sau khi trận đấu, lượng thảo luận tăng mạnh. Các loại nội dung thảo luận xoay quanh Các kết quả của trận đấu, những tình huống nổi bật tạo nên tính chất đặc biệt của trận bóng cũng như nhắc đến những cầu thủ có sức ảnh hưởng lớn đến cục diện trận đấu và ngược lại chính là những cầu thủ với màn trình diễn nhạt nhòa.

marketing mùa world cup - sau trận đấu

Nếu mục tiêu của thương hiệu là muốn tăng độ nhận diện, tương tác và độ viral, thương hiệu có thể khuyến khích người dùng chia sẻ (share) bằng cách cung cấp các loại nội dung như:

  • Bài viết (post) có nội dung có liên quan đến diễn biến, kết quả của các trận đấu vừa diễn ra hoặc là các trận đấu trước đó, hoặc về cầu thủ, quan điểm về cầu thủ hoặc đội bóng trong mùa giải.
  • Video chế hoặc tổng hợp các kết quả của các trận đấu vừa kết thúc hoặc của các mùa giải trước.
Marketing mùa World cup - Nội dung chia sẻ

D. Các loại nội dung khác bên cạnh thảo luận về Trận đấu.

Thảo luận về cầu thủ và đội bóng

Mỗi đội bóng, cầu thủ sẽ có một lượng người hâm mộ và người quan tâm nhất định. Vì thế, ngoài cách thu hút những người hâm mộ bóng đá nói chung, thương hiệu có thể kết nối chặt chẽ hơn với người tiêu dùng bằng cách thu hút fan của các đội bóng lớn hoặc các cầu thủ nổi tiếng.

Về cầu thủ:

Chủ đề đánh giá hoặc so sánh các cầu thủ luôn là nội dung thu hút thảo luận của nhiều người hâm mộ. Theo thống kê, 2 cầu thủ được người dùng nhắc đến nhiều trên social media ở thời điểm hiện tại là Cristiano Ronaldo và Leo Messi - hiện tại đang là 2 cầu thủ thu hút nhiều lượng thảo luận nhất.

Marketing mùa World cup - cầu thủ

Về đội bóng

Về đội bóng, các loại nội dung được người dùng thảo luận nhiều, đó là:

  • Các kết quả các trận đấu gần nhất của CLB.
  • Đội hình trong mùa giải.
  • Thành tích.

Real MadridBarcelona là các đội bóng được nhắc đến nhiều trong mua giải C1 17/18 năm nay. Ngoài ra, Juventus, ChelseaManchester United cũng được nhắc đến.Các đội bóng được nhắc đến nhiều đa số là những đội bóng nổi tiếng, lượng fan hâm mộ đông và có bề dày lịch sử. Người dùng sẽ quan tâm đến nội dung phân tích đánh giá các đội bóng này. Ngoài ra, nếu đội bóng tạo được bất ngờ hoặc gây thất vọng lớn cũng sẽ tạo được nhiều sự chú ý.

Marketing mùa World cup - ĐỘI BÓNG

3. Tóm lại

Từ cơn sốt U23 và case study của các thương hiệu thành công sau Fad Topic U23, có thể thấy Bóng đá thực sự là một Platform đầy tiềm năng, hoàn toàn đủ khả năng để ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng trên mạng xã hội.Mùa cao điểm theo mối quan tâm “Bóng đá” sắp đến, để có sự chuẩn bị từ trước và thành công trong chiến lược Marketing mùa World Cup, các thương hiệu cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

  • Hiểu về bóng đá: Nếu thương hiệu chỉ thực hiện các hoạt động chung chung (khuyến mãi, giảm giá, tặng quà…), thiếu sự đồng điệu và gắn kết chặt chẽ với mối quan tâm chung của người tiêu dùng, thì chắc hẳn thương hiệu cũng chỉ tạo được hình ảnh nhạt nhòa, không ấn tượng với người tiêu dùng. Điều này làm thương hiệu rất khó chiếm được Brand-communication platform bóng đá một cách trọn vẹn và thành công. Việc nắm rõ được các thông tin liên quan đến mùa giải, chuẩn bị các kế hoạch cần thiết và dự đoán được đâu là những nội dung/ cầu thủ/ đội bóng/ trận đấu được quan tâm là vô cùng quan trọng đối với các thương hiệu. Điều này giúp thương hiệu tránh trường hợp đăng tải những nội dung thảo luận không kém hấp dẫn, kém liên quan tới mối quan tâm chung của người tiêu dùng.
  • Xác định trận đấu đặc biệt: Việc xác định được các yêu tố đặc biệt ở các trận đấu nổi bật sẽ giúp thương hiệu dự đoán trước đâu sẽ là trận cao điểm, thu hút nhiều sự chú ý và xác định được loại nội dung phù hợp nhất cho các trận đấu.
  • Tận dụng đúng thời điểm và nội dung phù hợp: trước, trong và sau trận đấu đều có những thời điểm nhạy cảm cùng với những nội dung được quan tâm khác nhau. Thương hiệu đừng nên bỏ qua thời điểm đầy tiềm năng này để tạo và lựa chọn loại nội dung thảo luận phù hợp.
  • Lựa chọn liên kết với các Cộng đồng bóng đá lớn: việc liên kết với các Cộng đồng về bóng đá lớn trên Social media hoặc với các Fanpage của CLB lớn và nổi tiếng tại Việt Nam cũng là một cách để thương hiệu có thể dễ dàng thu hút sự quan tâm của cộng đồng người hâm mộ bóng đá, truyền tải được nội dung cũng như triển khai các hoạt động Minigame/Event của mình một cách hấp dẫn nhất.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Bản tin Social Media tháng 7/2017: Cuộc đua giữa The Face và Vietnam's Next Top Model

“Top 10 chủ đề nổi bật tháng 7/2017 trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.

Chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 7/2017 có những điểm đáng chú ý như sau:- Hiệu ứng rắn bò màn hình trào lưu thả tim xoxo/hali của Facebook tạo ra lượng bài viết và thảo luận khổng lồ trên social media vào cuối tháng.- Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm từ học sinh với các thảo luận xoay quanh điểm thi và điểm chuẩn của các trường đại học.- Mạng xã hội chứng kiến cuộc chạy đua gây cấn giữa The Face Việt Nam 2017Vietnam's Next Top Model 2017

chủ đề nổi bật tháng 7/2017 _whats hot on social_1

1. Hiệu ứng rắn bò màn hìnhHiệu ứng rắn bò trên màn hình điện thoại khi người dùng comment #ran tạo ra một cơn sốt lớn trên social media trong tháng 7 (Link). Bên cạnh đó, các hướng dẫn thực hiện trào lưu này và các biến thể khác cũng được nhiều bạn trẻ yêu thích và sử dụng nhằm mục đích troll bạn bè mình.2. Trào lưu thả tim xoxo/haliTrào lưu comment xoxo/hali sẽ xuất hiện hiệu ứng thả trái tim trên Facebook nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ trên social media vào cuối tháng 7. Có thể thấy, các hiệu ứng xuất hiện khi comment một đoạn text luôn tạo ra được một lượng thảo luận khổng lồ trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.3. Kỳ thi THPT quốc gia 2017Chủ đề thảo luận về kỳ thi THPT quốc gia 2017 tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn học sinh trong tháng 7 khi điểm thi, điểm chuẩn của các trường đại học được cập nhật liên tục trên social media. Đây là giai đoạn căng thẳng thứ 2 của học sinh sau thời kỳ ôn thi cho kỳ thi đại học khi phải chờ công bố điểm và chọn trường. Ngoài ra, các quà tặng của người nổi tiếng cho người hâm mộ có thành tích xuất sắc nhận được rất nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội. (Link. Link)4. Phim Sở kiều truyện Phim truyền hình nổi bật Sở kiều truyện nhận được nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ nhờ vào hình ảnh nữ chính thông minh, mạnh mẽ, thoát khỏi hình tượng yếu đuối thường gặp. Trong tháng 7, bộ phim tiếp tục được quan tâm và thảo luận sôi nổi trên social media.5. The Face Việt Nam 2017Lượng bài viết và thảo luận về The Face Việt Nam mùa 2 tăng cao vào tháng 7 với nhiều cuộc tranh cãi diễn ra xung quanh phần trình diễn cũng như loại trừ thí sinh của các huấn luyện viên. Bên cạnh đó, các ảnh chế về phát ngôn, câu nói, hình ảnh của chương trình tiếp tục nhận được nhiều sự yêu thích từ các fan hâm mộ.6. Nam Huỳnh ĐạoLời thách đấu của Pierre Francois Flores cảa phái Vịnh Xuân Nam Anh tới chưởng môn Nam Huỳnh Đạo Huỳnh Tấn Kiệt tạo ra một cuộc tranh luận lớn trên mạng xã hội. Các clip quay lại các cảnh đấu nhau của võ sư Flores được thảo luận nhiều với các chủ đề xoay quanh tinh thần dân tộc và các trường phái võ thuật.7. Vietnam's Next Top Model 2017Bắt đầu công chiếu những tập đầu tiên vào cuối tháng 6, Vietnam's Next Top Model 2017 tạo ra một lượng lớn bài viết và thảo luận nhờ các tình tiết gây cấn xoay quanh ứng xử và tranh cãi của huấn luận viên, thí sinh cũng như những khoảnh khắc trong nhà chung. 8. Vụ án hoa hậu Phương NgaVụ án của hoa hậu Phương Nga tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng khi các thảo luận xoay quanh ứng xử của Cao Toàn Mỹ và Phương Nga được thảo luận nhiều trong tháng 7. Bên cạnh đó, các bài viết chia sẻ quan điểm của nhiều người nổi tiếng trên trang cá nhân cũng nhận được nhiều sự quan tâm trong giai đoạn này.9. Bắt cóc trẻ emVấn đề bắt cóc trẻ em trở nên nổi bật trong tháng 7 với các vụ án diễn ra liên tục trên khắp cả nước (Link). Bên cạnh việc chia sẻ rộng rãi để mong gia đình sớm tìm được người mất tích, các kỹ năng tự vệ và dạy con phản ứng lại trước người lạ nhận được nhiều sự chú ý của các ông bố, bà mẹ. (Link)10. DespacitoBài hát sôi động cho mùa hè Despacito khiến nhiều người thích thú với hàng loạt bản cover, parody và lời việt trên social media. Ngoài ra, thứ hạng của bài hát này trên các bảng xếp hạng quốc tế như Billboard, iTunes cũng là chủ đề thảo luận được nhiều bạn trẻ chú ý trong tháng 7.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Bản tin Social Media tháng 6/2017: Mùa hè vẫy gọi, du lịch lên ngôi.

Chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetricsnhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.

Chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.

Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 6/2017 có những điểm đáng chú ý như sau:

- Nóng tiếp tục là chủ đề được nói đến nhiều nhất trong tháng 6 với lượng bài viết và thảo luận khổng lồ xoay quanh cách làm mát, các clip về sự ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng đến sức khỏe và du lịch tránh nóng.

- Đầu hè, các chủ đề về vui chơi, giải trí như Du lịch, Phim ảnh (Sở kiều truyện, Người Phán Xử...), Thể thao (Champions League) đều bùng nổ trên mạng xã hội.

- Bên cạnh đó, Thi tốt nghiệp, Chương trình The Face Việt Nam 2017 hay Vụ án hoa hậu Phương Nga cũng là những chủ đề thảo luận đáng chú ý.

chủ đề nổi bật tháng 6/2017 _top 10 chu de noi bat_1

1. Nóng

So với đợt nắng nóng diễn ra liên tục trong tháng 4, 5 ở Sài Gòn, đợt nắng nóng kỷ lục của Hà Nội chỉ tập trung vào những ngày đầu tháng nhưng thu hút rất nhiều sự chú ý trên mạng xã hội do sự khác biệt thời tiết giữa hai miền dẫn đến hành vi thảo luận khác nhau. Các chủ đề được quan tâm nhất của Nóng là bơi lội, du lịch tránh nóng, clip về sự ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe, những mẹo vặt giảm nhiệt độ trong ngày hè và các món ăn, đồ uống làm mát.

2. Du lịch vào dịp hè

Tháng 6 thu hút một lượng lớn thảo luận về du lịch hè, đặc biệt sau kỳ thi tốt nghiệp căng thẳng của học sinh. Bên cạnh đó, với sự ảnh hưởng từ thời tiết nắng nóng, du lịch năm nay còn là dịp để đến các địa điểm tránh nóng như vùng biển, vùng núi hay nước ngoài. Những bài review về những bãi biển mới, các album ảnh tổng hợp những homestay đẹp, ẩm thực ngon tại địa phương là những loại nội dung thu hút nhiều tương tác của các bạn trẻ trên social media.

3. Thi tốt nghiệp

Ngày thi tốt nghiệp trở thành chủ đề nổi bật trong tháng 6 với nhiều tin tức được cập nhật liên tục về các môn thi và tình hình thi cử trên cả nước. Bên cạnh các tin tức cập nhật tình hình, những hình ảnh chế, clip chế về ngày thi, đề thi là một loại nội dung thu hút nhiều tương tác từ học sinh trên mạng xã hội.

4. Phim Sở kiều truyện

Phim chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng Hoàng phi sở đặc công số 11 của Tiêu Trương Đông Nhi nhận được nhiều sự quan tâm của người xem trên social media nhờ vào các cảnh quay đẹp và sự khác biệt của nữ chính so với những phim Hàn Quốc hay Trung Quốc khác. Nữ chính của phim xuất hiện với hình ảnh thông minh, mạnh mẽ, thoát khỏi hình tượng yếu đuối thường gặp khiến nhiều người hâm mộ thích thú.

5. Phim Người phán xử

Các tình tiết gây cấn, thông tin bên lề về đời tư của các diễn viên tiếp tục là những chủ đề thảo luận nổi bật của phim trên social media tháng 6. Đáng chú ý, màn cross-over giữa Người phán xửSống chung với mẹ chồng là đoạn video gây sốt trên mạng xã hội (Link). Đoạn phim được dựa trên những ý tưởng mà khán giả bình luận hằng ngày và các clip chế được cắt ghét từ hai bộ phim . Điều này cho thấy, các nhà làm phim đang ngày càng chú ý tới những phản hồi của người xem tới các sản phẩm của mình, giúp nhà đài tương tác tốt hơn với khán giả.

6. Vụ án hoa hậu Phương Nga

Vụ án của hoa hậu Phương Nga thu hút nhiều sự chú ý của dư luận vào cuối tháng 6 khi phiên xét xử lần 2 diễn ra với nhiều tình tiết mới được hé mở. Vấn đề hợp đồng tình yêu, chia tay đòi quàngười thứ 3 gây ra sự tranh cãi lớn trên mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều . Bên cạnh đó, các clip chế, ảnh chế về các câu nói và mối quan hệ của hoa hậu Phương Nga và Cao Toàn Mỹ là loại nội dung thu hút nhiều tương tác (Link, Link). Có thể thấy, việc chế ảnh và video từ các vấn đề nổi bật trên mạng xã hội là một hoạt động không thể thiếu trong giới trẻ trong sự phát triển của social media ngày nay.

7. The Face Việt Nam 2017

Chương trình Gương Mặt Thương Hiệu Việt Nam 2017 thu hút một lượng lớn bài viết và thảo luận sau khi được phát sóng các tập đầu trong tháng 6. Drama vẫn là yếu tố chủ yếu thu hút được sư quan tâm từ người hâm mộ với các tình tiết xoay quanh tranh cãi của những huấn luyện viên và mối quan hệ với các thí sinh. Ngoài ra, các phát ngôn của huấn luyện viên và thí sinh trở thành một đề tài thu hút được nhiều thảo luận trên social media với các fanpage, ảnh chế tạo được độ viral cao trong cộng đồng mạng. (Link, Link)

8. Kỷ niệm 20 năm ra mắt Harry Potter

Sự kiện 20 năm ra mắt tập đầu tiên của loạt truyện ăn khách Harry Potter là một chủ đề nổi bật trong tháng 6; trong đó, nhiều bạn trẻ có sự quan tâm đặc biệt đến hiệu ứng Harry Potter của Facebook - hiệu ứng phép thuật xuất hiện trên màn hình khi người dùng bình luận hoặc đăng bài với các từ Harry Potter, Slytherin, Hufflepuff, Ravenclaw, Gryffindor  hay Draco Malfoy. Có thể tháy, các hiệu ứng và nút cảm xúc mới của Facebook cho những dịp đặc biệt luôn thu hút được một lượng lớn tương tác trên social media như Ngày Của Mẹ (nút cảm xúc hoa màu tím), Tháng tự hào cộng đồng LGBTIQ+ (nút cảm xúc cầu vồng), Chúc mừng năm mới (hiệu ứng Happy New Year)

9. Champions League

Trận chung kết cho giải bóng đá nổi tiếng thế giới thu hút một lượng lớn thảo luận trong tháng 6; trong đó, các thảo luận xoay quanh tin tức cập nhật trên hot fanpage, những minigame dự đoán kết quả của thương hiệu và hoạt động offline cổ vũ vào của các câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng ở Việt Nam.

10. Trầm cảm sau sinh

Bắt đầu từ vụ án đứa bé 33 ngày tuổi bị giết hại, trầm cảm sau sinh trở thành chủ đề thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các mẹ với nhiều tranh cãi xoay quanh những mối nguy hại của hội chứng này (Link, Link). Nhiều bà mẹ cũng chủ động chia sẻ câu chuyện của bản thân khi gặp phải các trường hợp tương tự và nhận được nhiều sự đồng cảm từ các mẹ khác trên social media.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Bản tin Social Media tháng 5/2017: Em chưa 18 thống trị mạng xã hội

Top 10 chủ đề nổi bật tháng 5/2017 trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.

1Chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.

Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 5/2017 có những điểm đáng chú ý như sau:

- Em chưa 18 là chủ đề được nói đến nhiều nhất trong tháng 5 với lượng bài viết và thảo luận khổng lồ xoay quanh review phim, thông tin diễn viên và trào lưu ảnh chế "Em có lí do riêng của em".

- Cũng trong tháng 5, Kỷ yếuLễ bế giảng  trở thành chủ đề nóng trong cộng đồng học sinh nhất là đối với học sinh cuối cấp.

- Các giải bóng đá nổi tiếng nhận được nhiều sự quan tâm của người hâm mộ trên mạng xã hội như U20 World Cup, Champions League.

chủ đề nổi bật tháng 5/2017 _top 10 chu de noi bat_1

1. Em chưa 18

Bộ phim Việt "Em chưa 18" tạo ra một cơn sốt lớn trên social media nhờ vào nội dung phim hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu người xem và diễn xuất thu hút của dàn diễn viên trẻ. Trong tháng 5, các chương trình ưu đãi giảm giá vé của các rạp chiếu phim và nhà sản xuất nhận được sự quan tâm lớn từ các bạn trẻ. (Link) Bên cạnh đó, các hình ảnh chế về câu nói "Em có lý do riêng của em mà" của Kaity Nguyễn trong phim cũng tạo ra độ viral cao trên mạng xã hội.

2. Nóng

Chủ đề "Nóng" tiếp tục được các bạn trẻ quan tâm trên social media với các thảo luận xoay quanh những đồ ăn, thức uống giải nhiệt, nơi vui chơi tránh nóng và đi du lịch. (Link,Link,Link)

3. Ngày của mẹ

Ngày của mẹ nhận được sự quan tâm lớn trên mạng xã hội với những lời cảm ơn được chủ động chia sẻ từ cư dân mạng cũng như các hoạt động tri ân, kỷ niệm của các thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, bông hoa màu tím - biểu tượng cảm xúc mới của Facebook với ý nghĩa biết ơn, cũng được sử dụng rộng rãi trên các bài đăng, hình ảnh, video về ngày đặc biệt này.

4. Đặng Hữu Nghị

Câu chuyện của Đặng Hữu Nghị - người cha đơn thân nuôi hai con mắc bệnh hiểm nghèo trong chương trình Hát Mãi Ước Mơ gây ra sự tranh cãi lớn trên mạng xã hội trong tháng 5. Bên cạnh các ý kiến cảm thông về câu chuyện này, một số thảo luận tranh cãi về vấn đề nhận tiền từ thiện của ông Nghị. (Link)

5. Kỷ yếu của học sinh/sinh viên

Trào lưu thu hút giới học sinh/sinh viên tiếp tục được thảo luận nhiều trong tháng 5 nhờ vào những album, video kỷ yếu sáng tạo, đa dạng nội dung; đáng chú ý, các hoạt động, cuộc thi của các thương hiệu về trào lưu này tạo ra lượng tương tác cao trên mạng xã hội. (Link)

6. Giải vô địch bóng đá U20 thế giới

Giải bóng đá U20 thế giới (U20 World Cup) được đông đảo người hâm mộ háo hức chờ đợi và thảo luận thông qua livestream trực tiếp về các trận đấu của đội tuyển Việt Nam và những tin tức được cập nhật liên tục trên những trang fanpage bóng đá như Troll Bóng Đá, Ghiền Bóng Đá, Vietnam Football, Kenhthethao.vn,...

7. Giải bóng đá Champions League

Các tin tức về những trận đấu hấp dẫn, minigame dự đoán kết quả và offline xem chung kết sắp diễn ra của các cộng đồng người hâm mộ tại Việt Nam là những chủ đề thảo luận chính trên social media về giải bóng đá này.

8. Người phán xử

Mặc dù đã được lên sóng vào cuối tháng 3 nhưng Người phán xử được nhiều người quan tâm nhờ vào các hình ảnh chế, clip chế và nội dung gây cấn của những tập được phát sóng trong tháng 5. (Link, Link)

9. Trào lưu Bolero hóa

Với cách diễn xuất tự nhiên, hài hước cùng giọng ca truyền cảm, Lưu Minh Tài đã khởi xướng thành công trào lưu Bolero hóa các bài hát nổi tiếng gây sốt trong tháng 5 với bản cover của hai bài hát Phía sau một cô gáiNơi này có anh. (Link,Link)

10. Lễ bế giảng

Lễ tổng kết năm học 2016 - 2017 được các bạn học sinh thảo luận nhiều trong tháng 5 với các chủ đề xoay quanh việc chia tay trường lớp và các hoạt động hấp dẫn như ném bột màu, chơi bóng nước, ký tên lên áo, tỏ tình hay văn nghệ truyền thống, tri ân thầy cô. Bên cạnh đó cũng có một số tranh cãi xung quanh việc giữ gìn giá trị truyền thống của buổi lễ hay làm cho nó hiện đại và phù hợp với học sinh hơn.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Bản tin Social media tháng 03/2017: Cộng đồng mạng lên tiếng mạnh mẽ về nạn ấu dâm

Top 10 chủ đề nổi bật tháng 03/2017 trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.

Chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.

Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 3/2017 có những điểm đáng chú ý như sau:

- Tranh cãi về vấn đề ấu dâm là chủ đề thảo luận chính trên social media tháng 3 với lượng bài viết và thảo luận khổng lồ về các vụ án đồng thời chia sẻ những hướng dẫn tự vệ và phòng tránh dành cho trẻ nhỏ.

- Các tín đồ công nghệ có sự quan tâm đặc biệt đối với việc ra mắt các siêu phẩm mới, cụ thể là iPhone phiên bản màu đỏSamsung Galaxy S8.

- Ngoài ra, Top 10 còn có các vấn đề xã hội, chính trị nổi bật như Chiến dịch giải cứu vỉa hèĐoàn Thị Hương với nhiều bài viết, thông tin được đăng tải trên các trang tin tức và mạng xã hội.

chủ đề nổi bật tháng 03/2017 _whats hot on social_1

1. Tranh cãi về vấn đề ấu dâm

Các vụ án xâm hại tình dục trẻ em bị lên án trong tháng khiến chủ đề này tạo ra lượng bài viết và thảo luận rất lớn trên social media.

2. Ngày Quốc tế Phụ nữ

Các lời chúc mừng và tư vấn mua quà tặng được bàn luận khá nhiều trong ngày này. Bên cạnh đó, việc tặng quà cho mẹ hay bạn gái cũng trở thành một chủ đề nổi bật trong ngày Quốc tế Phụ nữ. [Link]

3. Phim Kong: Đảo đầu lâu

Là một trong những phim bom tấn của tháng, Kong thu hút nhiều sự chú ý trên social media nhờ vào những cảnh đẹp về Việt Nam và các tin tức bên lề về đời sống cá nhân của diễn viên, đạo diễn. Bên cạnh đó, vấn đề buổi công chiếu gặp sự cố cũng được thảo luận khá nhiều trên mạng xã hội.

4. Chiến dịch giành lại vỉa hè

Bắt nguồn từ quận 1, chiến dịch tiếp tục lan tỏa ra các quận và tỉnh thành trong cả nước. Các thảo luận chủ yếu tập trung vào việc đời sống của người dân và sự cần thiết của chiến dịch.

5. iPhone phiên bản màu đỏ

Phiên bản màu đỏ của iPhone 7/7 Plus gây nên một cơn sốt cho các tín đồ smartphone  với hàng loạt các bài viết review và video unbox. Bên cạnh đó, minigame tặng iPhone 7 Plus màu đỏ của fanpage Siêu Rẻ cũng tạo ra lượng bài viết và thảo luận khổng lồ. [Link]

6. Samsung Galaxy S8

siêu phẩm điện thoại này tạo ra lượng bài viết và thảo luận khổng lồ nhờ vào sự kiện ra mắt thu hút sự chú ý của giới công nghệ và các minigame của các hệ thống bán lẻ.

7. Giải bóng đá Champions League

Các tranh cãi xung quanh trận đấu giữa Barcelona và PSG cũng như sự kiện bốc thăm vòng tứ kết của Cúp C1 là những chủ đề thu hút sự quan tâm của người hâm mộ bóng đá.

8. Chương trình The Face Việt Nam 2017

Gương Mặt Thương Hiệu 2017 gây ra nhiều ý kiến trái chiều cho vòng casting online. Bên cạnh đó, ai sẽ là huấn luyện viên của mùa này cũng nhận được nhiều sự quan tâm trên social media.

9. Đoàn Thị Hương

Vụ việc người Việt ám sát Kim Jong Nam tại Malaysia cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng trong tháng 3.

10. Chương trình Giọng hát Việt 2017

Chương trình Giọng Hát Việt 2017 thu hút nhiều sự chú ý từ người hâm mộ nhờ vào các phần trình diễn hấp dẫn của các thí sinh và livestream giao lưu với thí sinh trên trang fanpage Giọng Hát Việt.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Bản tin Social media tháng 04/2017: Cộng đồng mạng phát sốt với “Nắng nóng”

“Top 10 chủ đề nổi bật tháng 04/2017 trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.

Chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.

Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 4/2017 có những điểm đáng chú ý như sau:

- Nóng là chủ đề được nói đến nhiều nhất trong tháng 4 với lượng bài viết và thảo luận khổng lồ về những nỗi khổ dưới cái nóng gay gắt, đặc biệt là ở Sài Gòn.

- Các vấn đề xã hội, chính trị tiếp tục tạo ra nhiều sự tranh cãi như Vụ việc ở Đồng Tâm, Xâm hại tình dục trẻ em hay Formosa.

- Ngoài ra, các trào lưu của giới trẻ cũng tạo ra lượng bài viết và thảo luận cao như trào lưu Dậy thì thành công, trào lưu chụp ảnh Kỉ yếu.

chủ đề nổi bật tháng 04/2017 _whats hot on social_1

1. Nóng

Vấn đề nhiệt độ tăng cao trở thành chủ đề nổi bật nhất trên social media với nhiều bài viết, ảnh chế, clip chế về thời tiết nắng nóng, oi bức trong tháng 4. Bên cạnh đó, các thảo luận của cư dân mạng còn xoay quanh các món ăn, đồ uống giúp thanh nhiệt, du lịch để tránh cơn nóng gay gắt ở Sài Gòn và sự ảnh hưởng của nắng nóng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.

2. Vụ việc tại Đồng Tâm, Mỹ Đức

Các tranh chấp về đất ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội tạo ra sự chú ý lớn trên mạng xã hội nhờ có các thông tin được cập nhật liên tục trên báo điện tử và trang cá nhân của nhiều người dùng Facebook.

3. Tranh cãi về vấn đề ấu dâm

Chủ đề xâm hại tình dục trẻ em tiếp tục gây ra cơn chấn động lớn trên social media tháng 4 với nhiều vụ việc bị phát hiện và các làn sóng lên án mạnh mẽ tội ác này. (Link, Link)

4. Em chưa 18

Bộ phim Việt thu hút nhiều sự chú ý trên mạng xã hội nhờ vào nội dung phim hấp dẫn và lối diễn xuất cuốn hút của dàn diễn viên mới. Bên cạnh đó, sự việc bản quay trộm của phim bị lan truyền trên social media cũng bị nhiều cư dân mạng lên án.

5. Formosa

Vụ việc ở Formosa vẫn không hề yên lặng sau hơn một năm xảy ra khủng hoảng. Trong tháng 4, nhiều cuộc biểu tình và yêu cầu đóng cửa nhà máy tiếp tục diễn ra.(Link, Link)

6. Trào lưu Dậy thì thành công

Trào lưu Dậy thì thành công (Puberty Challenge) - thử thách yêu cầu người dùng đặt bức ảnh đại diện đầu tiên trên Facebook cùng với hình ảnh gần đây nhất để thấy sự khác biệt - tạo ra sự thích thú cho nhiều bạn trẻ. Đồng thời, nhiều thương hiệu cũng tận dụng trào lưu này để thể hiện sự thay đổi trong thiết kế sản phẩm qua các năm.

7. Giải bóng đá Champions League

Các trận đấu trong vòng tứ kết và chuỗi sự kiện Đón cúp UEFA Champions League của Heineken với sự góp mặt của các huyền thoại bóng đá thế giới như Ronaldinho Gaucho, Frank De Boer, Ronald De Boer và Clarence Seedorf diễn ra trên nhiều thành phố lớn là những chủ đề thảo luận chính của người hâm mộ trong tháng 4 về giải bóng đá nổi tiếng này.

8. Trấn Thành bị TH Vĩnh Long cấm diễn

Vấn đề Trấn Thành bị Đài truyền hình Vĩnh Long cấm diễn thu hút nhiều luồng ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Trong khi nhiều người hâm mộ bênh vực Trấn Thành, kêu gọi tẩy chay kênh Vĩnh Long thì một số người dùng thể hiện sự ủng hộ với quyết định này của Đài truyền hình.

9. Kỉ yếu của học sinh/sinh viên

Với hàng loạt các album, video kỉ niệm khoảng thời gian trên ghế nhà trường của các bạn học sinh, sinh viên, kỉ yếu trở thành một chủ đề nổi bật trong tháng 4. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng trào lưu này ngày càng tốn kém mà ít mang lại các giá trị tinh thần thực sự mà chỉ phục vụ cho mục đích sống ảo.

10. The Face Việt Nam 2017

Các tranh cãi xung quanh vị trí huấn luyện viên và vụ việc giữa Minh Hằng và Hồ Ngọc Hà giúp chương trình Gương Mặt Thương Hiệu Việt Nam mùa 2 nhận được nhiều sự quan tâm trên social media.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Bản tin Social media tháng 02/2017: Chú chim màu tím vượt mặt “Nơi này có anh” của Sơn Tùng

Top 10 chủ đề nổi bật tháng 02/2017 trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.

Chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.

Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 2/2017 có những điểm đáng chú ý như sau:

- Valentine là chủ đề thảo luận chính trên social media tháng 2 với lượng bài viết và thảo luận khổng lồ về các hình ảnh, quà tặng, video trong dịp này.

- Giới trẻ có sự quan tâm đặc biệt đối với biểu tượng Chú chim màu tím - Trash Doves trong tháng 2. Bên cạnh đó, bài hát Nơi này có anh - một sản phẩm âm nhạc mới của Sơn Tùng M-TP cũng được cộng đồng  này chú ý khá nhiều.

- Ngoài ra, Top 10 còn có sự xuất hiện của các vấn đề xã hội nổi bật như FormosaĐội giải cứu vỉa hè quận 1 với nhiều bài viết, thông tin được đăng tải trên các trang tin tức và mạng xã hội.

chủ đề nổi bật tháng 02.2017 _ whats hot on social_1
  1. Valentine: Ngày đặc biệt lớn nhất năm dành cho các cặp đôi nhận được rất nhiều sự chú ý trong tháng 2 với hàng loạt các tin tức, hình ảnh, clip chế, bài hát trong dịp đặc biệt này. Các chủ đề thảo luận chủ yếu xoay quanh quà tặng và địa điểm vui chơi với các hashtag #valentine, #letinhnhan trên mạng xã hội.
  2. Chú chim màu tím - Trash Doves: hình ảnh của chú chim với động tác gật đầu liên tục xuất hiện trong các bình luận của cộng đồng mạng và tạo nên cơn sốt trong tháng 2. Bên cạnh đó, một số ảnh chế  về chú chim này cũng nhận được tương tác cao. [Link]
  3. Nơi này có anh - Sơn Tùng M-TP: Sản phẩm âm nhạc ra mắt nhân dịp Valentine của Sơn Tùng nhận được nhiều quan tâm của cộng đồng mạng bởi Music Video đẹp, lãng mạn. Bên cạnh những bản cover, parody thì các MV fanmade cũng bắt đầu xuất hiện và nhận được nhiều sự yêu thích của mọi người.
  4. Formosa: Vụ việc này trở lại vào tháng 2/2017 khi các clip, hình ảnh về các dải nước màu đỏ được cho là xả thải từ nhà máy Formosa được đăng tải và cập nhật liên tục trên social media. Các thảo luận chủ yếu xoay quanh vấn đề ô nhiễm môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh khu vực này.
  5. Chuyện tình 11 năm của Lâm Vinh Hải: Tin tức xung quanh Lâm Vinh Hải và vợ cũ trở thành chủ đề gây tranh cãi lớn trên mạng xã hội. Các bình luận tập trung về vấn đề người thứ ba trong một mối quan hệ và sự hi sinh của người phụ nữ. Bên cạnh đó, các câu nói "khi bình yên người ta thường quên lời thề trong giông bão""gái có công sao chồng vẫn phụ" được rất nhiều người dùng trên social media, đặc biệt là nữ giới.
  6. Đội giải cứu vỉa hè Quận 1: Chiến dịch lấy lại vỉa hè cho người đi bộ ở Quận 1 vào cuối tháng 2  nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng với các tin tức và livestream trực tiếp việc dọn dẹp vỉa hè của Phó chủ tịch Quận 1 Đoàn Ngọc Hải. Nhiều cư dân mạng thể hiện sự đồng tình và ủng hộ hành động này trên social media.
  7. V.league 2017: Lượng bài viết và thảo luận về giải bóng đá vô địch quốc gia tiếp tục tăng cao khi có nhiều sự tranh cãi xung quanh trận đấu giữa đội tuyển Long An và thành phố Hồ Chí Minh. Các thảo luận xoay quanh vấn đề án phạt và lối chơi không chuyên nghiệp của các cầu thủ trong trận đấu này.
  8. Phim Tam sinh tam thế thập lý đào hoa: Được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên, bộ phim này gây nên một cơn sốt trên mạng xã hội nhờ vào diễn viên, bối cảnh đẹp cũng như nội dung phim hấp dẫn.
  9. The Voice Việt Nam 2017: Chương trình truyền hình này trở nên nổi bật trong tháng 2 khi chủ đề về khả năng của các huấn luyện viên tiếp tục gây tranh cãi. Bên cạnh đó, các tập mới nhất ở vòng thi giấu mặt cũng nhận được nhiều sự quan tâm của người yêu âm nhạc.
  10. Phim 50 sắc thái đen: Là phim chiếu rạp được quan tâm nhất trong tháng 2 với nhiều tin tức về tin đồn cấm chiếu và việc cắt bớt các cảnh nóng.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Bản tin Social media: Top 10 chủ đề nổi bật tháng 01/2017

Buzzmetrics tiếp tục phát hành chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội… được thảo luận nhiều nhất trong tháng.

Buzzmetrics tiếp tục phát hành chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội… được thảo luận nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.

Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 1/2017 có những điểm đáng chú ý như sau:

- Tết Đinh Dậu 2017 là chủ đề thảo luận chính trên social media tháng 1 với lượng khổng lồ bài viết, hình ảnh về dịp lễ này.

- Các bài hát mới (Lạc trôi, Bao giờ lấy chồng) nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội với những bản cover, parody cũng như các tranh cãi về nội dung của ca khúc.

- Ngoài ra, Top 10 còn có sự xuất hiện của các chương trình truyền hình như Sing my song (đêm chung kết với các minigame và tranh cãi về vị trí quán quân), Táo quân 2017 (chương trình yêu thích của nhiều người vào dịp Tết Nguyên Đán).

chủ đề nổi bật tháng 01/2017 _1
  1. Tết Đinh Dậu 2017: Dịp lễ lớn nhất năm là chủ đề được nói đến nhiều nhất trong tháng 1/2017 với hàng loạt các bài viết, tin tức, hình ảnh xoay quanh các vấn đề tranh cãi về bỏ Tết cổ truyền, việc mặc Áo dài cách tân hay những chủ đề về các hoạt động ngày Tết như dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc sắc đẹp chuẩn bị đón Tết, lì xì ngày Tết, các hội hoa xuân, giảm cân sau Tết, bài tập Tết,...
  2. Lạc Trôi - Sơn Tùng M-TP: Sản phẩm âm nhạc mới nhất của Sơn Tùng trở thành bài hát nổi bật trên mạng xã hội trong tháng 1 với lượng bài viết và thảo luận khổng lồ, đặc biệt trên kênh Youtube và trang fanpage của ca sĩ này. Bên cạnh các bản cover, parody của cư dân mạng, các hình ảnh, trang phục và địa điểm quay MV cũng là một chủ đề thu hút nhiều sự chú ý trên social media.
  3. Chương trình Sing my song: Chương trình truyền hình này nhận được nhiều sự quan tâm trên social media nhờ vào đêm chung kết với các phần trình diễn hấp dẫn để xác định quán quân. Bên cạnh đó, các mingame nhận vé tham dự và bình chọn thông qua livestream của fanpage cũng là nội dung tạo ra lượng tương tác cao.
  4. Bao giờ lấy chồng - Bích Phương: Bài hát của Bích Phương nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người yêu âm nhạc, đặc biệt là các bạn gái và tạo ra một cơn sốt lớn trên mạng xã hội. Bên cạnh các bản cover và parody [Link], những biểu cảm của Bích Phương trong MV cũng được nhiều trang fanpage tận dụng để làm các hình chế, ảnh động và nhận được nhiều sự yêu thích từ cư dân mạng.
  5. Biti's Hunter: Bằng các hoạt động tài trợ và xuất hiện trong các MV ca nhạc nổi bật trong tháng như Lạc Trôi - Sơn Tùng M-TP, Đi để trở về - Soobin Hoàng Sơn, Biti's Hunter trở thành hiện tượng nổi bật trong tháng 1 và được đặc biệt săn đón bởi các tín đồ thời trang. Các hình ảnh về đôi giày này được cư dân mạng cập nhật liên tục trên trang cá nhân của mình.
  6. Chương trình Táo quân 2017: Là chương trình nổi tiếng hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán, Táo Quân thu hút nhiều thảo luận nhờ vào việc nêu ra các chủ đề nổi bật của xã hội trong năm.
  7. Rồng Hải Phòng: Nhờ hình thù kì lạ, con rồng trang trí bằng hoa và cây cảnh ở Hải Phòng nhanh chóng thu hút được sự chú ý và được lan truyền rộng rãi trên social media với các tên gọi pikalong, pika rồng. Đáng chú ý, những hình ảnh chế về chú rồng này của trang fanpage Thăng Fly Comics trở thành một trào lưu nổi bật trong dịp Tết với các album ảnh và sticker được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng mạng. [Link, Link]
  8. Phim Your Name (Kimi no Na wa) - Tên cậu là gì? là bộ phim kể về cuộc sống bị xáo trộn của hai nhân vật sau khi bị hoán đổi thân xác. Những hình ảnh đẹp trong phim, nội dung được truyền tải và kỷ lục về doanh thu là các chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Bên cạnh đó, các ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh thành anime cũng được nhiều bạn trẻ sử dụng và đăng tải lên mạng xã hội.
  9. Giải bóng đá vô địch quốc gia V-league 2017: V-league (Giải bóng đá vô địch Quốc gia) chính thức bắt đầu mùa giải mới vào đầu tháng 1 và tạo ra lượng tương tác cao trên social media với các chủ đề xoay quanh việc thể hiện sự yêu thích đối với các câu lạc bộ, các trận đấu và vấn đề án phạt dành cho các cầu thủ.
  10. Lễ nhậm chức của Donald Trump: Với sự ảnh hưởng từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ (Chủ đề nổi bật nhất tháng 11/2016), lễ nhậm chức của Donald Trump tiếp tục nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng với các tin tức được cập nhật liên tục trên social media. Các chủ đề chính chủ yếu xoay quanh việc hình ảnh của tổng thống Trump và cựu tổng thống Obama, ngoài ra các chính sách mới cũng được quan tâm thảo luận sôi nổi.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
8 bảng xếp hạng những gì hot nhất trên social media 2016

Dưới đây là thống kê của công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics về Các trào lưu, vấn đề hot nhất trên social media trong năm vừa qua.

Năm 2016 là một năm đầy sôi động với các chủ đề nóng cũng như các trào lưu mới bùng nổ trên mạng xã hội. Dưới đây là thống kê của công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics về Các trào lưu, vấn đề nổi trội nhất trên social media trong năm vừa qua.*Số liệu trong bài viết là số lượng thảo luận được tạo ra trên social media, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016.

Top 10 trào lưu được nói đến nhiều nhất trên social media 2016

Nhìn chung, các trào lưu đều được xuất phát từ các chủ đề nổi bật trên social media trong năm như trò chơi (Pokemon Go), Phim truyền hình (Hậu Duệ Mặt Trời), bài hát (Bút táo - Pen apple pineapple pen). Đáng chú ý, một số thương hiệu còn tập dụng các trào lưu này để thực hiện các hoạt động quảng bá của mình trên social media như Thế Giới Di Động, Huawei, FPT Shop,...

hot nhất trên social _1
  • Pokemon Go: Trò chơi gây nên một cơn sốt lớn trên social media sau khi được phát hành vào tháng 7/2016. Hàng loạt các bài viết hướng dẫn chơi game, tin tức cập nhật các nước được chơi và hình ảnh/clip về trò chơi được lan truyền với tốc độ chóng mặt.
  • Hậu duệ mặt trời: Bộ phim truyền hình Hàn Quốc thu hút được nhiều sự chú ý và trở thành một trào lưu thu hút được giới trẻ với hàng loạt ảnh chế, câu nói liên quan đến bộ phim được ứng dụng rộng rãi trên social media.
  • Điện máy xanh: Trào lưu nổi lên vào tháng 12 nhưng có sức hút khổng lồ đã kịp xuất hiện trong bảng xếp hạng năm nay. Xuất phát từ clip quảng cáo của thương hiệu Điện Máy Xanh, các nhân vật người xanh nhảy múa vui nhộn và câu hát "Bạn muốn mua tivi - Đến Điện Máy Xanh" được cư dân mạng sử dụng rộng rãi trên mạng xã hội vào dịp cuối năm.
  • Be Like Bill: Với hình ảnh và câu nói "Đây là....", "Hãy như....", Be Like Bill thu hút được nhiều sự quan tâm của của giới trẻ vào tháng 1/2016.
  • Ảnh kỉ yếu: Trào lưu nổi bật trong học đường trong suốt tháng 4,5,6 tạo ra lượng tương tác lớn với các hình ảnh, album về kỉ yếu đầy sáng tạo của các bạn học sinh/sinh viên cuối cấp.
  • Vịt bối rối: Các hình ảnh về chú vịt Psyduck với các câu chú thích ngắn gọn diễn tả cảm giác bối rối khi gặp vấn đề nào đó tạo ra sự thích thú cho nhiều người
  • Pen apple pineapple pen: Bài hát "Pen pineapple apple pen" tạo ra một cơn sốt trong giới trẻ và được cover/parody theo nhiều phiên bản khác nhau.
  • Mì cay 7 cấp độ: Trào lưu ăn uống đem đến những trải nghiệm ẩm thực thú vị cho những tín đồ ăn uống. Hàng loạt hình ảnh check-in tại các quán mì cay và video hướng dẫn làm mì cay được các bạn trẻ chia sẻ rộng rãi trên social media.
  • 7 công việc đầu tiên - first 7 jobs: 7 việc làm đầu tiên của bạn là gì được nhiều bạn trẻ chia sẻ trên trang cá nhân của mình với hashtag #7congviecdautien #first7jobs như một niềm tự hào cho những gì mình đã làm được.
  • Theo em đi khắp thế gian: trào lưu chụp ảnh được nhiều cặp đôi sử dụng để thể hiện tình cảm của mình qua những bức ảnh đẹp về những danh lam, địa điểm nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới.

Top 10 chủ đề gây tranh cãi nhất trên social media 2016

Trong top 10 có sự xuất hiện của nhiều vấn đề chính trị xã hội như về Formosa, Đường lưỡi bò, Xổ số Vietlott, Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập lụt, Khu phố kiểu mẫu ở Hà Nội, Đám đông tại đền Hùng. Ngoài ra, những vấn đề xã hội về đời tư cá nhân cũng gây tranh cãi khá nhiều như việc của Minh Béo hay Livestream của đôi bạn trẻ bị chia rẽ tình yêu.

hot nhất trên social _2
  • Formosa: Khủng hoảng truyền thông lớn nhất trong năm 2016 tạo ra một lượng bài viết và thảo luận khổng lồ trên social media khi các tin tức về vấn đề cá chết ở Hà Tĩnh và những vụ việc liên quan trở thành tâm điểm trên mạng xã hội trong cả năm vừa qua.
  • Tranh cãi về Đường lưỡi bò: Sau phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế (PCA) về Đường lưỡi bò, hàng loạt phản ứng của sao Hoa Ngữ khiến cư dân mạng không hài lòng. Nhiều người nổi tiếng và cư dân mạng bắt đầu thể hiện tình yêu nước qua các lời kêu gọi người tẩy chay hàng Trung Quốc và treo cờ bảo vệ quê hương.
  • Xổ số Vietlott: Là loại hình xổ số mới, Vietlott gây tranh cãi trên social media khi có nhiều người liên tiếp trúng giải đặc biệt với giá trị khủng dấy lên sự nghi ngờ về tính minh bạch của loại hình xổ số này.
  • Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập lụt: Sài Gòn bị ngập lụt sau một cơn mưa lớn là chủ đề nổi bật trong tháng 9/2016 và tạo nên nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng. Hàng loạt bài viết thể hiện sự không hài lòng về vấn đề thoát nước của thành phố với các ảnh chế, clip chế.
  • Scandal của Minh Béo: Vấn đề bắt đầu gây tranh cãi vào cuối tháng 3 khi Minh Béo bị bắt tại Mỹ và được nhắc đến nhiều vào tháng 12 khi Minh Béo trở về Việt Nam.
  • 60 phút mở: Chương trình của VTV gây nhiều sự tranh cãi về các vấn đề nhạy cảm hiện nay như việc chia sẻ trên mạng xã hội, từ thiện. Câu nói "Động cơ chia sẻ của bạn là gì?" được nhiều cư dân mạng sử dụng rộng rãi.
  • Livestream tình yêu bị ngăn cấm: Tình yêu bị gia đình nhà trai ngăn cấm của đôi bạn trẻ tạo nên một lượng thảo luận lớn thông qua các livestream và tin tức được cập nhật trên các trang fanpage như BEATVN, Yan TV, Yeah 1. Chủ đề này dấy lên các tranh luận trái chiều về sự yếu đuối trong tình yêu và tính chân thật của vụ việc.
  • Canh cua, rau đay và El Nino: Liên quan đến việc người chơi trong chương trình Ai là triệu phú không biết hiện tượng El Nino là gì. và Canh cua phải nấu với rau gì đã thu hút hàng loạt các ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng.
  • Khu phố kiểu mẫu ở Hà Nội: Sau khi các tin tức về vấn đề đổi màu đồng bộ các biển hiệu các khu phố ở Hà Nội, hàng loạt bài viết và thảo luận tranh cãi về tính thẫm mỹ của khu phố. Bên cạnh đó, các hình ảnh chế và thay đổi avatar Kiểu mẫu cũng tạo ra lượng tương tác cao.
  • Đám đông tại đền Hùng: Các hình ảnh về cảnh chen chúc hơn 2 triệu người xuất hiện tại đền Hùng vào ngày Giỗ tổ là một chủ đề nổi bật vào tháng 4/2016.

Top 10 cụm từ/câu nói được dùng nhiều nhất trên social media 2016

Trong năm 2016, nhiều cụm từ, câu nói xuất phát từ những phát ngôn gây sốc trên mạng xã hội được nhiều người dùng sử dụng rộng rãi. Dưới đây là top 10 cụm từ/câu nói được dùng nhiếu nhất trên social media.

hot nhất trên social _3
  • "Ahihi" / "Hihi Đồ ngốc": Xuất phát từ sự cố đặt mua hàng trên mạng, câu nói này được giới trẻ sử dụng khá nhiều để trêu chọc người khác khi họ tin lời nói dối của mình.
  • "Thả thính": Được nhiều người sử dụng để nói đến hành động nhằm mục đích thu hút và hấp dẫn sự chú ý của người khác giới mà không có tình cảm thực sự với đối phương của nhiều bạn trẻ hiện nay.
  • "Cạn lời"/"Sa mạc lời"/"Hạn hán lời"...: Câu nói được cộng đồng mạng sử dụng khi nói về việc bất lực và thất vọng, không còn gì để nói trước sự việc, hành động của người khác.
  • "Sau tất cả": Xuất phát từ bài hát Sau tất cả gây bão trong cộng đồng người yêu nhạc và được sử dụng rộng rãi trong các bài đăng, câu nói để thể hiện kết quả mình nhận được sau một thời gian.
  • "Cả nguồn sống bỗng chốc thu bé lại": Bắt nguồn từ bài hát Phía sau một cô gái, các hình ảnh, bài đăng có sử dụng câu nói này được giới trẻ sử dụng rộng rãi trên social media.
  • "Tha thu": Cách phát âm từ tattoo của Sơn Tùng M-TP trong một show truyền hình tạo ra sự thích thú cho nhiều người và được cộng đồng mạng sử dụng để nói về việc xăm hình hay chọc ghẹo người khác.
  • "Bốem hút rất nhiều thuốc": Lời bài hát Đưa nhau đi trốn được sử dụng nhiều để đề cập đến vấn đề quá tự tin của giới trẻ hiện nay.
  • "Việt nam nói là làm": câu nói được sử dụng trong các thử thách khi nhận được đủ like/share sẽ thực hiện một hành động. Đồng thời, nhiều người cũng dùng câu nói này như một lời hứa trên mạng xã hội.
  • "Mông lung như một trò đùa": Cụm từ diễn tả những điều gì đó không chắc chắn được nhiều bạn trẻ yêu thích và sử dụng khá nhiều sau khi bài hát Chúng ta không thuộc về nhau được tung ra.
  • "Mình thích thì mình làm thôi": Câu nói của Sơn Tùng M-TP được nhiều người sử dụng cho việc nói đến lý do cho hành động nào đó của họ.

Top 10 trào lưu ăn uống được nói đến nhiều nhất trên social media 2016

Nhìn chung, các món ăn gây sốt trên social media 2016 được xuất phát từ các món cũ và được trình bày, chế biến bắt mắt và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, các trào lưu cũng chịu sử ảnh hưởng từ ẩm thực nước ngoài nước ngoài như mì cay 7 cấp độ của Hàn Quốc, mì bay, bánh sừng trâu trứng muối của Singapore hay bánh mì hoa cúc của Pháp.

hot nhất trên social _4
  • Mì cay 7 cấp độ: Món ăn với các độ cay khác nhau tạo nên sự thú vị trong trải nghiệm ẩm thực với các thách thức ăn uống với bạn bè về việc có thể ăn đến cấp độ nào.
  • Mì bay: Với hình ảnh lạ mắt là những sợi mỳ bay lơ lửng, món ăn thu hút được nhiều bạn trẻ đến thưởng thức và chụp hình check-in.
  • Xoài lắc: Bằng công thức đơn giản và dễ làm, món ăn đường phố này được nhiều bạn trẻ và học sinh/sinh viên yêu thích. Bên cạnh đó, các biến thể khác của món lắc như khoai lang lắc, phô mai lắc cũng được chú ý trên social media.
  • Gà phô mai: Món ăn nổi tiếng được nhiều thương hiệu thức ăn nhanh sử dụng và trở nên hot trong cộng đồng yêu thích phô mai.
  • Bánh mì nướng muối ớt: Công thức chế biến khác của bánh mì với vị cay ngon khiến trải nghiệm ẩm thực của các bạn trẻ thêm phần thú vị.
  • Snack khói: Vẻ đẹp của snack khói thu hút nhiều bạn trẻ đến trải nghiệm mà chụp các hình ảnh bên cạnh món ăn này.
  • Bánh sừng trâu trứng muối: Món bánh bắt nguồn từ Singapore thu hút được nhiều bạn với lớp vỏ thơm mềm và nhân trứng muối béo ngậy
  • Bánh mì hoa cúc: Cùng với bánh sừng trâu trứng muối của Singapore, bánh mì hoa cúc của Pháp cũng là món ăn được nhiều người yêu thích với công thức dễ làm và hương vị thơm ngon.
  • Trái cây tô/Trái cây xô: Trào lưu nở rộ với biến thể từ trái cây dĩa được nhiều bạn trẻ yêu thích do có lượng đồ ăn nhiều hơn và cách ăn lạ hơn.
  • Trà sữa bóng đèn: Thay vì trà sữa được chứa trong các ly truyền thống, trà sữa bóng đèn gây sốt với thiết kế ly trà sữa lạ và bắt mắt.

Top 10 trào lưu chụp ảnh được ứng dụng nhiều nhất trên social media 2016

Ảnh kỷ yếu là trào lưu chụp ảnh được nhiều người nhắc đến nhất với hàng loạt hình ảnh với những chủ đề sáng tạo được cập nhật liên tục trong tháng 5 và tháng 11 - thời điểm tốt nghiệp của nhiều học sinh sinh viên trên cả nước. Ngoài ra, một số trào lưu cũ nhưng vẫn còn tạo ra sự chú ý lơn trên social media như ootd, selfie, ngày ấy - bây giờ.

hot nhất trên social _5
  • Ảnh kỉ yếu: Các hình ảnh tập thể được thể hiện bằng những concept độc lạ của học sinh/sinh viên để kỷ niệm năm học kết thúc là một loại hình chụp ảnh thú vị và gây sốt trong học đường.
  • OOTD - Outfit of the day: trào lưu ảnh vẫn còn đang hot trong 2016 và được dự đoán là sẽ vẫn duy trì ổn định độ hot trong năm 2017. Hàng loạt ảnh chụp về trang phục hằng ngày của những tín đồ thời trang và người nổi tiếng trên social media với hashtag #ootd #outfitoftheday được chia sẻ và tạo được nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ yêu thời trang.
  • Selfie bằng filter: Bao gồm các hình ảnh hoán đổi gương mặt hay mặt cún, trào lưu này làm điên đảo giới trẻ trong một thời gian dài.
  • Chụp ảnh nhóm mặc đồ ton-sur-ton: Trào lưu chụp ảnh được nhiều nhóm bạn trẻ thực hiện khi đi du lịch và thực hiện các bộ ảnh kỷ yếu cuối năm học.
  • DAB: Bắt nguồn từ điệu nhảy với động tác đồng thời thực hiện việc cúi đầu xuống, giơ khuỷu tay ra và đưa cánh tay lên, nhiều bạn trẻ sử dụng tư thế này để ăn mừng một việc gì đó và đăng lên Instagram cũng như Facebook.
  • Smoke bomb: Với lợi thế là hiệu ứng huyền ảo từ đám khói mang lại khi sử dụng bom khói - smoke bomb, nhiều bạn trẻ, fashionista và stylist đã thực hiện những bức ảnh đẹp thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng
  • Theo em đi khắp thế gian: Xuất phát từ Đài Loan và nhanh chóng phổ biến trên tòa thế giới, trào lưu chụp ảnh tình cảm được nhiều cặp đôi yêu thích với nhiều hình ảnh dễ thương, lãng mạn và hài hước ở các địa điểm du lịch nổi tiếng.
  • Ngày ấy - Bây giờ: Trào lưu chụp ảnh Ngày ấy – Bây giờ luôn có một sức hút mạnh mẽ trong cộng đồng mạng bởi sự hài hước, sáng tạo và đặc biệt gợi cho chúng ta nhớ về tuổi thơ.
  • Từ xa đến gần: Trào lưu chụp ảnh của các đôi tình nhân bắt nguồn từ mạng xã hội Hàn Quốc và được xem là không dành cho FA.
  • Không trọng lượng: Trào lưu bắt lấy những khoảnh khắc đang bay lơ lửng trên không và tạo dáng như đang trôi được nhiều bạn trẻ yêu thích chụp hình sử dụng trong các hỉnh ảnh của mình trên mạng xã hội.

Top 10 nhân vật bất ngờ nổi tiếng trên social media trong năm 2016

Trong top 10 nhân vật có nhiều người đến từ các chương trình truyền hình thực tế hay do các bản cover nổi tiếng trên mạng. Ngoài ra, còn có một số nhân vật gây tranh cãi khá nhiều trên social media như Tùng Sơn, Nguyễn Tiến hay Phạm Thị Quyên - cô gái nổi tiếng sau câu chuyện về Canh cua, rau đay và El Nino trong chương trình truyền hình Ai Là Triệu Phú.

hot nhất trên social _6
  • Tùng Sơn: Còn được gọi là Công chúa thủy tề, Tùng Sơn gây ra sự tranh cãi và nổi tiếng trên mạng xã hội với hàng loạt hình ảnh, clip, livestream về đời sống hằng ngày.
  • Hồ Văn Cường: Quán quân Thần tượng âm nhạc nhí mùa đầu tiên tạo nên sự xúc động cho nhiều người bởi hoàn cảnh khó khăn cùng với giọng hát trầm ấm và tình cảm cho dòng nhạc dân ca.
  • Hoàng Xuân Vinh: với chiếc huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tham dự Olympic thế giới, vận động viên Hoàng Xuân Vinh trở thành nhân vật được nhiều người Việt Nam tự hào và ngưỡng mộ.
  • Lê Thiện Hiếu - Ông Bà Anh: Bài hát ý nghĩa Ông bà anh trong show truyền hình Sing my song với giai điệu thu hút và ý nghĩa giúp Lê Thiện Hiếu có mặt trong top 10 người bất ngờ nổi tiếng trên social media 2016.
  • Nguyễn Tiến - Việt Nam nói là làm: Xuất phát từ câu nói Việt Nam nói là làm với nhiều lời thách thức câu like, câu share, Nguyễn Tiến trở thành một nhân vật gây tranh cãi không kém Tùng Sơn trong 2016.
  • Phạm Thị Quyên - Canh cua, rau đay và El Nino: Cô gái không biết canh cua nấu với rau đay và El Nino trong chương trình Ai Là Triệu Phú gây ra một cuộc tranh luận lớn vào tháng 11/2016
  • Cao Bá Hưng: Ca khúc gây sốt Tương tư và chuyện đời tư giúp Cao Bá Hưng nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả yêu nhạc.
  • Jang Mi: Cô gái nổi tiếng với hàng loạt bảng cover dòng nhạc Bolero khiến nhiều người thích thú.
  • Trần Khánh Vy - nữ sinh nói 7 thứ tiếng: Bắt nguồn từ clip quay lại việc giao tiếp bằng 7 thứ tiếng được đăng tải trên các trang dành cho giới trẻ, Trần Khánh Vy bất ngờ nổi tiếng và được chú ý khá nhiều trên mạng xã hội 2016.
  • Nguyễn Trọng Đại - Đội trưởng Hot Boy U19 Việt Nam: Sau sự kiện U19 Vietnam vào vòng chung kết World Cup U19 thế giới, các hình ảnh của Nguyễn Trọng Đại được nhiều bạn nữ chú ý do vẻ ngoài điển trai và lối chơi thu hút.

Top 10 bộ phim được nói đến nhiều nhất trên social media trong năm 2016

Bên cạnh những bộ phim truyền hình Hàn Quốc dễ gây nghiện và khơi tạo trào lưu, mảng phim điện ảnh Hollywood trong năm qua cũng thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng nhất là các bộ phim về đề tài Ma - Kinh dị (The Conjuring, Light out), phim về siêu anh hùng (Captain America 3, Suicide Squad, Doctor Strange). Về phim Việt Nam, Tấm Cám - Chuyện chưa kể là tác phẩm được nói đến nhiều nhất trong năm qua.

hot nhất trên social _7
  • Hậu Duệ Mặt Trời: Là bộ phim truyền hình dài tập Hàn Quốc có yếu tố kịch tính và lãng mạn đan xen gây tiếng vang lớn khắp Châu Á trong đó có Việt Nam. Nhiều trào lưu ăn theo bộ phim cũng xuất hiện và thu hút nhiều sự quan tâm như cover nhạc phim, làm clip parody, ảnh chế, app chụp hình.
  • The Conjuring 2 - Ám Ảnh Kinh Hoàng 2: Đề tài phim kinh dị ngày càng chứng minh được sức hút lớn đối với cộng đồng yêu điện ảnh tại Việt Nam. Trong năm qua, phần 2 của tác phẩm phim kinh dị nổi tiếng The Conjuring quay trở lại và tạo ra một cơn sốt lớn. Đặc biệt, chế ảnh, hóa trang nhân vật ma Valak trở thành một trào lưu hot trong giới trẻ
  • Tấm Cám - Chuyện chưa kể: Là tác phẩm điện ảnh Việt Nam thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng nhất trong năm qua nhờ vào khâu PR kỹ lưỡng, MV nhạc phim hấp dẫn và các ồn ào trước giờ chiếu. Bên cạnh đó, hình ảnh biểu cảm "Tấm té cau" tạo ra trào lưu chế ảnh vui nhộn cũng góp phần tăng độ hot cho phim.
  • Captain America 3 - Nội chiến siêu anh hùng: Captain America 3 gây sốt trong cộng đồng mạng ngay từ khi ra mắt trailer. Các series phim siêu anh hùng từ hãng Mavel luôn có sức hút đối với các bạn trẻ Việt Nam nhờ vào màn chiến đấu hoành tráng giữa các siêu anh hùng.
  • Suicide Squad - Biệt Đội Cảm Tử: Suicide Squad là bom tấn được chờ đợi nhất hè năm 2016, là bộ phim thu hút được sự quan tâm lớn từ các fan của dòng phim hành động - siêu anh hùng.
  • Train To Busan - Chuyến Tàu Sinh Tử: Là phim điện ảnh Hàn Quốc được bàn tán sôi nổi trên khắp các diễn đàn trong năm qua. Lấy đề tài về zombie nhưng Train to Busan gây sốt nhờ vào cốt truyện kịch tính và rùng rợn nhưng ẩn chứa những thông điệp nhân văn sâu sắc.
  • Lights Out - Tắt Đèn: Được cộng đồng yêu thích phim ma - kinh dị đặc biệt chú ý do được sản xuất bởi đạo diễn của series kinh dị nổi tiếng "The Conjuring", Lights out tiếp tục gây sốt nhờ vào cốt truyện hấp dẫn xoay quanh những bí ẩn bị chôn vùi về Ma tắt đèn.
  • Hope - Hi Vọng: Lan truyền với tốc độ chóng mặt khi các tranh cãi về chủ đề tội phạm ấu dâm gây xôn xao mạng xã hội. Bộ phim được cư dân mạng chuyền tay nhau với những thông điệp về việc bảo vệ trẻ em khỏi mọi sự lạm dụng đồng thời lên án việc nhân nhượng đối với loại tội phạm này.
  • Legend Of The Blue Sea - Huyền thoại biển xanh: Bộ phim nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng yêu phim Hàn từ những ngày đầu sản xuất nhờ dàn diễn viên nổi tiếng, xinh đẹp và kịch bản về chuyện tình của nàng tiên cá mới lạ.
  • Doctor Strange - Phù Thủy Tối Thượng: là tác phẩm phim bom tấn cuối năm, bộ phim thu hút cộng đồng mạng bởi sự ảo diệu trong hình ảnh cùng các màn chiến đấu bằng ma pháp ấn tượng và phô diễn những hiệu ứng kỹ xảo choáng ngợp.

Top 10 bài hát được nói đến nhiều nhất trên social media trong năm 2016

Điểm qua top những bài hát được cộng đồng mạng quan tâm thảo luận nhiều nhất trong năm qua có thể thấy đa số những bài hit hiện nay đều có những điểm chung là lời bài hát mang tính tự sự cao, khơi gợi được sự đồng cảm nơi người nghe đồng thời dễ hát theo, dễ cover lại.

hot nhất trên social _8
  • Chúng ta không thuộc về nhau: Là bài hát gây tranh cãi nhiều nhất trong năm qua của Sơn Tùng M-TP. Tuy nhiên bài hát đã tạo ra một cơn sốt lớn trong cộng đồng mạng khi các lời bài hát được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày như "Mông lung như một trò đùa", "Chúng ta không thuộc về nhau", "Anh xin đưa tay rút lui"....
  • Phía sau một cô gái: Bài hát của Soobin thu hút nhiều sự chú ý trên báo điện tử và mạng xã hội bởi câu hát “Cả nguồn sống bỗng chốc thu nhỏ lại”. Nhiều người đã sử dụng câu nói này và hashtag #phiasaumotcogai trong những bài đăng, hình ảnh, bình luận của mình và cũng như cover lại ca khúc và chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.
  • Sau tất cả: Là hiện tượng âm nhạc trong suốt giai đoạn đầu năm 2016, lời của bài hát được các bạn trẻ sử dụng rộng rãi làm status. "Sau tất cả" cũng đã trở thành cụm từ được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong thời gian vừa qua.
  • Anh cứ đi đi: Sản phẩm âm nhạc của Hari Won đã nhanh chóng trở thành hit ngay từ ngày đầu ra mắt và là một trong những ca khúc được giới trẻ cover nhiều nhất trong năm qua. Không chỉ tạo ra trào lưu cover, các phiên bản khác nhau của “Anh cứ đi đi” đều thu hút được rất nhiều lượt xem, thậm chí còn hot hơn cả phiên bản gốc.
  • We don't talk anymore: Là bài hát US-UK thu hút được sự quan tâm lớn nhất trong năm qua không chỉ do sự giống nhau về giai điệu của ca khúc "Chúng ta không thuộc về nhau" gây tranh cãi mà còn được cộng đồng mạng đặc biệt yêu thích nhờ giai điệu và lời bài hát chạm tới xúc cảm của nhiều bạn trẻ trong tình yêu.
  • Pen pineapple apple pen: Bài hát tưởng chừng vô nghĩa lại trở thành trào lưu hot trong cộng đồng mạng nhờ vào giai điệu bắt tai, điệu nhảy hài hước, ca từ dễ thuộc và hát theo.
  • Mình là gì của nhau: Là ca khúc R&B nhẹ nhàng được thể hiện bởi Lou Hoàng được nhiều người yêu thích. Lời bài hát nói về những mối quan hệ không rõ ràng, đánh vào đúng tâm lý của nhiều bạn trẻ hiện nay.
  • Gửi người yêu cũ: Ca khúc nói về tâm sự của cô gái gửi cho người yêu cũ dành được rất nhiều sự quan tâm yêu thích của cư dân mạng. Bên cạnh đó, MV được đầu tư công phu với sự tham gia của nhiều người nổi tiếng cũng gây một tiếng vang lớn trong cộng đồng yêu âm nhạc.
  • Điều anh biết: Bản hit của nam ca sĩ Chi Dân được giới trẻ rất yêu thích trong năm qua. Không ít những bản cover của ca khúc này được đăng tải gây sốt trên các trang mạng xã hội.
  • Duyên phận: Là bài hát nổi bật trong trào lưu nhạc Bolero trong năm qua với nhiều phiên bản được trình bày bởi các ca sĩ nổi tiếng. Ngoài ra, lời bài hát cũng thu hút được sự chú ý lớn nhờ vào những ca từ nói lên nỗi lòng người con gái trong tình yêu.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Bản tin Social media: Top 10 chủ đề nổi bật tháng 12/2016

“Top 10 chủ đề nổi bật trên social media”. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,… được thực hiện bởi Buzzmetrics

Nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội… được thảo luận nhiều nhất trong tháng, Buzzmetrics sẽ phát hành chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media”. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…

Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 12/2016 có những điểm đáng chú ý như sau:

- Lễ Giáng Sinh là chủ đề được thảo luận nhiều nhất trong tháng 12 với các hình ảnh, tin tức, bài hát về dịp này được chia sẻ rộng rãi trên social media.

- Các hiệu ứng, ứng dụng mới trong tháng 12 cũng tạo ra nhiều lượng tương tác như Hiệu ứng bắn pháo hoa trên Facebook hay ứng dụng Từ nào mô tả đúng nhất về bạn.

- Những tin tức về người nổi tiếng luôn nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng; trong đó, các hình ảnh về lễ cưới của Trấn Thành - Hari Wonmối quan hệ của Ngọc Trinh - Hoàng Kiều là nổi bật nhất. Ngoài ra, livestream của Đàm Vĩnh Hưng về mẹthông tin Minh Béo trở về Việt Nam cũng được nhiều người chú ý.

chủ đề nổi bật tháng 12/2016 _whats hot on social_1

Lễ Giáng Sinh: Dịp đặc biệt cuối năm thu hút lượng bài viết và thảo luận khổng lồ trên social media. Các địa điểm vui chơi, các bài hát giáng sinh và các minigame là những loại nội dung tạo ra nhiều thảo luận nhất trong dịp này. Bên cạnh đó, các hình ảnh check-in, tham gia sự kiện, lễ hội của giới trẻ cũng được đăng tải rộng rãi trên Facebook và Instagram với các hashtag như #noel, #christmas, #xmas, #giangsinh.

Hiệu ứng bắn pháo hoa trên Facebook: Hiệu ứng này giúp xuất hiện pháo hoa trên màn hình máy tính khi người dùng bình luận "chúc mừng năm mới" trong các bài đăng trên Facebook. Hàng loạt bài đăng giới thiệu tính năng này trên các trang hot fanpage như YAN TV, Yeah 1,... tạo ra lượng tương tác khá lớn.

Ứng dụng từ nào mô tả đúng nhất về bạn: Đây là ứng dụng nổi bật vào tháng 12 với nhiều bài chia sẻ của người dùng trên Facebook. Bằng các từ  ngữ mô tả tính cách của mọi người, ứng dụng này tạo ra nhiều sự thích thú và được chia sẻ khá rộng rãi.

AFF Suzuki Cup: Sự kiện thể thao thu hút nhiều sự quan tâm của người hâm mộ trong tháng với các bài đăng cập nhật liên tục tin tức của đội tuyển bóng đá Việt Nam và các livestream truyền hình trực tiếp các trận đấu hấp dẫn. Bên cạnh đó, các thông tin bên lề về việc Công Vinh giải nghệ cũng nhận được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội.

Quảng cáo của Điện Máy Xanh: Mặc dù xuất hiện vào tháng 11 nhưng vào tháng 12, TVC của Điện Máy Xanh mới tạo ra một lượng bài viết và thảo luận lớn trên social media nhờ vào các hình ảnh chế, clip chế trên các trang fanpage như Tumblr Buê Đuê, WeLax, Góc Thư Giãn,... Bên cạnh đó, các video cover lại bài hát trong TVC này cũng được nhiều bạn trẻ đăng tải trên trang cá nhân của mình và tạo ra lượng tương tác cao.

Tranh luận về xâm hại tình dục trẻ em: Việc trở về Việt Nam của Minh Béo sau một thời gian nhận phải án phạt tại Mỹ khiến chủ đề này được thảo luận khá nhiều trong tháng 12. Các ý kiến chủ yếu xoay quanh việc không hài lòng về hành động của Minh Béo khi trở về và các phương pháp phòng tránh xâm hại trẻ. Đáng chú ý, phim Hope - bộ phim Hàn Quốc nổi bật về xâm hại tình dục trẻ em, được đề cập khá nhiều trên social media trong giai đoạn này. [Link, Link]

Đám cưới của Trấn Thành và Hari Won: Đây là chủ đề về đời sống cá nhân của người nổi tiếng thu hút nhiều sự quan tâm nhất với nhiều bài đăng, tin tức xuất hiện liên tục trên mạng xã hội. Các hình ảnh về thiệp cưới, sự tham dự của nhiều người nổi tiếng và livestream trong lễ cưới là những loại nội dung tạo ra nhiều lượng tương tác nhất. Ngoài ra, chủ đề này cũng có nhiều bình luận, ảnh chế đề cập đến mối quan hệ của Tiến Đạt - Hari Won - Trấn Thành.

Ngọc Trinh và Hoàng Kiều: Mối quan hệ của Ngọc Trinh và tỷ phú Hoàng Kiều trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm với các thảo luận xoay quanh việc chênh lệch tuổi tác và những hình ảnh xuất hiện cùng nhau. Bên cạnh đó, các clip chế, hình chế về Ngọc Trinh và Hoàng Kiều cũng tạo ra lượng tương tác khá cao trên social media. [Link]

Livestream của Đàm Vĩnh Hưng về mẹ: Chủ đề này gây ra sự tranh cãi khá cao trong cộng đồng mạng khi Đàm Vĩnh Hưng công khai các tin tức về mẹ của mình trong livestream trên trang cá nhân. Các thảo luận chủ yếu xoay quanh các hành động của Đàm Vĩnh Hưng là đúng hay sai và phản ứng của những người nổi tiếng khác.

Phim Tình chàng yêu tinh (Goblin): Phim truyền hình Hàn Quốc này thu hút nhiều thảo luận trên mạng xã hội xoay quanh câu chuyện một yêu tinh cần tìm kiếm một cô dâu là người để kết thúc cuộc sống bất tử của mình và một thần chết bị mất trí nhớ. Những hình ảnh hậu trường, các video trailer cho tập mới và những tập phim được vietsub là nội dung thu hút nhiều sự quan tâm của cư dân mạng nhất.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Bản tin Social media: Top 10 chủ đề nổi bật tháng 11/2016

Nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội… được thảo luận nhiều nhất trong tháng, Buzzmetrics sẽ phát hành chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media”. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…

Nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội… được thảo luận nhiều nhất trong tháng, Buzzmetrics sẽ phát hành chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media”. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…

Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 11/2016 có những điểm đáng chú ý như sau:

- Bầu cử Tổng thống Mỹ là chủ đề được thảo luận nhiều nhất trong tháng 11 với hàng loạt các tin tức, livestream về sự kiện này được cập nhật liên tục trên social media.

- Những ngày lễ, dịp đặc biệt tiếp tục thu hút nhiều thảo luận trong tháng 11 với các bài viết có lượng tương tác cao về Ngày Nhà giáo Việt Nam, Black Friday hay Ngày độc thân; trong đó, các chương trình khuyến mãi của các thương hiệu vào những ngày này nhận được nhiều sự chú ý từ giới trẻ.

- Phía sau một cô gái tiếp tục là bài hát được nhắc đến nhiều nhất trong tháng 11 với nhiều bản cover, câu nói được cư dân mạng sử dụng khá nhiều trên social media. Bên cạnh đó, dù chỉ mới ra mắt nhưng Ông bà anh cũng được nhiều người đón nhận và thảo luận về bài hát này trên mạng xã hội.

chủ đề nổi bật tháng 11/2016 _whats hot on social_1

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Đây là chủ đề nổi bật nhất trên social media trong tháng 11/2016. Các tin tức, kết quả bỏ phiếu ở các Bang của Mỹ liên tục được các trang báo điện tử cập nhật liên tục và thu hút nhiều thảo luận, đặc biệt vào ngày 9/11/2016 - thời điểm có kết quả bầu cử. Bên cạnh đó, các hình chế, clip chế xung quanh cuộc bầu cử này cũng nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. [Link, Link]

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Ngày kỷ niệm lớn này được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ bàn luận sôi nổi trong tháng qua với các chủ đề xoay quanh việc nhắc về những kỷ niệm thuở học trò và về thăm thầy cô với các hashtag #ngaynhagiao #teachersday. Đáng chú ý, các hoạt động biểu diễn văn nghệ của học sinh, sinh viên nhằm chào mừng ngày này tạo ra lượng tương tác khá cao trên mạng xã hội. [Link, Link]

Black Friday: Là một trong những ngày hội mua sắm lớn nhất năm, Black Friday thu hút sự chú ý của giới trẻ với nhiều chương trình giảm giá, đồng giá từ các thương hiệu và cửa hàng thời trang, điện tử tiêu dùng, thức ăn nhanh,... Đáng chú ý, các lễ hội, hội chợ như Hello Weekend Market, The Box Market, The New District,... là những địa điểm mua sắm offline thu hút giới trẻ nhất trên social media với nhiều hình ảnh được các bạn trẻ liên tục cập nhật trên Facebook và Instagram của mình cùng với các hashtag #helloweekendmarket #theboxmarket #thenewdistrict.

Phía sau một cô gái - Soobin Hoàng Sơn: Phía sau một cô gái tiếp tục là bài hát nổi bật nhất tháng 11 với nhiều bản cover được cộng đồng mạng thực hiện và đăng tải trên trang Facebook cá nhân của mình. Bên cạnh đó, những phiên bản chế, hài hước của bài hát này cũng nhận được sự quan tâm lớn trên social media với hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận. [Link]

Hiện tượng Siêu trăng: Hiện tượng này là một chủ đề được thảo luận khá nhiều trên social media vào giữa tháng 11 với các tin tức về địa điểm ngắm Siêu trăng được các trang fanpage đăng tải. Ngoài ra, các hình ảnh về Siêu trăng do cộng đồng mạng chụp lại và đăng tải lên trang cá nhân, fanpage cũng tạo ra lượng tương tác khá lớn.

Ngày độc thân: Ngày đặc biệt này được giới trẻ hưởng ứng bằng các hình ảnh được đăng tải cùng với các hashtag #ngaydocthan, #singlesday trên mạng xã hội. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi của các cửa hàng, trang thương mại điện tử cũng tạo ra lượng tương tác cao vào những ngày này. [Link, Link]

AFF Suzuki Cup: Giải bóng đá nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á là chủ đề thể thao nổi trội trong tháng qua với các hình ảnh cổ vũ, chúc mừng chiến thắng cho đội tuyển Việt Nam được các trang fanpage đăng tải và tạo ra lượng tương tác khá cao. Ngoài ra, các livestream về trận đấu của Việt Nam cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các fan bóng đá và cộng đồng mạng, đặc biệt khi Việt Nam vào bán kết của giải đấu này.

Ông bà anh - Lê Thiện Hiếu: Bài hát này được Lê Thiện Hiếu biểu diễn lần đầu trong chương trình truyền hình Sing my song và gây ra cơn sốt lớn trên mạng xã hội vào những ngày cuối tháng 11/2016. Với lời bài hát dễ hiểu mang tính chất tự sự và giai điệu nhẹ nhàng, hàng loạt các bản cover, parody, clip lồng nhạc được giới trẻ thực hiện tạo ra lượng tương tác khổng lồ. Bên cạnh đó, các câu nói như "ông bà anh yêu nhau thời chưa có tivi", "chạm tay nhau một giây thôi là nhớ nhau cả đời" cũng được cộng đồng mạng sử dụng khá nhiều trên social media.

Canh cua, Rau đay và El Nino: Chủ đề gây tranh cãi khá nhiều vào những ngày cuối tháng sau khi chương trình Ai Là Triệu Phú được phát sóng với các câu hỏi về El Nino"Canh cua nấu với rau gì?" khiến người chơi gặp khó khăn. Cộng đồng mạng thảo luận xung quanh việc người chơi không biết câu trả lời và phải sử dụng quyền trợ giúp từ những câu hỏi đầu tiên. Ngoài ra, các hình ảnh chế về chủ đề này cũng nhận được sự quan tâm lớn trên mạng xã hội.

Phim Huyền thoại biển xanh: Sau các phim như Hậu Duệ Mặt Trời, Doctor, Mây họa ánh trăng thì Huyền thoại biển xanh tiếp tục là một phim truyền hình Hàn Quốc nổi bật trên mạng xã hội trong tháng 11 với sự tham gia của những diễn viên nổi tiếng và kịch bản hấp dẫn. Bên cạnh đó, bộ phim truyền hình này cũng thu hút được nhiều sự chú ý nhờ vào  tính cách nhân vật thú vị và những khả năng huyền bí của nàng tiên cá.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Bản tin Social media: Top 10 chủ đề nổi bật tháng 10/2016

"Top 10 chủ đề nổi bật tháng 10/2016 trên social media". Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,… do Buzzmetrics thực hiện.

Nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội... được thảo luận nhiều nhất trong tháng, Buzzmetrics sẽ phát hành chuyên đề hàng tháng "Top 10 chủ đề nổi bật trên social media". Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…

Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 10/2016 có những điểm đáng chú ý như sau:

- Những ngày lễ, dịp đặc biệt luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm từ cư dân mạng; trong tháng 9 có Tết Trung Thu là chủ đề được thảo luận nhiều nhất thì tháng 10, hai dịp đặc biệt là HalloweenNgày Phụ nữ Việt Nam tiếp tục là chủ đề nổi bật trong tháng 10. Đáng chú ý, nhiều hoạt động của thương hiệu liên quan đến hai sự kiện này tạo ra lượng tương tác rất cao trên social media.

- Những vấn đề xã hội (Cứu trợ đồng bào Miền Trung, Formosa) nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng với nhiều cuộc tranh luận xoay quanh phản ứng và hành động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Closeup FA EscapeGiọng hát Việt Nhí là 2 sự kiện giải trí thu hút được sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng.

- Bài hát Phía sau một cô gái đang gây sốt với hàng loạt ảnh chế, bình luận có sử dụng lời bài hát trên mạng xã hội.

chủ đề nổi bật tháng 10/2016 _whats hot on social_1

1. Lễ hội Halloween: là một trong những dịp đặc biệt chịu sự ảnh hưởng từ phương Tây, lễ hội này thu hút nhiều bạn trẻ với các thảo luận về việc hóa trang, đi xem phim kinh dị, các buổi tiệc... Đặc biệt, các hoạt động của thương hiệu trong dịp này tạo được một lượng tương tác khổng lồ trên social media như: Minigame nhận vé xem phim kinh dị của CGV (Link), Sự kiện EDM Closeup FA Escape,...

2. Ngày Phụ nữ Việt Nam: Nhiều người có sự quan tâm tới ngày lễ lớn này với các thảo luận xoay quanh việc tặng quà cho người phụ nữ họ yêu mến hay các địa điểm vui chơi trong ngày này với hashtag #womenday #phunuvietnam. Ngoài ra, đây còn là dịp các thương hiệu có nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng cho phái đẹp như Mamamy (Link), DHC (Link)...

3. Tùng Sơn: là một hiện tượng mới nổi trên mạng xã hội với các hình ảnh, video “độc lạ” thu hút cư dân mạng; tuy trang Facebook fanpage của nhân vật này chỉ mới được tạo vào tháng 10 nhưng đạt được lượng tương tác khổng lồ do tích cực đăng bài và live streaming video.

4. Cứu trợ đồng bào Miền Trung: Việc đồng bào Miền Trung gặp nạn với cơn lũ lịch sử là chủ đề xã hội nổi trội trong tháng 10. Hàng loạt các hoạt động từ thiện của tổ chức, cá nhân nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng với nhiều lượt chia sẻ và thảo luận. Đặc biệt, việc hỗ trợ cho đồng bào Miền Trung của MC Phan Anh được nhiều sự chú ý trên social media, nhất là trên fanpage và trang cá nhân MC này.

5. Đội tuyển U19 Việt Nam: Việc đánh bại nước chủ nhà Bahrain đã giúp đội tuyển bóng đá Việt Nam vào bán kết giải U19 Châu Á, đồng thời góp mặt vào vòng chung kết U20 thế giới năm 2017 tại Hàn Quốc. Cư dân mạng và các fan bóng đá thể hiện niềm tự hào và sự ngưỡng mộ đối với đội tuyển quốc gia bằng hàng loạt bài viết, hình ảnh trên mạng xã hội với hashtag #U19.

6. Formosa: Vấn đề xã hội này tăng cao vào tháng 10 do nhiều có nhiều thảo luận xung quanh việc biểu tình của người dân ở Kỳ Anh và việc blogger Mẹ Nấm bị bắt; bên cạnh đó, các sự kiện cá chết ở Hồ Tây, Vũng Tàu tạo ra lượng lớn thảo luận nhắc về Formosa. Có thể nói "Formosa" trở thành từ khóa được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi có thảo luận về việc cá chết; phần lớn các ý kiến được đưa ra trên trang fanpage của những báo lề trái.

7. Samsung Galaxy Note 7: Việc thu hồi siêu phẩm điện thoại vào khoảng giữa tháng 10 sau cuộc khủng hoảng truyền thông về việc phát nổ của Note 7 nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng. Bên cạnh những e ngại về việc tiếp tục sử dụng sản phẩm của Samsung, nhiều người vẫn tin tưởng đối vào thương hiệu với các ý kiến tán thành sự phản ứng kịp thời của thương hiệu hay sự háo hức, trông chờ cho những dòng điện thoại tiếp theo.

8. Sự kiện EDM Closeup FA Escape: Bằng việc đánh vào tâm lý của giới trẻ: FA và tận dụng trào lưu âm nhạc EDM, sự kiện của thương hiệu Closeup tạo ra lượng tương tác lớn trên social media. Bên cạnh đó, các minigame nhận vé tham dự trên trang fanpage Escape Music Festival cũng giúp sự kiện này nhận được nhiều sự chú ý từ fan hâm mộ của dòng nhạc EDM.

9. Phía sau một cô gái - Soobin Hoàng Sơn: Bài hát mới của Soobin thu hút nhiều sự chú ý trên báo điện tử và mạng xã hội bởi câu hát “Cả nguồn sống bỗng chốc thu nhỏ lại”. Nhiều người đã sử dụng câu nói này và hashtag #phiasaumotcogai trong những bài đăng, hình ảnh, bình luận của mình và cũng như cover lại ca khúc và chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.

10. The Voice Kids: Đây là một trong những chương trình truyền hình nổi tiếng dành cho trẻ em nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng trong thời gian qua. Đặc biệt, đêm chung kết đã tạo ra lượng tương tác khổng lồ do có các livestreaming video xuyên suốt chương trình cùng với các hình ảnh và thông tin bên lề. Bên cạnh đó, fan cũng thể hiện sự hâm mộ đối với các thí sinh và huấn luyện viên trên social media bằng các bài đăng với những hashtag #teamnoo #teamvucattuong #teamnhithang #teamthangnhi.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Bản tin Social media: Top 10 chủ đề nổi bật tháng 9/2016

"Top 10 chủ đề nổi bật tháng 9/2016 trên social media". Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…được thực hiện bởi Buzzmetrics

Nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội... được thảo luận nhiều nhất trong tháng, Buzzmetrics sẽ phát hành chuyên đề hàng tháng "Top 10 chủ đề nổi bật trên social media". Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…

Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 9/2016 có những điểm đáng chú ý như sau:

  • Hàng loạt ngày lễ, ngày kỷ niệm như Tết Trung Thu, Quốc Khánh 2/9 hay ngày Tựu Trường trở thành tiêu điểm thảo luận trên social media; trong đó, có nhiều hoạt động của các thương hiệu tạo được lượng tương tác khá lớn.
  • Sự ra mắt của 2 siêu phẩm làng công nghệ là iPhone 7Samsung Galaxy Note 7 tạo nên sự chú ý lớn trên social media với nhiều cuộc tranh luận so sánh về 2 sản phẩm smartphone cao cấp này.
  • The Face - Gương mặt thương hiệu vẫn giữ được độ hot trong suốt tháng 9 với đêm chung kết và hàng loạt hoạt động của các thí sinh sau cuộc thi.
  • Sự việc Sài Gòn bị ngập lụt khủng khiếp đêm 26/9 trở thành đề tài nóng hổi những ngày cuối tháng.
chủ đề nổi bật tháng 9/2016 _whats hot on social_1

1. Trung Thu: Là một trong những dịp đặc biệt của năm, các bài viết về "Tết Trung Thu" tạo ra nhiều thảo luận trên social media, phần lớn là các minigame, cuộc thi trên các fanpage và những sự kiện được các thương hiệu tổ chức (Sự kiện "Vui trung thu cùng Vinhomes", Sự kiện "Ngôi nhà bánh kẹo khổng lồ" của P/S,...). Bên cạnh đó, Phố Lồng Đèn ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là điểm đến thu hút giới trẻ tới tham quan và check-in với các hashtag #pholongden, #trungthu, #midautumn trên social media.

2. iPhone 7: iPhone 7 là một trong những sản phẩm nổi bật nhất trong tháng 9/2016. Các livestreaming video về sự kiện ra mắt sản phẩm này được rất nhiều người đón xem và bàn luận sôi nổi. Đồng thời, các bài viết iPhone 7 cũng tạo ra các cuộc tranh luận về tính năng và giá bán cũng như so sánh với Samsung Galaxy Note 7 - một siêu phẩm điện tử tiêu dùng khác trong tháng.

3. Quốc Khánh 2/9: Cũng như Tết Trung Thu, ngày lễ lớn này tạo ra một lượng thảo luận khổng lồ trên social media; trong đó, hầu hết là các hoạt động vui chơi, du lịch của giới trẻ với hashtag #quockhanh. Đặc biệt, MV về dịp lễ này của thương hiệu Pepsi “Ôi trông người Việt Nam này” tạo ra tương tác cao.

4. The Face: The Face là chương trình truyền hình được thảo luận nhiều nhất trong thời gian qua. Trong tháng 9, những màn trình diễn của thí sinh và các livestream phỏng vấn trong đêm chung kết là những nội dung thu hút sự chú ý trên social media. Kết quả chung cuộc tạo ra một cuộc tranh cãi lớn trên mạng xã hội về tính công bằng của cuộc thi. Ngoài ra, hàng loạt clip chế, hình chế vui về chương trình này cũng nhận được sự quan tâm của cư dân mạng.

5. Nghệ sĩ Minh Thuận qua đời: Rất nhiều người hâm mộ thể hiện sự tiếc thương của mình cho sự ra đi của nghệ sĩ đa tài Minh Thuận trên các trang social media. Ngoài ra, cư dân mạng cũng tranh cãi về hành vi của một bộ phận người dân thiếu ý thức trong tang lễ của nghệ sĩ.

6. Sài Gòn thất thủ: Sài Gòn bị ngập nước sau cơn mưa lớn là chủ đề hot nhất trên social media trong những ngày cuối tháng 9/2016. Hàng loạt ảnh chế trên các hot fanpage như Thỏ Bảy Màu, Painter Man, Bà Già Kêu Ca,... thu hút nhiều người thảo luận và chia sẻ. Đặc biệt, các trailer phim "Sài Gòn thất thủ" được sáng tạo bởi cư dân mạng với nhiều hình ảnh về việc Sài Gòn bị ngập khiến cư dân mạng thích thú và chia sẻ. (Link, Link)

7. Samsung Galaxy Note 7: Trong tháng 9, Samsung Galaxy Note 7 được nhắc đến trong nhiều thảo luận xoay quanh các tính năng nổi bật của điện thoại và các bài viết so sánh với iPhone 7. Ngoài ra, có một số thông tin về việc thu hồi toàn cầu cho sản phẩm Note 7 cũng được chú ý trên social media.

8. Tựu trường: Nhiều học sinh thảo luận về ngày Tựu Trường vào những ngày đầu tháng 9 với hashtag #backtoschool trên social media. Ngoài ra, các clip ghi lại các hoạt động nghệ thuật vào ngày tựu trường của học sinh thu hút khá nhiều lượt xem và chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

9. Tài xế cứu xe khách: Vụ việc "Tài xế xe tải cứu xe khách" tại đèo Bảo Lộc là một trong những chủ đề hot trên social media trong nửa đầu tháng 9/2016. Nhiều người bày tỏ lòng ngưỡng mộ tới tài xế Bắc - người lái xe tải, vì đã có hành động kịp thời để cứu 30 người trên xe khách. Tuy nhiên, có nhiều thông tin trái chiều về vụ việc khiến nhiều người khó hiểu về hành động của tài xế Bắc.

10. Phim Mây Họa Ánh Trăng: Được chuyển thể từ tiểu thuyết online cùng tên, Mây Họa Ánh Trăng là bộ phim Hàn Quốc gây sốt đáng kể trong giới trẻ Việt Nam gần đây từ sau hiện tượng Hậu Duệ Mặt Trời . Bộ phim thu hút nhờ dàn diễn viên đẹp, mô tuýp phim "nữ cải nam trang" hấp dẫn. Các hình ảnh và clip hậu trường về hoạt động của diễn viên luôn thu hút sự chú ý từ người hâm mộ.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
9 Bảng xếp hạng những cái nhất trên social media trong năm 2015

Năm 2015 tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của social media cũng như sự bùng nổ các trào lưu với phạm vi và tốc độ lan toả chóng mặt. Dưới đây là thống kê của công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics về Các trào lưu, vấn đề nổi trội nhất trên social media trong năm 2015.

Năm 2015 tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của social media cũng như sự bùng nổ các trào lưu với phạm vi và tốc độ lan toả chóng mặt. Dưới đây là thống kê của công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics về các chủ đề nổi bật năm 2015.

*Số liệu trong bài viết là số lượng thảo luận được tạo ra trên social media, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015.

10 TRÀO LƯU ĐƯỢC NHẮC ĐẾN NHIỀU NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA 2015

Trào lưu được định nghĩa là những gì được lan truyền rộng rãi trên social media, được nhiều người nhắc đến hoặc ứng dụng, xuất hiện nhiều biến thể, nhiều xu hướng ăn theo.

chủ đề nổi bật năm 2015 _trao lưu_1
  1. Cô dâu 8 tuổi: Bộ phim Ấn Độ dài 2000 tập được chiếu trên tivi và thu hút sự theo dõi của các mẹ, các bà trở thành đề tài nóng hổi được thảo luận trên mạng xã hội (chủ yếu bởi teen), xuất hiện nhiều biến thể như ảnh chế, clip chế, câu thoại trong phim được dùng trong đời sống như “Ôi thần linh ơi”,…
  2. Võ Tắc Thiên: Với dàn diễn viên đẹp lung linh và tình tiết hấp dẫn, Võ Tắc Thiên vẫn duy trì được sức nóng từ cuối năm 2014 và là trào lưu được nhắc nhiều thứ 2 trong năm nay. Bộ phim tạo nên một loạt các xu hướng mà nổi bật nhất là Ứng dụng ảnh hóa thân thành Võ Tắc Thiên (Pitu).
  3. Chiếc váy màu xanh đen hay vàng trắng: Đồng thời là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong năm 2015, “Chiếc váy màu xanh đen hay vàng trắng?” cũng kéo theo một loạt các biến thể như ảnh chế, “Chú mèo đang đi lên hay đi xuống?”,”Cô bé ở dưới nước hay trên mặt nước?”,…
  4. Rửa mặt – Vịt hóa thiên nga: Các video clip trong đó các bạn trẻ hóa trang thật xấu xí và sau đó trở nên xinh đẹp chỉ sau 3 giây với các sản phẩm từ bình thường như sữa rửa mặt, tẩy trang cho đến “bất thường” như dầu ăn, nước tẩy rửa,…
  5. Nam thần – Soái ca – Ngôn tình: Năm 2015 chứng kiến sự xuất hiện và được hâm mộ của một loạt các Nam thần và Soái ca (những chàng trai có sắc đẹp khiến các cô gái mê mẩn hoặc là những chàng trai tốt đến không chịu nổi). Niềm tin về “Nam thần/Soái ca (vốn chỉ có trong truyện Ngôn tình) là có thật” khiến cho không ít chị em phụ nữ đứng ngồi không yên.
  6. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: Bộ phim Việt Nam tạo thành trào lưu và làn sóng ủng hộ mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Một loạt poster ảnh chế được cộng đồng mạng chia sẻ như "Tôi thấy 3 người trong ảnh trên", "Tôi thấy lương về trong giấc mơ", "Tôi thấy áo vàng ngay ngã tư",...
  7. Hát nhép bằng phần mềm: Nhờ vào sự ra đời và phổ biến của các ứng dụng quay video như Dubsmash, Vivavideo, giới trẻ có thể thỏa sức quay những video hát nhép nhằm theo kịp các "phong trào" như Twerk it like Miley, Something new,... mà không tốn nhiều thời gian.
  8. Vũ điệu cồng chiêng: Xuất hiện trong phần biểu diễn của Tóc Tiên trong The Remix và trở thành điệu nhảy hot nhất với nhiều clip cover nhất trong năm 2015.
  9. Khoe body chuẩn: "Tay chạm rốn", "Khoe xương quai xanh", "Chắp tay sau lưng" đã trở thành chuẩn "tân tiến" và nhanh nhất để đánh giá vẻ đẹp hình thể của giới trẻ hiện nay trên social media.
  10. Kiss Cam: Tại Việt Nam, trào lưu Kiss Cam là việc bất ngờ hôn những người lạ trên phố và quay video lại, trào lưu nhận phải những ý kiến phản đối khá gay gắt từ phía cộng đồng.

10 VẤN ĐỀ GÂY TRANH CÃI NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA 2015

chủ đề nổi bật năm 2015 _gây tranh cãi_2
  1. Kỳ thi Đại học 2015: Tranh cãi xoay quanh việc gộp thi tốt nghiệp và thi đại học, việc xét tuyển, cộng điểm ưu tiên đã khiến kỳ thi Đại học 2015 trở thành vấn đề được tranh cãi nhiều nhất trên social media.
  2. Nhầm lẫn trong trao giải chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2015: Sự việc hy hữu trao nhầm vương miện trong Chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2015 đã gây ra làn sóng tranh cãi dữ dội và chương trình nhận phải vô số bình luận tiêu cực trên social media.
  3. Con ruồi giá 500 triệu đồng: Lùm xùm xung quanh vụ án con ruồi trong chai Number 1 mà đỉnh điểm là bản án 7 năm tù dành cho anh Minh làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về cách hành xử của thương hiệu.
  4. Cảnh hỗn loạn ở công viên nước Hồ Tây: Cảnh tượng đông đúc và tranh giành ở công viên nước Hồ Tây trong ngày mở cửa miễn phí không chỉ là những hình ảnh đáng xấu hổ mà còn khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về văn hóa ứng xử của một bộ phận người Việt ngày nay.
  5. Chiếc váy ma quái: Xanh đen hay vàng trắng? Hiện tượng thú vị về một chiếc váy sọc ngang được đăng tải lên mạng xã hội mà nhiều người nhìn thấy màu xanh - đen trong khi nhiều người khác lại nhìn ra màu vàng - trắng.
  6. Sách "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1": Tranh cãi gay gắt quanh việc sách dạy học sinh lớp 1 củng cố lòng can đảm bằng cách đi chân trần lên những mảnh thủy tinh.
  7. Tẩy chay Hồ Ngọc Hà: Thông tin về Hồ Ngọc Hà và đại gia đã có vợ bất ngờ dấy lên làn sóng tẩy chay một cách gay gắt và có tổ chức bởi các "bà mẹ bỉm sữa", gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một loạt thương hiệu mà cô làm đại diện.
  8. Talkshow "Bitches in town": Tranh cãi quanh cách nói chuyện bị cho là thiếu văn hóa của các MC trong talkshow Bitches in town - Những kẻ lắm lờikhi "đụng chạm" đến một loạt người nổi tiếng.
  9. Sơn Tùng M-TP và nghi án đạo nhái: Mặc dù có lượng fan hâm mộ khủng tuy nhiên Sơn Tùng MTP cũng có không ít anti fan và những bài hát cũng như trang phục của anh thường bị mang ra so sánh với các nghệ sĩ Hàn Quốc.
  10. Đổi hình đại diện cờ Pháp sau xả súng ở Paris: Thảm sát ở Paris khiến cả thế giới thương xót tuy nhiên việc Facebook cho phép đổi ảnh đại diện với filter màu cờ Pháp lại làm xuất hiện nhiều bạn trẻ thiếu suy nghĩ và đua đòi theo trào lưu mà không hiểu hết ý nghĩa.

10 CỤM TỪ/CÂU NÓI ĐƯỢC DÙNG NHIỀU NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA 2015

chủ đề nổi bật năm 2015 _quote_3
  1. "Tao là cung...": Câu nói làm nên "tên tuổi" của cô giáo Lê Na trong một đoạn clip cãi nhau với sinh viên, trong đó cô liên tục khẳng định "Tao là cung Bò cạp", câu nói sau đó được dùng rộng rãi bởi tất cả các cung hoàng đạo khác.
  2. "Hư cấu - Triệu hồi Chaien": Được dùng khi cảm thấy một vấn đề là không thật, bất khả thi và thường đi kèm comment bằng hỉnh ảnh Chaien.
  3. "Ôi thần linh ơi": Câu thoại phổ biến trong phim "Cô dâu 8 tuổi" và sau đó trở thành câu cửa miệng của nhiều người.
  4. "Sửu nhi": Một "mỹ từ" được dùng để thay thế cụm từ "trẻ trâu" vốn đã rất phổ biến trên social media.
  5. "Không thể tin được/Không thể tin nổi": Cộng đồng mạng hẳn phải rất biết ơn CEO của Bphone vì đã phát minh ra những câu cảm thán vô cùng cảm xúc "Thật không thể tin được!", "Thật không thể tin nổi!",...
  6. "Tôi thấy...": Từ bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", cư dân mạng đã thấy được thêm nhiều thứ khác như "Lương về trong giấc mơ", "Con ruồi trong cái chai", "Con gà trên đĩa xôi",...
  7. "Thức tỉnh đi": Lời bài hát "Remember me" của Sơn Tùng MTP nhanh chóng trở thành câu nói được sử dụng rộng rãi trong giới trẻ: "Thức tỉnh đi", "Bố mẹ tin mày", "Anh trai tin mày", xuất hiện nhiều biến thể như "Hàng xóm tin mày", "Cái bàn tin mày", "Cái ghế tin mày",...dường như "Cái gì cũng có thể tin mày".
  8. "Vợ/Con nhà người ta": "Con nhà người ta" là cụm từ xuất hiện từ năm 2014 dùng để chỉ những đối tượng hoàn hảo đến khó tin mà bố mẹ hay đem ra so sánh với con cái của họ. Năm 2015, phong trào này ko có dấu hiệu lắng xuống mà còn mạnh mẽ hơn với nhiều biến thể mới như "vợ người ta", "gấu nhà người ta", "công ty người ta", "lớp người ta"...
  9. "Ngưng ngược đãi": Xuất phát từ bộ ảnh trên trang Facebook "Chiến dịch Việt nam ơi" với những hình ảnh vui về những câu trêu chọc, cách đối xử cứ ngỡ là bình thường nhưng lại có thể làm tổn thương người khác, hashtag #ngungnguocdai nhanh chóng trở thành một trong những hashtag được dùng nhiều nhất trên mạng xã hội.
  10. "Không phải dạng vừa đâu": Câu hát trong bài hát cùng tên của Sơn Tùng MTP, cũng là câu thoại xuất hiện xuyên suốt trong bộ phim "Thần tượng" mà Sơn Tùng đóng vai chính, khi vừa ra mắt đã trở thành câu cửa miệng của nhiều bạn trẻ.

10 NHÂN VẬT BẤT NGỜ NỔI TIẾNG NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA 2015

chủ đề nổi bật năm 2015 _nhan vật_4
  1. Củ Tỏi: Nổi lên từ clip chế "Con người ta", một bài hát chế với lời lẽ hài hước, đánh vào chủ đề "nhức nhối"mà học sinh sinh viên nào cũng trải qua đó là bị so sánh với "Con nhà người ta", Củ Tỏi nhanh chóng trở thành cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên social media trong năm nay. Nhiều bài hát chế khác được Củ Tỏi cho ra đời sau đó cũng nhận được lượt like share khủng như "Vì tôi còn ế", "Nghe thật rất lầy",...
  2. Cô giáo Lê Na: Cô giáo nổi tiếng nhất trên social media trong năm nay với câu nói bất hủ "Tao là cung Bò cạp".
  3. Cô gái vừa ăn vừa hát Phượng Vũ: Giọng hát ấn tượng cùng với mức độ dễ thương và tự nhiên vô đối, Phượng Vũ nhanh chóng nổi tiếng với cái tên "Cô gái vừa ăn vừa hát" sau khi video clip của cô được đăng tải và lan truyền trên mạng xã hội.
  4. Thúy Vi: Nhân vật nổi tiếng nhanh nhất và cũng tai tiếng nhất sau những lùm xùm xung quanh việc trở thành người thứ 3 trong chuyện tình của Midu và thiếu gia Phan Thành, Thúy Vi đã đạt được mục đích được cả nước biết đến tuy nhiên đích đến showbiz vẫn có lẽ vẫn còn xa với cô gái 17 tuổi này.
  5. Hạ Vi: Được biết đến với tên gọi "người tình của Cường Đôla", Hạ Vi được cư dân mạng truy tìm ráo riết và nhan sắc của cô gái trẻ này cũng khiến nhiều người phải xuýt xoa là "mỹ nữ vạn người mê".
  6. CSGT Thái Bá Nam: Thông tin về chàng cảnh sát giao thông có vẻ đẹp hút hồn các fan nữ cùng với tin đồn hẹn hò cùng Angela Phương Trinh khiến cho cái tên Thái Bá Nam trở nên "sốt xình xịch".
  7. Hotboy cover Twerk it like Miley Vũ Đức Thành: Trào lưu quay clip hát nhép Twerk it like Miley được nhiều bạn trẻ tham gia và đăng clip lên mạng xã hội, tuy nhiên Vũ Đức Thành có thể nói là cái tên gây được nhiều sự chú ý nhất.
  8. Cơ trưởng đẹp trai nhất Việt Nam Nguyễn Quang Đạt: Sinh năm 1991, Nguyễn Quang Đạt không chỉ điển trai mà còn trở thành cơ trưởng trẻ nhất Việt Nam và là hình mẫu mà mọi cô gái đều muốn có.
  9. Rocker Nguyễn: Xuất hiện trong cuộc thi hát "Đại lộ ngôi sao" trên truyền hình Hàn Quốc, chàng hotboy đến từ Việt Nam được báo chí Đài Loan đặt cho biệt danh là "Nam thần ngây thơ" với khả năng trình diễn ấn tượng ngay lập tức tạo nên một cơn sốt trong cộng đồng.
  10. Nữ sỹ quan xinh đẹp Sơn Quỳnh: Hình ảnh cô gái xinh đẹp trong quân phục xuất hiện trong lễ diễu binh vào ngày 2.9 thực sự gây bão trong cộng đồng mạng và đặt ra một định nghĩa mới về hot girl thực thụ.

10 BÀI HÁT ĐƯỢC NHẮC ĐẾN NHIỀU NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA 2015

chủ đề nổi bật năm 2015 _bài hát_5
  1. Vợ người ta - Phan Mạnh Quỳnh: Bài hát được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2015, nhận được sự đồng cảm của nhiều người về việc "người yêu cũ có chồng" cùng với giai điệu và MV hài hước là những yếu tố làm nên sức nóng không tưởng của "Vợ người ta".
  2. Twerk it like Miley: Gây sốt bởi giai điệu hay và lời bài hát dễ nhớ, dễ khiến người ta vừa hát theo vừa lắc lư theo điệu nhạc.
  3. Không phải dạng vừa đâu - Sơn Tùng MTP: Sơn Tùng MTP là một cái tên vô cùng hot và hầu như các bài hát của anh đều trở thành hit, trong đó "Không phải dạng vừa đâu" không chỉ là bài hát được nhắc đến nhiều trên social media mà còn trở thành câu nói được dùng trong đời sống hàng ngày.
  4. Hello - Adele: Hit mới của Adele trong năm 2015 với mức độ phủ sóng trên khắp các "mặt trận", một loạt ảnh chế cũng ra đời để thể hiện sự "ức chế" khi đi đâu cũng nghe Hello, đi đâu cũng thấy Hello.
  5. Thật bất ngờ - Trúc Nhân: "Thật bất ngờ" của Trúc Nhân trở thành chủ đề hot ngay khi vừa lên sóng nhờ vào MV ấn tượng với các cảnh quay vô cùng sinh động và lời bài hát vui nhộn.
  6. Âm thầm bên em - Sơn Tùng MTP: MV xoay quanh câu chuyện về một chàng trai "giang hồ" và tình yêu đẹp với cô gái bán hàng xinh xắn cùng với cái tên vô cùng hot Sơn Tùng MTP khiến "Âm thầm bên em" trở thành một trong những bài hát hot nhất 2015.
  7. Một nhà - Da LAB: Lời bài hát dễ thương về một tình yêu lãng mạn nhẹ nhàng với happy ending về một cuộc sống gia đình ấm áp đã khiến nhiều trái tim xao động, "Một nhà" trở thành bài hát không thể thiếu trong các tiệc cưới 2015.
  8. Say you do - Tiên Tiên: Lời bài hát dễ thương, dễ thuộc và giai điệu trong sáng cùng với giọng hát của Tiên Tiên khiến Say you do được nhiều bạn trẻ yêu mến.
  9. Đưa nhau đi trốn - Đen ft. Linh Cáo: MV ngoài trời với cảnh quay tuyệt đẹp cùng với ý tưởng "đưa nhau đi trốn" đánh đúng vào tâm lý của nhiều bạn trẻ hiện nay muốn thoát khỏi cuộc sống bí bách để tìm những niềm vui ở những chân trời mới khiến bài hát này trở thành bài hát trong playlist yêu thích của giới trẻ.
  10. See you again - Wiz Khalifa ft. Charlie Puth: Nhạc phim trong bộ phim bom tấn "Fast and furious 7", với giai điệu và lời bài hát sâu lắng, nhanh chóng trở thành bản nhạc được nhắc đến liên tục trên social media trong năm nay.

10 BỘ PHIM ĐƯỢC NHẮC ĐẾN NHIỀU NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA 2015

chủ đề nổi bật năm 2015 _bộ phim_6
  1. Cô dâu 8 tuổi: Bộ phim nổi tiếng về mức độ gây ức chế nhất trong năm 2015.
  2. Võ Tắc Thiên: Bộ phim gây được sự chú ý lớn ngay từ khi mới ra mắt nhờ vào dàn diễn viên đẹp như tranh và tình tiết hấp dẫn.
  3. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: Bộ phim Việt Nam tạo được nhiều phản hồi tích cực cũng như kéo theo nhiều trào lưu nhất từ trước đến nay.
  4. Em là bà nội của anh: Nội dung phim mới lạ, dàn diễn viên đẹp, diễn xuất tốt, nhiều tình tiết hài hước duyên dáng nhưng vẫn mang ý nghĩa sâu sắc về tình cảm gia đình, "Em là bà nội của anh" tuy mới được công chiếu vào cuối năm 2015 nhưng nhanh chóng trở thành một trong những bộ phim được nhắc đến nhiều nhất trong năm nay.
  5. Thái tử phi thăng chức ký: Phim dài tập của Trung Quốc mặc dù chỉ được chiếu online nhưng đang là tâm điểm trên mạng xã hội. Bộ phim dù có chi phí đầu tư eo hẹp nhưng vẫn có được sức hút cực lớn, trong đó nhiều người chia sẻ rằng họ cảm thấy hứng thú với nữ chính xinh đẹp nhưng lại không "bánh bèo", dàn diễn viên nam thì đẹp long lanh như trong ngôn tình và đồng thời bộ phim cũng là nơi tập trung các nam thần, soái ca vốn đang là trào lưu trong giới trẻ.
  6. Fast and furious 7: Là bộ phim bom tấn được chiếu rạp trong năm 2015, không có gì đáng ngạc nhiên khi Fast and furious 7 là một trong những bộ phim được thảo luận nhiều nhất trên social media trong năm nay.
  7. 50 sắc thái: Không chỉ là tâm điểm ở Việt nam mà 50 sắc thái, một bộ phim 18+ là một trong những bộ phim được mong đợi nhất trong năm 2015 trên toàn thế giới.
  8. Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân: Phim ngắn Thái Lan với nội dung về sự phản bội trong tình yêu, trong đó nữ chính bị chính bạn thân và người yêu lừa dối, được share ồ ạt trên social media và nhận được sự đồng cảm của nhiều người.
  9. She was pretty - Cô nàng xinh đẹp: Bộ phim đánh đúng tâm lý về những cô gái tự ti về ngoại hình, tình tiết dễ thương, hài hước và dàn diễn viên đẹp lung linh là những điểm tạo nên sức hút cho She was pretty.
  10. Yêu: Phim chiếu rạp Việt Nam về đề tài đồng tính với sự góp mặt của hai cái tên cực hot là Chi Pu và Gil Lê nhận được sự quan tâm cực lớn từ cộng đồng mạng.

10 TRÀO LƯU ĂN UỐNG HOT NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA 2015

chủ đề nổi bật năm 2015 _ăn uống_7
  1. Nước uống detox | Teatox: Sự xuất hiện tràn lan của các thông tin về thực phẩm bẩn, bênh ung thư,... khiến cho Thanh lọc cơ thể (detox) trở thành xu hướng hot hơn bao giờ hết. Các trang tin liên lục đăng tải các công thức để detox, tuy nhiên việc thanh lọc cơ thể lại mất nhiều thời gian và công sức, do đó các sản phẩm trà túi lọc được nói là có tác dụng giải độc cho cơ thể ngay khi vừa xuất hiện trên thị trường thì nhanh chóng được đón nhận bởi người tiêu dùng.
  2. Đồ ăn vặt Thái: Kem trái dừa, Pad Thai, trà sữa Thái,...vừa du nhập vào Việt Nam trong năm 2015 và nhanh chóng trở thành những món ăn vặt yêu thích của giới trẻ.
  3. Bingsu: Kem tuyết hàn Quốc với hương vị thơm ngon mát lạnh, trình bày đẹp mắt đang dần chiếm lĩnh thị trường các món tráng miệng tại Việt Nam.
  4. Matcha: Sức nóng của các món thức uống, đồ ngọt từ matcha ngày càng tăng lên trong những năm gần đây. Matcha trở thành món không thể thiếu trong menu của các quán cà phê từ sang trọng cho đến take away.
  5. Trà đào: Tương tự như Matcha, Trà đào cũng nhận được sự yêu thích từ đông đảo giới trẻ và ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam.
  6. Kem cuộn | Kem xào | Kem chảo: Gây được sự chú ý lớn bởi hình thức mới lạ, tuy nhiên các món Kem cuộn, kem xào, kem chảo chưa thực sự gây ấn tượng.
  7. Bánh bông lan trứng muối: Loại bánh handmade hot nhất trong năm 2015 với "sức hấp dẫn không thể chối từ", được bán nhiều ở các tiệm bánh online trên Instagram và Facebook và được các bạn trẻ hết sức yêu thích.
  8. Trà chiều: Mới du nhập vào Việt nam trong năm nay, Trà chiều được xem là thú vui tao nhã của giới trẻ. Các Teahouse với không gian ấm cúng, trang trí đẹp mắt là nơi thích hợp để hẹn hò bạn bè và chụp ảnh check-in cho các bạn trẻ.
  9. Cà phê nhai luôn ly: Cà phê được đựng trong cốc bằng bánh hoặc bằng thạch gây tò mò về sự độc đáo và cũng được xem là thức uống vui trong những cuộc tụ họp bạn bè.
  10. Buffet vỉa hè: Xu hướng mới nổi và được hưởng ứng mạnh mẽ bởi giới trẻ. Buffet vỉa hè chủ yếu là buffet trái cây, buffet bánh tráng, được bày trên các vỉa hè với mức giá phù hợp, đáp ứng nhu cầu ăn vặt của các bạn trẻ trong không gian không quá sang trọng, vừa tụ tập bạn bè vừa nhâm nhi các món ăn yêu thích không giới hạn và giá lại hợp lý.

10 TRÀO LƯU CHỤP ẢNH HOT NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA 2015

chủ đề nổi bật năm 2015 _chụp ảnh_8
  1. Flaylay - Chụp ảnh sắp đặt: Xu hướng chụp ảnh phổ biến trên Instagram với các vật dụng được sắp xếp theo bố cục hài hòa và đẹp mắt.
  2. Bộ ảnh hướng dẫn những tư thế tạo dáng cho nhóm bạn: Bộ ảnh hướng dẫn các tư thế để chụp ảnh với nhóm bạn nhưng lại vô cùng hài hước, có sức lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội nhờ vào vô số các comment tag bạn bè của mình vào xem.
  3. OOTD - Outfit Of The Day: Chụp lại trang phục mình mặc mỗi ngày và đăng tải lên social media với hashtag #ootd tuy không phải là trào lưu mới nhưng vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt.
  4. Shoefie - Tự sướng với giày: Chụp ảnh khoe giày cũng như OOTD, được xem là cách thể hiện phong cách thời trang phổ biến của giới trẻ.
  5. VSCO Cam - ứng dụng chỉnh sửa ảnh: Mặc dù có nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh ra đời tuy nhiên VSCO Cam có thể nói là ứng dụng hot nhất nếu xét về việc chỉnh sửa màu ảnh, do ứng dụng có nhiều bộ filter cho phép tạo ra những bức ảnh nghệ thuật và đẹp mắt.
  6. Finger heart sign: Kiểu chụp ảnh với biểu tượng trái tim được tạo bởi 2 đầu ngón tay chụm lại với nhau nhanh chóng được yêu thích bởi mức độ dễ thương và mới lạ.
  7. Trào lưu ảnh "Ngày ấy - Bây giờ": Trào lưu tái hiện lại những bức ảnh đã được chụp từ nhiều năm về trước, với bối cảnh, trang phục và hành động của các nhân vật giống như cũ chỉ khác là họ đã lớn lên hoặc già đi (thường là tái hiện ảnh chụp chung gia đình) là một trào lưu thú vị và mang nhiều ý nghĩa.
  8. Véo má tự sướng: Chụp ảnh selfie chu môi trợn mắt không còn là mốt, "Vẹo má tự sướng" mới là trào lưu mới trong giới trẻ.
  9. Chụp ảnh tan biến: Trào lưu tạo hiệu ứng cho ảnh trong đó nhân vật chính đang dần dần tan biến tạo cho người xem cảm giác mới lạ, bức ảnh thì đầy tính nghệ thuật còn người trong ảnh thì hết sức mờ ảo.
  10. Selfie miệng cá: Đã qua rồi thời của sự dễ thương và cute lạc lối, bây giờ quyến rũ mới được xem là phong cách thời thượng, trong đó kiểu selfie "miệng cá" giúp tôn vinh đôi môi gợi cảm và góp phần tạo vẻ sexy quyến rũ cho "khổ chủ".

10 ỨNG DỤNG HOT NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA 2015

chủ đề nổi bật năm 2015 _ứng dụng_9
  1. Howold.net: Ứng dụng đoán tuổi của Microsoft khi vừa tung ra đã lập tức trở thành trào lưu, được sử dụng bởi nhiều độ tuổi từ giới trẻ cho đến các bậc phụ huynh, thậm chí hình ảnh của các em bé cũng được mang ra để đoán tuổi.
  2. Pirate King: Game online dễ gây hiềm khích nhất trong năm 2015 (là nguyên nhân của hàng loạt vu unfriend trên Facebook do bị mời chơi game vô tội vạ).
  3. Pitu: Ứng dụng chỉnh sửa ảnh nổi lên nhờ filter cho phép người dùng hoá thân thành Võ Tắc Thiên.
  4. Dubsmash: Ứng dụng quay video được giới trẻ yêu thích và sử dụng phổ biến trong việc quay các clip hát nhép.
  5. Danmo: Ứng dụng cho phép người dùng biến các ảnh chụp của mình thành ảnh trông như chụp từ các bộ phim, mang ước mơ được một lần trông như diễn viên và đồng thời là cụm từ "diễn sâu" đến gần hơn với mọi người.
  6. Doupai: Ứng dụng cho phép ghép mặt vào những video vui nhộn, được các bạn trẻ dùng để sáng tạo nên những video vui nhộn với sự góp mặt của bản thân và bạn bè.
  7. Piano Tiles: Game trên mobile hot nhất trong năm 2015 với hàng triệu lượt tải, tuy nhiên điều gây nên sức nóng cho game này là khả năng đồng bộ hoá với các mạng xã hội, thúc đẩy người chơi tương tác và ganh đua điểm số với bạn bè của mình.
  8. VSCO Cam: Điểm mạnh của VSCO Cam là các filter giúp hình ảnh trở nên nghệ thuật hơn.
  9. Makeup Plus: Tương tự như Pitu, Makeup Plus cho phép chỉnh sửa và biến hoá các hình ảnh, tuy nhiên điều làm nên tên tuổi của ứng dụng này là cho phép người dùng thêm râu để trở thành Soái ca.
  10. Musical.ly: Tương tự như Dubsmash, sự phổ biến của Musical.ly đến từ trào lưu hát nhép đang lan rộng trong giới trẻ.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Top 11 chủ đề thảo luận dịp Giáng sinh năm 2014

Bài viết được thực hiện bởi Buzzmetrics – giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội, bằng việc thu thập tất cả các thảo luận về Giáng sinh được tạo ra trên social media năm 2014, phân loại thành các chủ đề nổi bật nhất nhằm tìm ra xu hướng thảo luận của người dùng trên social media về ngày lễ này.

Bạn là agency hoặc thương hiệu đang cần tìm ý tưởng để lên content cho chiến dịch marketing vào mùa Giáng sinh sắp tới? Bạn muốn biết chủ đề Giáng sinh được nói đến như thế nào trên social media? Đây chính là bài viết mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn cập nhật xu hướng thảo luận của cộng đồng mạng về ngày lễ này.

Bài viết được thực hiện bởi Buzzmetrics – giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội, bằng việc thu thập tất cả các thảo luận về Giáng sinh được tạo ra trên social media năm 2014, phân loại thành các chủ đề nổi bật nhất nhằm tìm ra xu hướng thảo luận của người dùng trên social media về ngày lễ này, giúp cho các agency trong việc tạo ra các bài đăng có nội dung thu hút được nhiều tương tác nhất.

So với Giáng sinh 2013 thì không có nhiều sự khác biệt trong các chủ đề được thảo luận nhiều nhất vào dịp Giáng sinh 2014. Minigames trên các fanpage vẫn là chủ đề tạo được nhiều thảo luận nhất trong khi một số chủ đề có lượng thảo luận tăng vọt so với năm 2013 như FA & Giáng sinh, Thời trang & Làm đẹp, Nhạc Giáng sinh.

thảo luận dịp Giáng sinh _so-sanh_2

1. Minigames trên các fanpage

nội dung tương tác _Snip20160304_3_12

thảo luận dịp Giáng sinh _minigame-cover_2

Các minigames tạo được nhiều tương tác trên các Facebook nhìn chung là các câu hỏi mang tính cảm xúc cao như bạn sẽ tặng quà Giáng sinh cho ai, hoặc các câu hỏi đơn giản dễ tham gia cùng những phần quà giá trị như smartphone, vé tham dự Escape party hoặc có tính thiết thực như mỹ phẩm, bia,...

2. Thời trang và Làm đẹp

thảo luận dịp Giáng sinh _thoi-trang_5

Các bài đăng về thời trang mùa Giáng sinh của những người nổi tiếng là những bài tạo được nhiều sự chú ý nhất. Bên cạnh đó, những bài về gợi ý cách mix đồ, làm đẹp để đi chơi vào đêm Giáng sinh cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng.

thảo luận dịp Giáng sinh _beauty-fashion_6

3. FA và Giáng sinh

thảo luận dịp Giáng sinh _fa-cover_7

Chủ đề FA vẫn luôn là chủ đề hot trong tất cả các dịp lễ, tuy nhiên nếu so với Giáng sinh năm 2013, thì số lượng thảo luận về chủ đề này trong Giáng sinh 2014 đã tăng lên một cách đáng kinh ngạc (19,462 thảo luận, trở thành Top 3 chủ đề hot nhất Giáng sinh 2014, so với 3,912 thảo luận - Chủ đề lớn thứ 11 trong Giáng sinh 2013). Tuy nhiên, nếu như trong Giáng sinh 2013, các thảo luận về F.A chủ yếu là thể hiện thái độ tiêu cực như buồn, chán khi không có người yêu để để đi cùng đêm Giáng sinh, thì xu hướng người dùng thảo luận về chủ đề này trong Giáng sinh 2014 lại khá là tích cực, thể hiện sự dí dỏm thậm chí là lạc quan khi nói về vấn đề này. Những người đang là F.A không còn xem đó là việc nghiêm trọng mà thậm chí còn tận hưởng sự tự do của mình, F.A dường như đang trở thành xu thế, thành chủ đề mua vui cho cả cộng đồng mạng.

Các bài đăng về "F.A làm gì vào Giáng sinh", Bí kíp cho F.A trong dịp Giáng sinh, các bài viết đồng cảm với F.A,... là những bài đăng tạo được nhiều tương tác nhất trên social media.

thảo luận dịp Giáng sinh _fa_8

4. Nhạc Giáng sinh

nội dung tương tác _parody-music1_14

Các bài hát kinh điển như We wish you a merry Christmas, Last Christmas, Jingle Bells,...vẫn luôn là những bài hát được nhắc đến mỗi dịp Giáng sinh về, trong đó Let it Go (phim Frozen 2013) là một bài hát mới và cũng được nhắc đến khá nhiều vào Giáng sinh 2014.

thảo luận dịp Giáng sinh _songs1_10

Bên cạnh những bài hát kinh điển mùa Giáng sinh thì các bản Mashup cũng là một xu hướng nổi bật trong Giáng sinh 2014. Giáng sinh là một trong những dịp cực thuận lợi cho những bản mashup thành công được ra đời. Bởi giáng sinh vốn đã có rất nhiều bản nhạc kinh điển mà các ca khúc mới khó lòng vượt mặt. Vậy nên chỉ có cách “biến cũ thành mới” là thích hợp nhất cho những tác phẩm ra lò dịp giáng sinh. Cover, và đến bây giờ là mashup các bài hát kinh điển này là trào lưu cực thịnh hành trong mùa giáng sinh 2014.

Mashup là thuật ngữ để chỉ việc ghép (hoặc tự hát lại - nhạc Cover) các video hoặc bài hát không liên quan đến nhau trở thành một clip hoặc một bản nhạc hoàn chỉnh. Có thể hiểu là một cách mix nhạc xuất hiện vào năm 2012. Rất nhiều các mixer bán chuyên và chuyên nghiệp đã từng thử sức trong lĩnh vực mới mẻ này. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công, bởi mashup không đơn thuần là cắt, ghép vào nhau, mà còn phải biến những đoạn phim nhạc rời rạc, thậm chí trái ngược nhau thành một thể thống nhất và liên kết.

Các bản mashup hit của Giáng Sinh năm 2014

  • Mashup Merry Christmas & Happy New Year đầy sáng tạo của Vicky Nhung trên đường phố Sài Gòn gây bão trên cộng đồng mạng, với 5666 lượt view và hàng trăm lượt chia sẻ trên các diễn đàn mạng - Link
  • Mashup đón Giáng Sinh“This is for Christmas” của dàn hot teen Tia Hải Châu, Ngô Thủy Tiên, Ngô Đăng Khoa… với diễn xuất khá “nhí nhảnh” là món quà ngọt ngào tặng các fan hâm mộ - Link

MV One Take

  • Khi mà MV “hộp” đã trở nên quen thuộc thì thể loại MV “one take” (quay một lèo) lại đem đến cho công chúng dư vị khá mới lạ.“One take” là thể loại video music quay một lèo từ đầu đến cuối mà không hề có sự biên tập chỉnh sửa ở khâu hậu kỳ. Đây là xu hướng đang rất thịnh hành ở Hàn Quốc và bắt đầu “manh nha” sang thị trường nhạc Việt. Các ca sĩ Vpop như Mỹ Linh, Sơn Tùng M-TP (MV Không phải dạng vừa đâu), Hoàng Thùy Linh (MV High) cũng đã tung ra sản phẩm theo dạng thức này.Trong MV Liên khúc Giáng sinh, giọng ca Trên đỉnh phù vân đã mạnh dạn đưa kỹ thuật quay one take vào và cùng quay với các thành viên trong gia đình mình, đã tạo nên một MV Giáng Sinh với chủ đề đoàn viên ấm áp và ý nghĩa.- Link
  • MV Giáng Sinh gia đình của các nhóm nghệ sĩ ở các công ty giải trí Hàn Quốc mỗi độ Giáng Sinh về làm ấm lòng người hâm mộ - Link

5. Quà tặng Giáng sinh

thảo luận dịp Giáng sinh _qua-tang-gs-cover_11
  • Bên cạnh những món quà Giáng sinh quen thuộc như gấu bông, thiệp, chocolate,... thì hình thức tặng quà Noel bằng cách bình luận để yêu cầu người tặng thực hiện một trong các “món quà” như nhấn like hình đại diện, bão like, gửi thông điệp tình cảm lên tường (wall)… là một trào lưu khá dễ thương và đậm chất thời đại của mạng xã hội Facebook được nhiều bạn trẻ thích thú áp dụng trong mùa Giáng Sinh vừa qua – Link, Link
  • Những bài viết liên quan đến tính cách, cách hành xử của các cung hoàng đạo xoay quanh món quà giáng sinh cũng là một trong những chủ đề nhận được lượng tương tác cao nhất từ cộng đồng mạng. Bài đăng “Xếp hạng các chòm sao thích lục tìm hộp quà Giáng Sinh của mình nhất” trên fan page Mật ngữ 12 chòm sao có 9161 lượt like, 118 lượt chia sẻ và 222 lượt bình luận. - Link
  • Bài viết về một cậu bé tặng quà cho một người xa lạ mà không hay biết 14 năm sau người đó sẽ trở thành vợ mình, đề cao tấm lòng nhân ái, quy luật cho đi – nhận lại trong cuộc sống và một kết thúc đẹp như chuyện thần tiên thời hiện đại đã làm rung động trái tim của cư dân mạng. Sự thần kỳ đó cũng là một trong những cảm giác chủ đạo mà ngày lễ Giáng Sinh mang lại cho con người. Bài viết trên đã nhận được 1200 lượt like, 140 lượt chia sẻ và 34 lượt bình luận.- Link

6. Làm gì vào Giáng sinh

thảo luận dịp Giáng sinh _lam-gi-cover_12

Như để củng cố thêm cho xu hướng F.A vô cùng phổ biến trên social media, có đến 61% thảo luận về việc làm gì đêm Giáng sinh chia sẻ rằng họ chỉ ở nhà và không làm gì. Các hoạt động được nhắc đến nhiều nhất tiếp theo là Đi ăn, Đi dạo phố, Quây quần bên gia đình, Đi lễ nhà thờ,... Trong tổng số thảo luận bàn về việc làm gì đêm Giáng sinh chỉ có 13% là những người đang yêu chia sẻ rằng mình sẽ tận hưởng đêm Giáng sinh cùng với người yêu (các hoạt động được nhắc đến bao gồm đi ăn, đi xem phim, dạo phố,...)

Đáng chú ý, Beer club là một xu hướng mới được ưa chuộng bởi giới trẻ trong các dịp lễ (3%), với lượng thảo luận gần ngang bằng với Đi xem phim (3%) và nhiều hơn Đi cafe (1%).

thảo luận dịp Giáng sinh _ScreenHunter_0028_13

7. Trang trí Giáng sinh

thảo luận dịp Giáng sinh _trang-tri-cover_14

Trang trí Giáng sinh được nói là một trong những việc đem lại nhiều hứng khởi nhất vào dịp Giáng sinh. Trong số những bài đăng tạo được nhiều tương tác nhất, thì đa số là các bài viết về ý tưởng trang trí Giáng sinh, mẹo vặt dọn nhà để đón Giáng sinh và những địa điểm trang trí Giáng sinh đẹp. Có thể nói, mặc dù Giáng sinh là dịp lễ hàng năm và những chủ đề này cũng không phải mới nhưng vẫn luôn hiệu quả trong việc tạo tương tác với người dùng trên mạng xã hội.

Để có thể cho ra đời các bài đăng với nội dung mới lạ hơn, các thương hiệu có thể tận dụng các trào lưu hot để kết hợp, vi dụ như bài đăng "Trang trí Giáng sinh theo phong cách Let it go" (một bộ phim chiếu rạp ra mắt vào dịp Giáng sinh và rất được yêu thích đặc biệt là giới trẻ) của trang Yan News với tổng lượt like, share, comment lên đến hơn 24,000.

thảo luận dịp Giáng sinh _trang-tri_15

8. Phim Giáng sinh

thảo luận dịp Giáng sinh _phim-gs-cover_16
  • Thị trường phim mùa Giáng Sinh vừa qua không mấy sôi động. Được nhắc đến nhiều nhất là “Chung cư ma” của đạo diễn Văn M. Phạm có sự tham gia của hot girl Chi Pu, ra rạp đúng vào đêm Giáng Sinh và đối thủ trực tiếp là “Tốc độ & Đường cong”có đề tài đua xe tốc độ của đạo diễn trẻ lần đầu làm phim - Phan Minh.
  • Phim ngắn “Noel đầu tiên” thực hiện bởi đạo diễn trẻ Lâm Nguyễn do FU Production sản xuất, phát trên fan page và website của Yan News được các bạn trẻ đón nhận nhiệt liệt vì nội dung vừa trong sáng nhẹ nhàng, lại cũng không kém phần cuốn hút, đánh đúng tâm lý của học sinh, sinh viên và các bạn trẻ nói chung cũng như một chủ đề nóng của mùa Giáng Sinh, đó là tình yêu: tình yêu giữa hai người bạn thân – tình yêu tuổi học trò. Phim nhận được hơn 49000 lượt like, 61000 lượt chia sẻ từ Yan News, 1685 lượt chia sẻ trên fan page Yan News cùng gần 1000 bình luận tích cực tag bạn bè vào xem và khen ngợi bộ phim. - Link
  • Bên cạnh đó, series bom tấn “Ở nhà một mình” được cộng đồng mạng nhắc đến như bộ phim kinh điển nhất phải xem vào mùa Giáng Sinh. Các từ khóa “home alone” cũng được cư dân mạng lặp đi lặp lại như một thành ngữ để tóm tắt ngắn gọn tình trạng phải “ở nhà một mình” trong mùa noel của mình (150 thảo luận).

9. Cảm xúc và kỉ niệm Giáng sinh

thảo luận dịp Giáng sinh _cam-xuc-cover_17

Nỗi cô đơn, tình yêu và bồi hồi nhớ kỷ niệm xưa cũ là những cảm xúc chủ đạo tạo được nhiều thảo luận nhất trên mạng xã hội vào mùa Giáng Sinh 2014. Nhiều fan page đã sử dụng ba chủ đề chính này làm concept cho các bài đăng lẫn mini game của mình và đã nhận được khá nhiều hưởng ứng từ cộng đồng mạng qua những bình luận thể hiện sự đồng cảm.

  • Một số bài viết được các fanpage khai thác hiệu quả chủ đề cảm xúc Giáng Sinh năm 2014

Fan page Nhaccuatui.com: share ca khúc “Giáng sinh và nỗi cô đơn” của ca sỹ Tuấn Hưng với lời tựa “Giáng sinh này ai cô đơn giống ad không?” nhận được khá nhiều bình luận chia sẻ cảm xúc cá nhân vè sự cô đơn và nỗi buồn trong tình yêu - Link

Fan page của YAN TV: Giới thiệu chương trình “Không gian ký ức” nơi chia sẻ kỷ niệm qua những bài hát kinh điển với lời tựa “Có những người, Noel lại là ngày ... buồn nhất trong năm” cũng nhận được nhiều bình luận chia sẻ cảm xúc cá nhân. - Link

Fan page của Nivea: một chia sẻ mang tính cá nhân hóa cao và rất gần gũi của một cô gái bối rối vì không thể ngỏ lời với người mình thích và kêu gọi các bạn gái inbox về NIVEA để chia sẻ kinh nghiệm tỏ tình hoặc những tâm sự của chính bản thân mình - Link

thảo luận dịp Giáng sinh _cam-xuc_18
  • Những chủ đề về cảm xúc và kỷ niệm mùa Giáng sinh nổi bật khác

Những kỷ niệm buồn không phải tình yêu

Hoạt động thiện nguyện tập trung vào những mặt khuất của xã hội (chia sẻ khó khăn với những mảnh đời kém may mắn hơn) là chủ đề muôn thuở không chỉ của Giáng Sinh mà còn ở tất cả các dịp lễ lớn trong năm (Tết, Trung Thu, 08/03, 01/06), vì đây là những ngày lễ chứa đựng ý nghĩa lớn về mặt tình cảm, tinh thần, thường gợi nhớ đến những kỷ niệm đặc biệt, dễ làm con người xúc động, có mong muốn được gần gũi bên nhau, chia sẻ và an ủi lẫn nhau. Brand có thể kết hợp với những hoạt động tài trợ/chiến dịch có ý nghĩa cộng đồng để gây tiếng vang và tạo hình ảnh đẹp, nhân văn của brand trong mắt người tiêu dùng. Tham khảo:

“Tại bệnh viện Chợ Rẫy, Noel là nỗi kinh hoàng của chúng tôi. Nhiều lần trực vào đêm Noel, lượng bệnh nhân chấn thương sọ não nhập viện tăng gấp 3, gấp 4 ngày thường. Trong khi mọi người vui Noel thì các bác sĩ điều dưỡng không có lấy vài giây để nghỉ.” - Link

Chương trình "ƯƠM MẦM KÝ ỨC TRẺ THƠ ĐÊM GIÁNG SINH" cho các em nhỏ ở bệnh viện nhi đồng 2 - Link

Niềm tin của trẻ con về sự tồn tại và ý nghĩa của ông già Noel - Tình cảm giữa cha mẹ và con cái

Noel là mùa để các ông bố, bà mẹ thể hiện tình yêu thương với đứa con của mình - Bố mẹ cũng chính là ông già Noel. Thương hiêu có thể ứng dụng để làm content cho các chương trình truyền hình thực tế có format như theo chân và giúp đỡ các ông bố/bà mẹ/con cái/vợ chồng làm và tặng các món quà noel ý nghĩa cho người yêu thương của mình.

Tham khảo thêm: [Fan page của tã giấy Merries] Chương trình “Khoảnh khắc yêu thương” _nơi các ông bố bà mẹ thể hiện tình yêu với gia đình, con yêu qua những bài viết chia sẻ kỷ niệm gia đình dịp noel để nhận được những quà tặng hấp dẫn từ nhãn hàng - Link

10. Chụp ảnh Giáng sinh

thảo luận dịp Giáng sinh _chup-anh-cover_19
  • Những bộ ảnh Giáng Sinh nóng bỏng, hấp dẫn của những nghệ sỹ nổi tiếng là tiêu điểm cho các tương tác trên mạng xã hội vào Giáng Sinh 2014:

- Chùm ảnh với style ăn mặc khá ngầu và điển trai, mang phong cách Hàn Quốc của Sơn Tùng MTP - Link

- Bộ ảnh Giáng Sinh nóng bỏng của Hải Băng nhận được người xem tích cực like và chia sẻ -Link

- Hình ảnh thời trang vô cùng ấn tượng và táo bạo của Thảo Trang cũng thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng -Link

- Ảnh Giáng Sinh trên facebook các hot teen Việt - Link

  • Một số bài viết khác đáng chú ý về chủ đề chụp ảnh mùa Giáng Sinh:

- Trào lưu ảnh ngày ấy - bây giờ gây xúc động mạnh vì gợi lên cảm xúc hoài cổ thông qua các bức ảnh xưa cũ - Link

- Chùm ảnh về những số phận khốn khổ trong mùa Giáng Sinh trên toàn thế giới của National Geography nhận được 1,480 lượt like và 272 lượt chia sẻ của facebooker Việt Nam - Link

11. Điều ước Giáng sinh

thảo luận dịp Giáng sinh _dieu-uoc-cover_20

Giáng sinh là dịp mà mọi người thường có những điều ước cho riêng mình và trong Giáng sinh 2014, nhiều thương hiệu đã dùng khía cạnh này để tạo bài đăng tương tác với khách hàng của mình và đạt được hiệu quả khá cao. Đáng chú ý, nhãn hàng Pond's đã khá khéo léo khi lồng ghép chủ đề điều ước Giáng sinh với thương hiệu của mình với câu hỏi "Điều ước cho làn da bạn mùa Giáng sinh này là gì?" thu hút được rất nhiều thảo luận từ phía người dùng, trong đó hàng loạt các vấn đề về da và mong ước cải thiện làn da được tiết lộ. Đây là cách khá đơn giản nhưng lại giúp thương hiệu hiểu được những mong muốn về làn da từ phía khách hàng một cách thực tế.

thảo luận dịp Giáng sinh _dieu-uoc-like-ex_21

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Nhận tư vấn miễn phí
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
DMCA.com Protection Status