BSI Top10: Bảng xếp hạng social media tháng 10/2017

Ngày đăng:
24/11/2015
18/1/2024
BSI Top10: Bảng xếp hạng social media tháng 10/2017

Bảng xếp hạng BSI Top10 là bảng xếp hạng đáng tin cậy dành cho các thương hiệu và agency, cung cấp những thông tin chất lượng và cập nhật nhất trên social media dựa trên chỉ số mạng xã hội được đánh giá bởi Buzzmetrics - Buzzmetrics Social Index Top10. Bảng xếp hạng tháng 10/2017 bao gồm Top 10 chiến dịch, Top 10 sự kiện và Top 10 người nổi tiếng trên các kênh truyền thông xã hội và báo điện tử trong thời gian từ 01/10/2017 – 31/10/2017.

Bảng xếp hạng BSI Top10 hoạt động dựa trên 5 tiêu chí chính: Tổng lượng thảo luận (Buzz Volume), Chỉ số cảm xúc (Sentiment Score), Độ phủ (Coverage), Sự liên quan (Object mention) và nội dung được tạo bởi người dùng (UGC - User Generated Content).

  1. Tổng lượng thảo luận (Buzz Volume) là yếu tố giúp cân nhắc để xếp hạng; các chiến dịch/sự kiện/người nổi tiếng có Buzz Volume nằm trong top 30 sẽ có khả năng lọt vào bảng xếp hạng BSI Top10 cao hơn.
  2. Độ phủ (Coverage): là mức độ lan truyền của chiến dịch/sự kiện/người nổi tiếng và được tính dựa trên số lượng người thực sự (Unique Audience) tham gia thảo luận.
  3. Sự liên quan (Object Mention): là số lượng thảo luận được tạo ra bởi người dùng đề cập cụ thể đến các cụm từ về chiến dịch/sự kiện/người nổi tiếng, chỉ số này giúp đánh giá chính xác hơn các nỗ lực trong việc khiến người dùng ghi nhớ và bàn luận về các thông điệp mà thương hiệu muốn hướng đến.
  4. UGC (User Generated Content): là số lượng nội dung được tạo ra bởi người dùng, UGC giúp thương hiệu đo lường được mức độ tác động đến người dùng trên social media, khiến họ phải chủ động tạo ra các nội dung liên quan đến thương hiệu.
  5. Chỉ số cảm xúc (Sentiment Score): là yếu tố quyết định hiệu ứng của tổng lượng thảo luận. Ví dụ: Sentiment Score của một thương hiệu là nhỏ hơn 0, tức là thương hiệu không đạt được hiệu ứng tích cực từ cộng đồng mạng nói chung; vì thế, hiệu ứng truyền thông sẽ không được tính trong bảng xếp hạng BSI Top10.

Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)

Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao

BSI thể hiện tổng hòa các yếu tố và có độ ảnh hưởng quan trọng như nhau. Chỉ một yếu tố thay đổi, bảng xếp hạng BSI Top10 có thể thay đổi theo.

TOP 10 CHIẾN DỊCH NỔI BẬT NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA THÁNG 10/2017

Bảng xếp hạng BSI Top10 Campaigns tháng 10 với sự thay đổi ngoạn mục về thứ tự của các chiến dịch so với TopBuzz. Các chiến dịch được đánh giá là nổi bật ngoài việc tạo ra được lượng thảo luận lớn, còn phải đáp ứng được việc tạo nên tính lan truyền tích cực trên social media; chính vì thế, hoạt động tài trợ cho cuộc thi Hoa khôi sinh viên Việt Nam của Dr.Thanh chưa thể lọt vào bảng xếp hạng BSI Top10 Campaigns do chưa tạo được hiệu ứng tích cực trên cộng đồng mạng. Bên cạnh đó, tuy các chiến dịch của Điện máy xanh, Tã quần Bobby hay Lễ hội Macchiato của The Coffee House có lượng thảo luận không quá cao, nhưng lại có BSI cao là do đạt hiệu quả tốt trong việc tổng hòa 5 yếu tố cấu thành nên BSI.

BSI Top10 tháng 10/2017 _1
BSI Top10 tháng 10/2017 _2
  1. ZALO – Zalo thấy là yêu thương: Chiến dịch quảng bá cho Zalo call với thông điệp Thấy là yêu thương là chiến dịch nổi bật nhất trên social media trong tháng 10/2017. Sự thành công của chiến dịch đến từ lượng UGC lớn và chỉ số cảm xúc tích cực cao của người dùng từ việc hưởng ứng thông điệp trong việc kết nối các mối quan hệ gia đình, tình bạn, tình yêu thông qua video call của Zalo. Lượng lớn thảo luận của chiến dịch đến từ các bài đăng trên trang cá nhân của KOLs trên kênh Facebook, Youtube và thu hút được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của cư dân mạng.
  2. BOBBY – Tã quần Bobby: Bên cạnh các bài viết làm nổi bật tính năng của loại tả quần so với loại tả dán được các hot moms chia sẻ trên trang cá nhân; thì hoạt động được người dùng tích cực tham gia là cuộc thi ảnh kết hợp các câu hỏi về sản phẩm trên trang microsite nhamaytaquan của Bobby. Lượng thảo luận tích cực đến từ việc yêu thích cuộc thi cùng lời khen ngợi sản phẩm với khả năng thấm hút, chống tràn tốt.
  3. BÁNH MÌ MINH NHẬT – Nếu một ngày anh chán em: Viral clip là nội dung duy nhất của chiến dịch và được tập trung quảng bá trên các trang Facebook page/group với đối tượng người dùng chính là nữ giới. Viral clip được cộng đồng mạng chia sẻ tích cực cùng với lời khen nội dung clip ý nghĩa cảm động; đây chính là nguyên nhân khiến chiến dịch có lượng UGC cao thứ 3 trong tháng 10/2017 dù các bài đăng không có phần kêu gọi người dùng chia sẻ. Bên cạnh đó, vẫn có các ý kiến cho rằng nội dung trong clip chưa thực sự hợp lý.
  4. OPPO – OPPO F5: Thương hiệu tập trung quảng bá các tính năng và đặc điểm của dòng điện thoại OPPO F5thông qua một chuỗi các mini game trên trang Facebook fanpage của thương hiệu. Bên cạnh đó, các bài viết giới thiệu sản phẩm của nhân viên bán hàng và việc chia sẻ MV mới nhất của ca sĩ Noo Phước Thịnh có đề cập đến sự xuất hiện điện thoại F5 đã giúp chiến dịch đạt được lượng UGC cao nhất trong tháng. Công nghệ chụp ảnh với trí tuệ nhân tạo mới của OPPO F5 là điểm khiến nhiều người dùng thích; bên cạnh đó, màn hình thiết kế tràn viền cũng nhận nhiều phản hồi tích cực. Cấu hình sản phẩm không tương xứng với mức giáchụp ảnh không chân thật vẫn là các điểm chưa được đánh giá tốt.
  5. ĐIỆN MÁY XANH – Điện máy xanh: Điện máy xanh tiếp tục tung ra các viral clip hài hước để quảng bá cho các sản phẩm mà thương hiệu kinh doanh. Với clip cover lại bài hát Duyên phận theo phong cách Điện máy xanh đã nhận nhiều phản ứng tích cực từ cộng đồng mạng; ngoài các bình luận thể hiện sự thích thú với cách quảng cáo này của thương hiệu, vẫn còn một số ý kiến cho rằng cách quảng cáo bắt đầu trùng lặp ý tưởng, gây nhàm chán. Tuy chiến dịch có tổng lượng thấp nhất trong BSI Top10 nhưng lại là chiến dịch có tỷ lệ người tham gia thảo luận (60.54%) và tỷ lệ thảo luận liên quan đến chiến dịch (87.78%) cao nhất trong bảng xếp hạng.
  6. VIVO – Vivo V7Plus: Bên cạnh các bài đăng giới thiệu sản phẩm và mini game trên trang Facebook fanpage của thương hiệu, thì các hoạt động trên trang Facebook của các KOLs hay trang cá nhân của nhân viên giới thiệu sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ cũng được tích cực đẩy mạnh. Vivo V7 Plus được người dùng đánh giá là có thiết kế đẹpcamera trước có độ phân giải cao. Tuy nhiên, giá cao so với cấu hình và không tin tưởng vào chất lượng sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc là những điểm khiến sản phẩm nhận phải phản hồi tiêu cực.
  7. SAMSUNG – Galaxy Note 8: Chiến dịch tạo nên lượng thảo luận cao nhất trong tháng 10/2017 nhờ một loạt các mini game và livestream trên trang của các KOLs nổi tiếng. Tuy nhiên, số người tham gia thảo luận (Audience) và lượng thảo luận về chiến dịch (Object Mention) lại chiếm tỷ lệ khá thấp, dẫn đến BSI chỉ xếp hạng thứ 8 trong tháng này. Galaxy Note 8 được nhiều người dùng yêu thích do có thiết kế đẹp, khả năng chụp hình tốt, hiệu năng cao, cấu hình mạnh dung lượng pin tốt; trong khi đó, các thảo luận tiêu cực xoay quanh việc so sánh tính năng chụp xóa phông của Note 8 chưa tốtlỗi hở sáng, ám màu của sản phẩm.
  8. HUAWEI – Huawei Nova 2i: Dòng điện thoại mới nhất của Huawei chính thức ra mắt trong tháng này; hoạt động quảng bá sản phẩm tập trung chủ yếu vào chương trình đặt hàng trước cùng các bài viết giới thiệu sản trên trang Facebook fanpage và website của các nhà bán lẻ; bên cạnh đó là các mini game trên trang Facebook fanpage của thương hiệu. Huawei Nova 2i nhận được nhiều phản hồi tích cực về thiết kế tràn viền, camera có nhiều chế độ chụp ảnh và mức giá hợp lý. Trong khi đó, có một số người dùng không lòng về tình trạng máy lag khi chơi game, cấu hình sản phẩm không tốt cũng như quan ngại về việc sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.
  9. THE COFFEE HOUSE - Lễ Hội Macchiato: Chiến dịch nhằm quảng bá dòng thức uống Macchiato mới của thương hiệu, với ba hương vị mới ngay lập tức tạo nên làn sóng yêu thích của giới trẻ; nhất là hương vị đậu biếc. Bên cạnh clip quảng bá cho thức uống Macchiato, hoạt động tặng voucher miễn phí cho người dùng khi tham gia mini game trên trang Facebook fanpage của thương hiệu và chương trình mua 1 tặng 1 khi đến cửa hàng được người dùng tích cực ủng hộ. Trong đó, người dùng mong muốn được uống thử các loại trà Macchiato mới và rủ bạn bè cùng đến The Coffee House. Tuy nhiên, có một ý kiến không thích vị trà Macchiato sau khi đã dùng qua.
  10. SAMSUNG – Galaxy J7 Plus: Giống như Samsung Galaxy Note 8; lượng lớn thảo luận của Galaxy J7 Plus đến từ các mini game và livestream của các KOLs nổi tiếng; tuy nhiên, BSI của chiến dịch đứng thứ 10 là do tỷ lệ người tham gia thảo luận trên tổng lượng thảo luận được tạo ra khá thấp, chỉ với 1.79%. Galaxy J7 Plus được người dùng đánh giá cao do có camera kép chụp hình đẹp, cấu hình mạnh, chơi game tốt. Tuy nhiên, giá cao, dung lượng pin thấp và so sánh khả năng chụp hình của J7 Plus không tốt bằng một số dòng điện thoại cùng phân khúc là các điểm mà người dùng chưa hài lòng về sản phẩm.

TOP 10 NGƯỜI ẢNH HƯỞNG NỔI BẬT NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA THÁNG 10/2017

Karik lần đầu tiên xuất hiện trong bảng xếp hạng TopBuzz của Buzzmetrics và cũng là nhân vật đạt BSI cao nhất trong bảng xếp hạng BSI Top10 Influencers, đó là nhờ sự yêu thích của người dùng trên social media thông qua chương trình “Vì yêu mà đến”. Trong khi Noo Phước Thịnh xếp vị trí thứ 2 với BSI không quá cách biệt với Karik, và đây cũng là nhân vật có lượng thảo luận tạo ra bởi người dùng (UGC) cao nhất trong tháng 10/2017 do người dùng chia sẻ MV mới nhất của ca sĩ này.

Bên cạnh Karik, còn có sự xuất hiện của Nhật Anh Trắng Huỳnh Lập; hai nhân vật nổi tiếng này có tỷ lệ người tham gia thảo luận trên tổng lượng thảo luận cao nhất bảng xếp hạng BSI Top10 với tỷ lệ lần lượt là 88.17%80.08%. Nhật Anh Trắng được cộng đồng mạng yêu thích do có nhiều V-blog hài hước và đa dạng về nội dung; trong khi Huỳnh Lập với parody clip dựa trên MV “Em gái mưa” đã gây bão trên social media.

So sánh với bảng xếp hạng TopBuzz, Chi Pu và Linh Ka tuy có lượng thảo luận rất cao nhưng lại không tạo được hiệu ứng tích cực trên social media; chính vì thế, hai nhân vật này không nằm trong bảng xếp hạng BSI Top10 Influencers.

BSI Top10 tháng 10/2017 _3
BSI Top10 tháng 10/2017 _4

TOP 10 SỰ KIỆN NỔI BẬT NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA THÁNG 10/2017

Hai sự kiện có lượng thảo luận cao nhất là Chung kết Hoa hậu Đại dương Việt Nam và giải bóng đá thường niên V.League 2017; nhưng các thông tin tiêu cực về kết quả Hoa hậu và sự thiếu minh bạch, bạo lực trong thi đấu bóng đá khiến hai sự kiện này đứng thứ vị trí cao trong bảng xếp hạng TopBuzz nhưng lại không lọt vào BSI Top10 Events, do không tạo được hiệu ứng tích cực trên social media.

BSI Top10 tháng 10/2017 _5
BSI Top10 tháng 10/2017 _6
  1. Sự kiện khai trương cửa hàng Innisfree Nguyễn Trãi: Sự kiện khai trương cửa hàng mới của Innisfree thu hút nhiều sự chú ý và quan tâm thảo luận của người dùng trên social media; sự kiện có lượng UGC cao nhất trong bảng xếp hạng BSI Top10 Events do người dùng tích cực chia sẻ và tag bạn bè tham gia mini game tặng sản phẩm giveaway trên trang Facebook của các Beauty Bloggers. Bên cạnh đó, khách hàng còn có cơ hội trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (VR) và mua sản phẩm với mức giá hấp dẫn tại cửa hàng. Sự kiện được đánh giá là hoành tráng, tổ chức chuyên nghiệp và mời bạn bè cùng đến sự kiện.
  2. Chung kết Hoa hậu Hòa bình thế giới 2017: Đêm chung kết của cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế thu hút sự theo dõi của người dùng trên social media tại Việt Nam. Sự kiện nhận được các thảo luận tích cực thông qua các bình luận ủng hộ Huyền My - thí sinh Việt Nam lọt vào top 10, khen phần trình diễn catwalk của các thí sinh hay. Tuy nhiên, một số khán giả không đồng tình với kết quả của đêm chung kếtcách ứng xử của Huyền My sau khi có kết quả Hoa hậu.
  3. Fansign "Chạm Tới Giấc Mơ" - Sơn Tùng M-TP: Sự kiện ký tặng cuốn tự truyện “Chạm tới ước mơ” của Sơn Tùng diễn ra tại Aeon Mall thu hút sự quan tâm và tham gia sự kiện của lượng lớn fan. Người hâm hộ thể hiện thái độ yêu thích đối với sự có mặt của thần tượng tại sự kiện, mong muốn được sở hữu sách với chữ ký của Sơn Tùng M-TP. Một số ý kiến phản đối hành vi quá khích của một vài người tham dự tại sự kiện.
  4. Lễ hội Budweiser Fearless Party: Sự kiện do thương hiệu bia Budweiser tổ chức trở thành một điểm đến cho giới trẻ trong dịp Halloween với sự góp mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng. Người dùng trên Facebook hào hứng kêu gọi bạn bè cùng tham gia sự kiện; ngoài ra, các phản hồi tích cực còn đến từ việc người tham dự tích cực chia sẻ hình ảnh trong cuộc thi hóa trang và thay đổi avatar theo frame của Budweiser.
  5. Giải Futsal vô địch Đông Nam Á: Bóng đá luôn là môn thể thao vua, thu hút sự quan tâm của hàng triệu người hâm mộ và không riêng chỉ bóng đá sân cỏ mới có sức hút như thế; giải Futsal vô địch Đông Nam Á đã chiếm được nhiều sự yêu thích của người dùng trên social media thông qua các thảo luận bày tỏ sự ủng hộ với đội tuyển Việt Namkêu gọi bạn bè cùng đến xem các trận đấu. Tuy nhiên, khán đài khá chật và những tình huống thi đấu bạo lực khiến người xem chưa hài lòng.
  6. Triển lãm Ô tô Quốc tế Việt Nam: Sự kiện triển lãm Ô tô quốc tế Việt Nam (VIMS) là sự kiện được diễn ra hàng năm, quy tụ các dòng xe mới nhất của các thương hiệu xe nổi tiếng. Sự kiện được đánh giá là tổ chức chuyên nghiệp, có nhiều mẫu xe đẹp; tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng buổi triển lãm khá nhàm chán do có ít hoạt động tại sự kiện.
  7. Sự kiện âm nhạc Imuzik – Kết nối đam mê: Sự kiện âm nhạc do Viettel tổ chức, nhắm đến giới trẻ và cụ thể là sinh viên; sự kiện nằm trong hoạt động quảng bá cho gói cước Mocha Z của Viettel. Các thảo luận tích cực xoay quanh việc người dùng hào hứng hỏi thông tin về sự kiệnkêu gọi bạn bè cùng đi, bên cạnh đó là các lời khen ngợi về phần trình diễn của các ca sĩ. Tuy nhiên, chất lượng livestream không tốt khiến người xem trực tuyến không thưởng thức được chương trình một cách trọn vẹn
  8. Show diễn IVY moda Fashion Show Fall Winter: Sự kiện ra mắt bộ sưu tập Thu Đông 2017 của thương hiệu IVY là sự kiện thời trang đáng mong đợi trong năm. Show diễn nhận được phản ứng tích cực về quy mô hoành tráng, có nhiều người nổi tiếng tham dự; đặc biệt hơn là chương trình có vé mời sự kiện dành riêng cho khách hàng thay vì chỉ mời những người nổi tiếng như hầu hết các sự kiện thời trang khác.
  9. Giải đấu Bóng rổ chuyên nghiệp Quốc gia VBA – VBA 2017 by Jetstar: Giải đấu bóng rổ tiếp tục thu hút sự quan tâm của người hâm mộ khi dần tiến vào các trận đấu quyết định. Lượng lớn thảo luận từ đến các mini game dự đoán kết quả trận đấu với giải thưởng hấp dẫn cùng các bình luận về trận đấu bên dưới các video livestream. Sự kiện thể thao này có tổng lượng thảo luận cao thứ 3 trong tháng 10/2017 nhưng BSI đứng vị trí thứ 9 do tỷ lệ người tham gia thảo luận trên tổng số thảo luận khá thấp, chỉ với 10.51%. Người hâm hộ thích thú với các trận đấu đầy hấp dẫn, kịch tính và thể hiện sự ủng hộ đối với các cầu thủ/đội bóng. Trong khi đó, các thảo luận tiêu cực xoay quanh việc không ủng hộ các quyết định của trọng tài cùng việc phản đối các hành vi bạo lực trong thi đấu.
  10. Lễ hội thời trang âm nhạc Vision Steps of Glory: Chuỗi sự kiện âm nhạc do thương hiệu Honda tổ chức nhằm quảng bá cho dòng xe Vision mới của thương hiệu. Chương trình thu hút sự quan tâm của người dùng trên social media, người dùng muốn cùng bạn bè tham gia sự kiện do có nhiều ca sĩ nổi tiếng và do chương trình miễn phí vé vào cửa. Một vài phản hồi tiêu cực về việc chương trình bắt đầu trễchất lượng video livestream không tốt. Sự kiện có BSI đứng thứ 10 là do tỷ lệ thảo luận liên quan đến sự kiện chiếm khá thấp - 10.62% tổng thảo luận.

PHỤ LỤC

Thông tin chi tiết các chỉ số cấu thành nên BSI của BSI Top10 Campaigns, BSI Top10 Events, BSI Top10 Influencers trong tháng 10/2017:

BSI Top10 tháng 10/2017 _7
BSI Top10 tháng 10/2017 _8
BSI Top10 tháng 10/2017 _9

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận thông báo về các báo cáo và bài viết hữu ích

Đăng ký ngay
DMCA.com Protection Status