Hàng tiêu dùng nhanh

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.
OBM Syndicated Report: Phân tích thảo luận về Tết 2020 và cơ hội cho Tết 2021

Tết 2020 được xem là cái Tết đặc biệt nhất từng được ghi nhận trong 10 năm qua. Nhiều sự kiện nóng xuất hiện làm ảnh hưởng đến hầu hết các chủ đề thảo luận của Tết. Đầu năm 2020, chính phủ đưa ra mức phạt mới về sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe. Cũng vào thời gian này, thịt heo tăng giá tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các thảo luận về nấu ăn & chi tiêu Tết. Vào những ngày cận Tết, Việt Nam ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Những sự kiện xảy ra liên tiếp đã tác động không nhỏ tới đời sống người dùng và khiến Tết 2020 trở thành một cái Tết dài nhất lịch sử. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của COVID-19, dự đoán nhiều khả năng dịch bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới Tết 2021.

Tết 2020 được xem là cái Tết đặc biệt nhất từng được ghi nhận trong 10 năm qua. Nhiều sự kiện nóng xuất hiện làm ảnh hưởng đến hầu hết các chủ đề thảo luận của Tết. Đầu năm 2020, chính phủ đưa ra mức phạt mới về sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe. Cũng vào thời gian này, thịt heo tăng giá tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các thảo luận về nấu ăn & chi tiêu Tết. Vào những ngày cận Tết, Việt Nam ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Những sự kiện xảy ra liên tiếp đã tác động không nhỏ tới đời sống người dùng và khiến Tết 2020 trở thành một cái Tết dài nhất lịch sử. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của COVID-19, dự đoán nhiều khả năng dịch bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới Tết 2021. Báo cáo “Occasion Insight: Tết 2020” sẽ mang đến cho thương hiệu cái nhìn toàn diện về dịp đặc biệt này, tập trung vào các chủ đề:

  1. Bối cảnh chung của Tết 2020
  2. Chi tiêu & Mua sắm trong dịp Tết 2020
  3. Đoàn tụ & Du lịch trong dịp Tết 2020
  4. Ăn uống trong dịp Tết 2020

Từng chủ đề sẽ bao gồm những phân tích:

  • Tình hình thảo luận của người dùng - thái độ & hành vi của họ đối với từng chủ đề;
  • Phân tích & đánh giá hoạt động của các thương hiệu trong dịp Tết 2020;
  • Dự đoán những ảnh hưởng của Covid-19 đến từng chủ đề vào Tết 2021.

Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu được rút ra từ báo cáo “Occasion Insight: Tết 2020”

1. COVID-19 đã ảnh hưởng đến Tết 2020 thế nào?

COVID-19 đã phần nào tác động tới xu hướng thảo luận của Tết. Cụ thể, vào ngày 30/12 âm lịch, Việt Nam ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, khiến lượng thảo luận về dịch bệnh trong mùa Tết đẩy lên cao nhất. Dù cao điểm Tết cổ truyền đã qua đi, người dùng vẫn tiếp tục thảo luận về Tết do ảnh hưởng của COVID-19. Tính đến cuối tháng Tư, Tết 2020 đã kéo dài được 3 tháng và do đó trở thành mùa Tết dài nhất trong lịch sử. Nhóm phụ huynh và học sinh sẽ cảm nhận rõ sự ảnh hưởng này, khi thời gian nghỉ học liên tiếp được chính phủ kéo dài cho đến tháng Tư. Mọi người gọi Tết năm nay bằng những cái tên độc đáo như “Tết COVID” hay “Tết Corona”.

(1) Thời gian nghỉ Tết kéo dài không mong muốn và (2) thời điểm bùng phát của dịch bệnh cận ngày Tết cổ truyền cũng đã ảnh hưởng tới những kế hoạch năm mới của người dùng. Cụ thể, họ buộc phải ở nhà và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh việc lây nhiễm. Du lịch và các hoạt động ngoài trời trong dịp Tết cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó, vấn đề người lao động bị mất việc, giãn việc do dịch bệnh bùng phát sau Tết 2020 cũng tác động đến chuyện sắm sửa đón Tết 2021. Không chỉ vậy, người dùng còn cảm nhận được bầu không khí ảm đạm của Tết năm nay so với các năm trước. Nên lưu ý rằng: Cao điểm của Tết trên mạng xã hội luôn là khoảng thời gian trước Tết, đặc biệt 7 ngày cận tết (23 tháng Chạp - 30 Tết). COVID-19 chỉ xuất hiện trước Tết 2020 một ngày và chỉ ảnh hưởng phần nào tới Tết. Nói cách khác, COVID-19 là một phần quan trọng, nhưng chưa phải là bức tranh toàn cảnh của Tết 2020. Câu hỏi đặt ra là:

  • Trước khi COVID-19 xuất hiện, các chủ đề thảo luận được người dùng quan tâm là gì? Mối quan tâm của người dùng biến đổi ra sao qua các giai đoạn khác nhau của Tết?
  • COVID-19 đã ảnh hưởng các kế hoạch và các hoạt động trong Tết của người dùng như thế nào. Những điều này có làm thay đổi và thay đổi ra sao cách người dùng chuẩn bị Tết 2021?

Đăng ký đặt mua báo cáo “Bối cảnh chung của Tết 2020” tại đây.

2. COVID-19 đã ảnh hưởng đến vấn đề chi tiêu & mua sắm Tết thế nào?

Sự xuất hiện của dịch COVID-19 làm tác động tới thời gian chi tiêu & mua sắm của người dùng. Vào năm 2019, khoảng thời gian trước Tết sẽ là cao điểm mua sắm và sau đó người dùng sẽ dành sự quan tâm tới các hoạt động khác. Do đó, xu hướng thảo luận về mua sắm giảm xuống đột ngột khi Tết đến và chỉ cho thấy dấu hiệu phục hồi khi Tết đã qua đi. Sang năm 2020, xu hướng thảo luận về mua sắm vẫn được duy trì cho tới Tết. Đó là do người dùng dự trữ các sản phẩm cần thiết trong và sau Tết.

Không chỉ tác động tới thời gian thảo luận, COVID-19 còn tác động tới các mặt hàng được thảo luận. Lần đầu tiên trong lịch sử các mùa Tết, khẩu trang lọt vào top các mặt hàng được tìm mua nhiều nhất, bên cạnh quần áo và thực phẩm. Các mặt hàng FMCG đồng thời bị đẩy ra khỏi top 4 mặt hàng được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội.

Để đối phó với dịch COVID-19, người dùng không chỉ thảo luận về việc mua khẩu trang. Nhóm các bà mẹ dành mối quan tâm đặc biệt đến các mặt hàng dành cho bé, trong khi một nhóm người dùng khác chủ động tích trữ thực phẩm nhằm hạn chế ra ngoài.

Nhìn chung, COVID-19 đã ít nhiều ảnh hưởng tới thời gian mua sắm cũng như các mặt hàng được mua ngày Tết. Ngoài ra:

  • Các nhóm đối tượng nào thảo luận nhiều nhất về chủ đề mua sắm? Họ mua sắm cho ai và mua sắm vì mục đích gì?
  • Bên cạnh dịch COVID-19, còn các yếu tố nào ảnh hưởng tới ý định mua sắm của người dùng? Đâu là yếu tố quan trọng nhất tới quyết định chi tiêu của người dùng?
  • Các thương hiệu và các ngành hàng nào đã tận dụng thành công chủ đề Chi tiêu & Mua sắm cho chiến dịch truyền thông?

Đăng ký đặt mua báo cáo “Chi tiêu & Mua sắm trong dịp Tết 2020” tại đây.

3. COVID-19 ảnh hưởng đến du lịch ngày Tết như thế nào?

Theo báo cáo của Buzzmetrics, vào giai đoạn đầu của dịch COVID-19, du lịch là một trong những ngành chịu nhiều tác động nhất. Điều này cũng được phản ánh qua cách người dùng thảo luận về các chuyến đi ngày Tết. Cụ thể, do (1) chính sách hạn chế di chuyển của chính phủ và (2) lo ngại dịch bệnh, quá nửa người dùng đã quyết định hoãn lại các chuyến đi của mình. Trong khi đó, một số khác vẫn quyết định làm theo kế hoạch đã vạch ra trước đó.

Dù thế nào chăng nữa, du lịch vẫn được xem là một các chủ đề lớn được người dùng quan tâm khi đón Tết. Tuy nhiên, đang chưa có nhiều thương hiệu khai thác chủ đề này, kể cả các thương hiệu booking, vốn liên quan trực tiếp tới du lịch. Câu hỏi được đặt ra là:

  • Ngoài COVID-19, điều gì ảnh hưởng tới quyết định du lịch hay không du lịch của người dùng? Các yếu tố nào thương hiệu có thể tận dụng để khuyến khích người dùng du lịch nhiều hơn?
  • Năm 2019, đoàn tụ thường là chủ đề được nhắc đến chung với du lịch. Vậy khi COVID-19 ảnh hưởng du lịch, đoàn tụ có bị ảnh hưởng không? Những hành vi đoàn tụ nào đã thay đổi so với năm ngoái?

Đăng ký đặt mua báo cáo về “Đoàn tụ & Du lịch trong dịp Tết 2020” tại đây.

4. COVID-19 ảnh hưởng đến ăn uống ngày Tết như thế nào?

Do cảnh báo về lây nhiễm COVID-19, thảo luận về chuyện ăn ngoài giảm đáng kể. Với những người dùng vẫn đi ăn ngoài, họ thường tỏ ra cẩn trọng bằng cách rửa tay và đeo khẩu trang. Điều này khiến họ không thể tận hưởng trọn vẹn hoạt động ăn ngoài cùng với bạn bè. Khi xu hướng thảo luận về ăn ngoài giảm, xu hướng thảo luận về nấu ăn tại nhà tăng lên. Đồng thời, COVID-19 cũng khiến người dùng thảo luận nhiều hơn về dự trữ thức ăn.

Tuy nhiên, COVID-19 không phải là yếu tố duy nhất làm thay đổi hành vi ăn uống của người dùng. Thịt lợn góp mặt trong đa số món ăn ngày Tết, nhưng do vấn đề giá cả mà người dùng thảo luận nhiều hơn về các loại thực phẩm thay thế. Có người chuyển sang dùng loại thịt khác (thịt gà và cá), cũng có người chuyển sang làm đồ chay để bữa ăn đa dạng và tiết kiệm.

  • Bên cạnh giá thịt heo và COVID-19, mức phạt nồng độ cồn mới cũng là sự kiện xã hội liên quan tới hành vi ăn uống. Liệu sự kiện này có làm giảm tỷ lệ xuất hiện của thức uống có cồn trong bữa ăn ngày Tết?
  • Bên cạnh giá cả, đâu là các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sắm nguyên liệu nấu ăn của người dùng? Liệu việc mua sắm nào có ảnh hưởng tới kỳ vọng của người dùng về một bữa ăn cũng như định nghĩa của họ về sự “ngon” khi nấu ăn?
  • Mặc dù thảo luận về ăn ngoài giảm nhưng không có nghĩa là người dùng dừng đi ăn ngoài. Các yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định ăn ngoài của người dùng?

Đăng ký đặt mua báo cáo “Ăn uống trong dịp Tết 2020” tại đây.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Điều thú vị trong hành vi Nấu Ăn Tại Nhà mùa COVID-19

Giãn cách xã hội tạo nên đa dạng chủ đề thảo luận những ngày vừa qua. Nấu ăn tại nhà là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất và được thảo luận khá sôi nổi trên mạng xã hội. Điều đặc biệt là người dùng không xem nấu ăn như một nhiệm vụ bất đắc dĩ. Không phải là sự nóng bức vì đứng trong bếp quá lâu, không còn sự mệt mỏi vì chuyện bếp núc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, cũng không còn cảm giác cô đơn khi vào bếp mà không có sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, nấu ăn tại nhà mang tới những trải nghiệm tích cực và thú vị. Báo cáo của Buzzmetrics sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chuyện bếp núc mùa giãn cách.

Giãn cách xã hội tạo nên đa dạng chủ đề thảo luận những ngày vừa qua. Nấu ăn tại nhà là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất và được thảo luận khá sôi nổi trên mạng xã hội. Điều đặc biệt là người dùng không xem nấu ăn như một nhiệm vụ bất đắc dĩ. Không phải là sự nóng bức vì đứng trong bếp quá lâu, không còn sự mệt mỏi vì chuyện bếp núc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, cũng không còn cảm giác cô đơn khi vào bếp mà không có sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, nấu ăn tại nhà mang tới những trải nghiệm tích cực và thú vị. Báo cáo của Buzzmetrics sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chuyện bếp núc mùa giãn cách.

1. Tổng quan tình hình nấu ăn

Vào ngày 14/3, UBND Quận 1 (TP.HCM) yêu cầu đóng cửa các địa điểm tụ tập đông người. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp chủ động áp dụng cơ chế làm việc tại nhà (Work From Home) nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc, hạn chế nguồn lây lan. Các yếu tố này khiến lượng thảo luận về chuyện ăn gì khi hàng quán đóng cửa bắt đầu tăng dần.Hơn nữa, khi chính sách giãn cách xã hội được thi hành, việc người dùng phải ở nhà nhiều hơn khiến lượng thảo luận về chủ đề “Nấu ăn” tăng mạnh. Chỉ trong vòng một tháng (từ 15/3 đến 16/4), tổng lượng thảo luận của người dùng đạt gần 1 triệu, tăng gần 150% so với trung bình các tháng trước. Đến ngày 3/4, con số này lên đến gần 50K chỉ trong một ngày duy nhất.

2. So sánh sự lựa chọn món ăn trước và trong mùa dịch

Bữa ăn mùa dịch và bữa ăn bình thường có nhiều sự khác biệt. Trong đó, 2 sự thay đổi lớn nhất nằm ở: (1) Loại món ăn & (2) Đặc trưng món ăn.

Trước kia, khi các quán cà phê, trà sữa, đồ ăn vặt còn mở cửa, người dùng thường không làm những món để “nhâm nhi”. Bây giờ, họ sẵn sàng vào bếp để biến tấu các món ăn vặt và đồ uống. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của chính sách giãn cách, người dùng hạn chế qua nhà nhau và do đó giảm đi các bữa nhậu tại nhà.

Trước mùa giãn cách, người dùng thường nấu những món ăn quen thuộc, ưu tiên sự nhanh gọn. Đến khi phải dành gần như cả ngày ở nhà, họ tranh thủ thực hành những cách nấu mới, bổ sung nguyên liệu để bữa ăn lạ miệng hơn. Đây cũng là lý do xuất hiện nhiều món ăn "trendy" trong thời gian này như: cà phê Dalgona, bánh mì bơ tỏi, trứng rán bồng bềnh, trứng ngâm tương.

3. Những lợi ích về sức khỏe tinh thần đối với người dùng

Nấu ăn tại nhà không hẳn là công việc miễn cưỡng phải làm khi cách ly xã hội. Đối với một số người dùng, nó còn đem lại những lợi ích về sức khỏe tinh thần.

Những thay đổi đáng chú ý

Theo quan sát của Buzzmetrics: Vốn dĩ ngày thường, đa phần người dùng đã lựa chọn xuống bếp vì muốn được chăm sóc người khác hay bản thân mình. Đến mùa dịch, điều đó lại càng thể hiện rõ nét hơn. Ngược lại, mặc dù vào ngày thường, người dùng thích chia sẻ những bữa ăn được người khác nấu cho, xem đó là một món quà hay sự bất ngờ thì trong giai đoạn giãn cách xã hội, người dùng lại ít nhắc đến chủ đề này.Lý giải cho những biến đổi trên, ta có thể nhìn vào ba khía cạnh:

  • Thứ nhất, khi thiếu các hình thức giải khuây trong mùa dịch, người dùng chọn cách tự mình xuống bếp nấu ăn thay vì chờ đợi bữa ăn do người khác nấu.
  • Thứ hai, vì giãn cách xã hội giúp người dùng có thêm thời gian ở bên gia đình, họ muốn nhân cơ hội này tự tay nấu những món ăn ngon cho người thân yêu. Người dùng rất coi trọng bữa cơm nhà, nhưng vì ngày thường bận rộn nên họ ít khi được vào bếp.
  • Thứ ba, chăm sóc bản thân cũng là một khía cạnh của việc nấu ăn tại nhà. Người dùng coi mùa dịch là dịp để được tự thưởng cho mình những món yêu thích sau chuỗi ngày làm việc chăm chỉ, đồng thời sống chậm lại, cho đầu óc nghỉ ngơi và chăm chút cơ thể.

Giá trị nào không thay đổi?

Vào ngày thường lẫn trong mùa dịch, niềm đam mê hay sự ngẫu hứng luôn là lý do phổ biến kéo người dùng vào bếp. Điều này cho thấy, một số người xem nấu ăn không chỉ là việc nhà mà còn là thú vui trong cuộc sống.Hơn nữa, được nấu ăn cùng những người thân yêu khiến cho trải nghiệm bếp núc trở nên ý nghĩa hơn, đáng nhớ hơn. Vì lẽ đó mà một số phụ huynh đã tranh thủ mùa dịch rủ con vào bếp và hướng dẫn con cách tự chăm lo bữa ăn hằng ngày.Ngoài ra, dù trước hay trong mùa cách ly, một trong những động lực to lớn nhất của người làm bếp vẫn là được nhìn thấy người khác tận hưởng bữa ăn ngon miệng do chính tay mình nấu. Họ coi trọng giá trị của sự công nhận, biết ơn dành cho công sức mình bỏ ra.

4. Những sự thay đổi này có thể được duy trì sau mùa dịch hay không?

Theo thống kê của Buzzmetrics, 75% người dùng cho biết họ sẵn sàng dành thời gian để nấu ăn tại nhà khi cuộc sống trở lại bình thường.

Một bộ phận người dùng đã phát hiện ra năng khiếu nấu ăn của mình khi ở nhà mùa dịch, đồng thời tìm được niềm vui nơi góc bếp.Bên cạnh đó, cách ly xã hội còn giúp người dùng hiểu được giá trị của bữa ăn do chính tay mình nấu. Đó là sự gắn kết khi cả nhà có thời gian cùng vào bếp, cùng dùng bữa. Hoặc đó là sự mong chờ được nếm thức ăn ngon như một phần thưởng cho những nỗ lực mình đã bỏ ra.Dựa trên cách nhìn nhận tích cực của người dùng về chuyện nấu nướng tại nhà, khả năng cao là xu hướng này vẫn được duy trì khi mùa dịch COVID-19 qua đi.

5. Kết luận

Nhìn chung, nấu ăn tại nhà vừa giúp kết nối mọi người, vừa giúp tạo niềm vui và động lực cho bản thân. Đây là hai góc độ mà thương hiệu có thể khai thác nếu muốn kết nối người dùng thông qua chủ đề "Nấu ăn".

Nhóm thương hiệu liên quan đến sản phẩm phục vụ việc nấu ăn (gia vị, dụng cụ làm bếp...): Qua mùa dịch, người dùng hứng thú hơn với việc nấu ăn tại nhà, hoặc chịu khó biến tấu cho món ăn trở nên lạ miệng hơn. Hãy chia sẻ những công thức thú vị, có lồng ghép sản phẩm thương hiệu, để người dùng thử nghiệm và khoe thành quả lên mạng xã hội. Thương hiệu cũng có thể tổ chức các cuộc thi sáng tạo món ăn cùng với sản phẩm của mình.

Một nhóm người dùng hướng tới một bữa ăn nhanh gọn nhằm trợ sức giữa lúc Work From Home. Đây có thể là nơi để các thương hiệu thể hiện vai trò của mình (brand role) trong việc hỗ trợ các hoạt động nấu nướng của người tiêu dùng.

Nhóm thương hiệu khác: Trải nghiệm vào bếp cùng nhau giúp mẹ và các thành viên khác trong gia đình (đặc biệt là con cái) có thêm thời gian kết nối. Các ý tưởng đơn giản để mẹ tập cho bé nấu ăn từ những bước cơ bản có thể là một cách thú vị để tiếp cận nhóm người dùng này.

Ngoài ra, những lợi ích cảm xúc & tâm lý của nấu ăn (sự tự thể hiện, sự chăm sóc & sự gắn kết gia đình) là những góc độ khác mà những thương hiệu liên quan tới chủ đề "Nấu ăn" hoặc "Gia đình" có thể tận dụng.

Đặc biệt, nấu ăn được xem là một đam mê & một thú vui tại nhà hơn là một nhiệm vụ vất vả. Không ít người tiêu dùng có cảm nhận tích cực hơn về chuyện nấu sau mùa COVID; và đây cũng sẽ là cơ hội cho thương hiệu tiếp cận chủ đề "Nấu ăn" theo góc độ này.

Đọc bài viết
right
Ngày của mẹ 2019 - Ai là người dẫn đầu cuộc chiến?

Năm 2019, Ngày của mẹ thực sự trở thành 1 cuộc chiến với sự tham gia của hơn 246 thương hiệu, gấp 2 lần số lượng thương hiệu tham gia vào Ngày của mẹ năm 2018. Số buzz trung bình do mỗi thương hiệu tạo ra tăng 20% so với 2018. Vậy thương hiệu nào đang dẫn đầu cuộc chiến? Và công thức thành công của thương hiệu đó là gì?

Ngày của Mẹ vẫn đang tăng trưởng mạnh

Năm 2018, ngày của mẹ tăng trưởng 179% so với năm 2017. Sang 2019, ngày của mẹ vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 153%. Đây là ngày đặc biệt có tốc độ tăng trưởng nhiều nhất trong số những ngày về phụ nữ/ gia đình (So sánh với Ngày của Cha 2018 (117%), Quốc tế Phụ Nữ 2018 (17%) và Ngày Phụ nữ Việt Nam 2018 (34%) ).

Sự tăng trưởng này đến chủ yếu từ người tiêu dùng. Thảo luận tự nhiên của người dùng (là thảo luận do người tiêu dùng tạo ra, không bị dẫn dắt bởi thương hiệu hoặc các đối tượng tác - consumer voice) vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng trưởng 220% so với 2018. Điều này cho thấy Ngày của mẹ có vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng, vì thế họ đang tự tạo ra lượng thảo luận lớn mà không cần sự dẫn dắt/ khuyến khích của thương hiệu. Chính vì thế, Buzzmetrics dự báo Ngày của mẹ vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh vào năm 2020.Thảo luận do thương hiệu tạo ra và dẫn dắt (brand voice) cũng tăng trưởng mạnh 152% trong năm 2018 - là nhóm thảo luận tăng trưởng thứ 2 trong ngày này.

ngay cua me_2

Câu hỏi đặt ra là: Tổng brand voice năm 2019 tăng là do số lượng thương hiệu tham gia ngày này tăng lên, hay do các thương hiệu đã làm tốt hơn và tận dụng được lợi thế của Ngày của mẹ?

Cuộc chiến của các thương hiệu trong Ngày của Mẹ

Năm 2019, Ngày của mẹ thực sự trở thành 1 cuộc chiến với sự tham gia của hơn 246 thương hiệu, gấp 2 lần số lượng thương hiệu tham gia vào Ngày của mẹ năm 2018. Số buzz trung bình do mỗi thương hiệu tạo ra tăng 20% so với 2018.

ngay cua me_3

Mặc dù vậy, không phải thương hiệu nào cũng tận dụng tốt ngày của mẹ. Xét về thị phần thảo luận, top 10 thương hiệu ồn ào nhất ngày này đã chiếm 76% tổng lượng brand voice. Đặc biệt, thảo luận do OMO tạo ra chiếm hơn 38% thị phần thảo luận của toàn bộ brand voice vào Ngày của mẹ năm 2019. Hơn thế nữa, tổng buzz của OMO còn cao hơn 7% so với tổng lượng thảo luận được tạo ra và dẫn dắt của hơn 110 thương hiệu (brand voice) vào Ngày của mẹ 2018. OMO cũng là thương hiệu đầu tiên tạo ra lượng thảo luận lớn nhất từ trước đến nay vào Ngày của mẹ - cao vượt trội so với tất cả các thương hiệu khác.

ngay cua me_4

Bài học kinh nghiệm - Học OMO cách để chiến thắng trong Ngày của Mẹ

1. Đúng insight - Đúng thông điệp

Ngày của mẹ là ngày của những lời chúc, lời tri ân tới mẹ và những món quà. OMO đã chọn đúng chủ đề để tiếp cận với người dùng. Thông qua đó, khéo léo lồng ghép thông tin chương trình khuyến mãi và tặng quà của OMO trong ngày 12/5.

ngay cua me_5

Không chỉ nội dung trên mạng xã hội các thông điệp trên các đoạn quảng cáo ngắn của OMO cũng theo đúng insight của người tiêu dùng. Điểm đặc biệt là OMO không đi theo cách thông thường - Chọn 1 insight "chất" nhất và xây dựng thông điệp đựa trên insight đó. Thay vào đó, OMO chọn cách KHÔNG-BỎ-SÓT - bắt TẤT CẢ insight của người tiêu dùng trong ngày này và tạo ra nhiều thông điệp riêng cho từng insight.

ngay cua me_6

Nguồn: youtube.com

Các đoạn quảng cáo ngắn này đã tạo được đồng điệu với cảm xúc và mối quan tâm người tiêu dùng trong Ngày của mẹ. Nhờ đó, OMO càng nhận được thêm nhiều sự chú ý cũng như tạo được 1 lượng thảo luận lớn trên mạng xã hội.

2. Đúng thời điểm

Khoảng thời gian hiệu quả của Ngày của mẹ diễn ra trong 7 ngày, bao gồm: Ngày chính & 6 ngày trước đó. Trong đó, ngày chính sẽ tập trung lượng thảo luận nhiều nhất. Với đường trendline này, các thương hiệu có thể đứng trước 2 lựa chọn:

  • Một là: Chiến dịch 7 ngày: Các thương hiệu có thể chạy pre-campaign trong giai đoạn trước, trong ngày này sẽ chạy những hoạt động chính.
  • Hai là: Một ngày duy nhất: Thương hiệu có thể dồn lực để đầu tư vào 1 ngày duy nhất - đúng ngày của mẹ - vì lượng buzz của ngày này đã gấp hơn 17 lần trung bình 6 ngày trước đó.
ngay cua me_15

Đa phần các thương hiệu đã chạy sớm, các hoạt động chính (mini-game, cuộc thi, livestream…) đều diễn ra trước - vào giai đoạn sự chú ý của người tiêu dùng về Ngày của mẹ chưa cao. Đến ngày chính 12/5, các thương hiệu không dồn sự đầu tư lớn. Chỉ riêng một mình OMO đã tận dụng được sự chú ý đang tăng trưởng cao vào đúng ngày của mẹ.

ngay cua me_16

Vì thế riêng trong Ngày của mẹ 12/5, OMO tạo ra được 29,825 buzz, gấp 7 lần lượng buzz của thương hiệu xếp thứ 2 trong ngày này.

ngay cua me_17

3. Đúng channel

Ngày của mẹ là ngày người tiêu dùng thể hiện sự tri ân tới mẹ. Người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng bày tỏ hơn, họ trực tiếp nói lời tri ân với mẹ ngay trên trang các nhân - để mẹ được nhìn thấy - thay vì trong những comment trên fanpage. Tỷ lệ thảo luận được tạo ra trên trang cá nhân chiếm đến gần 90% tổng lượng thảo luận. Chính vì vậy, đối với Ngày của mẹ, thương hiệu nên tìm cách để khuyến khích người tiêu dùng gửi lời tri ân tới mẹ trên trang cá nhân - kèm thông điệp của brand thay vì chỉ comment trên fanpage của brand. Như vậy dễ tạo sự hưởng ứng và tham gia của người tiêu dùng hơn.Các brand khác chưa làm được điều này, tỷ lệ buzz đến từ trang các nhân không cao. Riêng OMO, gần 40% buzz đến từ trang cá nhân của người dùng. Điều này cho thấy sự nỗ lực của thương hiệu trong việc "bắt" đúng hành vi của người dùng mạng xã hội. Và nó cũng lý giải một phần cho sự thành công của thương hiệu này trong Ngày của mẹ.

ngay cua me_10

4. “Bắt trend” kết hợp với đúng tactic

ngay cua me_11

Nguồn: kenh14.vn

Một trong số những hoạt động thú vị của OMO có thể kể đến là: Huy động lực lượng lập kỷ lục Cùng nhau lập kỷ lục gửi 3000 lời chúc yêu thương tới mẹ.Hoạt động này đi theo công thức:

ngay cua me_12

Sau công chiếu Avenger 3: End game, mạng xã hội đã xuất hiện trào lưu “I love you 3000”. Đây là trào lưu lớn nhất tại thời điểm Ngày của mẹ hiện tại và phù hợp với bối cảnh “gia đình”, không khí yêu thương, tri ân vào ngày này.Không chỉ đúng trend, hoạt động này còn đi theo tactics #challenge - thử thách tạo 3000 lời chúc cho mẹ. Bản chất của các nội dung mang tính challenge thường sẽ nhanh chóng tạo được lượng buzz cao trong thời gian ngắn (Tham khảo: Compliment challenge - 86k buzz, Trash tag challenge - 63k buzz).Tóm lại, những dịp đặc biệt là cơ hội vàng cho các thương hiệu để thu hút sự quan tâm và chú ý của người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng hiểu đúng để tận dụng đúng lợi thế của dịp đặc biệt. Đúng thời điểm còn cần thêm nói đúng câu chuyện, với đúng đối tượng, hiểu đúng hành vi và dùng đúng tactic. Mạng xã hội, người tiêu dùng trên mạng xã hội và các dịp đặc biệt đều đang thay đổi từng ngày từng giờ. Vì vậy. hãy luôn thấu hiểu và cập nhập sự thay đổi của nó nhanh nhất để tận dụng hết lợi thế của các Dịp đặc biệt.Đặt mua báo cáo Ngày Của Mẹ 2019 tại đây.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Hoạt động phân phối Online - Thảo luận mạng xã hội có thể giúp được gì?

Quy trình mua hàng trên mạng có thể sẽ khác biệt rất nhiều so với quy trình mua xảy ra tại các cửa hàng thực tế. Các kênh Social Commerce (Fanpage của thương hiệu/ cửa hàng/ trang thương mại điện từ và các website E-commerce) có thể là nơi người tiêu dùng trực tiếp mua sản phẩm hoặc chỉ là nơi để người tiêu dùng tìm kiếm thông tin, tham khảo giá hoặc tìm đánh giá của người khác về sản phẩm.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mức độ thâm nhập của internet, mạng xã hội không chỉ đơn giản là nơi trao đổi thông tin, trò chuyện, kết nối với bạn bè, mà nó còn là nơi để người tiêu dùng mua sắm. Năm 2013, doanh thu từ các giao dịch trực tuyến chỉ đạt mức 2,2 tỷ USD thì 3 năm sau con số đã tăng lên 4 tỷ USD, chi tiêu bình quân khi mua hàng online tăng từ 120 USD/người lên 160 USD/người (Theo Nielsen). Tại Việt Nam, Social Commerce đang phát triển mạnh và đa dạng với nhiều hình thức, từ trang Fanpage của một cửa hàng nhỏ đến một website E-commerce chuyên nghiệp. Người tiêu dùng có thể dễ dàng bắt gặp thông tin sản phẩm, phát sinh nhu cầu và tiến hành mua sắm khi đang tham gia thảo luận trên mạng xã hội. Chính vì sự phát triển của Social Commerce mà Ecommerce Audit - một hình thức nghiên cứu mới, đã ra đời. Và hơn bao giờ hết, quyết định mua người tiêu dùng còn có thể bị ảnh hưởng qua quan sát thảo luận của những người mua khác. Từ đó, hành vi mua của người tiêu dùng bị ảnh hưởng lẫn nhau - qua thảo luận trên mạng xã hội.

Phân phối online - social commerce

Theo nghiên cứu của Sprout Social, 80% Social Marketer sử dụng social media để tăng độ nhận diện thương hiệu và hơn một nửa họ cho rằng đo lường ROI là thách thức lớn nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy một sự thật là đa phần các thương hiệu chỉ sử dụng social media với mục tiêu tăng độ nhận biết hoặc tăng độ tương tác chứ chưa tận dụng được hết cơ hội của mạng xã hội để đạt được mục tiêu xa hơn.

Phân phối Online - Marketer survey

Ngoài các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động digital marketing trên E-commerce thông thường, thương hiệu hoàn toàn có thể tận dụng các thảo luận mạng xã hội để thấu hiểu về nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng, từ đó xác định yếu tố tạo ra và thúc đẩy ý định mua của họ trên mạng xã hội.Mạng xã hội không chỉ là nơi tạo độ ồn ào hay sự chú ý mà còn có thể hỗ trợ tốt cho các mục tiêu bán hàng của thương hiệu. Cụ thể hơn, phân tích thảo luận mạng xã hội có thể giúp thương hiệu biết được thông tin về:

  • Quá trình mua hàng tại điểm bán (Consumer Journey)
  • Độ phủ (Online distribution)
  • Chương trình ưu đãi
  • Sản phẩm SKU đang được quan tâm trên mạng xã hội (Active SKU)
  • Mức giá

Tìm hiểu Quy trình mua hàng tại các điểm bán trên mạng xã hội (Social Commerce)

Quy trình mua hàng trên mạng có thể sẽ khác biệt rất nhiều so với quy trình mua xảy ra tại các cửa hàng thực tế. Các kênh Social Commerce (Fanpage của thương hiệu/ cửa hàng/ trang thương mại điện từ và các website E-commerce) có thể là nơi người tiêu dùng trực tiếp mua sản phẩm hoặc chỉ là nơi để người tiêu dùng tìm kiếm thông tin, tham khảo giá hoặc tìm đánh giá của người khác về sản phẩm. Việc hiểu quy trình mua hàng tại các điểm bán trên mạng sẽ giúp thương hiệu xác định đúng vai trò của các kênh phân phối Online, mức độ ảnh hưởng của nó trong quá trình mua của người tiêu dùng. Từ đó, thương hiệu có mức độ đầu tư, chiến lược tiếp cận và cách thức sử dụng các kênh phân phối Online phù hợp.Ví dụ:Nghiên cứu trên 500 mẫu thảo luận vào tháng 06/2018 về máy giặt tại các kênh bán máy giặt Online (Fanpage của cửa hàng bán máy giặt, chuỗi siêu thị điện máy, trang thương mại điện tử có thảo luận về máy giặt) cho thấy:

  • Các kênh Social Commerce của ngành hàng máy giặt là nơi được người tiêu dùng sử dụng chủ yếu để tìm kiếm thông tin, cân nhắc đánh giá sản phẩm.
  • Người bán/ các kênh phân phối đang tập trung mạnh vào việc giải quyết các thắc mắc của khách hàng khi họ đang cân nhắc về quyết định mua. Tuy nhiên, thời điểm lúc khác hàng đang thực hiện quyết định mua & giai đoạn sau mua (Purchase & Post Purchase) chưa được đầu tư đúng mức. Các thương hiệu có thể chú ý đến khoảng trống này để hỗ trợ quyết định mua hàng cũng như giải quyết các vấn đề, làm khách hàng hài lòng sau mua.
Phân phối online - consumer journey

Đo lường và đánh giá độ phủ của thương hiệu tại các kênh phân phối Online (Social Commerce)

Trên mạng xã hội, mỗi ngành hàng sẽ có một số kênh/ nhóm kênh đặc thù để tiến hành mua hàng. Lượng thảo luận của các người tiêu dùng trên các kênh này sẽ tạo được ảnh hưởng mạnh và thúc đẩy hành vi mua hàng của nhiều người mua khác. Thương hiệu cần hiểu rõ ngành hàng của mình cần phải được xuất hiện tại những điểm bán Online nào, nên phủ rộng trên tất cả các kênh hay tập trung vào một số kênh chính. Chiến lược phân phối Online của đối thủ đang như thế nào, và thương hiệu nào đang chiếm ưu thế trên kênh phân phối Online quan trọng. Liệu thương hiệu cần mở rộng các kênh phân phối Online, hay đơn gian chỉ cần làm tốt trên 1 vài kênh chính?Ví dụ:

  • Quay lại ngành hàng máy giặt, có thể thấy các trang thương mại điện tử chiếm gần 90% thảo luận của các kênh phân phối Online. Trong đó, Điện máy Xanh (Cả website và Fanpage) đóng vai trò quan trọng nhất (chiếm 93% thảo luận) và ảnh hưởng tới tất cả các giai đoạn trong quá trình mua máy giặt của người tiêu dùng.
Phân phối online - Phân bố kênh online
  • Xét về độ phủ trên các kênh phân phối Online, Samsung có độ phủ rộng nhất (73% so với LG 55% và các nhãn hiệu khác 27%). Tuy nhiên, đa số các thương hiệu đều đã xuất hiện được trên những kênh phân phối quan trọng. WTD Online Dist của các thương hiệu đều khoảng 90% cho thấy các thương hiệu hầu như đã bao phủ được các kênh đang tập trung phần lớn lượng thảo luận.
Online distribution - Numeric online distribution weighted online distribution
  • 97% thảo luận về máy giặt Samsung cho thấy người tiêu dùng đang ở trong giai đoạn Cân nhắc/ Mua/ Đã mua sản phẩm. Trong khi đó, tỷ lệ này của Aqua chỉ đạt 21%, hơn 79% thảo luận đang trong giai đoạn Tìm kiếm thông tin. Có lẽ, cuộc chiến của các thương hiệu máy giặt không nằm ở việc mở rộng độ phủ mà là mức độ gắn kết với người tiêu dùng trong quá trình mua và khả năng thuyết phục, chuyển đổi hành vi khách hàng trên từng kênh phân phối Online.
Phân phối Online - brand và consumer journey

Chương trình ưu đãi được yêu thích

Dù trên Online hay Offline thì các chương trình ưu đãi (tặng quà, giảm giá trực tiếp…) vẫn luôn là động lực để thúc đẩy người tiêu dùng ra quyết định mua. Các thương hiệu cần biết các chương trình ưu đãi nào được người tiêu dùng quan tâm và tạo lượng thảo luận cao, chương trình nào sẽ giúp hỗ trợ/ thúc đẩy mua hàng tốt hơn? Hay đối thủ đang có những chương trình ưu đãi nào, và chương trình của đối thủ liệu có đang tốt hơn chương trình của thương hiệu.Ví dụ:

  • Trong ngành hàng máy giặt, trung bình mỗi sản phẩm đều có 3.6 chương trình ưu đãi đi kèm. Tuy nhiên, số lượng chương trình khuyến mãi chưa chắc ảnh hưởng nhiều đến ý định mua.
  • So sánh giữa các hình thức ưu đãi, có thể thấy "Giảm giá trực tiếp" là hình thức ưu đãi có khả năng thúc đẩy những thảo luận thể hiện ý định mua tốt hơn so với các hình thức khác.
Phân phối Online - loại ưu đãi và ý định mua
  • Cụ thể hơn, tỷ lệ giảm giá khoảng 5-15% sẽ thúc đẩy ý định mua tốt nhất. Và giảm giá không nên vượt qua mức 50-55% để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua (Do người tiêu dùng có thể lo ngại về hàng giả, nghi ngờ chất lượng sản phẩm)

Các SKU/ dòng sản phẩm đang được quan tâm trên mạng xã hội (Active SKU)

Mỗi thương hiệu sẽ có rất nhiều dòng sản phẩm/ SKU cho cùng 1 ngành hàng. Tuy nhiên, không phải dòng sản phẩm/ SKU nào cũng được quan tâm như nhau tại các kênh phân phối Online. Thương hiệu cần biết dòng sản phẩm/ SKU nào đang được quan tâm nhiều nhất trên Online (Active SKU), người tiêu dùng đang quan tâm vấn đề gì? Những dòng sản phẩm/ SKU nào đang được người tiêu dùng cân nhắc hoặc có ý định mua? Các thông tin này sẽ giúp thương hiệu có chiến lược sản phẩm trên các kênh phân phối Online tốt hơn. Thương hiệu sẽ biết nên đa dạng các sản phẩm, hay chỉ nên tập trung vào một vài SKU trọng điểm. Hoặc các nỗ lực của thương hiệu để hỗ trợ cho 1 SKU mới ra mắt có hiệu quả hay được quan tâm như mong đợi? Ví dụ:

  • LG và Samsung - 2 thương hiệu có lượng thảo luận lớn nhất có khoảng hơn 30 SKU đang được quan tâm trên mạng xã hội. Trong đó, với LG, mối quan tâm người tiêu dùng đang tập trung vào các SKU chính (Với LG, chỉ 7 SKU đã chiếm 80% lượng thảo luận, trong đó LG/FC1408S4W2 chiếm hơn 24%). Đây có thể là các SKU chính (flagship SKU) của LG trên các kênh phân phối Online.
  • Ngược lại, 80% lượng thảo luận về Samsung tập trung vào 15 SKU chính, không có SKU quá nổi bật.
  • Các SKU chính của cả 2 thương hiệu lớn chủ yếu đều ở bước Cân nhắc mua (Consideration). Đây là thời điểm nhạy cảm nhất - quyết định thương hiệu nào được người tiêu dùng lựa chọn.
  • Có thể thấy, LG có thể tập trung nỗ lực của mình vào các SKU chính để kết nối chặt chẽ hơn với khách hàng trên từng SKU. Còn Samsung có thể đa dạng hóa sản phẩm, hoặc có những chính sách khuyến khích mua hàng nói chung tốt hơn để thúc đẩy họ mua sản phẩm.
Phân phối Online - sku thảo luận máy giặt

Mức giá được quan tâm

Mỗi kênh phân phối sẽ thu hút một đối tượng người mua khác nhau. Tương tự như vậy, các kênh Online chắc chắn sẽ không phải là kênh tối ưu cho mọi đối tượng, mọi dòng sản phẩm với mọi mức giá khác nhau. Với thảo luận mạng xã hội, thương hiệu có thể biết được mức giá nào sẽ tạo được quan tâm và lượng thảo luận tốt nhất, khoảng giá nào là phù hợp với từng kênh phân phối Online? Giá của từng SKU của thương hiệu trên từng kênh phân phối đang đồng nhất hay có sự chênh lệch? Hay chính sách giá của đối thủ đang như thế nào, thương hiệu nào đang có mức giá thấp nhất.Ví dụ:

  • Với ngành hàng máy giặt, 93% thảo luận tập trung ở mức giá từ 4-13 triệu. Cụ thể hơn, mức giá trung bình được thảo luận trên mạng xã hội khoảng 8,600,000 VND. Vì thế, với những dòng máy giặt giá rẻ hơn hoặc cao cấp hơn, các kênh phân phối Online có thể sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất cho thương hiệu.
Phân phối Online - phân bổ thảo luận mức giá máy giặt
  • Xét về ý định mua, mức giá từ 6-8 triệu có lượng thảo luận thể hiện ý định mua cao nhất tại các kênh Social Commerce. Các thương hiệu máy giặt có SKU trong khoảng giá này có thể cân nhắc Social Commerce là một trong số những kênh chính để bán hàng (lead to sales).
Đọc bài viết
right
Nghiên cứu ngành hàng bia - Phần 1: Thấu hiểu về các dịp uống bia cùng social data

Ngành hàng bia là một trong những ngành hàng rất thú vị khi nghiên cứu thảo luận trên mạng xã hội. Bởi vì hiếm có ngành hàng nào mà khoảnh khắc sử dụng sản phẩm - dịp uống bia lại được người tiêu dùng chủ động chia sẻ tự nhiên như 1 phần đời sống tinh thần như vậy. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích vào Dịp uống bia, một trong những góc nhìn thực tế, gần gũi với cuộc sống của người dùng nhất thông qua thảo luận tự nhiên của người dùng mạng xã hội (consumer voice).

Bạn có biết mỗi ngày, mỗi giờ, đều đặn, kể cả ngày thường hay ngày cuối tuần, đều có bài đăng trên mạng xã hội chia sẻ hoạt động đời thường gắn với bia. Ngành hàng bia là một trong những ngành hàng rất thú vị khi nghiên cứu thảo luận trên mạng xã hội. Bởi vì hiếm có ngành hàng nào mà khoảnh khắc sử dụng sản phẩm - dịp uống bia lại được người tiêu dùng chủ động chia sẻ tự nhiên như 1 phần đời sống tinh thần như vậy. Văn hóa uống bia của người Việt rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

Dịp uống bia - giờ uống bia

Việc nghiên cứu đào sâu các bài đăng này của người dùng sẽ mang đến cho thương hiệu sự thấu hiểu về cách người tiêu dùng nhìn nhận về bia hay thậm chí là từng thương hiệu. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích vào Dịp uống bia, một trong những góc nhìn thực tế, gần gũi với cuộc sống của người dùng nhất thông qua thảo luận tự nhiên của người dùng mạng xã hội (consumer voice).

1. Vì sao cần quan tâm đến dữ liệu về dịp uống bia?

Đối với một số ngành hàng, đặc biệt là ngành hàng bia thì việc xác định và hiểu dịp sử dụng sản phẩm là rất quan trọng vì hành vi mua hàng sẽ bị chi phối rất nhiều bởi thời điểm. Những dịp cần xác định và nghiên cứu không chỉ là các dịp lớn mà ai cũng biết như Tết, Hè, Giáng sinh...mà còn là những thời điểm nhỏ, thân quen trong cuộc sống hàng ngày mà tại đó thương hiệu cho người tiêu dùng lý do để sử dụng sản phẩm. Dịp khác nhau thì nhu cầu cũng khác nhau.

Cụ thể:

Lựa chọn loại sản phẩm khác nhau cho các dịp có tính chất khác nhau: Cứ tụ tập vui vẻ hay suy ngẫm về cuộc sống thì sẽ có xu hướng chọn bia, rượu hơn chứ không phải với nước suối, nước tăng lực.

Lựa chọn thương hiệu khác nhau trong cùng ngành hàng cho các dịp có tính chất khác nhau: gặp bạn hàng tuần có thể uống bia hơi bình dân không có thương hiệu nhưng vào dịp quan trọng như sinh nhật thì phải uống Heineken.

Khám phá social data, chúng ta có thể:

  • Tối ưu hóa các chiến lược tiếp cận theo dịp hiện tại: Nhận biết được các dịp sử dụng sản phẩm (đối với ngành hàng bia là Drinking Moment/Dịp uống bia), từ đó hiểu hơn các bối cảnh sử dụng sản phẩm thường được chia sẻ trên social media. Khoanh vùng các dịp phù hợp với cho các hoạt động social media marketing.
  • Đi tìm cơ hội mới: Phát hiện ra được những thời điểm sử dụng sản phẩm tiềm năng mới để tăng doanh thu. Đối chiếu những dịp thương hiệu đã biết và rà soát lại xem có dịp sử dụng nào mới mà mình chưa chiếm được không.

Thử tưởng tượng, 1000 người chia sẻ cùng 1 bối cảnh sử dụng sản phẩm mới (ví dụ uống bia trước khi ngủ để chống lão hóa) thì 1000 bài đăng đó sẽ được lan truyền đến hàng trăm nghìn người khác trong friendlist của họ, như vậy nó sẽ tạo cho sản phẩm 1 vai trò (role) mới trong đời sống của người tiêu dùng.

Xem thêm: Các loại dịp đặc biệt mà thương hiệu có thể cân nhắc để thực hiện occasion-based marketing

2. Các dịp uống bia nào đang phổ biến nhất? Thương hiệu nào đang thắng thế?

Nghiên cứu tập trung phân tích dựa trên dữ liệu tất bài đăng người dùng (status) đang sử dụng 3 thương hiệu bia lớn nhất là Heineken, Tiger, Budweiser (chiếm 80% thị phần thảo luận ngành bia trên social media) trong 3 tháng 9,10,12/2017

Uống bia tại Việt Nam lâu nay vẫn thường được đánh đồng với việc tụ tập đông đúc, vui vẻ, ồn ào. Tuy nhiên, dựa trên những dịp mà bia xuất hiện trong chia sẻ của người dùng trên mạng xã hội thì không chỉ có vậy. Bên cạnh tụ tập ồn ào, bia còn xuất hiện như một điểm nhấn cho các khoảnh khắc hàng ngày gắn liền với nhiều khung bậc cảm xúc:

  • Những lúc hân hoan: Ăn mừng các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ tết hay ăn mừng các nỗ lực thành công của bản thân.
  • Những lúc tâm trạng: Khi cần suy ngẫm, khi buồn, thất tình
  • Thời khắc tận hưởng bia cùng thức ăn ngon, tận hưởng cuộc sống
  • Thời khắc quây quần bên bạn bè, người thân: Khi trò chuyện cùng bạn bè, sum vầy bên bữa cơm gia đình...

Có rất nhiều cơ hội cho thương hiệu bia có thể khai thác để tiếp cận người tiêu dùng trong từng khoảnh khắc trong cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng có thể tập trung gây ảnh hưởng lên việc lựa chọn bia của người tiêu dùng bằng cách trở thành top-of-mind trong những thời khắc nhất định.

Bia trên mạng xã hội - Dịp uống bia

Trước khi có những quyết định chọn dịp nào thì câu hỏi đặt ra là vậy thương hiệu của mình đang được nhắc đến nhiều nhất trong các dịp nào? Hay thương hiệu của mình đang thắng thế ở các dịp nào? Ai là đối thủ cạnh tranh lớn ở những dịp đó?So sánh lượng bài đăng của người dùng nhắc đến 3 thương hiệu bia Heineken, Tiger, Budweiser trên từng dịp cụ thể, có thể thấy được sự khác biệt trong nhìn nhận của người dùng về thương hiệu gắn với dịp uống bia khác nhau:

  • Tiger: đang chiếm ưu thế hàng đầu trong các dịp tụ tập của người dùng.
  • Heineken: xuất hiện nhiều áp đảo trong các dịp đặc biệt, thời khắc tận hưởng, trải nghiệm cuộc sống và giây phút bên gia đình. Một điều thú vị là phần lớn các status có Heineken đến từ người dùng trưởng thành, họ biết cách tận hưởng cuộc sống và coi trọng gia đình (family-oriented).
  • Budweiser: đang thắng thế ở các thời khắc ăn mừng các nỗ lực, thành công của bản thân. Bên cạnh đó, Budweiser cũng chiếm tỉ trọng khá cao ở các thời điểm cảm xúc như khi suy ngẫm, lúc buồn hay lúc trò chuyện, tâm sự với bạn. Đây là những thời điểm tiềm năng và cũng là cơ hội mà Budweiser có thể chiếm lấy trong khi các khoảnh khắc khác đã được nhớ đến bởi Heineken và Tiger một cách áp đảo.
Bia trên mạng xã hội - Dịp uống bia Budweiser Heineken Tiger

Hiểu được tần suất xuất hiện trong từng dịp cụ thể giúp thương hiệu điều chỉnh được cách tiếp cận người dùng bằng cách đẩy mạnh các yếu tố thúc đẩy mua hàng liên quan mật thiết đến từng dịp cụ thể. Bên cạnh đó, trong trường hợp thương hiệu muốn chiếm một dịp uống bia nào đó, có thể dễ dàng xác định được mình sẽ phải đối đầu với ai, và các phương sách đối đầu cụ thể.

3. Hiểu sâu hơn về hành vi uống bia để chiếm ưu thế

Để chiếm lĩnh các dịp uống bia, thương hiệu cần hiểu rõ hơn về hành vi uống bia trong từng dịp cụ thể. Cùng Buzzmetrics tiếp tục phân tích liệu có gì khác biệt cơ bản trong hành vi uống bia tại các dịp uống bia của người dùng 3 thương hiệu bia.

Bia nào thường được uống ở đâu?

Có sự khác biệt thú vị ở nơi uống bia của 3 thương hiệu bia dựa trên chia sẻ của người dùng mạng xã hội:

  • Tiger: Là bia của các cuộc tụ tập như đã nhắc đến phần trên, Tiger được xuất hiện trong các bài đăng check-in tại Quán nhậu, Nhà hàng.
  • Heineken: Phần lớn xuất hiện trong bài đăng từ người trưởng thành, coi trọng gia đình (family-oriented), không khó hiểu khi nơi uống bia được chia sẻ nhiều nhất của Heineken là ở nhà, bên cạnh đó, thương hiệu còn xuất hiện nhiều trong các nhà hàng sang trọng.
  • Budweiser: Chiếm ưu thế lớn với các bài đăng uống bia tại Bar/Pub/Beer Club.
Bia trên mạng xã hội - Uống ở đâu Budweiser Heineken Tiger 2

Khi tiếp tục đào sâu vào 2 dịp uống bia được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội, tìm hiểu sự khác biệt về nơi uống bia trong các dịp có thể thấy:

  • Tụ tập vẫn là dịp uống bia chủ yếu xảy ra tại các quán nhậu. Bên cạnh đó, người dùng của Heineken và Tiger còn thường hay tụ tập ở nhà, trong khi người dùng Budweiser có xu hướng thích tụ tập trong Bar/Pub/Beer Club hơn.
  • Dịp đặc biệt là dịp uống bia mà Heineken chiếm ưu thế nhất và người dùng Heineken trong dịp này có xu hướng uống bia tại nhà cùng gia đình, người thân. Người dùng Tiger vẫn ra quán nhậu. Người dùng Budweiser thì vẫn đi Bar/pub/club bên cạnh một bộ phận khác cũng uống ở nhà.

Thương hiệu có thể nắm được điểm khác biệt này để cân nhắc cho việc phát triển hệ thống phân phối, giao nhận , phát triển độ phủ các nơi uống bia theo dịp cũng như điều chỉnh các nội dung truyền thông cho phù hợp.

Bia trên mạng xã hội - Dịp uống bia Uống ở đâu Budweiser Heineken Tiger

Đây là chỉ mới 1 phần của bức tranh nghiên cứu social data về ngành bia

Bài viết này chỉ mới tập trung phân tích bài đăng khi đang uống bia của người dùng. Và dĩ nhiên, để thấu hiểu toàn diện khách hàng thì còn trước khi uốngsau khi uống để có thể có 1 bức tranh đầy đủ về quy trình mua hàng. Các yếu tố gì ảnh hưởng và hành vi trước khi ra quyết định mua hàng là như thế nào?. Điểm mạnh thực sự mà người tiêu dùng nhận định về thương hiệu bia trong phản hồi sau khi dùng là gì? Cùng theo dõi phần 2 của nghiên cứu ngành hàng Bia.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Đọc bài viết
right
Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm qua phân tích social data

Hãy cùng Buzzmetrics khám phá một bức tranh tổng quát về tình hình thảo luận của ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm cũng như tìm hiểu các thương hiệu đang thu hút nhiều sự quan tâm nhất của người tiêu dùng trên social media Việt Nam trong quý III và quý IV năm 2016 (01/07 - 31/12/2016)

Theo ghi nhận của Buzzmetrics, ngành hàng Trang điểm (make up) là một trong những ngành hàng được thảo luận sôi nổi nhất trên social media hiện nay. Các tín đồ làm đẹp ngày nay xem mạng xã hội như một kênh chính để có thể cập nhật xu hướng cũng như tìm hiểu các sản phẩm. Có thể nói mạng xã hội có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình cân nhắc, ra quyết định mua hàng trong ngành hàng mỹ phẩm trang điểm.

Hãy cùng Buzzmetrics khám phá một bức tranh tổng quát về tình hình thảo luận của ngành hàng này cũng như tìm hiểu các thương hiệu đang thu hút nhiều sự quan tâm nhất của người tiêu dùng trên social media Việt Nam trong quý III và quý IV năm 2016 (01/07 - 31/12/2016)

A. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG MỸ PHẨM TRANG ĐIỂM TRÊN SOCIAL MEDIA

Các trào lưu trang điểm theo phong cách Âu-Mỹphong cách Hàn Quốc vẫn có sức ảnh hưởng lớn đến xu hướng người dùng lựa chọn mỹ phẩm của người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, mỹ phẩm Nhật cũng đang ngày càng chiếm ưu thế nhờ mang đến phong cách tự nhiên và chất lượng sản phẩm tốt, ổn định, an toàn.

Trong thời gian 6 tháng cuối năm 2016, các sản phẩm trang điểm của các thương hiệu đến từ Mỹ như M.A.C, N.Y.X, Maybelline thu hút được sự quan tâm thảo luận lớn nhất trên social media nhờ vào sự bùng nổ của xu hướng trang điểm kiểu Âu-Mỹ. Ngoài ra các thương hiệu đến từ Hàn Quốc như THEFACESHOP, 3CE, Missha, Beauskin, Laneige, Ohui vẫn rất được ưa chuộng với số lượng bài viết và thảo luận tạo ra khá lớn trên social media. Các thương hiệu đến từ Nhật như Shu uemura, ZA, Shiseido cũng rất được chú ý.

Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _1
- Phân khúc mỹ phẩm trang điểm Drugstore: Có mức giá trung bình dưới 450.000 đồng (20$)
- Phân khúc mỹ phẩm trang điểm High-end: Có mức giá trung bình cao hơn 450.000 đồng (20$)

CÁC THƯƠNG HIỆU MỸ PHẨM TRANG ĐIỂM TRONG TỪNG PHÂN KHÚC

1. Phân khúc Drugstore:

Dữ liệu từ Buzzmetrics cho thấy mỹ phẩm Drugstore là phân khúc tạo được nhiều thảo luận nhất và cũng là phân khúc tập trung nhiều thương hiệu. Khách hàng trong phân khúc này chủ yếu là các bạn gái trẻ, có xu hướng làm đẹp ăn theo trào lưu và thần tượng nên các thương hiệu được quan tâm nhiều nhất trong phân khúc này chủ yếu là các thương hiệu đến từ MỹHàn Quốc. Các thương hiệu này có ưu điểm là liên tục cập nhật sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu làm đẹp của khách hàng.

Thảo luận của các thương hiệu này được tạo ra bởi 2 luồng chính về các sản phẩm được phân phối chính thức bởi thương hiệu tại thị trường Việt Nam và các sản phẩm xách tay. Đặc biệt, thương hiệu 3CE dù chưa chính thức được phân phối tại Việt Nam nhưng vẫn thu hút được lượng thảo luận khổng lồ trong thời gian 6 tháng cuối năm 2016 nhờ vào dòng sản phẩm liên kết với Lily Maymac và bộ trang điểm tông nude Mood Recipe.

Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _2

Về hoạt động quảng bá của các thương hiệu trong phân khúc này trên social media, ngoài những chiến dịch thường kì để quảng bá riêng lẻ cho từng dòng sản phẩm thì nhiều thương hiệu còn có các hoạt động để quảng bá hình ảnh thương hiệu như:

  • Các cuộc thi online tổ chức bởi thương hiệu: Cuộc thi "Thử thách chiếc hộp trang điểm bí mật" và cuộc thi "Halloween kiêu hãnh" của thương hiệu N.Y.X, cuộc thi "Ngôi sao review" của thương hiệu Beauskin.
Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _3
  • Hoạt động tài trợ các Reality show: Vietnam’s Next top model tài trợ bởi Maybelline, The Face tài trợ bởi L'Oréal.
Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _4

2. Phân khúc High-end:

Nổi bật trong phân khúc này là thương hiệu MAC với số lượng thảo luận khổng lồ nhờ sự quan tâm của người tiêu dùng về các dòng son mới, limited edition. Đặc biệt, lượng thảo luận của MAC cũng đến khá nhiều từ các sự kiện giveaway của các shop bán mỹ phẩm online vào dịp cuối năm. Theo ghi nhận của Buzzmetrics thì các dòng sản phẩm trang điểm High-end đặc biệt là son MAC và son Shu uemura là hai trong những phần thưởng giveaway online hấp dẫn nhất và thu hút rất nhiều người tham gia.

Một điểm đáng ghi nhận khác trong phân khúc này là bên cạnh các thương hiệu đến từ Mỹ, Hàn Quốc, phân khúc High-end còn có nhiều thương hiệu đến từ NhậtPháp rất được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm nhờ vào chất lượng tốt, an toàn và hiệu quả cho việc làm đẹp.

Về hoạt động quảng bá của phân khúc này tại thị trường Việt Nam, các thương hiệu hoạt động khá tích cực trên social media với nhiều nội dung làm nổi bật các ưu điểm nổi trội của các dòng sản phẩm.

Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _5

B. Đi sâu tìm hiểu từng loại sản phẩm makeup

Các thương hiệu hoạt động trong ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm tại Việt Nam chủ yếu chú trọng vào 4 nhóm sản phẩm chính:

- Trang điểm môi: Bao gồm các loại son màu, son dưỡng

- Trang điểm mặt/nền: Bao gồm các loại kem nền, kem lót, phấn nền, cushion và các sản phẩm tạo khối, highlight, che khuyết điểm.

- Trang điểm mắt: Bao gồm mascara, các sản phẩm kẻ mắt, chân mày và màu mắt.

- Tẩy trang: Bao gồm các sản phẩm tẩy trang đa dạng như dạng dầu, dạng nước Micella.

Nhìn chung nhóm sản phẩm Trang điểm môi là nhóm sản phẩm tạo ra nhiều thảo luận nhất, sau đó là trang điểm mặt.

1. Trang điểm môi

Các thương hiệu son tạo ra nhiều bài viết và thảo luận nhất trên social media chủ yếu là thương hiệu nổi tiếng với các dòng son lì, son kem lì với màu sắc hợp xu hướng như các tông màu nude, tông màu đỏ. Nhìn chung các dòng son Drugstore chiếm được sự ưu ái của người tiêu dùng và được quan tâm thảo luận nhiều hơn hẳn trên social media.

Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _6

Trong 6 tháng cuối năm 2016, các dòng son mang mang dấu ấn riêng của các nàng beauty blogger hay hotgirl xinh đẹp sở hữu lượng fan khổng lồ như Kylie Jenner, Chang Makeup, Lily Maymac đã tạo thành cơn sốt với giới trẻ Việt ngay từ những ngày đầu ra mắt. Các dòng son dạng này được ra mắt dưới 2 hình thức:

  • Các beauty blogger/fashion icon kết hợp với một hãng mỹ phẩm khác cho ra đời một dàng sản phẩm mới: Miracle Apo kết hợp cùng Chang Makeup, 3CE kết hợp cùng Lily Maymac
Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _7
  • Sản xuất và làm chủ thương hiệu mỹ phẩm cá nhân: Ofélia của Chang Makeup, Kylie Cosmestic của Kylie Jenner.
Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _8

Những dòng son này tạo hiện tượng trong cộng đồng yêu làm đẹp tại Việt Nam là do người tiêu dùng muốn sở hữu sản phẩm của thần tượng và khao khát có được phong cách sành điệu giống thần tượng. Có thể nói, các dòng son này mang đậm hình tượng cá nhân hơn là chỉ đơn giản là một sản phẩm trang điểm.

2. Trang điểm mặt

Điểm qua bảng xếp hạng các thương hiệu có dòng sản phẩm trang điểm mặt được nói đến nhiều nhất trên social media có thể thấy được sự bùng nổ của hiện tượng cushion. Các thương hiệu đến từ Hàn Quốc với sản phẩm trang điểm mặt chủ đạo là cushion thống trị những vị trí khá cao trong bảng xếp hạng như THEFACESHOP, Missha, April Skin, Laneige. Ngoài ra, các thương hiệu đến từ Mỹ với các sản phẩm kem nền (foundation) có độ che phủ tốt như Maybelline, N.Y.X, MAC, Make up for ever cũng rất được yêu thích thông qua thảo luận trên social media.

Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _9

3. Trang điểm mắt

Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _10

Maybelline đứng đầu bảng xếp các thương hiệu có dòng sản phẩm trang điểm mắt được nói đến nhiều nhất trên social media nhờ vào hàng loạt các hoạt động quảng bá cho các dòng sản phẩm mascara, màu mắt. Thương hiệu Beauskin cũng tạo được sự chú ý nhờ vào viral clip về sự đồng hành của mascara với phụ nữ hiện đại (Link - Thu hút hơn 3,2 triệu view, hơn 72 nghìn lượt like, gần 5 nghìn thảo luận và 11 nghìn lượt chia sẻ)

Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _11

Trong suốt quý 2,3 năm 2016, các sản phẩm bảng màu mắt (eyeshadow palette) rất được ưa chuộng nhờ vào sự giới thiệu của các beauty blogger, chuyên gia trang điểm cũng như nhờ vào sự bùng nổ của trào lưu trang điểm kiểu Âu-Mỹ với đặc điểm trang điểm màu mắt đậm, phức tạp, nhiều tầng lớp (layer). Các bảng màu mắt tạo được nhiều thảo luận nhất trên social media trong thời gian này là NAKED của thương hiệu Urban Decay; Sweet Peach, Chocolate Bar của thương hiệu Too FacedThe Nudes của thương hiệu Maybelline

Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _12

4. Tẩy trang

Trang điểm nhiều khiến da trở nên quá tải và gặp nhiều vấn đề. Do đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tẩy trang để có làn da khỏe mạnh đang trở nên thực sự phổ biến. Cho đến những tháng cuối năm 2016, ngày càng có nhiều thương hiệu đưa ra các sản phẩm tẩy trang với nhiều dạng và nhiều mức giá khác nhau. Theo thống kê của Buzzmetrics, hai dạng tẩy trang được ưa chuộng nhất hiện nay là dạng nước micellar và dạng dầu do hiệu quả làm sâu của các sản phẩm.

Đáng chú ý trong nhóm sản phẩm này là người tiêu dùng có xu hướng cân nhắc lựa chọn các thương hiệu dược mỹ phẩm như Bioederma, Neutrogena và các thương hiệu đến từ Nhật Bản như DHC, ZA, Shu uemura, Kosé, Senka. Thành phần dịu nhẹ, lành tính, khả năng làm sạch sâu là những yếu tố khiến cho các dòng sản phẩm này được yêu thích.

Thảo luận ngành hàng Mỹ phẩm Trang điểm _13
Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Diana qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 23 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ phân tích Diana trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2016 (01/07/2016 – 31/12/2016).

Chăm sóc phụ nữ (Feminine care) là một ngành hàng có quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt là ngành hàng băng vệ sinh với hơn 30 triệu dân là phụ nữ thuộc độ tuổi sử dụng các sản phẩm này. Thị trường băng vệ sinh Việt Nam khá ổn định với thị phần phân chia giữa các thương hiệu lớn như Diana, Kotex, Laurier,... Cũng như các thương hiệu FMCG khác, các thương hiệu băng vệ sinh cũng ngày càng chú trọng đến việc kết nối với người tiêu dùng, thể hiện qua các hoạt động nổi bật trên social media.

Bài viết thứ 23 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ thực hiện theo dõi và phân tích một cách toàn diện sức khoẻ thương hiệu Diana trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2016 (01/07/2016 – 31/12/2016).

A. Người tiêu dùng đang nói gì về Diana và đối thủ cạnh tranh trên social media? – Module BRAND HEALTH

TỔNG QUAN VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU BĂNG VỆ SINH TRÊN SOCIAL MEDIA

Diana chiếm 47.9% tổng thị phần thảo luận public trên báo điện tử và mạng xã hội nói về các thương hiệu băng vệ sinh (BVS) trong khoảng thời gian từ 6 tháng cuối năm 2016 nhờ vào các hoạt động tích cực trên trang Facebook fanpage như các cuộc thi, minigame và các hoạt động thu hút sự tham gia của nữ giới như sự kiện chụp ảnh 360 độSài Gòn -5 độ. Bên cạnh đó, 2 thương hiệu nổi bật là Kotex và Laurier cũng có nhiều hoạt động tích cực trên trang Facebook fanpage; trong khi Kotex tập trung vào hoạt động “Tiệc ngủ phong cách chất” và các minigame tương tác với fan, thương hiệu Laurier lại thường xuyên tổ chức các cuộc thi ảnh như Đi tìm Gương Mặt Cô Gái Quyền Năng và cuộc thi Sống “động” cả ngày để quảng bá cho các dòng sản phẩm khác nhau của thương hiệu.

Phân tích Diana _Napkin_Diana_thi-phan-thao-luan-cua-cac-thuong-hieu-bang-ve-sinh-tren-social-media_1

THẢO LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU DIANA TRÊN SOCIAL MEDIA

  • Lượng thảo luận và chỉ số cảm xúc hàng tháng

Lượng thảo luận về thương hiệu Diana trên social media khá ổn định trong khoảng thời gian 6 cuối năm 2016; vào tháng 7/2016, Diana nhận phải khá nhiều thảo luận tiêu cực do vẫn còn chịu ảnh hưởng của các thông tin về sản phẩm giả và các hiểu lầm về công dụng của hạt siêu thấm trong sản phẩm (SAP) đã kéo dài từ tháng 5/2016, khiến cho chỉ số cảm xúc của thương hiệu khá thấp. Mặt khác, lượng thảo luận tích cực về thương hiệu bắt đầu tăng từ tháng 8 và tiếp tục đạt chỉ số cảm xúc cao vào các tháng kế tiếp do thương hiệu liên tục có các chương trình, hoạt động thú vị để quảng bá cho các sản phẩm của mình như Diana Siêu Thấm, Diana Sensi bằng các sự kiện và cuộc thi hấp dẫn thu hút fan tham gia .

Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)

Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.

Phân tích Diana _Napkin_Diana_thi-phan-thao-luan-chi-so-cam-xuc-hang-thang-on-social-media_2
  • Phản hồi của người tiêu dùng về thương hiệu:

- Tích cực: Diana nhận nhiều phản hồi tích cực do tạo được cảm giác thoải mái cho người dùng nhờ chất liệu êm áiđộ mỏng của sản phẩm; ngoài ra, thương hiệu còn được so sánh có chất lượng sản phẩm tốt hơn các đối thủ khác và tin dùng sản phẩm hơn sau khi thử sử dụng. Bên cạnh các phản hồi tích cực về viral clips mới của thương hiệu, thì sản phẩm có khả năng thấm hút tốtcó mùi hương dễ chịu là các nhận xét tích cực khi người dùng nhắc đến Diana.

- Tiêu cực: thương hiệu bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thông tin tiêu cực về sản phẩm giả và hạt siêu thấm (SAP), do người dùng lo ngại về sức khỏe dẫn đến ý định ngưng sử dụng. Mặt khác, các ý kiến tiêu cực cho rằng thông điệp mà thương hiệu truyền tải trong viral clips không tinh tế - không còn giống với hình ảnh mà Diana xây dựng từ trước. Một số ý kiến phàn nàn về việc sản phẩm gây dị ứng, chất lượng sản phẩm không còn tốt như trước và khả năng khử mùi của sản phẩm chưa tốt.

Phân tích Diana _Napkin_Diana_y-kien-cua-khach-hang-tren-social-media_3
Phân tích Diana _Napkin_Diana_trich-dan-thao-luan-tren-social-media_4

B. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2016, Diana và đối thủ có những hoạt động gì trên social media và hiệu quả của từng hoạt động như thế nào? – Module CAMPAIGN TRACKING

Thương hiệu Diana, Kotex và Laurier đều có các hoạt động nổi bật xuyên suốt từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2016 để quảng bá cho các dòng sản phẩm khác nhau. Đối với Diana, thương hiệu sử dụng các nhân vật hình tượng vui nhộn của chính thương hiệu - Miss Đỏ Xinh hay nhân vật từ các trang Figure Characters như Mèo Mốc, Thỏ Bảy Màu tạo nên các câu chuyện có màu sắc hài hước, dí dỏm kết hợp với các loại nội dung thu hút sự chú ý của nữ giới để tạo được lượng lớn thảo luận trên social media như cuộc thi tạo ảnh động “Đoán tính cách qua dáng ngủ” hay chia sẻ các “bí kíp hữu ích” trong những ngày nhạy cảm từ Miss Đỏ Xinh.

Trong khi đó, Kotex liên tục đẩy mạnh hoạt động "Tiệc ngủ cho hội bạn gái" để quảng bá cho Kotex Style ban đêm cùng các hoạt động mini game tặng quà trên trang Facebook fanpage và website; mặt khác, thương hiệu Laurier tích cực tổ chức các cuộc thi ảnh, lồng ghép các thông tin hữu ích thông qua các mini game và nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dùng.

Phân tích Diana _Napkin_Diana-Kotex-Laurier_campaigns-social-media_5
Phân tích Diana _Napkin_Diana-Kotex-Laurier_luong-thao-luan-cua-campaigns-on-social-media_6

Phân tích hoạt động nổi bật nhất của từng thương hiệu

  • DIANA - Diana Siêu thấm: Trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2016, việc quảng bá cho “Diana siêu thấm” là hoạt động giúp thương hiệu Diana đạt được nhiều thảo luận nhất trên social media; trong đó, các TVC/viral clip là loại tactics được nhiều người dùng chia sẻ, thảo luận và đặc biệt là đoạn viral clip vui nhộn của Trang Hý được nhiều người nhận xét là thú vị; bên cạnh đó là các trang Figure Characters chia sẻ các hình ảnh hài hước để quảng bá tính năng siêu thấmkhử mùi của sản phẩm [Link][Link], kết hợp với các bài đăng tương tác, minigame trên trang Facebook fanpage và cả sự kiện offline đã giúp chiến dịch nhận được lượng thảo luận lớn trên social media.
  • KOTEX - Kotex Style: Sản phẩm ban đêm được thương hiệu quảng bá với nhiều hoạt động đa dạng như tặng "Bộ bảo bối phong cách đêm" và tổ chức cuộc thi tạo Lookbook tiệc ngủ để có cơ hội tham gia sự kiện "Tiệc ngủ phong cách chất" cùng với ca sĩ Đông Nhi; mặt khác, các mini game tương tác trên trang Facebook fanpage giới thiệu về các đặc điểm, tính năng của dòng sản phẩm này là loại hoạt động giúp thương hiệu tạo được nhiều thảo luận nhất trên social media.
  • LAURIER - Laurier Fresh & Free: Các hoạt động quảng bá tập trung chủ yếu trên trang Facebook fanpage của thương hiệu. Nội dung nhận được nhiều thảo luận nhất là các bài tương tác chia sẻ các nội dung hữu ích (useful tips) và minigame; ngoài ra, còn có cuộc thi “Đêm say giấc, tươi vui ngày mới” thu hút được lượng lớn lượt tham gia của người dùng.
Phân tích Diana _Napkin_Diana-Kotex-Laurier_luong-thao-luan-theo-tactics-cua-campaigns-on-social-media_7

C. Diana đã gặp khủng hoảng truyền thông hay tin tức tiêu cực gì trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2016? - Module CRISIS ALERT

Bắt đầu từ tháng 2/2016, một loạt các tin tức bài viết trên mạng xã hội đưa tin về việc có sản phẩm giả và vật thể lạ trong các sản phẩm băng vệ sinh gây hoang mang cho người tiêu dùng và sự việc trở thành khủng hoảng của ngành hàng băng vệ sinh vào tháng 5/2016 khi hàng loạt các video, chia sẻ của người dùng kêu gọi tẩy chay các sản phẩm có chứa hạt siêu thấm mà người tiêu dùng cho đó là hàng giả; trong đó Diana và Kotex là hai thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất. Ngay lập tức, Diana đã có bài minh oan cho hạt siêu thấm [Link] và nhiều bài viết đính chính khác; tuy nhiên, các thông tin tiêu cực đề cập đến hạt siêu thấm vẫn còn tiếp diễn từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2016. Nhờ có các bài minh oan về hạt siêu thấm nên dù các clip và bài viết tiêu cực vẫn còn xuất hiện nhưng những người tiêu dùng thông thái đã góp phần lớn trong việc mang lại thông tin đúng đắn cho người thân, bạn bè của mình .

Có thể dễ thấy sự việc tiêu cực từ ccas clip tự quay của người tiêu dùng có tốc độ và mức độ lan truyền rất nhanh kể cả khi thương hiệu đã đính chính. Hình thức người tiêu dùng tự quay clip để chứng minh sản phẩm của thương hiệu có vấn đề từng khiến các thương hiệu thuộc ngành hàng khác vướng vào các cuôc khủng hoảng truyền thông trong thời gian dài. [Link]

Phân tích Diana _Napkin_Diana_dien-bien-cua-crisis-hat-sieu-tham-tren-social-media_8
Phân tích Diana _Napkin_Diana_trich-dan-thao-luan-trong-crisis-on-social-media_9

D. Các loại chủ đề nào về nữ giới tạo được tương tác tốt trên social media trong thời gian gần đây ?   - Module INDUSTRY TRENDSPOTTER

Trên đây là những phân tích và theo dõi sức khỏe thương hiệu của Diana trong giai đoạn từ tháng 7 – tháng 12/2016. Tiếp theo, nhằm giúp thương hiệu cập nhật những nội dung thu hút nhiều thảo luận đồng thời đưa ra những nhận định về mối quan tâm của khách hàng mà thương hiệu có thể tận dụng cho các hoạt động marketing trên social media, bài viết sẽ tiếp tục cập nhật thống kê về các chủ đề thảo luận được nói đến nhiều nhất của nữ giới trên social media trong 3 tháng gần đây, từ tháng 12/2016 đến tháng 2/2017.

Phân tích Diana _Napkin_Diana_cac-chu-de-thao-cua-con-gai-tren-social-media_10
  1. Các chủ đề về tình yêu luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của các cô gái; trong đó, cách tìm một nửa đích thực các kỳ vọng ở tình yêu là hai chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media. Mặt khác, các câu chuyện tình yêu lãng mạn, cảm động của các cặp đôi dù là nổi tiếng hay không đều được tích cực chia sẻ cùng các bình luận bày tỏ thái độ hâm mộ; ngoài ra, các bài viết với chủ đề Những điều nữ giới không thích ở bạn trai cũng nhận được lượng tương tác lớn. Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016 đến 2/2017 có các dịp lễ Tết lớn như Giáng Sinh, Tết dương lịch, Tết âm lịch và Valentine; chính vì thế, bên cạnh các thảo luận sôi nổi về tình yêu thì các bài viết về F.A cũng tạo được lượng thảo luận khổng lồ, đặc biệt là với sự ra mắt của MV với nội dung về cô gái độc thân - “Bao giờ lấy chồng” đã tạo nên cơn sốt trên mạng xã hội.
  2. Bên cạnh các vấn đề về tình yêu thì mối quan hệ khác như với bạn bè và với gia đình cũng là các chủ đề về nữ giới tạo được lượng lớn thảo luận.
  3. Các bài viết chia sẻ về lời khuyên cho con gái trong cuộc sống nhận được nhiều sự quan tâm, nhất là đối với các bài viết có lời khuyên về tình yêu, kết hôn, làm dâu và vấn đề quan hệ trước hôn nhân.
  4. Làm đẹp là các chủ đề thảo luận không thể không nhắc đến đối với nữ giới; trong đó, các chủ đề việc giữ gìn vóc dáng như các bài tập Workout các phương pháp giúp giảm cân được người dùng tích cực chia sẻ; các trăn trở về ngoại hình không “đúng chuẩn” được thể hiện một cách hài hước thông qua các hình vẽ hay các bài viết phản biện về lợi ích, vẻ đẹp của các cô gái có thân hình đẫy đà hay chiều cao “ba mét bẻ đôi” thu hút sự đồng tình của nhiều người. Bên cạnh đó là các chủ đề về các xu hướng thời trang hay cập nhật các tips chăm sóc/tạo kiểu tóc, chăm sóc da và các bí kíp trang điểm cũng nhận được lượng thảo luận lớn trên social media. Vấn đề sức khỏe được nữ giới quan tâm nổi bật trên social media là các vấn đề cần lưu ý trong những ngày đèn đỏ. [Link]
Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: LiF KUN qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 16 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu" của Buzzmetrics sẽ phân tích LIF Kun trên social media, và phân tích ý kiến của người tiêu dùng về thương hiệu này, trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016.

Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Khi mà 75% thị phần sữa bột hiện đang nằm trong tay các nhãn hàng sữa ngoại như Mead Johnson, Abbott, Friesland Campina,...; gia tăng đầu tư cho sữa nước và các phân khúc còn lại là sự lựa chọn của nhiều thương hiệu sữa trong nước, bao gồm Vinamilk, TH True Milk, Nutifood, Hanoi Milk, IDP...

Trong các doanh nghiệp sữa nội, IDP chọn hướng phát triển hoàn toàn không đánh vào thị trường sữa bột mà chỉ chú trọng vào các mảng sữa nước (sữa tươi), sữa chua, sữa bắp, thức uống dinh dưỡng lúa mạch... với các thương hiệu Love'in Farm, LiF Kun, Ba Vì, và Men Sống; trong đó LiF Kun là thương hiệu hướng tới đối tượng trẻ em với các hoạt động quảng bá nổi bật, tập trung vào các sản phẩm chính là sữa chua uống, sữa tiệt trùng ít đường và thức uống dinh dưỡng lúa mạch.

Là một thương hiệu tương đối mới, và với phân khúc hoạt động chỉ hoàn toàn hướng tới trẻ em, LiF Kun phải đối mặt với các ông lớn trong thị trường như Vinamilk, Friesland Campina, Nestlé,... vốn đã quá quen thuộc với người dùng Việt, vậy làm thế nào LiF Kun có thể tạo dựng hình ảnh thương hiệu cũng như vị thế của mình trong phân khúc đã lựa chọn? Bài viết thứ 16 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu" của Buzzmetrics sẽ giải đáp câu hỏi này thông qua phân tích các hoạt động quảng bá của LIF Kun trên social media, và phân tích ý kiến của người tiêu dùng về thương hiệu này, trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016.

A. Người tiêu dùng đang nói gì về LiF Kun và đối thủ cạnh tranh trên social media? - Module BRAND HEALTH

TỔNG QUAN VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU SỮA NƯỚC (SỮA TƯƠI, SỮA CHUA UỐNG, CACAO LÚA MẠCH) DÀNH CHO TRẺ TRÊN SOCIAL MEDIA

Trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016, thương hiệu LiF KUN tạo được hơn 20,000 bài viết & thảo luận trên social media & báo điện tử, trong đó 67% đến từ các hoạt động quảng bá hình ảnh thương hiệu.

Phân tích LiF KUN _Snip20161207_12_1

Trong khi đó, các bài viết & thảo luận có nhắc đến các loại sản phẩm cụ thể của thương hiệu như sữa chua uống, sữa tiệt trùng ít đường, sữa cacao lúa mạch lại khá thấp, tuy nhiên nếu so với các đối thủ trong cùng thị trường thì LiF KUN vẫn có thứ hạng khá cao, nhất là đối với Sữa nước và Sữa chua uống. (các đối thủ cạnh tranh được xác định là các dòng sản phẩm của các thương hiệu khác có đặc tính và đối tượng mục tiêu tương tự LiF KUN: sữa dạng nước hướng tới đối tượng trẻ em).

Phân tích LiF KUN _Snip20161115_2

Có thể thấy rằng, trong phân khúc mà LiF KUN đang tập trung, thì Vinamilk là thương hiệu có các sản phẩm cạnh tranh tương đồng nhất, bao gồm: Sữa tiệt trùng ADM Gold, Sữa chua uống Susu và Sữa cacao lúa mạch Super Susu. Vinamilk cũng là thương hiệu có riêng fanpage Vinamilk Cùng con khôn lớn chủ yếu quảng bá các dòng sản phẩm sữa dạng nước hướng tới trẻ em, tuy nhiên trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016 thì Vinamilk chỉ chủ yếu đăng tải các bài đăng tương tác về các sản phẩm này chứ không có hoạt động quảng bá nổi bật. Trong cùng nhóm sản phẩm này, nhãn hàng Dutch Lady có 2 sản phẩm chính là Dutch Lady Cao Khoẻ và Sữa chua uống Fristi, tuy nhiên trong khoảng thời gian này nhãn hàng không có nhiều hoạt động quảng bá cho Fristi. Bài viết sẽ lựa chọn Dutch Lady và các hoạt động của thương hiệu này để quảng bá dòng sữa nước hướng tới trẻ em để so sánh với LiF KUN.

  • Lượng thảo luận và chỉ số cảm xúc hàng tháng

Lượng thảo luận của LiF Kun bắt đầu tăng vào tháng 3 - tháng 6/2016 là thời gian thương hiệu tung ra chương trình “Kun thực tế ảo” với bộ quà tặng cho bé thú vị và chương trình quay số trúng Iphone 6S hấp dẫn, giúp cho chỉ số cảm xúc của thương hiệu khá cao trong những tháng này. Nhờ vào rất nhiều thảo luận tích cực xoay quanh chương trình "Kun thực tế ảo" cũng như hoạt động KOLs mạnh mẽ, chỉ số cảm xúc của LiF KUN vẫn giữ mức cao trong tháng 4 & tháng 5, là thời gian mà thương hiệu gặp phải vấn đề tiêu cực nghiêm trọng về vấn đề sữa hỏng khi còn hạn sử dụng.

Trong khi đó, vào 2 tháng đầu năm, mặc dù không gặp phải thông tin tiêu cực quá nghiêm trọng, chỉ số cảm xúc của thương hiệu vẫn rất thấp do không có hoạt động quảng bá nào để cân bằng lại lượng thảo luận tiêu cực.

Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)

Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.

Phân tích LiF KUN _Snip20161115_3
  • Phản hồi của người tiêu dùng về thương hiệu:

- Tích cực: Đa số các thảo luận tích cực của LiF KUN là về quà tặng trong chương trình khuyến mãi như bộ đồ chơi Kun thực tế ảo và ống hút đổi vị (25%), trong đó rất nhiều phụ huynh chia sẻ rằng không chỉ bé mà cả nhà đều thích trò chơi Kun thực tế ảo vì trò chơi vừa thú vị lại trí tuệ. Các sản phẩm của LiF KUN đặc biệt là sữa chua uống nhận được rất nhiều phản hồi tích cực về "Hương vị thơm ngon" (23%), trong đó rất nhiều mẹ nói rằng sữa Kun là thức uống không thể thiếu với bé khi đi học hoặc lúc về nhà. Ngoài ra, cuộc thi "Vui Kun cùng bé, mẹ trúng Iphone 6S" cũng thu hút sự thích thú, kêu gọi bạn bè tham gia của nhiều mẹ.

- Tiêu cực: LiF KUN hầu như không nhận phải bất kỳ thảo luận tiêu cực nào về đặc tính sản phẩm; tuy nhiên thương hiệu bị ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực về việc sữa Kun bị hỏng khi vẫn còn hạn sử dụng khiến người tiêu dùng lo ngại. Ngoài ra, kết quả cuộc thi video “Vui Kun cùng bé - Mẹ trúng Iphone 6S” trong chiến dịch “Kun thực tế ảo” cũng khiến một số người tham gia không hài lòng.

Phân tích LiF KUN _Snip20161115_4

B. Trong 6 tháng đầu năm, LiF Kun và đối thủ có những chiến dịch/hoạt động marketing gì trên social media và hiệu quả của từng chiến dịch/hoạt động như thế nào? - Module CAMPAIGN TRACKING

Có thể nói rằng trong thị trường sữa dạng nước hướng tới đối tượng trẻ em, thì LiF KUN là thương hiệu có hoạt động sôi nổi nhất trên social media trong 6 tháng đầu năm 2016. Nhãn hàng Dutch Lady và Vinamilk trong thời gian này tập trung quảng bá các dòng sữa khác như sữa tươi 20+, sữa organic chứ không có nhiều hoạt động quảng bá các sản phẩm sữa cho trẻ em.

Phân tích LiF KUN _Snip20161207_5
Phân tích LiF KUN _Snip20161207_6

- LIF KUN: Hoạt động quảng bá thương hiệu nổi bật nhất của LiF KUN  trên social media là chương trình "Kun thực tế ảo" với hơn 10,000 bài viết & thảo luận (chiếm gần 50% tổng thảo luận về thương hiệu). Đây là chương trình kết hợp giữa nhiều hoạt động như tặng kèm bộ đồ chơi thực tế ảo khi mua 3 lốc LiF KUN sữa chua uống và cacao lúa mạch, quay số trúng thưởng Iphone 6S và cuộc thi video dành cho các mẹ ghi lại khoảnh khắc chơi trò chơi "Kun thực tế ảo" cùng con. Có thể nói đây là một hoạt động marketing khá hiệu quả của thương hiệu khi vừa thúc đẩy hoạt động mua hàng offline (để được tặng kèm bộ đồ chơi), tận dụng sự yêu thích đối với trò chơi Kun thực tế ảo và ý nghĩa của hoạt động để gắn kết mẹ và bé, thu hút được sự tham gia của rất nhiều gia đình với các video đăng tải giúp trò chơi Kun thực tế ảo được nhiều người khác biết đến hơn. Tuy nhiên, kết quả cuộc thi lại không được lòng nhiều người tham gia, trong đó nhiều ý kiến cho rằng kết quả là không công bằng.

Ngoài ra, thương hiệu còn có các hoạt động tài trợ cho các chương trình thiếu nhi như: Thần tượng âm nhạc nhí, Thử tài siêu nhí; đặc biệt, việc tổ chức cuộc thi “Thần tượng âm nhạc nhí online” bắt đầu diễn ra vào giữa tháng 6 đã thu hút được nhiều sự tham gia của các bé do tận dụng thành công sức hút của chương trình “Thần tượng âm nhạc nhí” đang diễn ra cùng thời điểm.

- DUTCH LADY: Nhãn hàng Dutch Lady trong thời gian này tập trung vào việc quảng bá cho các dòng sản phẩm khác như sữa tươi Nguyên chất 100% và Active 20+, chứ không chú trọng nhiều vào các sản phẩm sữa dạng nước dành cho trẻ em (sữa tươi Cao Khỏe và sữa chua uống Fristi). Chương trình hội trại huấn luyện bóng rổ miễn phí Jr.NBA là hoạt động chính hướng tới trẻ em của Dutch Lady trong 6 tháng đầu năm 2016. Ngoài ra, thương hiệu Dutch Lady còn tổ chức cuộc thi hát “Hát - Nhảy - Học thật vui” để quảng bá cho dòng sữa Cao Khỏe, tuy nhiên do chương trình diễn ra vào cuối tháng 6 và kéo dài đến tháng 7 nên trong tháng 6 chưa có nhiều bài dự thi.

- VINAMILK: Trong 6 tháng đầu năm 2016, thương hiệu không có hoạt động cụ thể để quảng bá cho các sản phẩm sữa dạng nước dành cho trẻ em mà chỉ có hoạt động tổ chức cuộc thi Khoảnh khắc cùng con khôn lớn thu hút khá nhiều sự quan tâm của các mẹ.

Phân tích LiF KUN _Snip20161207_7

C. LiF KUN đã gặp khủng hoảng truyền thông hay tin tức tiêu cực gì trong năm qua? – Module CRISIS ALERT

Trong 6 tháng đầu năm 2016, thương hiệu sữa LiF Kun vấp phải các thông tin tiêu cực về chất lượng sữa thông qua bài đăng trên trang Facebook cá nhân vào cuối tháng 4/2016. Bài viết về việc sữa LiF Kun Cacao lúa mạch có mùi chua và vón cục trong khi vẫn còn hạn sử dụng đã gây hoang mang cho một số người dùng trên social media thông qua lượng lớn thảo luận và chia sẻ chỉ trong vài ngày - hơn 1,000 lượt bình luận và 1,700 lượt chia sẻ. Mặc dù các thảo luận về thông tin tiêu cực này hầu như không còn sau khi thương hiệu đã liên lạc giải quyết với khách hàng; tuy nhiên, cách xử lý của thương hiệu vẫn chưa khiến khách hàng hài lòng.

Phân tích LiF KUN _Snip20161122_8

Bên cạnh các phản hồi tiêu cực về việc lo ngại chất lượng sản phẩm cũng như đề cập đến việc ngưng dùng sữa của nhãn hàng LiF Kun thì vẫn còn các thảo luận tích cực ủng hộ thương hiệu; trong đó người dùng cho rằng thương hiệu gặp phải sự cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ và việc sữa bị hư là do yếu tố khách quan trong quá trình vận chuyển bảo quản, chứ không do chất lượng sản phẩm không tốt. Ngoài ra, nhiều người tỏ thái độ trung lập rằng tốt nhất nên tự bảo vệ mình và gia đình bằng cách cắt sữa đổ ra cốc trước khi uống.

Phân tích LiF KUN _Snip20161207_9

Có thể nói trong khoảng thời gian vừa qua, hầu hết các thương hiệu sữa đều gặp phải tình trạng sữa bị hư hỏng do quá trình vận chuyển, bảo quản gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng lớn đến uy tín thương hiệu do người tiêu dùng có xu hướng chụp hình/quay phim lại các sản phẩm sữa bị hư hỏng và đăng tải trên social media. Chính vì thế, ngoài việc nhanh chóng liên hệ để tìm hiểu nguyên nhân và chăm sóc khách hàng thì sau đó, các thương hiệu sữa cần kiểm soát các bài đăng tiêu cực để tránh khủng hoảng truyền thông bùng nổ.

D. Xu hướng sử dụng các loại sữa hạt và sữa ngũ cốc  - Module INDUSTRY TRENDSPOTTER

Thời gian gần đây, các loại sữa hạt và sữa ngũ cốc trở nên phổ biến do các vấn đề liên quan đến lượng hooc-mon tăng trưởng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ có trong sữa bò hay có sữa chứa các thành phần biến đổi gen GMO (sữa bò/sữa đậu nành/sữa bắp). Nhiều mẹ có xu hướng chuyển sang sử dụng sữa thực vật cho bé do đó các bài viết hướng dẫn làm các loại sữa này tại nhà thu hút rất nhiều sự chú ý trên social media. Dưới đây là thống kê các loại sữa hạt & sữa ngũ cốc được nhắc đến nhiều nhất trên social media trong thời gian Quý 1 - Quý 3/2016:

Phân tích LiF KUN _Snip20161229_10

Tìm hiểu thêm: Social listening giúp gì cho hoạt động của thương hiệu?

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Emart qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 7 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu", Bài viết tuần này sẽ Phân tích Emart trên Social Media trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/01/2016 - 30/06/2016.

Các chuỗi siêu thị trong những năm gần đây đứng trước nhiều biến động: sáp nhập, thâu tóm và cả sự xuất hiện của những thương hiệu mới; bên cạnh đó còn là sự phát triển mạnh mẽ của nhiều hệ thống cửa hàng tiện lợi. Vì thế, ngoài các đặc điểm như có mặt hàng đa dạng cùng với nhiều chương trình khuyến mãi, các chuỗi siêu thị còn thu hút khách hàng đến vì những lý do gì nữa? Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 7 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu", gồm các bài tổng hợp, phân tích và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media cho từng thương hiệu cụ thể đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Bài viết tuần này sẽ theo dõi một cách toàn diện sức khoẻ thương hiệu Emart trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/01/2016 - 30/06/2016.

A. Người tiêu dùng đang nói gì về Emart và đối thủ cạnh tranh trên social media? - Module BRAND HEALTH

TỔNG QUAN VỀ NHÓM CÁC CHUỖI SIÊU THỊ TRÊN SOCIAL MEDIA

Emart chiếm 6.2% tổng thị phần thảo luận trên social media trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2016 - khoảng thời đầu khi Emart chính thức khai trương ở Gò Vấp; thị phần thảo luận chiếm vị trí thứ 4 là do có nhiều chương trình khuyến mãi, các bài viết giới thiệu Emart là một nơi mới lạ cho giới trẻ với nhiều món ăn hấp dẫn và có nhiều góc chụp hình đẹp. Mặt khác, top 3 chuỗi siêu thị có thị phần thảo luận cao nhất trên social media không có sự thay đổi so với thứ hạng của quý 1 năm 2016, vẫn là Big C, Co.op Mart và Lotte Mart nhờ có nhiều chương trình khuyến mãi và các sự kiện kết hợp với các thương hiệu khác; bên cạnh đó Big C còn được nhắc đến khá nhiều trong thương vụ mua lại của Central Group.

Trong bài viết này sẽ chọn Lotte Mart để phân tích đối thủ cạnh tranh cho Emart vì 2 siêu thị này đều là có vốn đầu tư từ Hàn Quốc.

Phân tích Emart _SIÊU-THỊ-NÀO-ĐƯỢC-NHẮC-ĐẾN-NHIỀU-NHẤT-TRÊN-SOCIAL-MEDIA-sov_1

THẢO LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU EMART TRÊN SOCIAL MEDIA

  • Xu hướng thảo luận:

Trong tháng 1/2016, lượng thảo luận của siêu thị Emart lên cao nhất do các bài viết giới thiệu về sự xuất hiện của siêu thị Hàn Quốc tại Gò Vấp - nơi có các món ăn vặt mới lạ thu hút giới trẻ trên các trang Facebook fanpage nổi tiếng về ẩm thực như Foody.vn hay Địa điểm ăn uống...Ngoài ra, các thông tin tiêu cực xuất phát sự việc xô xát xảy ra giữa bảo vệ siêu thị Emart và khách hàng tại bãi giữ xe cũng tạo ra luận lớn thảo luận trong tháng. Bên cạnh đó, cuộc thi ảnh “Ngẫu hứng Emart” diễn ra vào cuối tháng 4/2016 cũng giúp thương hiệu nhận được tương tác lớn do người tham gia tích cực kêu gọi bạn bè like, share để tăng cơ hội thắng giải.

Phân tích Emart _bUZZ-TREND-HOẠT-ĐỘNG-NÀO-CỦA-EMART-TRÊN-SOCIAL-MEDIA_2
  • Lượng thảo luận và chỉ số cảm xúc hàng tháng

Ngoài việc chỉ số cảm xúc tháng 1/2016 của Emart bị âm là do xảy ra khủng hoảng truyền thông về việc xảy ra xô xát giữa bảo vệ siêu thị và khách hàng; thì các tháng còn lại chỉ số cảm xúc của thương hiệu luôn lớn hơn 0.7 (rất tích cực) nhờ các bình luận tích cực khen siêu thị có không gian chụp ảnh đẹp, thức ăn ngon với giá cả hợp lý. Bên cạnh tháng 1 lượng thảo luận đạt cao nhất do có thông tin tiêu cực thì tháng 4 tạo được lượng thảo luận nổi bật so với các tháng còn lại nhờ cuộc thi ảnh “Ngẫu hứng Emart” diễn ra trên trang Facebook fanpage.

Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)

Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.

Phân tích Emart _monthly-buzz-sentiment-Emart-social-media_3
  • Phản hồi của người tiêu dùng về thương hiệu:

Tích cực: siêu thị Emart nhận được rất nhiều lời khen về việc có không gian chụp hình đẹp, cư dân mạng khoe những bức ảnh chụp ở Emart cũng như rủ nhau đến đây để có được các bức hình “độc, lạ”. Ngoài ra, món ăn ngon, mới lạ với chi phí hợp túi tiền cũng là điểm thu hút lớn đối với giới trẻ khi nhắc về Emart.

Tiêu cực: thông tin tiêu cực phần lớn xuất phát từ sự việc xô xát giữa bảo vệ siêu thị và khách hàng; tuy nhiên, người dùng không thể hiện rõ thái độ tiêu cực đối với siêu thị Emart. Mặt khác, không gian ở bãi giữ xe bị nhiều khách hàng phàn nàn vì đông đúc, thiết kế không hợp lý. Bên cạnh đó, một số khách hàng không hài lòng về các chương trình khuyến mãi của siêu thị vì cho rằng thể lệ chương trình không rõ ràng.

Phân tích Emart _Consumer-feedbacks-Emart-social-media-thảo-luận-phản-hồi-người-tiêu-dùng1_4
Phân tích Emart _Consumer-feedbacks-Emart-social-media-thảo-luận-phản-hồi-người-tiêu-dùng-trích-dẫn2_5
  • Nhìn nhận của người tiêu dùng về hình ảnh thương hiệu

Emart là siêu thị nhận được nhiều lời khen từ cư dân mạng về việc có khung cảnh đẹp - những bức tranh sơn trên tường - thích hợp cho việc chụp hình và thương hiệu cũng đã tận dụng điều này để tổ chức cuộc thi ảnh thu hút được nhiều sự tham gia. Tuy nhiên, do tâm lý luôn muốn có sự đổi mới dẫn đến việc khi hình ảnh background vẫn giữ nguyên sau một thời gian khiến nhiều người có cảm giác nhàm chán. Trong khi đó, Lotte Mart được nhắc đến nhiều nhất với hoạt động xem phim, khách hàng mua sắm kết hợp với xem phim giải trí hoặc bạn bè rủ nhau đến siêu thị ăn uống và xem phim; vì đây là thương hiệu mà các siêu thị trong chuỗi đều có rạp chiếu phim.

Có thể nói mục đích chính khi đến siêu thị là mua sắm; tuy nhiên, việc siêu thị còn được khách hàng nhìn nhận với các mục đích khác như: xem phim, chụp ảnh sẽ giúp siêu thị thu hút được nhiều đối tuợng khách hàng hơn.

Phân tích Emart _Brand-image-Emart-Lotte-mart-social-media1_6

B. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Emart và đối thủ có những chiến dịch/hoạt động marketing gì trên social media và hiệu quả của từng chiến dịch/hoạt động như thế nào? - Module CAMPAIGN TRACKING

Trong 6 tháng đầu năm 2016, siêu thị EmartLotte Mart đều tung ra các chương trình khuyến mãi, hoạt động trong các dịp đặc biệt như lễ Tết, quốc tế thiếu nhi 1/6 ... nhưng chưa tạo được sự chú ý lớn từ người dùng trên social media. Trong khi đó, cuộc thi ảnh “Ngẫu hứng Emart” là phương thức marketing hiệu quả nhất của Emart còn Lotte Mart nhận được lượng lớn thảo luận nhờ loạt mini game diễn ra trên trang Facebook fanpage. Mặt khác, các sự kiện kết hợp với các nhãn hàng khác trong đó EmartLotte Mart là nơi diễn ra sự kiện lại nhận được khá nhiều sự quan tâm, như sự kiện “Xem Euro cùng huyền thoại” - Dream Match ClearEmart hay sự kiện “Chinh phục bức tường Tiger” diễn ra tại Lotte Mart.

Phân tích Emart _campaign-tracking-Emart-Lotte-mart-social-media_7
Phân tích Emart _campaign-contribution-Emart-lotte-mart-social-media_8

C. Emart đã gặp khủng hoảng truyền thông hay tin tức tiêu cực gì trong năm qua? - Module CRISIS ALERT

  • Diễn biến của khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông của siêu thị Hàn Quốc Emart liên quan đến việc bảo vệ giữ xe xảy ra xô xát nghiêm trọng với khách hàng; lượng thảo luận tăng cao vào ngày 9-10/01 và bắt nguồn từ các bài viết trên kênh báo chí và được chia sẻ lại trên Facebook.

Phân tích Emart _Crisis-emart-đánh-người-social-media_9
  • Thái độ của người tiêu dùng đối với thương hiệu trong khủng hoảng

Thời điểm xảy ra khủng hoảng khá gần thời điểm khai trương siêu thị Emart; chính vì thế mức độ ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng thương hiệu rất lớn; có nhiều người dùng bị ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực, tuyên bố sẽ tẩy chaykêu gọi người khác không đến siêu thị Emart nữa. Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều ý kiến bênh vực cho rằng lỗi sai không thuộc về Emart hay người bảo vệ giữ xe; sự việc đáng tiếc xảy ra là do khách hàng không có sự hợp tác tuân thủ quy định.

Phân tích Emart _PHÂN-TÍCH-THẢO-LUẬN-VỀ-THƯƠNG-HIỆU-TRONG-KHỦNG-HOẢNG_10
  • Nguồn thảo luận và bài viết nổi bật về thương hiệu trong khủng hoảng

Khủng hoảng của thương hiệu được thảo luận chủ yếu trên các trang tin tức của Facebook; trong đó, các bài đăng chủ yếu là chia sẻ đường link bài báo đưa tin về sự việc xô xát và tình hình sức khỏe của vị khách hàng đó. Tuy rằng bài viết chỉ nhắc đến việc xô xát giữa bảo vệ giữ xe và khách hàng, nhưng thảo luận bên dưới có nhiều ý kiến chê trách sự quản lý của thương hiệu cũng như một vài lời phàn nàn về các dịch vụ khác của siêu thị Emart. Các thảo luận về cuộc khủng hoảng truyền thông này hầu như chỉ diễn ra trong vài ngày; đó là do sự phản ứng nhanh nhạy của thương hiệu khi kịp thời đưa ra thông cáo báo chí chi tiết về sự việc cũng như rõ ràng trong cách giải quyết [Link].

Phân tích Emart _top-source-top-thread-emart-crisis-social-meida_11

D. Các hoạt động thu hút mọi người đến siêu thị là gì? - Module INDUSTRY TRENDSPOTTER

Trong những năm gần đây, cộng đồng mạng đã không còn xa lạ gì với phong trào chụp ảnh check-in và trào lưu này vẫn còn đang rất thu hút; chính vì thế, những địa điểm có không gian, bối cảnh đẹp luôn là địa điểm thu hút nhiều bạn trẻ lui tới thường xuyên. Tận dụng được xu hướng này, các chuỗi bán lẻ đã tạo nên một không gian mà giới trẻ có thể thỏa sức “sống ảo” bằng các sự kiện được trang trí bắt mắt như Lễ hội Hoa tử đằngLễ hội Lồng Đèn do AEON Mall tổ chức hay có thể đơn giản như cách Emart đang làm - tạo nên những bức tường độc đáo thu hút giới trẻ kéo đến chụp hình.

Phân tích Emart _Trendpsotter-emart-social-media-siêu-thị-Việt-Nam-xu-hướng_12

Tuy nhiên, như đã nói ở trên việc bức tường với hình ảnh không được thay đổi sẽ gây nhàm chán khi mà có quá nhiều người cùng chụp với một phong cách; bên cạnh đó, có những ý kiến than phiền về việc chờ đợi xếp hàng quá lâu để có thể chụp hình. Thương hiệu nên có sự đổi mới trong cách trang trí để phù hợp với thời điểm (Tết, Trung Thu, Halloween, Giáng Sinh) và tâm lý khách hàng khi đến đó; đồng thời có hoạt động kết hợp với việc mua sắm ở siêu thị.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng nước xả vải: Xu hướng người tiêu dùng và cuộc chiến Comfort – Downy trên social media

Ngành hàng nước xả vải từ lâu đã trở thành sân chơi của 2 ông lớn Comfort và Downy chứ không có nhiều thương hiệu cạnh tranh nhau như những mặt hàng tiêu dùng nhanh khác, nhưng sự chủ động quảng bá thương hiệu vẫn làm ngành hàng này trở nên sôi động trên social media.

Nước xả vải từ lâu đã trở thành nhu yếu phẩm quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Tuy thị trường này đã trở thành sân chơi của 2 ông lớn ComfortDowny chứ không có nhiều thương hiệu cạnh tranh nhau như những mặt hàng tiêu dùng nhanh khác, nhưng sự chủ động quảng bá thương hiệu vẫn làm ngành hàng này trở nên sôi động trên social media. Phân tích xu hướng các bài viết và thảo luận của người tiêu dùng cũng như hoạt động của thương hiệu nước xả vải trên social media có thể rút 2 điểm đáng chú ý như sau:

  • An toàn cho bé là xu hướng tiêu dùng lớn của khách hàng hiện nay và đang được các thương hiệu nước xả vải tận dụng khá tốt

Từ kết quả phân tích tâm lý của khách hàng trong quá trình lựa chọn và sử dụng nước xả vải bằng mô hình phân tích Quá trình trải nghiệm tiêu dùng – BJ (Brand Journey) thì 2 yếu tố Mùi thơmAn toàn khi dùng cho bé là mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng xuyên suốt các giai đoạn của Quá trình trải nghiệm tiêu dùng nước xả vải của khách hàng trong khoảng thời gian 5 tháng đầu năm 2016, 2 yếu tố này được nhắc đến như điều kiện quan trọng cho việc cân nhắc mua hàng và mức độ hài lòng sau khi sử dụng, thậm chí Không tốt cho bé còn là lí do hàng đầu cho việc các bà mẹ nói không với nước xả vải.

  • Event ra mắt sản phẩm mới offline là hoạt động tạo được nhiều quan tâm và thảo luận từ khách hàng

Thống kê của Buzzmetrics về chiến dịch quảng bá sản phẩm nước xả vải cho thấy việc tổ chức sự kiện offline ra mắt sản phẩm là một tactic thu hút sự chú ý và thiện cảm tốt từ khách hàng. Trong đó, việc tích cực quảng bá sự kiện trên social media nhằm làm cho càng nhiều người tiêu dùng biết đến sự kiện là điều đáng đầu tư và đẩy mạnh.

Sau đây các phân tích chi tiết xu hướng người tiêu dùng, nhu cầu của thị trường nước xả vải và thảo luận của người tiêu dùng cũng như hoạt động của thương hiệu nước xả vải trên social media từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016

1. Xu hướng tiêu dùng trong ngành hàng Nước xả vải 2016

Khi thị trường ngày càng đưa ra cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn sản phẩm đa dạng từ chủng loại, xuất xứ đến giá cả thì người tiêu dùng càng khó tính và đưa ra nhiều đòi hỏi cao khi chọn mua một sản phẩm, dịch vụ. Việc nghiên cứu xu hướng người tiêu dùng và nhu cầu của thị trường nhằm đáp ứng kịp thời những yếu tố quyết định đến quyết định mua hàng của người dùng và cũng là cách để nâng cao vị thế cạnh tranh của nhãn hàng so với các đối thủ. Trong bài viết này, Buzzmetrics sẽ đi sâu tìm hiểu nhằm tìm ra xu hướng người tiêu dùng và nhu cầu của thị trường nước xả vải được tiến hành qua việc phân tích tâm lý của khách hàng trong quá trình lựa chọn và sử dụng nước xả vải bằng mô hình phân tích Quá trình trải nghiệm tiêu dùng – BJ (Brand Journey) của giải pháp lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics.

Khi phân tích quá trình trải nghiệm tiêu dùng nước xả vải của người tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016, nhìn chung có thể thấy tỷ lệ bài viết và thảo luận trên social media thể hiện sự cân nhắc mua và mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng khá cao. Bên cạnh đó tỷ lệ người tiêu dùng không hài lòng sau khi dùng sản phẩm nước xả vải cũng ở mức đáng chú ý, chiếm đến 18%.

ngành hàng nước xả vải _Các-giai-đoạn-trong-Brand-journey-nước-xả-vải-trên-social-media_1

GIAI ĐOẠN CÂN NHẮC

Trong giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ chia sẻ về nhu cầu sử dụng nước xả vải và có sự quan tâm đến các nhãn hàng dựa trên các tiêu chí cụ thể. Đối với mặt hàng nước xả vải, 2 yếu tố hàng đầu khiến người tiêu dùng cân nhắc chọn mua là có Hương thơm An toàn khi dùng cho bé. Những yếu tố khác cũng được cân nhắc lựa chọn nước xả vải là Có nhiều mùi hương để lựa chọn, Mùi hương mới ra mắt, Có khuyến mãi, Thương hiệu lớn.

ngành hàng nước xả vải _MỐI-QUAN-TÂM-CỦA-KHÁCH-HÀNG-TRONG-GIAI-ĐOẠN-CÂN-NHẮC-MUA-NƯỚC-XẢ-VẢI_2

GIAI ĐOẠN ĐÃ MUA VÀ NÓI TỐT

Mùi hương dễ chịu tiếp tục được nhắc đến trong những điều khiến người dùng đã sử dụng và nói tốt sản phẩm nước xả vải. Ngoài ra, nhiều người tiêu dùng cũng bày tỏ sự hài lòng về khả năng Giữ mùi thơm lâu, Làm mềm vải tốt của sản phẩm nước xả vải, thậm chí nhiều người tiêu dùng khẳng định sẽ trung thành với thương hiệu nước xả vải họ đang dùng do đáp ứng được nhu cầu này. Đặc biệt yếu tố An toàn cho sức khỏe, có kiểm định của bộ y tếKhông gây kích ứng da của một số nhãn hàng nước xả vải ngày càng được lưu tâm và đánh giá cao.

ngành hàng nước xả vải _NHỮNG-ĐIỀU-KHIẾN-KHÁCH-HÀNG-ĐÃ-MUA-VÀ-NÓI-TỐT-VỀ-NƯỚC-XẢ-VẢI_3

GIAI ĐOẠN KHUYÊN NGƯỜI KHÁC MUA SẢN PHẨM

Khả năng Giữ mùi thơm lâu, Mùi hương dễ chịu là điều khiến người tiêu dùng khuyên người khác dùng một sản phẩm hay một thương hiệu nước xả vải nào đó. Đáng chú ý là yếu tố Khử mùi tốt của nước xả vải cũng được một vài người tiêu dùng khuyên người khác dùng.

ngành hàng nước xả vải _NHỮNG-ĐIỀU-KHIẾN-KHÁCH-HÀNG-KHUYÊN-NGƯỜI-KHÁC-MUA-NƯỚC-XẢ-VẢI_4

GIAI ĐOẠN ĐÃ KHÔNG MUA VÀ SẼ KHÔNG MUA SẢN PHẨM

Bên cạnh Không tốt cho bé thì trong khoảng thời gian từ đầu năm nay, Các tin tức về vấn đề nước xả vải chứa chất độc gây hại trở thành lý do hàng đầu khiến một số người tiêu dùng nói không với nước xả vải. Một số lý do không mua nước xả vải khác được nhắc đến trên social media là Bị dị ứng nước xả vảiGhét mùi nước xả vải nói chung.

ngành hàng nước xả vải _NHỮNG-ĐIỀU-KHIẾN-KHÁCH-HÀNG-KHÔNG-MUA-NƯỚC-XẢ-VẢI_5

GIAI ĐOẠN ĐÃ MUA VÀ KHÔNG HÀI LÒNG

Thông tin nước xả vải chứa hóa chất gây hại là vấn đề nghiêm trọng khiến những người đang dùng nước xả vải hoang mang và cân nhắc ngưng sử dụng (có đến 6% người dùng đề cập đến vấn đề này). Những yếu tố khác khiến khách hàng đã sử dụng nước xả vải nhưng không hài lòng thường là về Mùi quá nồng, Mùi hương của sản phẩm mới không bằng sản phẩm cũ, Không giữ mùi thơm lâu, Gây kích ứng da, Để lại vết ố trên quần áo sau khi giặt.

ngành hàng nước xả vải _NHỮNG-ĐIỀU-KHIẾN-KHÁCH-HÀNG-ĐÃ-MUA-VÀ-KHÔNG-HÀI-LÒNG-VỀ-NƯỚC-XẢ-VẢI_6

2. Hoạt động của thương hiệu

Mặc dù là nhu yếu phẩm quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam tuy nhiên thị trường nước xả vải không nhiều cái tên cạnh tranh nhau như những mặt hàng tiêu dùng nhanh khác. Từ lâu thị trường nước xả vải đã trở thành sân chơi của 2 ông lớn ComfortDowny trong khi các nhãn hàng khác như D-nee, Lix, Aro, Soffy, Hygiene... hầu như không có hoạt động gì nổi bật và không tạo được số bài viết và thảo luận đáng kể trên social media.

ngành hàng nước xả vải _SỐ-LƯỢNG-VÀ-THỊ-PHẦN-THẢO-LUẬN-VỀ-CÁC-THƯƠNG-HIỆU-NƯỚC-XẢ-VẢI-TRÊN-SOCIAL-MEDIA_6

Comfort và Downy chứng tỏ sự nhạy bén với thị trường của những thương hiệu lớn qua việc nhanh chóng nắm bắt được xu hướng người tiêu dùng khi dành nhiều nỗ lực truyền thông quảng bá cho 2 dòng sản phẩm tập trung vào 2 yếu tố là Hương thơmAn toàn khi dùng cho bé trong 5 tháng đầu năm 2016.

ngành hàng nước xả vải _SO-SÁNH-LƯỢNG-BÀI-VIẾT-VÀ-THẢO-LUẬN-của-2-dòng-sản-phẩm-nuoc-xa-vai_7

Dưới đây là hoạt động của các thương hiệu trong việc quảng bá cho từng dòng sản phẩm của mình trên social media:

DÒNG SẢN PHẨM NƯỚC HOA

  • Comfort - Nước hoa thiên nhiên tạo được nhiều sự chú ý nhờ chiến dịch ra mắt rầm rộ với sự tham gia của một loạt KOL hot hàng đầu trên social media hiện nay như Phạm Hương, Chi Pu, Hứa Vĩ Văn, Nicky Khánh Ngọc... Viral clip với hình ảnh đẹp mang hơi thở lãng mạn của nước Pháp. Đặc biệt sự kiện Khai trương Cửa hàng nước hoa thiên nhiên diễn ra tại Cresent Mall tạo rất nhiều sự chú ý trên mạng xã hội chủ yếu nhờ các Livestream video trực tiếp về việc tham gia sự sự kiện trên trang cá nhân của các KOL. Livestream được coi là một công cụ mới và hiệu quả để tăng sự tương tác trực tuyến trên mạng xã hội lớn nhất hiện nay - Facebook. Comfort đã áp dụng khá hiệu quả công cụ này để quảng bá cho sự kiện ra mắt sản phẩm trên social media.
  • Downy - Bộ sưu tập nước hoa được quảng bá rầm rộ trong dịp đầu năm nay thông qua chiến dịch "Ngắt kết nối, thêm cảm xúc" trong dịp Valentine với nhiều hoạt động như cuộc thi viết Love Notes, cuộc thi ảnh trúng giải tour Du lịch đến Maldives, hàng loạt post chứa đựng thông điệp yêu thương từ KOL ...
ngành hàng nước xả vải _PHƯƠNG-THỨC-MARKETING-NƯỚC-XẢ-VẢI-Nước-hoa-SOCIAL-MEDIA_8

DÒNG SẢN PHẨM DÀNH CHO BÉ

Dòng sản phẩm này hướng đến những gia đình có con nhỏ và dành nhiều sự quan tâm đến sức khỏe, cũng như chăm chút quần áo của bé mềm mại hơn. Cả 2 thương hiệu Downy và Comfort đều tập trung quảng bá thông qua sự kiện ngày hội gia đình, với những hoạt động vui chơi thú vị cho bé cùng nhiều quà tặng thiết thực cho các gia đình.

ngành hàng nước xả vải _PHƯƠNG-THỨC-MARKETING-NƯỚC-XẢ-VẢI-CHO-BÉ-SOCIAL-MEDIA_9

Comfort - Cho da nhạy cảm bên cạnh viral clip cùng minigame có quà và hàng loạt bài viết quảng bá trên fanpage, thương hiệu tập trung chủ yếu vào sự kiện "Trải nghiệm Thế giới Mềm Dịu cho Bé Yêu" với sự tham gia của gia đình nghệ sĩ Lý Hải - Minh Hà, gia đình sở hữu trang fanpage của lượng tương tác khổng lồ. Livestream video trực tiếp về việc tham gia sự kiện trên trang fanpage của Lý Hải - Minh Hà là bài viết tạo được tương tác lớn nhất trên social media trong suốt chiến dịch quảng bá sự kiện.

ngành hàng nước xả vải _Comfort-cho-bé_10

Downy - Mềm dịu cho bé được quảng bá chủ yếu nhờ sự kiện lập kỉ lục thế giới "Đường đua nhí cùng Downy mềm dịu cho bé" cùng nhiều hoạt động vui chơi thú vị cho các bé. Việc đăng hình tham gia của các gia đình lên trang fanpage cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

ngành hàng nước xả vải _Downy-em-bé_11

3. Người tiêu dùng nhìn nhận như thế nào về các thương hiệu nước xả vải trên social media?

  • Comfort: Nhận được nhiều phản hồi tích cực về sản phẩm như Mùi thơm dễ chịu, Yên tâm dùng cho bé. Tuy nhiên Comfort cũng nhân phải một số phàn nàn về việc fanpage chậm trễ trong việc thông báo kết quả minigame trao thưởng và không phản hồi rõ ràng cho người tham gia; đồng thời một số người tiêu dùng bày tỏ thái độ không hài lòng với sự kiện offline tổ chức bởi thương hiệu do khâu tổ chức còn có thiếu sót.
  • Downy: Bên cạnh những phản hồi tích cực về sản phẩm như Mùi thơm dễ chịu, Thơm lâu, Yên tâm dùng cho bé và khá nhiều lời phản hồi tích cực về sự kiện "Đường đua nhí", dòng sản phẩm mềm mại cho bé của Downy nhận phản một vài hồi tiêu cực về Mùi hương quá nồng, Bé bị kích ứng khi dùng sản phẩm. Tương tự Comfort, Downy cũng nhận phải một số phản hồi tiêu cực về vấn đề tổ chức sự kiện offline.
ngành hàng nước xả vải _cuoi
Đọc bài viết
right
Xu hướng ngành hàng làm đẹp: Sản phẩm handmade và phản hồi của người tiêu dùng

Handmade không mới trong xu hướng ngành hàng làm đẹp nhưng đang được ưa chuộng hiện nay. Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu và xem những phản hồi của khách hàng sử dụng đối với nhóm sản phẩm làm đẹp này.

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp handmade không phải là một xu hướng mới, tuy nhiên vẫn đang là một chủ đề nổi bật trong lĩnh vực làm đẹp trên social media. Trong khi sự cạnh tranh giữa các nhãn hàng chăm sóc sắc đẹp vẫn đang vô cùng khốc liệt thì xu hướng sử dụng sản phẩm làm đẹp handmade đang thu hút một bộ phận khá lớn người tiêu dùng. Để trả lời câu hỏi tại sao các sản phẩm này lại được quan tâm bởi người dùng, đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến sự cân nhắc hay quyết định mua sản phẩm làm đẹp handmade, Buzzmetrics đã thực hiện phân tích về chủ đề này trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016.

Xu hướng ngành hàng làm đẹp _Handmade-cosmetics-01

Tổng quan về sản phẩm làm đẹp handmade trên social media

Trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 đến 30/06/2016, có gần 1 triệu bài viết và thảo luận về các sản phẩm làm đẹp handmade được tạo ra trên social media, trong đó Facebook là nguồn chính của thảo luận.

  • Các loại sản phẩm làm đẹp handmade:

Trong các sản phẩm làm đẹp handmade được đề cập trên social media thì son môi là loại sản phẩm được nhắc đến nhiều nhất với hơn 600,000 bài viết và thảo luận. Đáng chú ý, đối tượng chính tham gia thảo luận về các sản phẩm son môi handmade chủ yếu thuộc nhóm 18-24 tuổi (chiếm hơn 70%). Trong khi đó đối với sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc tóc handmade, độ tuổi thảo luận trên 24 tuổi nhiều hơn hẳn.

Xu hướng ngành hàng làm đẹp _Handmade-cosmetics-02
  • Các loại nội dung thảo luận về sản phẩm làm đẹp handmade:

Trong các chủ đề thảo luận về sản phẩm làm đẹp handmade thì Mua bán là loại nội dung chiếm đa số, tiếp theo là các bài viết về hướng dẫn làm sản phẩm chăm sóc da chăm sóc tóc handmade. Đồng thời, các thông tin tiêu cực về sử dụng sản phẩm làm đẹp handmade, đặc biệt là son môi cũng khiến người tiêu dùng chú ý.

Xu hướng ngành hàng làm đẹp _Handmade-cosmetics-03

Khi phân tích các nội dung Mua bán, có thể thấy một điểm đáng chú ý là tổng lượng thảo luận (total comments) bên dưới các bài viết về bán sản phẩm làm đẹp handmade lớn hơn nhiều lần so với tổng số các bài viết này (total posts), trong đó nội dung thảo luận chủ yếu là các câu hỏi của người tiêu dùng xoay quanh sản phẩm được bán.

Dựa vào tương quan giữa lượng bài viết & thảo luận về mua bán sản phẩm làm đẹp handmade thì trung bình cứ một bài viết bán sẽ tạo được khoảng 3 thảo luận. Thậm chí có nhiều bài bán sản phẩm làm đẹp handmade tạo ra được hàng nghìn thảo luận thể hiện sự quan tâm bên dưới. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào lượng comment bên dưới thì có một phần comment là do người bán tự tạo ra hoặc tự spam, do đó có thể không chính xác. Vì vậy để có cái nhìn sát thực hơn về vấn đề này thì Buzzmetrics đưa ra một thông số khác là tương quan giữa số người bán (người tạo ra các bài bán) và số người quan tâm đến các bài bán này (người comment bên dưới các bài bán - có thể sẽ trở thành người mua). Con số này sẽ phần nào phản ánh được chính xác hơn vì dựa trên Number of unique authors:

Xu hướng ngành hàng làm đẹp _Handmade-cosmetics-04

Mặc dù những người quan tâm đến sản phẩm chưa chắc sẽ là người thực sự mua sản phẩm, tuy nhiên cũng phần nào cho thấy rằng các sản phẩm làm đẹp handmade cũng đang nhận được sự quan tâm đáng kể từ phía người tiêu dùng. Để hiểu được những mối quan tâm của khách hàng về các sản phẩm này, đâu là những điều khiến họ chọn hoặc không chọn sản phẩm làm đẹp handmade, Buzzmetrics sẽ đi sâu vào phân tích Quá trình trải nghiệm tiêu dùng - Brand Journey (BJ) thông qua các thảo luận của người tiêu dùng trên social media về các sản phẩm này.

Quá trình trải nghiệm tiêu dùng các sản phẩm làm đẹp handmade qua phân tích social media

  • Son Môi Handmade:

Khi phân tích các thảo luận của người tiêu dùng về son môi handmade trên social media thì tỷ lệ thảo luận trong giai đoạn Cân nhắc chiếm đa số (hơn 70%), trong đó nhiều người đang có sự quan tâm và cân nhắc sử dụng sản phẩm này tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn. Giá cả, Màu sắc và Mức độ an toàn là 3 yếu tố được người tiêu dùng quan tâm và đặt câu hỏi nhiều nhất. Một điểm khác đáng chú ý là một bộ phận phụ nữ mang thai cũng có nhu cầu làm đẹp và tìm đến các sản phẩm son môi handmade với mong muốn tìm được một sản phẩm an toàn cho thai kỳ.

Mặt khác, sản phẩm son môi handmade có tỷ lệ thảo luận chia sẻ về việc Không chọn dùng sản phẩm này khá cao (16%) với lý do chủ yếu là Lo sợ không an toàn và Ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực. Trong khi đó, các nhận xét sau khi dùng sản phẩm lại rất thấp (6% hài lòng và 4% không hài lòng), như vậy phải chăng các sản phẩm son môi handmade tuy được quan tâm nhiều nhưng những người thực sự mua và dùng các sản phẩm này lại rất ít?

Xu hướng ngành hàng làm đẹp _Handmade-cosmetics-05
  • Chăm sóc da handmade:

Khác với son môi handmade, các sản phẩm chăm sóc da handmade nhận khá nhiều phản hồi tích cực từ người dùng sau khi sử dụng, trong đó Trị mụn/Trị thâm là 2 nhu cầu lớn nhất khiến khách hàng tìm đến các sản phẩm này (thể hiện qua % thảo luận trong Giai đoạn cân nhắc) và thực tế đã được đáp ứng tốt (thể hiện qua % thảo luận trong giai đoạn Đã sử dụng và nói tốt). Tương tự như son môi handmade, các sản phẩm chăm sóc da handmade cũng được cân nhắc sử dụng bởi một số phụ nữ mang thai với nhu cầu tìm kiếm một sản phẩm làm đẹp an toàn. Trong khi đó, người dùng sau khi sử dụng và hài lòng có xu hướng khuyến khích người khác dùng và nói rằng các sản phẩm này sẽ Mang lại hiệu quả dần dần (3%). Một số ít phản hồi tiêu cực là về Gây cảm giác khó chịu cho da (4%), Dễ bắt nắng (1%), Không làm da trắng lên (1%),...

Xu hướng ngành hàng làm đẹp _Handmade-cosmetics-06
  • Chăm sóc tóc handmade:

Cũng như sản phẩm chăm sóc da handmade, các thảo luận của người tiêu dùng về sản phẩm chăm sóc tóc handmade cũng tập trung chủ yếu ở tác dụng của sản phẩm. Phục hồi tóc hư tổn, Làm tóc mọc nhanh và Làm dày tóc là 3 nhu cầu lớn nhất của người tiêu dùng khi tìm đến các sản phẩm chăm sóc tóc handmade. Có thể thấy rằng, mặc dù Phục hồi tóc hư tổn là một tính năng mà nhiều thương hiệu đang sở hữu tuy nhiên dường như người tiêu dùng vẫn chưa hài lòng nên có nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm khác. Trong khi đó, nhu cầu Làm tóc nhanh dài và Làm dày tóc là các tính năng mà hiện có rất ít thương hiệu hướng tới, nhưng lại đang là các nhu cầu rất lớn.

Đáng chú ý, Giảm bết tóc là điểm mạnh lớn nhất của các sản phẩm chăm sóc tóc handmade được nhắc đến trên social media bởi những người đã sử dụng sản phẩm. Đây cũng là một nhu cầu lớn của người tiêu dùng Việt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm tại nước ta, tuy nhiên hầu như vẫn chưa được đáp ứng bởi các thương hiệu lớn. Điều này cũng được phản ánh trong báo cáo về ngành hàng Chăm sóc tóc được thực hiện bởi Buzzmetrics quý 3/2014 khi mà đối với vấn đề Tóc dầu thì các sản phẩm được nói là có hiệu quả là Các sản phẩm chăm sóc tóc nhập khẩu, chứ không phải các sản phẩm của thương hiệu hiện có trong nước.

Xu hướng ngành hàng làm đẹp _Handmade-cosmetics-07

Tạm kết:

Bằng quá trình phân tích xu hướng trải nghiệm của người tiêu dùng, có thể thấy xu hướng sử dụng sản phẩm làm đẹp handmade có các đặc điểm nổi trội như sau:

  • Với mong muốn chăm sóc bản thân và làm đẹp trong các thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ mang thai đang cân nhắc sử dụng sản phẩm làm đẹp handmade vì các sản phẩm này được quảng cáo là an toàn hơn, ít hoá chất hơn so với các sản phẩm của thương hiệu.
  • Mặc dù là sản phẩm được nhắc đến nhiều nhất nhưng thảo luận về son môi handmade lại chủ yếu trong Giai đoạn cân nhắc sử dụng sản phẩm, trong khi những nhận xét đánh giá sau khi dùng sản phẩm lại khá ít. Với giá rẻ hơn so với các sản phẩm son môi của thương hiệu, son môi handmade thu hút nhiều thảo luận của lứa tuổi từ 24 trở xuống, lứa tuổi có thu nhập thấp như học sinh, sinh viên (chiếm 73.9% số người tham gia thảo luận). Tuy nhiên, Giá cũng chính là mối quan tâm lớn nhất của nhóm đối tượng này.
  • Các sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc tóc handmade thu hút nhóm đối tượng từ 24 tuổi trở lên nhiều hơn và có thể thấy rất rõ rằng Vấn đề chất lượng sản phẩm mới là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Các sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc tóc handmade nhìn chung không có giá thấp hơn các sản phẩm của thương hiệu, thậm chí một số sản phẩm còn có giá khá cao, tuy nhiên vẫn được quan tâm và yêu thích. Qua thảo luận của nhóm khách hàng quan tâm tới các sản phẩm này có độ tuổi từ 24 trở lên, thì với mức thu nhập cao hơn, họ có nhu cầu quan tâm tới những thứ tốt và phù hợp với bản thân mình hơn.
Đọc bài viết
right
Nghiên cứu fanpage ngành Chăm sóc cá nhân: Loại nội dung nào tạo nhiều tương tác nhất?

Ngành hàng Chăm sóc cá nhân (Personal Care) là một trong những ngành hàng chiếm thị phần thảo luận lớn nhất trên Social media tại Việt Nam hiện nay, đây cũng là một trong những ngành hàng có cuộc chạy đua gay gắt nhất giữa các thương hiệu trong việc cập nhật nhiều loại content phong phú và mới lạ để thu hút khách hàng

Ngành hàng Chăm sóc cá nhân (Personal Care) là một trong những ngành hàng chiếm thị phần thảo luận lớn nhất trên Social media tại Việt Nam hiện nay, đây cũng là một trong những ngành hàng có cuộc chạy đua gay gắt nhất giữa các thương hiệu trong việc cập nhật nhiều loại content phong phú và mới lạ để thu hút khách hàng.

Nhằm đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động của các Fanpage của các thương hiệu thuộc ngành hàng Chăm sóc cá nhân, bài viết sẽ đi sâu vào tìm hiểu các loại nội dung đang được các thương hiệu sử dụng và loại nội dung nào đang thu hút nhiều lượt comment và share nhất dựa theo số liệu tổng hợp của Buzzmetrics từ các bài đăng của các Fanpage thuộc ngành hàng này hoạt động mạnh từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2016.

fanpage ngành Chăm sóc cá nhân _1

Giống như hầu hết các Fanpage của thương hiệu hoạt động tại Việt Nam hiện nay, nhìn chung trong thời gian 4 tháng đầu năm nay, các trang Fanpage thuộc ngành hàng Chăm sóc cá nhân có khá nhiều bài viết về Minigames, Giveaways hay chỉ Nói về sản phẩm và tính năng nổi bật. Đây có thể là cách an toàn và phổ biến nhất để duy trì mối liên kết với khách hàng nhưng thực tế thống kê cho thấy những loại content này chưa thật sự là công cụ tăng tương tác hiệu quả nhất cho các thương hiệu ngành hàng Chăm sóc cá nhân. Có thể thấy rằng những loại nội dung thu hút được nhiều tương tác nhất đa phần đòi hỏi phải cung cấp được những thông tin bổ ích hoặc giá giá trị tức thời cho người đọc nó. Điều này thể phản ánh rất rõ qua top 5 loại nội dung Facebook fanpage tạo được lượng comment và share trung bình cao nhất cho mỗi bài đăng rút ra được từ các thương hiệu thuộc ngành hàng Chăm sóc cá nhân:

  • Những nội dung ý nghĩa về cuộc sống| truyền cảm hứng khơi dậy những suy nghĩ tích cực hay sự đồng cảm sâu sắc cho chính người đọc, mang lại giá trị tinh thần cũng như làm người đọc tò mò về sản phẩm của thương hiệu.
  • Thông báo về chương trình khuyến mãi góp phần giúp người tiêu dùng mua sắm một cách thông minh, hữu ích hơn và tiết kiệm chi tiêu.
  • Thông báo và quảng bá cho các sự kiện do thương hiệu tổ chức mang đến cho khách hàng sân chơi thực tế và trãi nghiệm cụ thể để được chia sẻ một cách tự nhiên nhất.
  • Giveaways - Minigame mang đến cho người đọc cơ hội vừa chơi vừa có quà tặng một cách dễ dàng.
  • Chia sẻ các hướng dẫn và bí quyết làm đẹp cung cấp thông tin bổ ích và có phần đáng tin cậy hơn nhờ uy tín của thương hiệu.

1. Những nội dung ý nghĩa về cuộc sống, truyền cảm hứng

Ngày nay, rất nhiều người dùng Facebook thích thú tìm đọc những câu nói, nội dung truyền cảm hứng và chia sẻ các suy nghĩ, quan điểm của mình để truyền cảm hứng cho người khác. Quotes hay những nội dung truyền cảm hứng là một đoạn chữ mang nội dung bày tỏ tâm trạng, chân lí, mẫu chuyện nhỏ hay những chia sẻ sự ủng hộ của thương hiệu cho một hoạt động vì mục đích tốt đẹp thường được trình bày dưới dạng hình ảnh thể hiện rõ thông đẹp kèm theo đọc đoạn chữ đó. Hàng loạt các fanpage, blog, instagram page chuyên sưu tầm và chia sẻ quotes xuất hiện thể hiện sự hấp dẫn và sức ảnh hưởng của dạng nội dung đến người dùng.

Facebook Fanpage tại Việt Nam thuộc ngành hàng Chăm sóc cá nhân sử dụng hiệu quả loại nội dung này nhất trong thời gian 4 tháng đầu năm 2016 là thương hiệu kem đánh răng Closeup xuyên suốt chiến dịch "Dám yêu Dám hôn". Các bài đăng cùng hình ảnh giàu ý nghĩa về tình yêu nhận được lượng thảo luận và chia sẻ vô cùng lớn.

fanpage ngành Chăm sóc cá nhân _2

2. Thông báo về chương trình khuyến mãi

Mua được sản phẩm chính hãng chất lượng với giá được giảm hay có kèm quà tặng luôn là một nhu cầu lớn của người tiêu dùng. Ngày nay, sự phổ biến của mạng xã hội cho phép người tiêu dùng săn tìm và chia sẻ cùng bạn bè những đợt giảm giá của các thương hiệu yêu thích một cách nhanh chóng. Khuyến mãi, tặng kèm quà lưu niệm không còn đơn giản là một hình thức kích cầu mà còn là cơ hội để đẩy lượt tương tác trang Facebook Fanpage lên cao ngất và cũng là một cách để tri ân khách hàng.

fanpage ngành Chăm sóc cá nhân _3

3. Thông báo và quảng bá cho các sự kiện do thương hiệu tổ chức hoặc tài trợ

Sự kiện do thương hiệu tổ chức đi từ quy mô nhỏ như khai trương cửa hàng, event ra mắt sản phẩm mới cho đến quy mô lớn như lễ hội âm nhạc, sự kiện thể thao luôn mang đến cho khách hàng những tiếp cận trải nghiệm thực tế vượt ngoài trang mạng xã hội quen thuộc. Những chủ đề thảo luận phổ biến nhất về các sự kiện trên các trang Fanpage của thương hiệu ngành hàng Chăm sóc cá nhân là tag bạn bè, người quen để rủ rê tham dư sự kiện; tham gia mini-game | giveaways săn vé tham dự sự kiện; chia sẻ những hình ảnh xuyên suốt sự kiện...

Trong khoảng thời gian 4 tháng đầu năm 2016, có thể thấy chuỗi sự kiện Đường trượt Clear - Bật tung mát lạnh là sự kiện có hoạt động quảng bá tạo nhiều thảo luận và chia sẻ nhất trong các thương hiệu ngành hàng Chăm sóc cá nhân. Ngoài ra sự kiện Dạ tiệc Hồng - Pink Party của L'Oreal tổ chức cũng thu hút nhiều sự chú ý do sự tham gia của nhiều người nổi tiếng và được trải nghiệm hoạt động thú vị.

fanpage ngành Chăm sóc cá nhân _4

4. Giveaway | Minigames

Minigame là một trong những nội dung phổ biến nhất mà các thương hiệu sử dụng để tăng tương tác với khách hàng trên Fanpage Facebook của mình. Minigame ngày nay không còn là đơn thuần là các trò chơi đơn giản, câu đố vui... mà ngày càng có nhiều phương thức mới để nâng cao giá trị cảm tính cảm xúc cho thương hiệu với khách hàng. Giveaway thu hút người tham gia rất vì đánh trúng tâm lí người tiêu dùng khi được tặng quà tặng miễn phí mà gần như không mất gì. Giveaway kết hợp với yêu câu người chơi chia sẻ cảm nhận hay suy nghĩ của mình về sản phẩm hay một quan điểm về làm đẹp, chăm sóc cơ thể là dạng Giveaway thông dụng nhất trên các Fanpage trong ngành hàng Chăm sóc cá nhân hiện nay.

fanpage ngành Chăm sóc cá nhân _5

Từ bảng thống kê có thể thấy những minigame thu hút người chơi nhất là những đang game đòi hỏi tư duy, tìm hiểu kiến thức đơn giản như Các game câu đố, Game kết hợp tìm hiểu bí quyết chăm sóc da, Game kết hợp tìm hiểu sản phẩm. Bên cạnh đó, chức năng cho phép đăng ảnh động trên Facebook thì minigame dạng ảnh động (thường yêu cầu người chơi chụp màn hình đáp án) là một hình thức tuyệt vời để các thương hiệu tương tác với khách hàng và luôn hút được lương like rất cao. Ngoài ra còn có nhiều hình thức Giveaway - Minigame quen thuộc khác được các thương hiệu Chăm sóc cá nhân áp dụng như Giveaway yêu cầu người chơi chia sẻ Viral clip, Game kết hợp tìm hiểu bí quyết chăm sóc da, Giveaway kêu gọi follow trang Instagram ....

fanpage ngành Chăm sóc cá nhân _6

5. Chia sẻ bí quyết làm đẹp và chăm sóc cơ thể

Người tiêu dùng nhất là trong ngành hàng Chăm sóc cá nhân luôn khát thông tin về xu hướng làm đẹp mới nhất và hiệu quả nhất nhưng luôn bị choáng ngợp với những thông tin không rõ nguồn gốc tràn lan được chia sẻ trên mạng xã hội hiện nay thì các thông tin hướng dẫn và chia sẻ về hướng dẫn trang điểm, làm tóc, bí quyết làm đẹp, chăm sóc cơ thể trên các Fanpage của các thương hiệu luôn nhận được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng do có độ đáng tin cậy cao dựa trên danh tiếng của thương hiệu.

fanpage ngành Chăm sóc cá nhân _7

Thương hiệu ngành hàng Chăm sóc cá nhân có thể làm gì để tăng sự tương tác với người dùng trên Facebook fanpage?

  • Đầu tư nhiều hơn vào các nội dung truyền cảm hứng

Qua bài thống kê và phân tích xu hướng trên có thể thấy được hấp dẫn và sức ảnh hưởng của dạng nội dung đến người tiêu dùng, là một trong những cách tốt nhất để tăng giá trị lý tính cảm xúc của thương hiệu đến khách hàng. Để tăng lượng tương tác cho bài viết, thương hiệu có thể kết hợp chia sẻ quotes với việc kêu gọi người đọc chia sẻ câu chuyện thực tế hay thách thức hành động cụ thể để tăng tác dụng truyền cảm hứng của thông điệp.

  • Lồng ghép việc giới thiệu sản phẩm cùng các dạng nội dung khác

Giới thiệu sản phẩm cùng các đặc tính nổi bật hầu như là một trong những mục tiêu cơ bản nhất của Facebook Fanpage của các thương hiệu không chỉ riêng ngành hàng Chăm sóc cá nhân. Tuy nhiên, bài viết của thuần nói về sản phẩm thường không tạo được tương tác cao. Để khắc phục điều này, thương hiệu có thể lồng ghép một cách khéo léo việc giới thiệu sản phẩm trong minigame, giveaway, chia sẻ, cập nhật bí quyết làm đẹp ....

  • Thường xuyên cập nhật và chia sẻ các xu hướng làm đẹp mới nhất

Việc tạo ra và dẫn đầu xu hướng không còn là việc của riêng người nổi tiếng, influencer hay các tạp chí làm đẹp danh tiếng, ngày nay, Facebook fanpage của thương hiệu cũng là một trong những nguồn đáng tin cậy trên mạng xã hội nơi mà người tiêu dùng tin tưởng để tìm đọc các thông tin về làm đẹp bổ ích.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng khử mùi - người tiêu dùng đang nói gì trên social media?

Buzzmetrics phân tích các thảo luận trên social media về ngành hàng khử mùi cho thấy: Các sản phẩm trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, thể hiện qua số lượng lớn các thảo luận tiêu cực về các sản phẩm này

Buzzmetrics phân tích các thảo luận trên social media về các sản phẩm khử mùi (Deodorant) cho thấy:

- Các sản phẩm khử mùi hiện có trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, thể hiện qua số lượng lớn các thảo luận tiêu cực về các sản phẩm này. Trong đó gây ố vàng áo là lý do lớn khiến người tiêu dùng mua và từ bỏ sản phẩm.

- Ngành hàng sản phẩm khử mùi có tỷ lệ lợi ích về cảm xúc (emotional benefits) cao

- Có nhiều cơ hội cho các sản phẩm khử mùi mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện tại

Báo cáo về ngành hàng Chăm sóc cơ thể Category report – Deodorant của Buzzmetrics vào quý III/2014, đưa ra các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media về sản phẩm ngăn mùi cơ thể sau đây:

ngành hàng khử mùi _ScreenHunter_0012
  1. CÁC SẢN PHẨM KHỬ MÙI TRÊN THỊ TRƯỜNG VẪN CHƯA ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Các lợi ích về tính năng được nhắc đến nhiều nhất khi nói về các sản phẩm khử mùi, với 46% tổng số thảo luận, nhưng các phàn nàn về những sản phẩm này chiếm đến 42%. Theo những gì được chia sẻ trên social media về các sản phẩm khử mùi, vấn đề “Không hiệu quả” được nhắc đến nhiều nhất. Mỗi sản phẩm khử mùi hiện có trên thị trường đều bị nói là có những nhược điểm nhất định, và hiếm có sản phẩm nào đáp ứng tốt yêu cầu của người dùng.

  • Đa số các sản phẩm khử mùi hiện có trên thị trường đều bị nói là không thực sự hiệu quả

Nhiều người dùng chia sẻ rằng các sản phẩm khử mùi mà họ đang sử dụng không thực sự hiệu quả, tuy nhiên họ chấp nhận rằng các sản phẩm này chỉ có tác dụng tạm thời và không thể nào loại bỏ hoàn toàn mùi cơ thể được. Vì vậy, một số người thử dùng sang các biện pháp từ thiên nhiên, nhưng cũng chia sẻ rằng đây chỉ là biện pháp tạm thời. Trong khi đó, các biện pháp điều trị bằng công nghệ được nói là có tác dụng vĩnh viễn, nhưng nhiều người vẫn còn e ngại.

ngành hàng khử mùi _benefits-vs.-complaint_1
ngành hàng khử mùi _kohieuqua-verbatims_2
  • Đa số các sản phẩm khử mùi hiện nay bị nói là không có tác dụng trong việc giảm tiết mồ hôi

Mặc dù tiết nhiều mồ hôi là một vấn đề lớn đối với nhiều người, nhưng dường như các sản phẩm khử mùi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu này của người tiêu dùng khi mà hầu như các sản phẩm khử mùi hiện nay đều bị cho là chỉ làm giảm bớt mùi cơ thể chứ không có tác dụng trong việc giảm tiết mồ hôi.

ngành hàng khử mùi _mohoi_3

Tuy nhiên, có thể thấy rằng đa số các thảo luận về vấn đề này vẫn không quá tiêu cực khi mà khách hàng dường như đang xem đây là vấn đề của tất cả các sản phẩm khử mùi. Vậy thì, liệu rằng các thương hiệu có nên xem xét lại sản phẩm của mình, hoặc một sản phẩm mới nên được tung ra thị trường để đáp ứng được nhu cầu này của khách hàng?

  • Để lại vết ố vàng là nguyên nhân hàng đầu khiến khách hàng từ bỏ một sản phẩm khử mùi

Mặc dù chỉ đứng thứ 3 trong các vấn đề khiến người dùng chưa hài lòng về các sản phẩm khử mùi nhưng việc để lại vết ố vàng của đa số các sản phẩm hiện nay đang là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người dùng đã thử qua nhưng sau đó từ bỏ và tìm kiếm sản phẩm khác để không gặp phải vấn đề này. Các sản phẩm Dove và Rexona được nói đến một cách tiêu cực vì để lại ố vàng, nhưng Nivea Black và Withe thì không được nhắc đến là không bị vấn đề này. Người tiêu dùng nói đến việc tìm kiếm các sản phẩm nước ngoài có chất lượng cao và không để lại ố vàng như Old Spice.

ngành hàng khử mùi _trigger-vs.-barrier_4
ngành hàng khử mùi _ố-vàng_5

2. CÁC THƯƠNG HIỆU CẦN TẬP TRUNG VÀO CÁC LỢI ÍCH VỀ CẢM XÚC MANG LẠI BỞI CÁC SẢN PHẨM KHỬ MÙI TRÊN SOCIAL MEDIA

Trong khi các Lợi ích về tính năng của các sản phẩm khử mùi được chia sẻ trên social media khá mờ nhạt thì các Lợi ích cảm xúc mang lại từ việc sử dụng các sản phẩm này lại được người tiêu dùng nói đến một cách tích cực.

ngành hàng khử mùi _emotional_6

Lợi ích về cảm xúc lớn nhất mà việc sử dụng các sản phẩm khử mùi là Tạo sự tự tin cho người sử dụng. Bên cạnh đó, các sản phẩm khử mùi cũng được nói rằng giúp người sử dụng có được cảm giác sảng khoái, nam tính, Giúp thu hút người khác phái,… Đây là các khía cạnh mà các thương hiệu sản phẩm khử mùi nên tập trung vào vì nhiều người chia sẻ rằng chính những Lợi ích về cảm xúc này khiến họ sử dụng các sản phẩm khử mùi, chứ không hẳn vì các tính năng của sản phẩm.

ngành hàng khử mùi _emo-verbatims_7

3. CƠ HỘI LỚN CHO CÁC SẢN PHẨM KHỬ MÙI MỚI HOẶC CẢI TIẾN SẢN PHẨM HIỆN TẠI

  • Sản phẩm khử mùi không để lại ố vàng

Vấn đề Để lại vết ố vàng trên áo là lý cho chính khiến người tiêu dùng thôi dùng một thương hiệu khử mùi. Đây là yếu tố đầu tiên cần được khắc phục trong các sản phẩm khử mùi hiện nay của các sản phẩm nội địa.

  • Sản phẩm khử mùi Không mùi

Sản phẩm khử mùi không có mùi có thể sẽ trở thành một sản phẩm tiềm năng vì theo nhiều người chia sẻ, mùi hương đặc trưng của các sản phẩm khử mùi hiện tại khiến họ ngại bị người khác phát hiện là đang dùng các sản phẩm này, đồng thời các sản phẩm khử mùi hiện nay thường có mùi quá nồng sẽ khiến mùi cơ thể trở nên khó chịu hơn. Vì vậy, sản phẩm khử mùi không có mùi được nhiều người ưa chuộng, điển hình là sản phẩm Perspirex đang được khuyên dùng bởi nhiều người, nhất là phụ nữ trên các diễn đàn. Tuy nhiên sản phẩm này hiện nay được nói là giá thành còn cao.

  • Sản phẩm khử mùi có tác dụng lâu dài

Các sản phẩm khử mùi hiện nay được nói là chỉ có tác dụng bên ngoài và tạm thời, chứ chưa được hiệu quả lâu dài, trong đó vấn đề Không có tác dụng trong việc giảm tiết mồ hôi được nói là lý do chính. Đây là cơ hội cho các thương hiệu để cho ra đời những dòng sản phẩm mới có tác dụng lâu dài hơn (ví dụ tác dụng kéo dài 2 hoặc 3 ngày như một số trường hợp sử dụng sản phẩm Perspirex báo cáo lại).

  • Sản phẩm từ thiên nhiên và không gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng

Trong khi các sản phẩm khử mùi gây ra mối lo ngại về ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể là gây ra ung thư, thì các biện pháp tự nhiên được nhiều người ưa chuộng vì an toàn hơn, nhưng lại không tiện lợi bằng. Vì vậy, một sản phẩm khử mùi của thương hiệu vừa đáp ứng được tính an toàn, tự nhiên lại tiện lợi sẽ là sản phẩm được ưa chuộng bới nhiều khách hàng.

Đọc bài viết
right
Hướng đi cho các chiến dịch quảng cáo ngành hàng Chăm sóc răng miệng

Thống kê các thảo luận về ngành hàng Chăm sóc răng miệng của Buzzmetrics vào quý III/2014 cho thấy thảo luận của người tiêu dùng khuyên lẫn nhau cách chăm sóc răng miệng xoay quanh Các biện pháp tự nhiên và Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng

Thống kê các thảo luận về ngành hàng Chăm sóc răng miệng của Buzzmetrics vào quý III/2014 cho thấy thảo luận của người tiêu dùng khuyên lẫn nhau cách chăm sóc răng miệng xoay quanh Các biện pháp tự nhiênThay đổi thói quen chăm sóc răng miệng nhiều nhất, trong khi Các sản phẩm chăm sóc răng miệng lại không được nhắc đến nhiều. Các thương hiệu nên xây dựng các content về việc Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng, đặc biệt là đánh răng đúng cách để liên kết với người dùng và giáo dục thị trường.

Việc Chăm sóc răng cho con là một chủ đề được thảo luận nhiều trên social media, chủ yếu là trên các diễn đàn như Webtretho, Lamchame, chủ yếu hỏi về các phương pháp cũng như sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp cho bé dưới 2 tuổi.

Ngành hàng chăm sóc răng miệng_most discussion

1. CÁC BIỆN PHÁP TỰ NHIÊN VÀ THAY ĐỔI THÓI QUEN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐƯỢC KHUYÊN DÙNG NHIỀU NHẤT

Trong các chủ đề về Cách chăm sóc răng miệng, thì đa số các thảo luận về vấn đề về răng miệng thường gặp phải, trong đó các câu trả lời thường là các biện pháp chữa trị. Trong các vấn đế về răng miệng được nói đến nhiều nhất trên social media, thì Hôi miệng, Sâu răngRăng xỉn màu là ba vấn đề mà nhiều người nói rằng họ đang gặp phải nhất. Các vấn đề khác bao gồm Đau răng, Chảy máu chân răng, Răng ê buốt, Nhiệt miệng,…

Ngành hàng chăm sóc răng miệng_problem_1

Tuy nhiên, các lời khuyên cho những vấn đề về răng miệng này lại chủ yếu xoay quanh Các phương pháp từ thiên nhiên (21%) và Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng (20%), trong khi việc khuyên dùng các sản phẩm chăm sóc răng miệng như Kem đánh răng, Nước súc miệng, Chỉ nha khoa,… lại được nhắc đến rất ít, đặc biệt là các lời khuyên dùng Kem đánh răng chỉ chiếm 2% thảo luận.

Ngành hàng chăm sóc răng miệng_cach cham soc_1

Qua những gì được thảo luận bởi người dùng trên social media, có thể thấy một điều rằng Các sản phẩm chăm sóc răng miệng, nhất là Kem đánh răng hiện chỉ được xem là một biện pháp làm sạch răng cơ bản nhất, còn đối với các nhu cầu như Làm trắng răng và Ngăn hôi miệng, thì đây không được xem là một phương pháp hiệu quả. Trong khi đó, Các biện pháp từ thiên nhiên được nói là mang lại hiệu quả cao trong việc làm trắng răng và an toàn khi sử dụng, còn việc Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng, cụ thể là Đánh răng đúng cách là biện pháp hữu ích để Ngăn ngừa hôi miệng. Các thương hiệu sản phẩm oral care nên tận dụng các nội dung về việc Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng, đặc biệt là đánh răng đúng cách để liên kết với người dùng và giáo dục thị trường.

Ngành hàng chăm sóc răng miệng_cach cham soc_1_2

Mặc dù đa số các loại kem đánh răng cũng như nước súc miệng hiện có mặt trên thị trường đều đa số tập trung vào các tính năng như Làm trắng răng, Ngừa sâu răng và hôi miệng, Làm răng chắc khỏe,…tuy nhiên có vẻ như người tiêu dùng vẫn chưa thực sự tin tưởng hoặc chưa nhận thức được những tính năng này của sản phẩm. Thay vào đó, Kem đánh răng lại chỉ được nhìn nhận như một biện pháp làm sạch cơ bản, thậm chí một số người còn cho rằng các loại kem đánh răng đều như nhau, chỉ có cách đánh răng đúng mới mang lại hiệu quả thật sự. Đây là vấn đề mà các thương hiệu về chăm sóc răng miệng, đặc biệt là các nhãn hàng Kem đánh răng cần chú trọng và xem xét lại hình ảnh cũng như thông điệp về sản phẩm của mình đã được truyền tải đến khách hàng.

Các chủ đề thảo luận khác như thương hiệu nào đang được khuyên dùng nhiều nhất, các tính năng sản phẩm được nói đến nhiều nhất, thương hiệu nào có yêu cầu xin vui lòng liên hệ Buzzmetrics để nghiên cứu chuyên sâu hơn.

2. CHĂM SÓC RĂNG CHO CON LÀ CHỦ ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU BỞI CÁC BÀ MẸ

Trong số các thảo luận về Cách chăm sóc răng miệng, thì có 15% là về Chăm sóc răng cho con, được thảo luận bởi các bà mẹ trên các diễn đàn như Webtretho và Lamchame. Các thảo luận này chủ yếu là về những băn khoăn trong việc hướng dẫn con chăm sóc răng miệng đúng cách, đáng chú ý nhất là lựa chọn Kem đánh răng cho bé, trong đó nhiều bà mẹ nói rằng họ muốn tìm loại kem đánh răng phù hợp cho trẻ nhỏ, loại mà các bé có thể nuốt được mà không gây hại cho sức khỏe.

Ngành hàng chăm sóc răng miệng_cham soc rang cho con_2
Đọc bài viết
right
Ngành hàng nước uống thể thao – Rất có tiềm năng nhưng chưa được nhìn nhận đúng

Vừa mới xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây, nhưng ngành hàng nước uống thể thao đang nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù lượng thảo luận còn thấp nhưng nước uống thể thao là một phân khúc rất tiềm năng trong thị trường nước giải khát.

Vừa mới xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây, nhưng nước uống thể thao đang nhận được sự quan tâm đáng kể của người tiêu dùng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù số lượng thảo luận về nước uống thể thao vẫn còn khá thấp so với nước tăng lực, nhưng thông qua những gì được người dùng thảo luận trên social media, có thể nói rằng nước uống thể thao là một phân khúc rất tiềm năng trong thị trường nước giải khát.

Nước uống thể thao đang được nhìn nhận khác tích cực trên Social Media

Mặc dù nước uống thể thao vẫn là một loại thức uống mới và chưa quen thuộc với nhiều người, nhưng nhìn chung người tiêu dùng đang có cái nhìn khá tích cực về loại thức uống này trên social media. Theo báo cáo Category research – Sport drink của Buzzmetrics vào quý I/2014, thì dưới đây là những mối quan tâm lớn nhất về nước uống thể thao đang được thảo luận trên mạng xã hội:

Ngành hàng nước uống thể thao _concerns_1

Có thể thấy rằng, người tiêu dùng vẫn đang có nhiều băn khoăn về nước uống thể thao, nhưng nhìn chung xu hướng các thảo luận đang tập trung vào tác dụng và lợi ích của loại sản phẩm này. Bên cạnh các thảo luận chung về chất lượng, mùi vị, thành phần,… thì người tiêu dùng cũng nhắc đến các thuộc tính “Bù đắp chất điện giải”, “Giải tỏa cơn khát”, “Bù đắp năng lượng” (vốn là đặc trưng của loại thức uống này). Tuy số lượng thảo luận còn ít nhưng đây chính là các chủ đề về nước uống thể thao nên được các thương hiệu khuếch đại trên social.

Ngành hàng nước uống thể thao _verbatims_2

Lợi thế của nước uống thể thao so với thức uống tăng lực

Thức uống tăng lựcXuất hiện trên thị trường từ lâu, được xem là loại thức uống bổ sung năng lượng ngay tức thì, nhưng đồng thời cũng mang một hình ảnh không tốt cho sức khỏe vốn đã in sâu vào tâm trí của người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ.

Ngành hàng nước uống thể thao _negative-energy_3

Nước uống thể thaoTrong khi thị trường thức uống năng lượng đang dần dần bão hòa với hàng loạt các thương hiệu quen thuộc như Sting, Number 1, Redbull,… thì nước uống thể thao lại mở ra một thị trường mới với các sản phẩm bổ sung khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể mà không gây hại cho sức khỏe. Nước uống thể thao về tương quan ít bị đánh giá tiêu cực hơn thức uống năng lượng, nhưng công dụng vẫn chưa được người dùng hiểu rõ.

Ngành hàng nước uống thể thao _negative-sport_4

Có thể thấy rằng, các thảo luận tiêu cực hiện nay về nước uống thể thao chủ yếu xuất phát từ việc người tiêu dùng vẫn chưa thật sự hiểu rõ về loại thức uống này, trong đó đáng chú ý nhất là nhiều người dùng cho rằng nước uống thể thao cũng giống như nước ngọt và không tốt cho sức khỏe.

Các thương hiệu nước uống thể thao cần làm gì?

Trong thời điểm hiện tại khi mà thói quen sử dụng nước uống thể thao vẫn cón khá xa lạ với người tiêu dùng, thì các thương hiệu cần phải có các hoạt động tích cực hơn nữa để cung cấp cho người tiêu dùng đầy đủ hơn thông tin về nước uống thể thao

1. Nước uống thể thao không phải là nước ngọt: Hiện nay, người tiêu dùng vẫn còn khá mù mờ về khái niệm nước uống thể thao, điều này đã dẫn tới những hiểu lầm về sản phẩm này, đáng nói nhất là việc nhiều người cho rằng nước uống thể thao cũng là nước ngọt. Do đó, việc trước hết mà các thương hiệu cần làm là xóa tan sự liên tưởng này.

2. Củng cố thói quen sử dụng nước uống thể thao trong quá trình vận động: Các thương hiệu cần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc sử dụng thức uống thể thao là phương pháp bổ sung năng lượng, khoáng chất và chất điện giải tối ưu trong quá trình vận động.

3. Ưu điểm của nước uống thể thao so với thức uống năng lượng: Nhấn mạnh các lợi ích của nước uống thể thao mang đến cho người dùng mà thức uống năng lượng không làm được, đặc biệt là lợi ích về sức khỏe.

4. Tăng cường sự hiện diện trong các giải thể thao: Việc tài trợ của Aquarius cho FIFA World Cup 2014, một sự kiện thể thao mang tầm quốc tế, đã giúp Aquarius trở thành một sản phẩm được đánh giá cao trong mắt của người dùng nhờ vào hình ảnh “Nước uống thể thao chính thức của FIFA WORLD CUP 2014”.

Bài viết sử dụng dữ liệu trong báo cáo Category research – Sport drink, Quarter 1 2014 của Buzzmetrics.

Đọc bài viết
right
Nhận tư vấn miễn phí
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
DMCA.com Protection Status